Mỗi tuần một chủ đề (1): Về vụ kiện Chất độc hóa học màu da cam

Status
Không mở trả lời sau này.

rikku

Active Member
Sources: http://www.thegioi7x.net; http://www.nhom7x.com
Chào mọi người,

Mấy ngày gần đây tui thường nhận được e-mail giới thiệu tới một trang ký tên cho vụ kiện tập thế về chất độc Da Cam (Orange Agent) được đệ nạp tại toà án New York. Tui không biết đây có phải là nỗ lực mới nhất của VN đế tìm giải pháp cho vấn đề nạn nhân chất DA Cam này hay không, hay đó chỉ là một hành động đơn lẻ của tư nhân với sự trợ giúp của luật sư ngoại quốc. Nhưng trước khi đi vào đề tài này tui xin đưa ra vài sự thật và sự kiện giúp cho việc bàn luận dễ dàng hơn. Trước tiên là những việc tui biết được ở vị trí ngoài VN:

1. Chuyện buộc Mỹ bồi thường chiến tranh là không thể xảy ra, vì VN đã thoả thuận với Mỹ là không đòi bồi thường đế được bang giao hồi đầu thập niên 90. Con số lúc đầu VN đòi bồi thường hình như là khoảng 3 tỉ USD thì phải.

2. Chính phủ VN đã coi vấn đề nạn nhân Da Cam thuộc về diện nhân đạo, kêu gọi thế giới giúp đỡ, không riêng gì Mỹ.

3. Vẫn chưa xác định được rõ ràng con số nạn nhân cũng như nạn nhân nào bị Da Cam và nạn nhân nào bị bởi từ nguồn khác. Ớ VN theo tui biết trẻ cứ bị dị dạng bẩm sinh là cho rằng bị ảnh hưởng DC, ngoài ra họ không lý gì tới nguồn gốc gây bệnh khác.

4. Ảnh hưởng tai hại của thuốc DC vẫn còn trong vòng tranh cãi, chưa có một kết quả chính thức.

5. Một số cựu chiến binh Mỹ (không biết là bao nhiêu người) đã đâm đơn kiện và được các công ty hoá chất, chứ không phải chính phủ Mỹ, bồi thường. Số tiền bồi thường khoảng trên dưới 200 triệu USD thi phải. Chính vì kết quả này mà một số luật sư ngoại quốc đã cố vấn cho các nhạn nhân VN đi kiện. Tuy nhiên, theo tui hiểu (có thế sai) thì vụ này được dàn xếp ngoài toà chứ không phải là một phán quyết của toà án Mỹ ở New York đế có thế trở thành án lệ.

Trước đây VN vẫn coi nạn nhân DC như là vấn đề nhân đạo, bây giờ đem ra toà xử thì việc nó phải hoàn toàn dựa theo lý lẽ chứ không còn tình cảm nữa. Bây giờ giả dụ rằng VN sẽ thắng kiện thì số tiền bồi thường sẽ là bao nhiêu? 3 tỉ USD như lúc mới khởi đầu, hay chỉ là 300 triệu USD, và cho bao nhiêu người? Và sau vụ kiện VN còn có thể mang nạn nhân DC ra trước quốc tế đế xin lòng nhân đạo của mọi người nữa hay không? Khi các công ty hoá chất coi có mòi thua kiện thì họ sẽ viện cớ rằng cung cấp cho quân đội Mỹ và chính quyền Mỹ phải chịu trách nhiệm. Nếu cp Mỹ viện cớ hiệp ước ký giữa hai nước không có điều kiện đòi bồi thường thì chuyện bồi thường đó có phải là cp VN phải gánh chịu hay không?

Bây giờ đặt qua trường hợp thua thì sao? Ai là người sẽ phải trả luật sư phí? Có thể họ giúp không công chăng? VN vẫn còn có thế kêu gọi thế giới trợ giúp nhân đạo, nhưng tiếng kêu này còn hiệu quả hay không?

Tui nghĩ VN kiện không phải vì tiền mà là lý lẽ của trái tim. Thế nhưng khi mang ra toà thì nó chỉ dựa trên lý lẽ của đầu óc, mà tui thì không biết toà Mỹ có trái tim của VN hay không.
Bạn Frank phân tích rất hay. Tôi muốn trao đổi với bạn một số ý nghĩ của mình:

>1. Chuyện buộc Mỹ bồi thường chiến tranh là không thể xảy ra, vì VN đã thoả thuận với Mỹ là không đòi bồi thường đế được bang giao hồi đầu thập niên 90. Con số lúc đầu VN đòi bồi thường hình như là khoảng 3 tỉ USD thì phải.

- Chuyện này mới nghe lần đầu. Bạn nào biết rõ hơn có thể nói chi tiết hơn chút được không?

>2. Chính phủ VN đã coi vấn đề nạn nhân Da Cam thuộc về diện nhân đạo, kêu gọi thế giới giúp đỡ, không riêng gì Mỹ.

Cái này theo tôi là đúng rồi. Tuy nhiên hình như VN đã nhiều lần kêu gọi chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Trong khi chưa được đáp ứng thì cần phải kêu gọi trợ giúp nhân đạo. Tôi cho rằng việc coi nạn nhân DC là nhân đạo không ngăn cản chính phủ VN khiếu kiện về sau này (trừ khi giống trong ý 1, là VN đã thoả thuận ko đòi bồi thường gì nữa về vấn đề này).

> 3. Vẫn chưa xác định được rõ ràng con số nạn nhân cũng như nạn nhân nào bị Da Cam và nạn nhân nào bị bởi từ nguồn khác. Ớ VN theo tui biết trẻ cứ bị dị dạng bẩm sinh là cho rằng bị ảnh hưởng DC, ngoài ra họ không lý gì tới nguồn gốc gây bệnh khác.

Cái này không đúng đâu. Chỉ có những trẻ em sinh ra bởi bố mẹ là những người đã từng tham gia chiến đấu trong vùng bị phun chất độc, hoặc từng sống trong những vùng đó thì mới kết luận là ảnh hưởng chất độc màu da cam thôi. Nhất là trong trường hợp bố mẹ những trẻ em này bị những di chứng khác như là máu trằng chả hạn, thì người ta mới kết luận chắc chắn như vậy.

Tôi cũng không hiểu là các luật sư tham gia vụ này được chi trả như thế nào. Có bác nào biết không? Một cách chính thức thì chính phủ VN không chi trả cho vụ kiện này. Phải chăng đây là vụ làm ăn theo hình thức "lời ăn lỗ chịu"? Nghĩa là nếu thua kiện thì thôi, còn thắng thì mới trả tiền cho luật sư? Cá nhân tôi thì cho rằng nếu thắng kiện thì tiền bồi thường đương nhiên là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là nó sẽ tạo ra một tiền lệ pháp lý cho những khiếu kiện sau.


Về chuyện đền bù cho những ai thì theo tôi biết trong luật Mỹ 1 nhóm nhỏ người sẽ có thể đại diện cho một nhóm đông người hơn để khiểu kiện 1 công ty chả hạn. Toà sẽ phán xét là Cty phải đền bù một khoảng tiền nào đó, chia đều cho các nạn nhân (sau khi trừ đi chi phí luật sư). Sau đó trong 1 khoảng thời gian (vài tháng gì đó) người ta sẽ thông báo cho mọi người biết để nếu cảm thấy mình có thể nhận bồi thường thì liên hệ với toà án. Sau khi khoá sổ thì đếm đầu người đăng ký để chia tiền. Tất nhiên vụ chất độc màu da cam này thì toà án chắc chắn sẽ phải đưa ra những định nghĩa về nạn nhân, và người nào muốn claim tiền cho mình sẽ phải chứng minh rằng mình thuộc diện nạn nhân như vậy.

Bác nào sống lâu ở Mỹ, là công dân Mỹ chắc biết rõ hơn, nếu có gì sai xin đính chính dùm.

Sau khi kiện, dù thắng dù thua theo tôi vẫn có thể kêu gọi viện trợ nhân đạo tiếp.
 

rikku

Active Member
Chuyện Mỹ bồi thường cho VN là điều không tưởng ,việc ký tên vào bản thỉnh nguyện chẳng qua là hình thức hô khẩu hiệu tăng cao tính khách quan của vụ kiện mà thôi .Nếu chính phủ Mỹ bồi thường cho VN qua vụ kiện này dù chi là tượng trưng thì coi như gián tiếp Mỹ đã công nhận tội ác của Mỹ trong chiến tranh việt Nam và đây sẽ là 1 tiền lệ cho các vụ kiện khác .Nhất là vụ kiện này lại diễn ra trong thời kỳ tranh cử tổng thống Còn việc việt nam được lợi gì qua việc này !?việc kiện này có lẽ là do 1 tổ chức tư nhân thực hiện những người ko chấp nhận bất công khi những nạn nhân của chất độc da cam vẫnđang sống vất vưởng mà ko có đuợc sự quan tâm của nhà nước và cả kẻ thủ ác là đế quốc Mỹ .Họ muốn gióng lên 1 hồi chuông cảnh tỉnh đánh động vào lương tri của những ai còn là con người .Cho nên mục tiêu chính của hành động này đến lúc này đã đạt được cho nên dù thành công hay thất bại thì đây vẫn là 1 hành động có ý nghĩa to lớn ..
Tui biết là thế nào cũng sẽ có người không hề hay biết về việc cp VN không đòi bồi thường ct với Mỹ. Câu chuyện này kể ra hơi dài dòng, và muốn chứng minh phải trớ về truy tìm những bài báo cũ của những năm 2001 thì may ra mới biết được. Nhưng những ai có theo dõi thời sự hàng ngày vào thời gian ấy trên những trang báo, báo điện tử ở ngoại quốc thì mới biết được.

Đi ngược lại quá khứ thì chúng ta đều biết quan điếm và điều kiện của cp VN là Mỹ phải bồi thường ct nếu muốn bang giao với VN. Điều kiện này đã khởi đầu từ những năm ngay sau 1975 khi đặc sứ của TT Carter gởi tới VN đế yêu cầu bang giao, nhưng vì điều kiện bồi thường từ phía VN cũng như tìm kiếm quân nhân mất tích MIA từ phía Mỹ và những điều kiện khác không thể thoả hiệp nên chuyện bang giao cuối cùng không đi đến đâu.

Cũng cần nên nhắc lại là chuyện cho phép các cựu tù nhân nhân qua Mỹ (sau này gọi là HO) cũng được bàn trong các cuộc thảo luận tiếp tục trong nhiệm kỳ của TT Reagan.

Mãi cho tới nhiệm kỳ của TT Bush với sự sụp đố của LX sau khi khối Đông Âu tan rã, thì VN cũng đang bị sa lầy ở Kampuchia. Đứng trước tình trạng này, đế cứu nguy cho chế độ, cp VN đã phải nhượng bộ Mỹ từ việc rút quân ra khỏi Kampuchia với lộ đồ (road map) cho đến việc từ bỏ (drop) điều kiện bồi thường chiến tranh đế được bang giao với Mỹ mà chuyện đó chúng ta biết đã xảy ra vào nhiệm kỳ của TT Clinton.

Ta không biết sự thoả thuận giữa hai cp ra sao, nhưng suốt trong nhiệm kỳ làm đại sứ Mỹ ở VN của ông Peterson, VN vẫn luôn miệng đòi cp Mỹ phải có trách nhiệm hoặc bồi thường cho nạn nhân Da Cam, và ông đại sứ Peterson vẫn giữ luôn thái độ im lặng và kính trọng những lời phát biểu cũng như yêu cầu của VN. Tuy nhiên, chuyện bí mật chỉ bật mí khi qua nhiệm kỳ của TT Bush.

Qua thời ông Bush thì đại sứ mới được bổ nhiệm vào khoảng đầu năm 2001, đó là ông Raymond Burghardt. Chỉ trong vài tháng hay vài tuần đầu trong chức vụ đại sứ Mỹ tại VN ông Burghardt đã buột miệng phát ngôn một câu làm ồn ào dư luận báo chí ngoài nước, đại khái đó là "VN đã từ bỏ (drop) điều kiện bồi thường ct trong việc bang giao". Sự kiện này nhiều người đã nghe lời đồn nhưng nay mới được chính thức nói ra từ một quan chức của cp Mỹ. Tuy nhiên, sự kiện này không bao giờ được đăng hoặc loan trên các báo đài trong nước. Bản thân tui đã từng lục lọi trên các bao điện tử thời ấy là VNExpress cũng như Nhân Dân suốt mấy tuần liền cũng không bao giờ thấy đăng tin này.

Cho đến bây giờ thì mọi việc lại trở về yên lặng như thái độ của ông Peterson. Nhưng phía VN thì ngay sau đó đã đổi thái độ, coi việc nạn nhân Da Cam như là một vấn đề nhân đạo và yêu cầu thế giới giúp đỡ. Tui không biết việc giữ hay giấu kín có phải là thoả thuận giữa hai cp Mỹ - Việt hay không, nhưng việc ông Burghardt tuyên bố tui cho đó là có chủ đích chứ không vì vô tình. Ông ta là một nhà ngoại giao nhà nghề chứ không phải tài tử như ông Peterson.

OK, chuyện đó nó là như thế, và bác nào muốn có thế truy tìm vào khoảng thời gian 2001 lúc ông Burghardt mới nhậm chức tại VN, và trong các báo chí lớn cũng như thông tấn xã lớn của nước ngoài thì sẽ gặp, chứ đừng dại mà tìm trong báo chí trong nước, sẽ không thấy đâu. Chuyện kiện tụng chất Da Cam tui sẽ trở lại ở một bài khác.

Tui cũng biết là thế nào rồi cũng sẽ có người tìm cách biện hộ thế này thế kia để tự an ủi mình, giống như cô gái từng bị lừa và tìm cách biện hộ cho tên sở khanh đế tự an ủi mình vậy. Điều này đã từng xảy ra và xảy ra rất nhiều lần. Nhắc lại vài sự kiện quá khứ đế chúng ta biết thêm những gì từng bị giấu giếm. Chuyện Nhân Văn Giai Phấm xảy ra từ những năm cuối thập niên 50, mãi cho tới những năm đầu thập niên 90 số bạn trẻ ở lại Đông Âu mới được biết có những nhân vật như Hữu Loan, như Phùng Quán, như Trần Dần, như Phan Khôi .v.v... ; chuyện Chống Đ, Xét Lại xảy ra từ những năm 60 (?) mãi tới nhừng năm 90 người ta mới được biết. Đó là chuyện thời xưa chưa có internet. Thời nay chúng ta có vụ hiệp định biên giới đường bộ và đường biển với TQ, rồi vụ bồi thường ct này. May mà thời này chúng ta có internet, và may là thời này chúng ta có nhiều người không cam phận chịu làm cô gái quê bị lừa mãi.
Đây là một topic với những bài post của cả người Việt nam đang sống tại Việt nam và ở nước ngoài; do đó có những ý kiến trên những lập trường khác nhau. Mình nghĩ nó khá hay và đầy đủ.
 

Ngoc Anh

Member
Toi da xem cac y kien cua cac ban, tuy nhien hay xem lai loi keu goi ki ten ung ho do la chung ta khong tho o voi noi dau cua ho, muc dich ro rang la kien Cp My va doi boi thuong, nhung muc dich quan trong nhat theo toi la khong de noi dau cua nhung con nguoi di vao quen lang.
Cac ban da bao gio bi dau om chua, the ma ho da chiu dung noi dau kinh khung ay hon 30 nam roi, ho khong keu goi doi boi thuong vi tien, ho can su cam thong va chia se. Ho can mot su hoi han cua nhung nguoi da gay ra noi dau cho minh day chu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top