Tỷ lệ học sinh, sinh viên đến khám ở Viện sức khỏe tâm thần tăng mạnh

lion

Moderator
Staff member
Trên đây là ý kiến mà PGS.TS. Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về tổ chức dạy học trực tiếp an toàn chống dịch, do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức.

Trẻ rối loạn cảm xúc, hoang mang, lo lắng

Theo chuyên gia này, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt hại nghiêm trọng tới tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với ngành giáo dục và với học sinh.

Với tuổi học trò, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, học sinh cũng cần giao tiếp, kết nối với bạn bè, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài môi trường xã hội. Tuy nhiên, đại dịch covid đã làm thay đổi tất cả từ phương thức học tập, giao tiếp đến kết nối xã hội.

Việc ko được đến trường, các mối quan hệ bạn bè, hoạt động vui chơi ngoài trời bị gián đoạn khiến trẻ dễ rơi vào hụt hẫng, cảm thấy cô độc, sợ hãi.
Học trực tuyến nhiều giờ, lặp đi lặp lại, bó hẹp trong gian nhỏ hẹp khiến trẻ dễ có cảm giác bị cô lập, bỏ rơi, buồn chán và sợ hãi.
Tỷ lệ học sinh, sinh viên đến khám ở Viện sức khỏe tâm thần tăng mạnh - 1


Nhiều trẻ em bị cha mẹ giám sát quá chặt, can thiệp cả vào việc học của con cũng khiến con sợ hãi, lo lắng, mất phương hướng, trí nhớ giảm... (Ảnh: Thu Hiền).

Cả thầy và trò đều bị động trong việc dạy và học online khiến cho học sinh gặp khó khăn trong tiếp thu những nội dung kiến thức.

Thêm vào đó, chất lượng đường truyền kém, phương tiện học tập không đảm bảo với màn hình bé, không gian học tập không đảm bảo… cũng làm cho học sinh căng thẳng, mệt mỏi, giảm trí nhớ.

"Khi ở nhà nhiều, tiếp cận với phương tiện internet nhiều nhưng thiếu kiểm soát dễ khiến trẻ lạm dụng game, rối loạn cảm xúc, kích động, hoang mang lo lắng. Nhiều trẻ em bị cha mẹ giám sát quá chặt, can thiệp cả vào việc học của con cũng khiến con sợ hãi, lo lắng, mất phương hướng, trí nhớ giảm, hay quên, không muốn giao tiếp. Đặc biệt, việc thi cử, kiểm tra trực tuyến dễ khiến học sinh chủ quan, dễ gian lận, hình thành thói quen xấu", PGS.TS Phạm Mạnh Hà nói.

Cần lộ trình đưa học sinh trở lại trường

Cũng theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, thống kê mới đây của Viện sức khỏe tâm thần, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện tăng vọt, chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân.

Nghiên cứu năm 2021 của ĐHQG TPHCM về các vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên cho thấy, có 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do.

Do đó, quan điểm mà chuyên gia này đưa ra: Cần có lộ trình đưa học sinh quay lại trường học, triệt để đổi mới phương thức học tập trực tiếp hoặc online kết hợp trực tiếp.

Thứ hai, cần có hướng dẫn cụ thể về tổ chức các hoạt động giáo dục vừa đảm bảo các nội dung chuyên môn, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch, xây dựng các kịch bản trong trường hợp phát hiện các ổ dịch trong trường học để nhanh chóng xử lý mà không làm gián đoạn việc học tập.

Thứ ba, xây dựng lại hệ thống kiểm tra đánh giá để đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học trong cả phương thức học tập trực tiếp, học trực tuyến hay học tập kết hợp, tránh được gian lận trong thi cử và các hình thức biến tướng khác.

nguồn:dantri.com.vn
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top