Một sinh viên tố cáo thầy giáo trên diễn đàn giáo dục

Một sinh viên tố cáo thầy giáo trên diễn đàn giáo dục
20:24' 25/02/2006 (GMT+7)

Một sinh viên có nick là “seekvn2000” phản ánh việc nhiều sinh viên phải bỏ hơn 500.000 đ để qua được môn đồ án của thầy Ng.T.D (tiến sĩ, trưởng bộ môn Cơ sở thiết kế máy của trường ĐHBK HN) trên diễn đàn Edu.net, trong chuyên mục “Chất lượng đại học là thế này đây thưa bộ trưởng”.

Chuyện ngược đời: Thầy tặng “quà” trò nhân ngày 20/11
Soạn: AM 714049 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trang web diễn đàn giáo dục Edunet

"Trong thời gian sắp thông qua đồ án, sinh viên tung tin đã ghi được hình ảnh một vụ mua điểm của một thầy giáo bộ môn Cơ sở thiết kế máy.

Ngay lập tức thầy D. cho gọi sinh viên các lớp chịu sự hướng dẫn của thầy giáo đến nhận lại tiền. Nội dung nhận lại tiền được hợp đồng như sau :

Tên em : Nguyễn Văn A
Lớp : Máy hoá K47
Em đã nhận được quà 20/11 của thầy
Kí tên.

Toàn bộ thông tin này được lưu vào một cuốn sổ để tránh sinh viên đòi lần 2...”

(Trích thư ngày 16/1/2006 gửi lãnh đạo Bộ tại địa chỉ: http://diendan.edu.net.vn - mạng chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Ngay từ khi xuất hiện trên diễn đàn, lá thư đã gây một cú “sốc” trong giới SV, thu hút sự quan tâm đông đảo của dân mạng. Hàng nghìn lượt người truy cập vào địa chỉ này, hàng trăm ý kiến tham gia thảo luận sôi nổi và nghiêm túc.

Cũng trong lá thư trên, người viết có nick (bí danh) là “seekvn2000” (dưới đây gọi tắt là seek) phản ánh thầy Ng.T.D. (trên mạng tên thầy D. được viết đầy đủ), tiến sĩ, trưởng bộ môn Cơ sở thiết kế máy của trường ĐHBK HN đã không hướng dẫn SV đủ số giờ học (chỉ dạy 6 trên tổng số 24 tiết). Việc góp ý sửa chữa đồ án cho SV không thực hiện tại trường mà lại tiến hành ở... nhà thầy, vào buổi tối.

Về chuyên môn, là người hướng dẫn, nhưng có đồ án thầy D. thông qua một cách qua loa, đến khi SV bảo vệ (với một thầy giáo khác), thầy này phát hiện thấy sai ngay từ đầu, hỏi : “Ai hướng dẫn anh làm đồ án, sai thế này mà cũng cho đi bảo vệ à?”.

Sự thiếu trách nhiệm và tùy tiện của thầy D. còn thể hiện ở chỗ, có SV chỉ được thầy thông qua đồ án trước lúc đi bảo vệ có 30 phút (theo quy định là phải trước 1 ngày), dẫn đến những chuyện dở khóc, dở cười. Vì sao thầy D. lại dễ tính như vậy?

“Trong quá trình chuẩn bị cho đến khi bảo vệ, một số lớp đã tổ chức đi phong bì cho thầy giáo hướng dẫn để nhờ giúp đỡ...” “một lần thực tế tôi có mặt tại nhà riêng thầy D, số lượng sinh viên tụ tập trước nhà thầy rất đông, trong đó bao gồm cả sinh viên chính quy và tại chức. Họ bàn luận công khai và nói mức tiền để được qua đồ án. Có những sinh viên bỏ hơn 500.000đ để qua được môn đồ án”. (seek)

Chúng tôi chú ý đến chi tiết khôi hài nhất là thầy giáo tặng “quà” cho SV nhân ngày 20/11, ngày cả nước tôn vinh các nhà giáo. Đọc kỹ thì hình như đây là thầy “trả lại quà” (của trò biếu) nhân ngày 20/11.

Chúng tôi hoang mang, thậm chí phẫn nộ, tự hỏi phải chăng, “seek” là một SV dốt nát nào đó đang tìm cách bôi nhọ thầy giáo của mình? Thời buổi bây giờ, độ tin cậy thông tin trên mạng thường không cao. Nhưng rồi lại nghĩ, thư đăng trên một diễn đàn nghiêm túc của Bộ GD&ĐT, đã được các admin (quản trị mạng) kiểm soát chặt chẽ. Hơn nữa nó nằm trong chuyên mục “Chất lượng đại học là thế này đây thưa bộ trưởng” in chữ mầu đỏ.

Seek tuy giấu tên nhưng không giấu tung tích: “Tất cả những thông tin trên hoàn toàn chính xác, tôi có thể đảm bảo chính kiến của mình nếu phải đối mặt chất vấn... cá nhân tôi, thầy Quách Tuấn Ngọc (một nhà giáo có uy tín, giám đốc TT mạng) đã có đủ thông tin. Nếu Bộ trưởng (Nguyễn Minh Hiển) và Vụ trưởng (Vụ Đại học và sau đại học Trần Thị Hà) cần nhân chứng và cơ sở căn cứ tôi có thể huy động tới gặp”.

Đây hẳn là người dám dấn thân và dám chịu trách nhiệm. Chúng tôi quyết định gặp một số SV lớp Máy hóa K47 để tìm hiểu thực hư vụ việc.

“Chúng em cần sự công bằng và xử lý nghiêm minh”

Chúng tôi gặp 4 sinh viên có gương mặt sáng trưng, thông minh, lanh lợi. Thoạt tiên các em từ chối trả lời câu hỏi của chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi thuyết phục, rằng nếu seek sai, thì đây là hành động cần phải bị lên án; còn nếu seek đúng thì chúng ta không thể để bạn ấy đơn độc, thì họ đã đồng ý.

“Đầu tháng 2, lớp chúng em được thông báo là thanh tra trường và bộ môn sẽ xuống xác minh thêm vụ việc. Đến khi gặp mới biết “thanh tra trường và bộ môn” lại chính là thầy D. và một số thầy trong bộ môn Cơ sở thiết kế máy.

Thầy D. đặt cho lớp 14 câu hỏi, đại loại “thầy có gợi ý SV mang phong bì đến không?”, “ai là seekvn2000”, “có ai xúi giục các em không”... sau đó nội dung cuộc họp được ghi thành biên bản, và đại diện lớp phải ký vào”.

“Chuyện thầy D. tặng “quà” cho SV có hay không?” - “Thầy D. đã thừa nhận là có nhận quà của SV, nhưng không biết trong quà có phong bì tiền, nên khi phát hiện ra thì thầy trả lại”

“Trả lại sao thầy còn bắt viết giấy biên nhận?” - “Chúng em chịu. Nhưng quyển sổ biên nhận thì hình như bây giờ đang lưu trên văn phòng khoa”.

“Việc SV phải "đi thầy" trước mỗi kỳ thi có phổ biến không?” -“Cũng khó nói, ai đi thì người ấy biết thôi !”

“Số tiền mỗi lần đi là bao nhiêu?” - “Tùy mức độ dễ, khó của môn học, tùy vào việc mình là SV chính quy hay tại chức. Dao động từ 100 đến 500 nghìn. Bọn em tính với một số môn thi và số lượng SV trả thi, có thầy chỉ sau một năm là có thể xây được nhà!”.

“Thế vì sao seek lại quyết định phá vỡ luật im lặng?” - “Thà cắn răng vào mà học, thi không được thì học lại! Bọn em chịu không nổi sự bất công mãi thế này”

“Có sợ thầy biết, thầy trù không?” - “Có chứ ạ. Nhưng chúng em còn cần công bằng và sự xử lý nghiêm minh hơn”.

Để cho không khí bớt nặng nề, chúng tôi hỏi vui: “Thế trong số các em đây, ai là seek nào?” Cả 4 khuôn mặt đều tủm tỉm, và cách trả lời thật thông minh: “Câu này nghe quen quen, giống câu của thầy D. hỏi trước lớp!”

Tham gia diễn đàn trên, bạn có nick “bluesea” cay đắng kể lại: “Khi đọc bài Chất lượng giáo dục đại học..., tôi thấy hoàn toàn không bất ngờ và tin vào chuyện này 100%... Tôi đang là sinh viên năm cuối của HVNH, chuẩn bị ra trường nhưng tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ muốn quay trở lại hay để con cái mình sau này học ở trường này nữa!

Điển hình trong trường tôi là thầy N.T.T, dạy môn Thanh toán quốc tế và Tín dụng quốc tế... Điểm số sẽ tỉ lệ thuận với số tiền đi thầy, những ai không đi thì làm bài tốt đến mấy cũng chỉ dám cầu trời cho được 6,7 là may. Còn ai đi thầy nặng đô thì khỏi phải lo, chỉ cần không để giấy trắng thì chắc chắn điểm giỏi!”

Một SV khác viết: "Em đã theo dõi và đọc rất kĩ chủ đề này. Em đang theo học chương trình hợp tác đào tạo quốc tế ITP thuộc trường ĐH BK và được thầy D. dạy hai môn trong hai kì 4,5 là Chi tiết máy và Nguyên lý máy, sắp tới là đồ án chi tiết máy.

Sự thực về thầy D. thì như mọi người đã nói và bản thân em đã được chứng kiến, em không phủ nhận điều đó. Nhưng em thấy tất cả cũng chỉ tại sinh viên mà thôi những người muốn nâng điểm hay học kém.

Bằng chứng là trong khi 2/3 số các bạn trong lớp em đến gần kì thi đều đến nhà thầy, đưa cho thầy phong bì từ 200 nghìn đến 500 nghìn để mong thầy giúp đỡ, nghe các bạn kể lại là được thầy tiếp đón rất nhiệt tình và cho 6 đề trước, và thậm chí hướng dẫn cách làm trước.

Các bạn có khuyên em nên “đi thầy” để lo cho điểm của mình, nhưng em nhất định không đi và kết quả cũng không tồi, em được 7 điểm. Và có những bạn đã “đi” mà không làm được bài thì vẫn trượt như thường...”
 
Bộ GD&ĐT: Xử lý dứt điểm vụ việc trong đầu tháng 3/2006

Với tính thận trọng cố hữu của người làm báo, chúng tôi dự định sẽ gặp lãnh đạo Bộ GD&ĐT, trước hết là bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Đại học và sau đại học, một trong những người mà seek đã gửi thư.

Chưa liên hệ được với bà Hà thì một người tự nhận mình là seek gọi điện cho chúng tôi: “Theo thông tin chúng em nhận được thì khoa Cơ khí đã có kết luận là thầy giáo D. “không có gì”. Nếu như vậy thì em sẵn sàng cùng các anh đi gặp lãnh đạo Bộ!”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Hà cho biết, về việc này bà đã làm việc với thầy Nguyễn Cảnh Lương - Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng là người phụ trách công tác thanh tra của trường.

Những gì SV phản ánh liên quan đến việc dạy và học, Bộ đã có quy chế và sẽ xử lý nghiêm khắc các sai phạm. Những sự việc khác, Bộ chỉ đạo trường làm thật nghiêm túc, báo cáo kết quả lên Bộ vào đầu tháng 3/2006.

Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Cảnh Lương thì được biết ông đang đi công tác tại TPHCM. Ông cho biết, hiện nay trường đang tiến hành thu thập các thông tin và sẽ kiên quyết xử lý nghiêm túc vụ việc theo chỉ thị của Bộ.

Hỏi: “Thưa ông, trước đây ở trường đã xảy ra những vụ việc nào tương tự như thế này chưa?” - “Những việc nhỏ, ở mức độ khác nhau thì cũng từng có và chúng tôi đã xử lý. Nhưng đưa thông tin lên mạng thế này thì đây là lần đầu tiên”.

“Nhà trường có đảm bảo rằng người tố cáo sẽ không bị trù dập không?” - “Thay mặt nhà trường, tôi cam đoan là người tố cáo đúng sẽ được bảo vệ, người sai phạm sẽ bị xử lý.”

Hiện tượng một số SV thông qua công cụ mạng thông tin Internet đã dũng cảm tố cáo những việc làm sai trái của thầy cô giáo không phải là việc làm trái đạo lý mà đã chứng tỏ bản lĩnh và trách nhiệm của các em với bản thân và xã hội. Các em không phải là những con cừu non thụ động, mà đã biết tận dụng quyền làm chủ của bản thân với tương lai của chính mình.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin kết quả xử lý vụ việc nói trên vào một dịp thích hợp.

*

Việt Khôi (Nguồn: Tiền Phong)


Kiểm điểm giảng viên bị sinh viên tố cáo
11:51' 01/03/2006 (GMT+7)

Sau khi kiểm điểm nghiêm khắc, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã chấp thuận cho thầy Nguyễn Tiến Dũng từ chức Trưởng bộ môn Thiết kế máy và Rôbốt vì nhận và trả quà cho sinh viên vào dịp 20/11/2005.
Diễn đàn Edunet

Ngày 28/2/2006, PGS Nguyễn Cảnh Lương, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội đã có Công văn số 137/CV-ĐHBK-HCTH thông báo về quá trình xử lý vụ việc

Theo công văn, trước và sau khi báo chí đăng tải về thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng bộ môn Thiết kế máy và Rôbốt có hiện tượng tiêu cực trong quá trình hướng dẫn và bảo vệ đồ án môn học Chi tiết máy, tổ công tác trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Khoa Cơ khí và các phòng, ban chức năng có liên quan đã nhanh chóng thu thập thông tin, tìm hiểu các chứng lý và nghiêm khắc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng.

Tổ công tác kết luận: Trong quá trình hướng dẫn và bảo vệ đồ án Chi tiết máy, thầy Dũng chưa hoàn thành trách nhiệm của mình, còn tùy tiện về mặt thời gian và địa điểm phụ đạo.

Việc thầy Dũng nhận và trả quà cho sinh viên vào dịp 20/11/2005 đã làm mất uy tín của người giáo viên.

Thầy Dũng đã nghiêm túc nhận khuyết điểm và xin từ chức Trưởng bộ môn. Việc này đã được lãnh đạo trường chấp nhận.

(Theo Tiền Phong)
 
Chuyện này ở các trường khác thì sao hả mọi người?

Mình tưởng BK là trường đầu ngành mẫu mực lắm. Thế thực trạng ra sao? Những anh chị đang là sinh viên hoặc đã là sinh viên có thể cho ý kiến về trường mình không. (Xin đừng quá lời nhé chuyện này nhạy cảm ạ)
 

Yenbull

Member
Nghe nói Trường BK thì tệ nạn đầu ngành ấy chứ...Những trường như Ngoại Giao thì có vẻ fair hơn nhưng cũng ko ít Chùa Thầy ẩn náu...
 

xoai

Member
Trường nào chẳng có :| đến trong bộ ngành chính phủ còn tham nhũng, hối lộ nữa là.
 

Vampire

Member
Chuyện nhỏ, tổ trưởng tổ Tin của ĐHSP cũng từng bị mất chức vì nhận tiền của sv đó thôi. Những chuyện đó thì đầy ra nhưng mọi người không dám nói lên thôi :))
 
Yenbull said:
Nghe nói Trường BK thì tệ nạn đầu ngành ấy chứ...Những trường như Ngoại Giao thì có vẻ fair hơn nhưng cũng ko ít Chùa Thầy ẩn náu...
Thật hả Yến. Đến ở Mĩ còn có đứa đi xin điểm thì cũng chán nản thật. Có điều nó chỉ xin thôi chứ không chạy.
 

Grenouille_vert

Moderator
Vừa rồi phải xóa bài của Nhật Anh - 1 bức thư đăng trên bbc của 1 bác lưu học sinh nhà mình, chắc mọi người cũng biết cả! Bức thư khá hay (mặc dù các vấn đề thì cũ) nhưng lại đụng đến chính trị, chế độ nên đành phải xoá, rất tiếc!
Trường BK thực ra ko đến nỗi tệ nạn như Yenbull nói đâu, các khoa khác thì anh không biết, chứ khoa Công nghệ thông tin (mặc dù chém sinh viên như chém chuối :D) thì anh thấy là ít, hoặc là anh ít gặp. Mà ông nào ăn tiền của sinh viên thì toàn được gọi là "ăn bẩn" thôi, chẳng hiểu nghĩ thế nào mà làm thế, mất danh dự, được thêm chút tiền, nếu là mình thì chả ham! May mà được làm việc cùng toàn thầy khả kính, chỉ suốt ngày cho tiền sinh viên :( Người tốt còn nhiều lắm, mọi người đừng nhìn phiến diên quá!
 

Clark Kent

Member
công nhận là thế
ở các trường đại học lớn thì còn đc nhìn tới
chứ ở các trường Trung cấp thì ai chả "ăn bẩn"
ko cho ăn thì die :(
 

una-rapina

Moderator
thì đó, ngay từ ĐH, vừa nhập học đã có quỹ dành cho GV :| (chắc kô phải tất cả các lớp các trường), tốt nghiệp xong là vừa tròn 5 năm kinh nghiệm:|
SAu đó đi làm thì......................:|
 

Grenouille_vert

Moderator
Toàn chưa vào ĐH mà nói cứ như đúng rồi ý nhỉ? Mọi người lấy nguồn tin ở đâu thì nêu ra nhá! Đừng có "nghe nói" rồi viết như vậy, mình học suốt 4 năm ĐH, lại là lớp trưởng, xin khẳng định chả bao giờ có cái gọi là quỹ cho GV ở lớp mình cả!
 

una-rapina

Moderator
Em xin lỗi! Nhưng mà em cũng nói là kô phải tất cả các lớp các trường?:| Và cái đó là dựa theo thông tin của Seekvn2004 trên đó :|
 

unni_x

Active Member
cái gì ko mua được bằng tiền thì mua được bằng tiền nhiều hơn :D chuyện đút tiền cho giáo viên hay cho ai đó có chức vụ cao hơn mình là chuyện bình thường mà, từ cổ chí kim đã có rùi :D phê phán mấy cũng chẳng làm được gì :D
 

kiwi_vn

Active Member
Mình tưởng BK là trường đầu ngành mẫu mực lắm. Thế thực trạng ra sao? Những anh chị đang là sinh viên hoặc đã là sinh viên có thể cho ý kiến về trường mình không. (Xin đừng quá lời nhé chuyện này nhạy cảm ạ)
Đầu ngành mẫu mực ? Do em đã nói là vấn đề nhạy cảm nên anh ko đi sâu chứ thực ra Bách Khoa " nát " không kém gì các trường khác đâu . Nếu nói đến tỷ lệ thì .... Mà nói chung tệ đút thầy để có thể qua suôn sẻ ở ĐH thì hầu như trường nào cũng có , vấn đề là ở chỗ trường nào ít , trường nào nhiều thôi . Ở trường anh các bộ môn khác anh ko biết nhưng bộ môn Tâm lý thì các chú học viên cứ xác định là tự học , tự làm đi , đừng hy vọng gì ở các thầy ..-> Ủng hộ nhiệt liệt .
 

kiwi_vn

Active Member
Thứ Bảy, 04/03/2006, 10:04

Diễn đàn giáo dục: Nóng, và còn nóng nữa!

TPCN - Việc tố cáo thầy giáo có hành vi làm mất uy tín của người giáo viên không chỉ phản ánh sự phẫn nộ của giới SV trước việc phải đi “chùa thầy, mà còn là chiến thắng sự thỏa hiệp và sợ hãi.


Thầy Quách Tấn Ngọc
Đó là lý do vì sao, các bạn SV gọi "seek" là “Tài Em của ĐHBK HN”, bốc hơn có bạn phong seek là “anh hùng giáo dục”!.

Seek là ai ? Bây giờ, chắc đây là câu hỏi của nhiều bạn đọc. Rất tiếc chúng tôi vẫn chưa thể tiết lộ. Seek còn cần được bảo vệ. Em cũng vừa cho chúng tôi biết có hiện tượng bluesea đang bị một nhóm người truy lùng vì đã “trót” phát biểu về những tiêu cực ở Học viện Ngân hàng trên diễn đàn và trong bài viết “Seekvn2000...” (TPCN số 9).

Nhưng chúng tôi xin khẳng định, nếu trước đó không nhiều lần tiếp xúc, tìm hiểu, đối thoại trực tiếp với seek thì bài viết của chúng tôi đã chưa đến được tay bạn đọc. Hy vọng rằng, khi những tiêu cực trong giảng đường ĐH thực sự bị quét sạch (liệu có quá khó không?), seek sẽ xuất hiện bằng xương bằng thịt trước chúng ta.

Còn bác Edu - người “bảo lãnh” cho seek thì chắc nhiều người đã biết. Đó là thầy Quách Tuấn Ngọc- Giám đốc trung tâm mạng edu.net của Bộ GD&ĐT.

“Khám” đại bản doanh của bác Edu

Hóa ra đó chỉ là một căn phòng nhỏ, nằm trên tầng 3 một ngôi nhà cũ ở đường Tạ Quang Bửu. Trên chiếc bàn rộng, thiết bị và hàng chồng hồ sơ bày bề bộn. TS Quách Tuấn Ngọc trông trẻ hơn chúng tôi tưởng. Vừa nói chuyện, ông vừa chăm chú lướt web vèo vèo.

Ngoài trời lạnh mà ông luôn miệng kêu: “Nóng, nóng quá! Sẽ còn nóng nữa”. Là ông muốn nói đến cái topic “Chất lượng giáo dục là thế này đây thưa bộ trưởng” khởi đầu từ lá thư tố cáo của seekvn2000.

Ông Ngọc cho biết, tính đến 5h chiều ngày 1/3 đã có khoảng 5,6 vạn lượt người truy cập vào diễn đàn. “Những dịp nóng thế này, không đêm nào tôi đi ngủ trước 2h sáng” - Ông Ngọc nói, bởi vì người quản trị mạng phải “kiểm duyệt” hay nói chính xác hơn sàng lọc, phân loại thông tin thật nhanh trước khi quyết định có post lên mạng hay không. Đặc điểm của các diễn đàn ảo là không được để thông tin “nguội”.

“Thật ra diễn đàn này còn rất nhiều chủ đề thú vị khác nữa như thảo luận học thuật, trao đổi nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, chính sách chế độ mới... chứ không chỉ mỗi chuyện chống tiêu cực thôi đâu!” - Ông Ngọc phân bua.

“Cơ chế kiểm soát của admin thế nào ?” - “ấy, cái này bí mật, không nói được!”

“Vì sao ông “dám” cho seek đăng cái thư tày đình như thế ?” - “Cậu này là thành viên kỳ cựu của diễn đàn. Tôi biết. Tin được”.

“Dân mạng đang ca ngợi edu.net là diễn đàn dân chủ nhất hiện nay của SV, ông nghĩ sao ?”- “Nên gọi nó là diễn đàn nghiêm túc nhất thì đúng hơn. Bởi vì nó đã động đến những điều thực sự bức xúc của SV, mang lại những kết quả nhanh và cụ thể. Sự việc vừa rồi là một ví dụ. Dĩ nhiên còn có sự đóng góp của các phương tiện thông tin đại chúng nữa. SV ngày nay tinh lắm, diễn đàn mà nhạt, là nó chuồn ngay”.

“Vì sao ông lại công bố địa chỉ email [email protected] để SV có thể gửi thông tin tố cáo các vụ việc tiêu cực cho Bộ GD&ĐT?” - “Chúng tôi muốn người tham gia tập chung vào chủ đề chính, tránh những tranh luận lan man không cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi còn muốn cảnh tỉnh những giáo viên đang có hành vi ăn tiền của SV hãy dừng ngay lại trước khi quá muộn”.

“Và ông đã nhận được nhiều thư chưa ?” - “Cũng kha khá. Thư tố cáo có tên thật và địa chỉ người gửi hẳn hoi. Người bị tố cáo cũng có tên tuổi, chức danh, vụ việc cụ thể. Tuy nhiên vì đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến danh dự và số phận con người nên chúng tôi phải thận trọng kiểm tra, phân loại rồi sẽ báo cáo trực tiếp với bộ trưởng”.

“Gác cổng ở điểm nóng thế này, có phải chịu nhiều áp lực không, thưa ông?” - “Áp lực thì thế nào chả có. Nhưng chúng tôi còn có sự ủng hộ của dư luận SV và lãnh đạo Bộ. Quan trọng là phải tỉnh táo, giữ cho diễn đàn không chạy chệch khỏi đường ray”.

“Ông đánh giá thế nào về kết quả xử lý của trường ĐHBK?” - “Bản thân tôi đang là một giáo viên của BK. Tôi nghĩ BK đã ứng xử rất...BK, nghĩa là rất dũng cảm khi xử lý vụ việc nhanh, nghiêm túc. Thầy Dũng cũng đã có “dũng” để nhận khuyết điểm, là người dám làm, dám chịu”.

Xin nói thêm, trên diễn đàn có những ý kiến ca ngợi đây là “phản ứng nhanh kiểu mẫu trước hành vi tiêu cực” của trường ĐHBK, chứng tỏ bản lĩnh của một trong những trường hàng đầu cả nước và là “một món quà đầy ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 50 truyền thống Bách khoa thân yêu”.

Có loại bỏ được vấn nạn “đi chùa thầy” ?

Chúng tôi có làm một cuộc khảo sát nhỏ, hỏi ngẫu nhiên 20 em SV (và cựu SV) các trường Ngoại thương, KTQD, Kiến trúc, Ngân hàng, Thương mại... về hiện tượng “đi thầy”.

Kết quả thật đáng buồn, 100% các em trả lời: lớp em hoặc chính các em đã từng có “bao thơ” cho thầy để xin điểm. Đáng buồn hơn hầu hết các em coi đây là chuyện đương nhiên, hai bên cùng có lợi.

“Lúc đầu chúng em cũng hơi tức, sau thấy bình thường. Mỗi người một việc mà”. Thái độ vô cảm này chắc chỉ nằm trong số không nhiều SV nhưng vẫn khiến người ta giật mình lo lắng.

Các SV này kể, có thầy “tốt”, thương trò dốt nên cho qua, trò biếu thì nhận, không chủ động đòi hỏi. Nhưng cũng có thầy, vừa hỏi thi, vừa dò danh sách xem thí sinh đã “đóng quỹ” hay chưa.

Nhiều SV thốt lên: Học chăm để làm gì, vì đằng nào điểm cũng thua đứa đã đi thầy. Với những trường hợp trên, chẳng cần phải nói cũng biết chất lượng dạy và học thế nào.

Thời buổi bây giờ, nhiều việc nên thường dễ quên. Sau khi những vụ việc này lắng xuống, nếu ta không có được một giải pháp tổng thể cho căn bệnh trầm kha này thì rồi mọi việc sẽ lại đâu vào đấy, lại nguyễn y vân thôi. Chúng tôi đã tham khảo nhiều nơi, nhưng chưa nhận được câu trả lời khả dĩ thuyết phục. Phải bắt đầu từ đâu đây? Từ thầy? Từ trò? Hay từ cả hai?

Một thành viên diễn đàn đã đặt ra 2 giả định đáng chú ý dựa trên quy luật “cung cầu”: Nếu không có những người thầy nảy sinh ý định tăng thu nhập bằng cách “giúp đỡ” sinh viên, thì chưa chắc đã có những sinh viên lười học, tới kỳ thi là đến nhà thầy và yên tâm ra về. Ngược lại, nếu không có những sinh viên tin rằng mình có thể mua được điểm mà không cần học thì cũng không có những giáo viên tiêu cực như vậy.

Giữa sự hàm ơn thật lòng và hành vi đút tiền để xin điểm chỉ có một ranh giới hết sức mong manh. Vì vậy nếu tiếp cận vấn đề phức tạp này dưới góc độ đạo lý chung chung hoặc làm rối tinh lên quy trình dạy và học hiện nay thì sẽ là không thỏa đáng. Theo chúng tôi, trường ĐHBK HN và lãnh đạo Bộ GD&ĐT sau vụ việc trên nên ghi nhận công đầu cho seek, phát động phong trào làm trong sạch giảng đường đại học.

Cần có những quy định mới về đạo đức ứng xử của thầy giáo và học sinh kèm theo những biện pháp, chế tài cụ thể. Nên chăng giống như trong bóng đá, cần có hình phạt cấm thi đấu có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với cầu thủ phạm tội (trong trường hợp này là SV) và treo còi có thời hạn hoặc vĩnh viễn với những trọng tài (trong trường hợp này giáo viên) đã tự đánh mất mình?

Luật chơi rõ ràng, kỷ luật nghiêm minh kết hợp với giáo dục thường xuyên, tin rằng sân đại học sẽ “sạch”. Bởi vì chúng ta vẫn còn rất nhiều những “Tài Em” như seek, bluesea... và những “ông bầu” tâm huyết như bác Edu Quách Tuấn Ngọc.

Đây là một vấn đề lớn, liên quan đến tương lai, vận mệnh của nền giáo dục nước nhà, rất mong các nhà trí thức, giáo dục có tâm huyết lên tiếng, hiến kế và ủng hộ.

Các thầy giáo ĐHBK nói gì?

“Máy hóa K47 là một lớp rất đặc biệt” - PGS TS Hà Thị An, nguyên trưởng bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp hóa chất cho biết - “Đây là một tập thể SV có năng lực tốt, thông minh, học ra học, chơi ra chơi. Ngay từ năm thứ 2 các em đã tổ chức thành công đêm văn nghệ Quà tặng trái tim, rất ấn tượng. Các em còn tham gia cuộc thi Robotcon 2005, đứng thứ 3/15 trong trường và vào tới vòng 2 khu vực phía Bắc”.

Máy và Thiết bị công nghiệp hóa chất - dầu khí là một ngành học rộng và nặng của trường ĐHBK; SV ngành này khi ra trường luôn đắt hàng. Các tổng công ty lớn thường có công văn “săn” SV từ khi chưa tốt nghiệp.

Sau vụ việc thầy Dũng, nhất là khi lãnh đạo nhà trường khẳng định không có chuyện trù dập, không khí học trong lớp dần ổn định, có chiều hướng tốt lên so với trước. Khi áp lực học tập gia tăng cũng là lúc các em K47 thể hiện bản lĩnh của mình.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về dư luận giáo viên trong trường sau khi báo Tiền Phong nêu vụ “thầy “tặng quà” trò nhân ngày 20/11”, một giáo viên khoa Công nghệ hóa học cho biết: Trong việc này thì cái “được” lớn hơn cái “mất” rất nhiều.

Với những người thầy có tật giật mình thì đây là hồi chuông cảnh tỉnh cần thiết, còn với những nhà giáo chân chính thì họ không vui, cũng chẳng buồn, coi sự việc này như một giọt nước làm tràn li. “Tôi chỉ ngạc nhiên là vì sao đến tận bây giờ nó mới bị lôi ra ánh sáng. Tại sao chúng ta im lặng? Tại sao chúng ta đã chấp nhận nó lâu đến thế?”.






3/3/2006
Việt Khôi
 

kiwi_vn

Active Member
Tình trạng đang nói đến thì không thể khẳng định là của trường Bách Khoa hay tất cả các trường . Tốt nhất là ko nên đưa ra nhận xét khi chưa có chứng cớ cụ thể bởi vấn đề này nếu nói sâu vào thi không hay ho lắm .
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top