Xin dừng lại để suy ngẫm!

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Truyện Kể Trong Nước Mắt


Tác giả: Nghị Minh (TQ)_Dịch giả: Nguyễn Hải Hoành



Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.​

Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh.

Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo: “ Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!”.

Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.

Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo: “Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ? ”. Tôi cười: “Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả”. Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo: “Đây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.”

Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm: “Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào?”.

Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.

Điều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Đàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng.

Đôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.

Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại: “Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ?”. Anh trợn mắt: “Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả?”.

Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.

Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy “nhiệm vụ nặng nề” này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Để thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn.

Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo: “Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?” rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài: “Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào?”.

Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.

Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu.
Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà.

Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây?

Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo: “Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!”.

Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?

Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi.

Tôi tự nhủ “đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy”, và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: “Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!” rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng.

Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã.

Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ? Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên.

Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi.

Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.

Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện.

Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi: “Ơ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà”. Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi.

Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?

Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ.

Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà...

Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu... Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.

Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu!

 

chuabietgi

Member
Truyện kể trong nước mắt ( tiếp )

Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.

Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì.

Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết.

Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống.

Đêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.

Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh.

Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn.

Tôi sống một mình. Đi bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.

Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo: “Đợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây”. Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: “Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy... ”. Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa.

Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.

“Em có bầu rồi đấy à?”.

Đây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi. “Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi”.

Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.

Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu “xin lỗi” nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy.

Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa.

Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi.

Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.

Đêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu?

Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v... Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.

Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?

Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh.

Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình..., anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại...

Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.

Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: “Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa”. Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là...

Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình: Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Đấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ... Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé.

Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất...

Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:

"Em yêu quý. Được lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời... Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh... Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé..."

Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói: “Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ... ”.

Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt...
 

chuabietgi

Member
Một câu chuyện kết thúc không có hậu, nhưng CBG thấy nó thật lắm, thật như chính cuộc sống mà mình đang sống. Có thể là bất hạnh cho đôi vợ chồng này, nhung thật sự thì ta vẫn thấy được niềm hạnh phúc. Mỏng manh. Hạnh phúc này chỉ còn rất mong manh, tưởng như đã biến mất, nhưng lại luôn ẩn hiện... Đây ! Tình yêu là thế ! ... Đọc thấy buồn nhưng ngộ ra nhiều điều!
Ai đã đọc những chuyện ở đây... có thể cho ý kiến chia sẻ được ko?
 

Vampire

Member
Những mẩu chuyện rất hay, có ý nghĩa sâu sắc lắm.

Tình yêu, niềm vui, hạnh phúc ở ngay bên cạnh chúng ta, chỉ có điều chúng ta có nhận ra nó hay không. Thật khó để có thể hiểu được một người khác, để chia sẽ nỗi buồn với họ, để giúp họ có niềm tin và hy vọng vươn lên... nhưng không phải là không làm được. Chỉ sợ trái tim trở nên chai sạn với mọi người, thờ ơ với những nỗi đau của người khác.

Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nói: sống ở trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ để cho gió cuốn đi :?
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Thử Yêu Lần Nữa
Xét về tình cảm, họ yêu nhau. Nhưng về lý trí, rõ ràng, Tony không phải mẫu hình lý tưởng của cô. Joshy hiểu rõ hai người là hai thế giới. Tony cũng chưa muốn có bạn gái để dồn sức cho sự nghiệp. Ngoài mặt, cậu dửng dưng nhưng lại luôn có một sự quan tâm đặc biệt không lời. Vì tất nhiên, dửng dưng chưa bao giờ có nghĩa là không thích. Và họ đã có với nhau một tháng với những gì đẹp đẽ nhất. Mọi việc đi nhanh hơn cả tên lửa NASA, đâu có ai biết cách làm cho tên lửa chậm lại khi nó đã được phóng.

Cả Joshy và Tony đều cảm thấy những vấn đề không bình thường giữa hai người nhưng họ luôn né tránh. Một sai lầm kinh điển của những đôi yêu nhau. Không lâu sau đó, Tony đề nghị chia tay. Cậu đã phải chịu nhiều áp lực trong việc cố gắng trở thành một người bạn trai. Việc có bạn gái đã ngốn mất nhiều thời gian mà đáng lẽ ra cậu phải dành cho sự nghiệp của mình.

Những ngày sau đó là những ngày u ám & nặng nề. Tony vẫn làm việc đều đều dù cậu không thể phủ nhận rằng cậu thấy rất trống vắng. Khi đã bình tĩnh hơn và thôi khóc, Joshy nhận thấy việc chia tay của hai người là việc vô lý nhất cô từng biết. "Có lẽ mình phải làm một cái gì đó!".

Hai tuần sau, Joshy hẹn Tony đến quán nước quen thuộc. Cô nhìn thẳng vào mắt Tony và hỏi: "Mình chia tay đã nửa tháng, anh đã cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn chưa?". Chắc chẳng ai trên đời này cho rằng trống vắng là một cảm giác thoải mái dễ chịu nhưng Tony vẫn im lặng. "Em đã có rất nhiều điều không hiểu" - Joshy nói - "Nhưng ngày hôm đó, cả hai chúng ta đều khong đủ bình tĩnh để nói chuyện với nhau. Em thật sự muốn biết anh đã chịu áp lực như thế nào".

Không dễ để Tony nói ra những gì cậu nghĩ nhưng Joshy đã khéo léo thuyết phục bằng tất cả những dịu dàng và cảm thông nhất mà cô có thể. Sau cùng, cô nói: "Em thật sự không thể chịu đựng được khi mình mất nhau như vậy. Nếu anh vẫn còn một chút tình cảm với em, chỉ cần một chút thôi nhưng là tình cảm thật sự chứ không phải lòng thương hại và anh cũng không muốn kết thúc như thế, chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu lại thật chậm. Em tin mình có cơ hội để làm mọi việc tốt đẹp hơn".

Tony im lặng rất lâu. "Mình sẽ bắt đầu thật chậm như thế nào?" - Cậu hỏi. "Nếu anh thật sự muốn biết và muốn thử, hãy gật đầu cho em xem nào!" - Joshy trả lời. TOny bật cười và gật đầu. Joshy vẫn luôn lém lỉnh như thế.

Joshy chậm rãi. "Sẽ có một vài quy định bắt buộc, tất nhiên! Nhưng hãy thoải mái anh nhé! Em chỉ muốn cùng anh chơi một trò chơi thôi! Và đây là quy định của cô: Mỗi tuần họ sẽ gặp nhau ít nhất một lần và nhiều nhất ba lần. Mỗi người được quyền chủ động những cuộc hẹn và cả việc sẽ đi đâu trong một tuần. Tuần sau đến lượt người kia. Người bị động có quyền từ chối nếu không thoải mái nhưng một tuần bắt buộc phải có một lần đi cùng nhau. Đến khi một người muốn có cuộc hẹn thứ tư trong một tuần và người kia đồng ý thì đã đến lúc mọi việc trở lại bình thường như nó vốn như thế.

"Để bắt đầu, chúng ta sẽ bốc thăm" - Joshy lấy từ trong xắc tay hai lá thăm be bé - "Người nào bốc được lá thăm ghi chữ THE FIRST sẽ là người chủ động hẹn đầu tiên. Và tuần kế tiếp sẽ là quyền chủ động của người kia. Cứ như thế! Anh đã luôn nhường em nên lần này em nhường anh trước đấy!"

Tony bốc trúng lá thăm ghi chữ THE FIRST. Một tuần sau đó, cậu hẹn Joshy và trò chơi bắt đầu. Không dễ để hàn lại những thứ đã vỡ. Rất nhiều lúc Tony cảm thấy chán nản. Ý nghĩ về việc không hợp nhau làm cậu cứ muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng tình yêu cậu dành cho Joshy là một tình yêu thật sự. Joshy đã nói với cậu trước khi ra về ngày hôm đó: "Em chỉ cần anh can đảm và kiên nhẫn chút thôi để cùng em vượt qua giai đoạn khó khăn này". Cậu luôn nhắc nhở mình câu nói ấy để kìm bớt tính nóng vội và mau nản. Joshy cũng không dễ chịu gì hơn. Cô phải đánh đón tính tự ái của mình rất nhiều roi để nó yên thân mà nằm xẹp xuống. Cô tập yêu luôn cả những điều khiếm khuyết ở người con trai minh chọn. Cô lặp lại liên tục trong đầu hai từ "kiên nhẫn". Đã có nhiều điều buồn cười xảy ra trong suốt những ngày đó. Vì Joshy không hề quy định sẽ làm gì trong những lần gặp nhau nên họ nghĩ ra đủ trò. Joshy bắt Tony phải đến tiệm uốn tóc tán gẫu với cô trong khi các cô thợ rị mọ với cả đống ống cuốn trên đầu. Tony cũng khiến Joshy dở khóc dở cười khi ngồi chờ cậu trên thành hồ bơi nam. Họ đã cùng nhau chạy đua một chặng đường rất dài để tìm lại nhau.

Dần dần, họ thấy thích thú được quyền "hành hạ" người kia mỗi tuần và cả cái cách hỏi nhau khi bắt đầu một cuộc hẹn: "Chiều thứ sáu này em rảnh không?". Thêm một thời gian nữa, họ bắt đầu thấy nhớ nhau và cần nhau nhiều hơn là ba cuộc hẹn mỗi tuần. Tony đã thích nghi được với việc san sẻ thời gian và áp lực cho một người luôn sẵn sàng lắng nghe cậu. Và cậu nhận thấy việc có cả bạn gái lẫn sự nghiệp không phải là điều quá khó. Vào tuần cuối cùng của tháng tư, Tony hẹn Joshy lần thứ tư trong một tuần. Hôm đó là một ngày tuyệt vời không kém ngày đẹp trời lúc họ quen nhau. Nhưng Joshy vẫn giữ nguyên quy tắc "mỗi người một tuần" của mình, cô chỉ điều chỉnh nó thành thỏa thuận. "Và tất nhiên người ta có thể vi phạm thỏa thuận trong những trường hợp có thể thương lượng được" - Joshy nháy mắt tinh nghịch khi cả hai đứng mút kem.

Ngày 14 tháng 6, Joshy đem đến cho Tony một hũ thủy tinh đựng đầy socôla với dòng chữ: "Be my valentine!". Joshy cười một nụ cười của nắng: "Những chuyện không vui đã khiên chúng ta xa nhau vào đúng ngày lễ Tình yêu. Em không muốn đợi đến năm sau mới đưa anh món quà này! Em yêu anh!" - Cô hôn Tony.

"Có một điều anh đã thắc mắc rất lâu!" - Tony nói sau khi qua phút ngất ngây - "Nếu ngày hôm đó em bốc phải lá thăm THE FIRST thì khi nào em sẽ hẹn anh?" Một nụ cười bí ẩn nở trên môi Joshy: "Thì đã bao giờ em không bốc phải là thăm THE FIRST đâu! Cả hai lá thăm đều là THE FIRST, em chỉ không cho anh nhìn thấy lá thăm của em thôi! Em muốn anh bắt đầu khi anh thật sự sẵn sàng. Còn em thì đã luôn sẵn sàng để chờ đợi anh!". Tony hỏi tiếp, cố giấu vẻ xúc động: "Nếu như anh không chơi trò đó với em, hoặc nếu như anh không hẹn lần thứ tư... nếu...". Nhưng hai ngón tay xinh xinh của Joshy đã đặt lên môi Tony để ngăn cậu nói tiếp. Cô nhẹ nhàng: "Đó là một bí mật! Khi đó, em sẽ tính cách khác nhưng em sẽ không nói anh nghe đâu!" Tony vòng tay ôm lấy cô. Cậu cũng không cần biết đến điều bí mật đó. Và sẽ chẳng bao giờ biết rằng Joshy chẳng có một dự tính nào cho những tình huống đó. Bởi cô tin là cả hai sẽ làm cho mọi việc tốt đẹp hơn.

Con người không ai là hoàn hảo. Không có gì bảo đảm rằng bạn sẽ tìm được một người theo đúng những gì bạn đã vẽ ra cho một nửa của mình. Nếu thật sự yêu thương và trân trọng ai đó, hãy làm cho họ hiểu và ở bên bạn. Dù có thành công hay thất bại, bạn cũng không có gì để hối tiếc vì đã không sống và yêu hết mình. Hãy cho những người yêu thương mình và chính mình một cơ hội. Đừng bỏ cuộc quá sớm khi mọi thứ vẫn còn có thể!

(st)​
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Một Bức Thư Tình
Tôi nhặt được một chiếc ví ở hè phố. Khi tôi mở ví với hy vọng tìm được manh mối nào đó về người làm rơi thì chỉ thấy 3 đôla và một bức thư nhàu nát. Phong bì đựng thư đã rách và thứ duy nhất còn đọc được là địa chỉ người gửi. Lá thư được viết năm 1944, tức là đã 60 năm về trước.
Bức thư được viết bằng nét chữ con gái, bắt đầu bằng: “Anh Michael thân yêu”. Đọc thư tôi biết cô gái đau khổ vì mẹ cô không cho cô gặp Michael nữa, nhưng cô vẫn rất yêu anh. Cô gái ký tên là Hannah.
Tôi gọi tổng đài thử tìm số điện thoại của địa chỉ trên bì thư. Cô tổng đài bảo tôi đọc địa chỉ , rồi nói:
-Có một số điện thoại ở địa chỉ đó, tôi sẽ gọi giúp anh xem họ có muốn liên lạc với anh không.
Tôi hồi hộp chờ cô nối máy.Một người phụ nữ trả lời máy. Tôi hỏi bà có biết ai tên Hannah không.
-Ôi-người phụ nữ ngạc nhiên-Chúng tôi mua lại ngôi nhà này của một gia đình, họ có con gái tên là Hannah…Nhưng đã 30 năm rồi…
-Chị có biết họ chuyển đi đâu không?-Tôi vội hỏi.
-Tôi chỉ nhớ là sau đó vài năm, cô Hannah phài đưa mẹ vào viện dưỡng lão…
Và người phụ nữ cho tôi tên viện dưỡng lão. Khi tôi gọi điện , một cô y tá nói rằng bà cụ đã mất, nhưng cô lại cho tôi số điện thoại của con gái bà cụ-Hannah. Một lần nữa tôi gọi điện. Nghe điện là một phụ nữ, cô ấy nói rằng bà Hannah đã vào viện dưỡng lão rồi. “Thật ngớ ngẩn”- “ Tại sao mình lại mất thời gian tìm chủ nhân cho một cái ví chỉ có 3 đôla và lá thư viết cách đây 60 năm cơ chứ?” Nhưng cuối cùng tôi vẫn gọi điện đến viện dưỡng lão, và một người đàn ông nghe điện nói: “Đúng là ở đây có một bà cụ tên Hannah”.
Lúc đó là 7h tối. Tôi hỏi liệu tôi có thể đến gặp bà cụ được không.
-Cũng được . Có lẽ bà cụ đang ngồi ở phòng xem TV.
Tôi lập tức lái xe đến viện dưỡng lão và bắt đầu thấy tò mò. Một y sỹ dẫn tôi lên tầng 3 gặp bà Hannah. Đó là một bà cụ tóc bạc trắng và nụ cười hiền hậu.
Tôi kể cho bà cụ nghe về chiếc ví và đưa bức thư ra. Ngay khi nhìn thấy bức thư, bà lặng đi , rồi thở dài:
-Con trai , lá thư này là lần cuối cùng tôi liên hệ với Michael.
Bà cụ cắn môi , đôi mắt đỏ lên:
-Chúng tôi đã rất yêu thương nhau. Nhưng lúc đó tôi còn quá trẻ và mẹ tôi cấm tuyệt đối. Michael Goldstein là một người tuyệt vời. Tôi vẫn thường nhớ tới ông ấy. Tôi đã không kết hôn.Vì không ai làm cho tôi quên được Michael…
Tôi tạm biệt bà Hannah. Khi tôi ra đến cổng, người bảo vệ hỏi:
-Đó có đúng là bà cụ mà cậu cần tìm không?
-Đúng , bây giờ tôi biết được cả họ tên chủ nhân chiếc ví rồi!
Tôi vừa nói vừa lấy cái ví cho người bảo vệ xem. Vừa nhìn thấy nó người bảo vệ thốt lên:
-Ôi , ví của ông Goldstein!Chỉ mỗi ông ấy còn dùng cái ví cổ lỗ sĩ này thôi!Mà lúc nào cũng làm rơi!Tôi đã nhặt được hộ ông ấy đến 3 lần rồi đấy!
-Ông Goldstein là ai?- Tôi hỏi , tay bắt đầu run lên vì hồi hộp.
-Một ông cụ sống trên tầng 8. Tôi cam đoan ông ấy lại làm rơi ví khi đi dạo.
Tôi nhanh chóng quay lại và nhờ cô y tá đưa lên tầng 8.
Trong phòng đọc sách ở tầng 8, một ông cụ đang đọc sách. Cô y tá lại gần và hỏi có phải ông lại làm rơi ví không. Ông cụ sờ vào túi và thốt lên:
-Ôi lại rơi mất thật rồi!
Tôi đưa cái ví cho ông Goldstein. Ông cụ thở phào:
-Đúng nó rồi ! Tôi phải trả ơn cậu mới được!
-Không cần đâu ạ! Nhưng cháu xin lỗi là đã đọc bức thư trong đó …Cháu chỉ định tìm xem ai rơi ví thôi.
Nụ cười của ông lập tức biến mất:
-Cậu đọc thư của tôi?
-Nhưng nhờ thế mà cháu tìm được bà Hannah-Tôi vội “lấy công chuột tội”.
Ông cụ mở to mắt:
-Hannah?Cậu gặp bà ở đâu?- Ông Goldstein nắm tay tôi- Tôi rất muốn gặp bà ấy. Kể từ khi không được gặp bà ấy nữa , cuộc sống của tôi như đã kết thúc vậy. Tôi thậm chí đã không kết hôn…
Tôi đưa ông Goldstein xuống tầng 3 – nơi bà Hannah ở.
Phòng xem TVchỉ còn một cái đèn nhỏ . Bà Hannah đang ngồi một mình.
-Bà Hannah-Cô y tá nhẹ nhàng- Bà có biết ông ấy không ?
Bà Hannah chỉnh lại kính , nhìn ông trong vài giây , im lặng.
-Hannah,- Ông Michael thì thầm – Michael đây mà !
Cả hai người như lặng đi. Và họ nắm tay nhau.
3 tuần sau , tôi nhận được thiệp mời dự đám cưới của ông Michael và bà Hannah.
Đó là một lễ cưới rất đẹp. Viện dưỡng lão dành cho họ một căn phòng riêng. Và nếu bạn muốn thấy một cô dâu 75 tuổi , một chú rể 79 tuổi mà vẫn yêu thương và chăm sóc nhau như “teenagers” thỉ bạn rất nên gặp họ.
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Ông Già Noel Có Thật Không?
Vào năm 1897, một bé gái ở New York tên là Virginia O’Hanlon đã viết thư cho tờ New York Sun để hỏi về ông già Noel.

Cô bé viết rằng:

Cháu được tám tuổi. Bạn cháu nhiều đứa nói rằng ông già Noel không có thực. Bố cháu thì bảo nên hỏi tờ báo Sun. Xin hãy cho cháubiết: ông già Noel có thực không?.

Câu hỏi của cô bé quan trọng đến nỗi ông chủ bút Francis P. Church phải đích thân trả lời. Ông viết:

Virginia, các bạn cháu nói không đúng. Những người như họ luôn hoài nghi mọi thứ. Họ chỉ tin vào những gì họ tận mắt nhìn thấy và hiểu được, mặc dù trí óc của họ nhỏ bé biết bao. Virginia à, trí tuệ của con người, dù là người lớn hay trẻ em, tất cả đều nhỏ bé. Trong vũ trụ vĩ đại mà chúng ta đang sống, nếu ta hình dung chân lý rộng lớn như là một không gian bao la, thì kiến thức của con người chỉ nhỏ nhoi bằng một con kiến mà thôi.

Vâng, Virginia, ông già Noel có thực.

Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại luôn hiện diện quanh ta, nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta được vui tươi và hạnh phúc. Nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta ảm đạm biết bao. Nếu không có những em bé như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Khi đó cuộc sống sẽ chẳng có những tâm hồn trẻ thơ, chẳng có thi ca, chẳng có lãng mạn. Con người chỉ là những cỗ máy khô khan. Ánh sáng niềm tin và hy vọng của trẻ em trên khắp thế giới cũng sẽ tiêu tan.

Nếu không tin có ông già Noel, cháu cũng sẽ chẳng tin vào những chuyện thần tiên. Cháu có thể nói với bố nhờ người canh cửa trong đêm Giáng sinh để bắt gặp bằng được ông già Noel, nhưng ngay cả nếu như không gặp được ông đi chăng nữa, thì cũng đâu chứng minh được điều gì? Chưa ai tận mắt gặp ông già Noel bằng xương bằng thịt cả, nhưng điều đó không có nghĩa là ông già Noel không có thực. Những điều chân thực nhất trong thế giới chúng ta là những điều mà trẻ em và người lớn đều không thể thấy được. Cháu có bao giờ nhìn thấy các nàng tiên nhảy múa trên thảm cỏ chưa? Dĩ nhiên có thể là chưa, nhưng đó đâu phải là bằng chứng để cho rằng không có chuyện đó. Không ai có thể hiểu và tưởng tượng được những điều kỳ diệu mà họ chưa từng thấy và không thể thấy được trong thế giới của chúng ta.

Cháu có thể dễ dàng đập vỡ một cái lúc lắc để tìm xem cái gì kêu lách cách bên trong, nhưng trên đời này có một thế giới kỳ diệu được bao phủ bởi một bức màn kiên cố mà không một sức mạnh nào của thế gian có thể xuyên qua được. Chỉ có bằng niềm tin và tình yêu chúng ta mới vén được bức màn và cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng bên trong. Những chuyện đó có thực không? Virginia à, đó là điều chân thực nhất trên thế gian này.

Ông già Noel không có thực ư? Nhờ Trời, ông vẫn sống, và sẽ sống mãi. Hàng nghìn năm sau Virginia à, mà không phải, hàng trăm nghìn năm sau, ông vẫn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những tâm hồn trẻ thơ trên khắp hành tinh này.

Chúc cháu Giáng sinh hạnh phúc...


Bài báo của Francis P. Church đã gây xúc động cho độc giả nên sau đó mỗi năm cứ đến mùa Giáng sinh, nó lại được đăng lại một cách trang trọng trên tờ New York Sun suốt cho đến năm 1950 khi tờ báo này đình bản.

Mỗi khi đông về, khi trẻ em khắp nơi vui đón Giáng sinh, người ta lại nhớ đến câu chuyện năm nào và quả thực không có câu trả lời nào hay hơn bài báo của năm 1897.
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Tôi đoán bạn sẽ rơi nước mắt khi đọc câu chuyện này !

Mẹ lạnh hơn con lúc này phải ko?

Vào 1 đêm Giánh sinh,1 thiếu fụ mang thai lần bước đến nhà 1 người bạn nhờ giúp đỡ.Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có 1 con mương sâu với cây cầu bắc ngang.Người thiếu fụ trẻ bỗng trượt chân chúi về fía trước,cơn đau đẻ wặn lên trong chị.Chị hiểu rằng mình ko thể đi xa hơn được nữa.Chị bò fía bên dưới cầu.

Đơn độc giữa những chân cầu,chị đã sinh ra 1 bé trai.Ko có gì ngoài nhữn chiếc áo bông dày đang mặc,chị lần lượt gỡ bỏ áo wần và wấn wanh mình đứa con bé xíu,vòng từng vòng giống nhứ 1 cái kén.Thế rồi tìm thấy được 1 miếng bao tải,chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.

Sáng hôm sau,1 người fụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu,chiếc xe bỗng chết máy.Bước ra khỏi xe và băng wa cầu,bà mẹ nghe 1 tiếng khóc yếu ớt bên dưới.Bà chui xuống cầu để tìm.Nơi đó bà nhìn thấy 1 đứa bé nhỏ xíu,đói lả nhưng vẫn còn ấm,còn người mẹ đã chết cóng.

Bà đem đứa bé về và nuôi dưỡng.Khi lớn lên,cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình.Vào 1 ngày lễ Giánh sinh,đó là sinh nhật lần thứ 12,cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp.Khi đến nơi,cậu bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện.Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ,cúi đầu và khóc.thế rồi cậu bắt đầu cởi wần áo.Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.

"Chắc là cậu sẽ ko cởi bỏ tất cả-bà mẹ nuôi nghĩ-Cậu sẽ lạnh cóng!".Song cậu bé đã tháo bỏ tât cả và đứng run rẩy.Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại.Bà mẹ nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này,phải ko mẹ?".Và cậu bé òa khóc.
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Người thợ xây cất
N gười thợ mộc già nọ làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất nọ. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.

Hãng xây cất cũng vô cùng luyến tiếc là sẽ thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị với ông cố gắng ở lại giúp hãng xây cất một căn nhà chót truớc khi thôi việc. ông ta nhận lời. Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây cất căn nhà với những vật liệu tầm thường kém chọn lọc miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.

Mấy tháng sau, khi căn nhà làm xong, ông đuợc ông chủ hãng mời tới, đưa cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói : “ông đã phục vụ rất tận tụy với hãng nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, hãng xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”

Thật là bàng hoàng. Nếu người thợ mộc biết là xây cất căn nhà cho chính mình thì ông ta đã làm việc cẩn thận và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông tự biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà chỉ có riêng ông biết là kém phẩm chất.
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Vì nó là bạn cháu

Tác giả: John Mansur


Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không biết điều đó có thật hay không nhưng tôi biết có nhiều điều kì lạ hơn như thế đã xảy ra ở đất nước này.

Cho dù đã được định trước, những khối bêtông vẫn rơi xuống trại trẻ mồ côi trong một ngôi làng nhỏ. Một, hai đứa trẻ chết ngay lập tức. Rất nhiều em khác bị thương, trong đó có một bé gái khoảng tám tuổi.

Dân làng liên lạc với quân đội Hoa Kỳ yêu cầu giúp đỡ về mặt y tế. Cuối cùng, một bác sĩ và một y tá người Mỹ mang dụng cụ đến. Họ nói rằng bé gái bị thương rất nặng, nếu không xử lí kịp thời nó sẽ chết vì mất máu.

Phải truyền máu ngay, một cuộc thử nghiệm nhanh cho thấy không ai trong số hai người Mỹ có cùng nhóm máu đó, nhưng đại đa số các đứa trẻ trong trại trẻ mô côi lại có.

Người bác sĩ biết vài tiếng Việt lơ lớ, còn cô y tá thì biết chút tiếng Pháp lõm bõm. Họ kết hợp với nhau và dùng điệu bộ, cử chỉ để giải thích cho bọn trẻ đang sợ hãi rằng nếu không kịp thời truyền máu cho bé gái thì chắc chắn nó sẽ chết. Vì vậy họ hỏi có em nào tình nguyện cho máu không.

Ðáp lại lời yêu cầu là sự im lặng cùng với những đôi mắt mở to. Một vài giây trôi qua, một cánh tay chậm chạp, run rẩy giơ lên, hạ xuống, rồi lại giơ lên.

"Ồ, cảm ơn, cháu tên là gì?" - cô y tá hỏi bằng tiếng Pháp.

"Hân ạ!" - cậu bé trả lời.

Họ nhanh chóng đặt Hân lên cáng, xoa cồn lên cách tay và cho kim vào tĩnh mạch. Hân nằm im không nói một lời nào.

Một lát sau, cậu bé nấc lên nhưng lại nhanh chóng lấy cánh tay còn lại che mặt. Người bác sĩ hỏi: "Có đau lắm không Hân?". Hân lắc đầu nhưng chỉ vài giây sau lại có vài tiếng nấc. Một lần nữa cậu bé cố chứng tỏ là mình không khóc. Bác sĩ hỏi kim có làm cho cậu đau không, nhưng cậu bé lại lắc đầu.

Bây giờ thì những tiếng nấc cách quãng nhường chỗ cho tiếng khóc thầm, đều đều. Mắt nhắm nghiền lại, cậu bé đặt nguyên cả nắm tay vào miệng để ngăn không cho những tiếng nấc thoát ra.

Các nhân viên y tế tỏ ra lo lắng. Rõ ràng là có điều gì không ổn rồi. Vừa lúc đó có một y tá người Việt đến. Thấy rõ vẻ căng thẳng trên gương mặt cậu bé, chị nhanh chóng nói chuyện với nó, nghe nó hỏi và trả lời bằng một giọng hết sức dịu dàng.

Sau một lúc, cậu bé ngừng khóc và nhìn chị y tá bằng ánh mắt hoài nghi. Chị y tá gật đầu. Cậu ta nhanh chóng trở nên nhẹ nhõm.

Chị y tá khẽ giải thích với những người Mỹ: "Cậu bé cứ nghĩ là mình sắp chết. Nó hiểu nhầm. Nó nghĩ các vị bảo nó cho hết máu để cứu sống cô bé kia".

"Thế tại sao nó lại tự nguyện cho máu?" - người y tá lục quân hỏi.

Chị y tá người Việt hỏi lại cậu bé và nhận được câu trả lời hết sức đơn giản: "Vì nó là bạn cháu ".
:x
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Câu chuyện về những hòn bi
Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé xuẩn ngốc kia có được một túi đầy những viên bi đẹp tuyệt vời. Lúc này ''xuẩn ngốc'' rất tự đắc về những viên bi đó. Thật thế, “xuẩn ngốc” luôn nghĩ về nghĩ hòn bi đó nhưng lại không lấy nó ra chơi hay chia sẻ niềm vui có được những viên bi tuyệt đẹp đó với chúng bạn.

“Xuẩn ngốc” ngày ngày lôi những viên bi đó ra khỏi túi, ngồi đếm đi đếm lại, ngắm nghía rồi lại cất vào túi. Rốt cuộc, những viên bi đó chẳng bao giờ được sử dụng như công dụng vốn có của nó là dùng để chơi đùa với chúng bạn. Lúc nào “xuẩn ngốc” cũng kè kè túi bi bên mình.

Gần đấy có một cậu bé khôn ngoan, “khôn ngoan” ước ao có được một túi đựng đầy những viên bi. Chính vì thế nên “khôn ngoan” đã cố gắng làm việc thật chăm chỉ để kiếm tiền, và đầu tiên “khôn ngoan” mua một chiếc túi thật đẹp dùng để đựng những hòn bi. Ngay cả khi chưa dành dụm đủ tiền để mua bất kỳ một viên bi nào, “khôn ngoan” vẫn tin tưởng rằng mình sẽ có được một túi đầy những bi. “Khôn ngoan” giữ gìn cái túi thật cẩn thận và mơ rằng một ngày nào đó nó sẽ đầy những viên bi và cậu có thể đem ra chơi cùng chúng bạn.

Còn “xuẩn ngốc” thì ngày càng cảm thấy chán với công việc đếm bi nên không thèm ngó ngàng gì đến chiếc túi đựng bi của mình nữa. Rồi cũng đến một ngày chiếc túi bị thủng một lỗ dưới đáy mà “xuẩn ngốc” không hay biết. Thế là, ngày qua ngày một cách lặng lẽ những viên bi cứ rơi ra khỏi túi bi của “xuẩn ngốc”, từng viên, từng viên một.

Những viên bi bị rơi ra khỏi túi của “xuẩn ngốc” nằm lăn lóc trên mặt đất chẳng bao lâu được “khôn ngoan” tìm thấy. “Khôn ngoan” mừng rỡ nhặt chúng lên và cho vào cái túi đã dành sẵn. Chẳng mấy chốc, túi bi của “khôn ngoan” đầy lên và dĩ nhiên túi bi của “xuẩn ngốc” vơi đi.

Bây giờ thì khôn ngoan có thể lấy những viên bi đó và gọi chúng bạn đến cùng chia sẻ niềm vui được chơi bi. Và cậu cũng không quên giữ gìn túi bi một cách cẩn thận. Còn “xuẩn ngốc” tội nghiệp bởi vì quá ích kỉ và bất cẩn nên đã đánh rơi tất cả số bi của mình. Cuối cùng phải quăng luôn cả cái túi.
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Triết lý của số 1

Bạn có nghĩ rằng số 1 là nhỏ bé? Hãy khám phá những điều bất ngờ của con số đầy ý nghĩa này!


• Ai cũng chỉ có một mẹ, mẹ là người cho con tình yêu mãi mãi. Mẹ cho con tất cả, vô điều kiện. Mẹ là tài sản quý giá nhất mà con có được ngay từ khi mới sinh ra.

• Mỗi người chỉ có một trái tim để giữ nó trong sạch. Trái tim hoàn hảo nhất là trái tim đã chia sẻ tình yêu thương nhiều nhất.

• Mỗi cuộc đời có thể trải qua nhiều mối tình, mối tình đầu khó quên nhất, nhưng mối tình cuối mới là mối tình đẹp nhất.

• Một người yêu đúng nghĩa là người mà trái tim họ có thể sưởi ấm khi giá lạnh nhất.

• Hãy tin vào tình yêu, luôn có một ai đó dành cho một ai đó.

• Một người bạn chân thành đủ khiến ta bình tĩnh, tự tin và an tâm dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã hay nguy hiểm nhất. Đó là món quà quý báu đặc biệt của cuộc sống.

• Một ánh nhìn ấm áp, nói được nhiều hơn những điều vô vị.

• Một nụ cười có thể làm nên những điều kì diệu.

• Ai cũng có ít nhất một khả năng hơn người, chẳng qua là họ chưa thấy được để nhìn nhận khả năng mới của họ mà thôi.

• Mỗi người chỉ có một cái miệng để cẩn thận khi dùng lời nói, để không làm nó ''dơ bẩn'' và không làm tổn hại đến người khác.

• Một cuốn sách có thể làm thay đổi con người. Cuốn sách với nội dung xấu xa đủ làm hư hỏng người đọc, nhưng không ai thành công với chỉ một cuốn sách hay.

• Một lần ăn cắp thì mãi là kẻ cắp.

• Một người không có gì ngoài gia tài kếch xù thì không bằng một người nghèo khổ mà có tri thức, sáng tạo, kinh nghiệm và lý tưởng.

• Một đồng tự lao động được quý giá hơn nhiều so với hàng ngàn đồng nhặt được hay làm việc bất chính mà có.

• Ai cũng chỉ có một cuộc sống để làm việc và yêu thương hết mình.

• Chuỗi ngày quá khứ đã qua, tương lai rộng mở nhiều bất ngờ. Ta chỉ có một hiện tại để sống và để tận hưởng từng phút từng giây.

• Có nhiều cơ hội chỉ đến một lần trong đời.

• Với thế giới, bạn chỉ là một ai đó, nhưng có thể với một ai đó, bạn là cả một thế giới.

Vì vậy, ngay khi đọc xong những dòng này, bạn hãy làm ngay một việc gì đó có ích cho cuộc sống, nhé!
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Tài hùng biện của im lặng

Cha tôi có một thói quen không bao giờ thay đổi mỗi khi ông ấy đi làm về khuya, lúc tất cả chúng tôi đều đã đi ngủ, ấy là ngồi trước bậc thềm đọc báo và đốt thuốc. Cuộc sống nghiêm túc và có phần nghi thức quá mức của ông là một câu hỏi khó hiểu đối với bọn trẻ chúng tôi.

Tôi rất muốn chơi đùa với cha. Nếu không được thế thì một chút quan tâm của ông thôi cũng đủ. Thế nhưng điều đó thật khó, bởi ông rất hiếm khi ở nhà. Vào những ngày cuối tuần, ông lại hay cau có và rất dễ nổi cáu. Và vì thế, anh em chúng tôi đã học cách để cha một mình.

Một cô bé 12 tuổi như tôi có quyền được đòi hỏi những cử chỉ yêu thương từ người cha chứ !

Một hôm, tôi quyết định bắt chuyện với cha. Tôi nghĩ ra một cách mà tôi cho là đơn giản và dễ "tiếp cận" ông nhất, ấy là để một lời nhắn bên cạnh tờ báo của ông. May mắn thay, cũng thời gian đó, tôi nhận được giấy khen cho kết quả học tập xuất sắc từ trường học của mình. Tôi biết cha sẽ rất tự hào về kết quả học tập này của tôi.

Thế là ngay tối hôm đó, với một vẻ háo hức, tôi đã đặt bên cạnh tờ báo của ông tấm giấy khen của mình cùng với lời nhắn: "Bố thân yêu, con nghĩ bố muốn xem cái này".

Cha tôi qua đời đã 15 năm. Nhưng tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác tự hào và vui sướng khi đọc mảnh giấy ghi câu trả lời của cha: "Giỏi lắm". Sau này, khi có điều gì cần nói với cha, tôi lại để cho ông một lời nhắn, và nhận câu trả lời vào sáng hôm sau. Cha không bao giờ làm tôi thất vọng mặc dầu ông hiếm khi viết nhiều hơn vài từ. Và như thế cũng đủ. Tôi biết ông đã và sẽ vẫn quan tâm đến tôi.

Cha tôi đã giúp tôi hiểu ra một điều, rằng đôi khi, có những cảm xúc mãnh liệt đến nỗi ta không thể thốt ra bằng lời; rằng có một sự tương quan nhỏ giữa lời nói và cảm xúc. Khi tâm hồn hay cảm xúc không hiện hữu, phải chăng đó là lúc nhẹ nhàng hơn cho ta khi muốn tìm lời thích hợp.

Cha tôi, một người ít nói, đã dạy tôi về tài hùng biện của im lặng
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Gai của hoa hồng


"Ông đúng là ông già khó chịu!", Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏi phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã làm việc hơn một năm nay.
Bệnh nhân mới này ở đây được khoảng hai tuần và ông ta làm cho cuộc sống của tất cả các y tá trở thành địa ngục. Ông ta chửi rủa, quát, đá tất cả những ai lại gần ông ta. Đó là còn chưa kể việc ông ta cố tình đổ thừa ăn ra giường để y tá phải đến dọn, và để ông ta có thể nguyền rủa thêm. Becky không nghĩ là ông ta có người thân vì chẳng có ai đến thăm ông, ít nhất là trong khoảng thời gian cô phải chăm sóc ông ta.
Một hôm, một tổ chức phụ nữ đến thăm bệnh viện. Họ hát và đem hoa hồng đến, tặng mỗi bệnh nhân một bông hoa đỏ thắm. Ông già khó tính nhìn bông hoa được cắm tử tế trong lọ thủy tinh trên bàn, lấy mu bàn tay gạt cái lọ. Cái lọ rơi xuống, vỡ tan tành. Mọi người chỉ đứng nhìn ông ta vẻ kỳ lạ. Ông trở mình quay mặt vào tường xoay lưng lại những người từ tổ chức phụ nữ đến thăm. Một người bắt đầu dọn những mảnh vụn của cái lọ. Becky nhặt bông hoa lên, cắm nó vào một cái cốc nhựa và đặt lên tủ đầu giường của bệnh nhân già kia.
Khi người của tổ chức phụ nữ đã đi về, Becky quay lại phòng ông bệnh nhân khó chịu, cầm bông hoa hồng và ngắt từng cánh một, ném vào thùng rác bên cạnh. Ông già nhìn thẳng cô y tá, cho đến khi cô ngắt đến cánh cuối cùng. Còn lại cuống hoa, cô cắm trả lại cốc nhựa. Vừa khi cô định quay đi thì ông bệnh nhân già làu bàu:
- Sao cô lại làm thế?
- Tôi chỉ muốn ông thấy những gì ông đã làm? – Becky đáp – Ông đã phá vỡ những mối quan tâm của chúng tôi với ông như là ngắt bỏ từng cánh hoa một, kể từ khi ông đến đây.
Rồi Becky đi ra.
Sáng hôm sau, khi đến bệnh viện thì các bác sĩ bảo Becky đến dọn phòng ông bệnh nhân già. Ông đã mất vào đêm hôm trước. Khi Becky thu khăn trải giường đi giặt, cô nhìn thấy bông hoa hồng vẫn còn nguyên vẹn trong cái cốc nhựa. Những cánh hoa đã được đính vào cuống hoa bằng băng dính một cách vụng về.
Becky cũng thấy ở dưới gối của ông lão có một quyển Kinh thánh. Khi cô nhấc quyển sách lên, trong đó rơi ra một tờ giấy, có ghi: "Không phải tôi muốn mọi người ghét tôi. Tôi chỉ không muốn tất cả mọi người sẽ quên tôi. Tôi đã là một đứa trẻ mồ côi và tôi chẳng bao giờ có một người thân."
Là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, Becky hiểu rằng người bệnh nhân già đó không phải là một ông lão khó chịu. Chỉ vì không có ai trên thế giới này quan tâm đến ông ấy. Vì ông thấy mọi người đều quên ông ấy, ngay cả khi ông ấy vẫn còn sống. Và tất cả những gì ông lão muốn chỉ là có ai đó nhớ tới ông ấy.
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

:x Chiếc băng gạc cho trái tim vỡ :x​


- Mẹ, mẹ đang làm gì thế? - Cô bé Susie chỉ mới 6 tuổi hỏi mẹ.

- Mẹ đang nấu món thịt hầm cho cô Smith hàng xóm

- Vì sao ạ? - Susie thắc mắc

- Vì cô Smith đang rất buồn con ạ. Con gái cô ấy vừa qua đời và trái tim cô ấy đang tan nát. Chúng ta sẽ chăm sóc cô ấy một thời gian. - bà mẹ dịu dàng trả lời.

- Tại sao lại thế hả mẹ? - Susie vẫn chưa hiểu

- Thế này nhé con yêu, khi một người rất buồn, họ sẽ không thể làm tốt ngay cả những việc rất nhỏ như nấu bữa tối hay một số việc vặt khác. Vì chúng ta cùng sống trong một khu phố và cô Smith là hàng xóm của gia đình mình, chúng ta cần phải giúp đỡ cô ấy. Cô Smith sẽ không bao giờ còn có thể nói chuyện, ôm hôn con gái cô ấy hoặc làm bất cứ điều gì thú vị mà mẹ và con có thể làm cùng nhau. Con là một cô bé thông minh, Susie. Có thể con sẽ nghĩ ra cách nào đó để giúp đỡ cô ấy.


Susie suy nghĩ rất nhiêm túc về những điều mẹ nói và cố gắng tìm cách góp phần giúp đỡ cô Smith. Vài phút sau, Susie đã ở trước cửa nhà cô Smith. rụt rè bấm chuông. Mất một lúc lâu cô Smith mới ra mở cửa: "Chào Susie, cháu cần gì?". Susie cảm thấy giọng cô Smith rất nhỏ, khuôn mặt cô trông rất buồn rầu, như thể cô vừa khóc vì mắt cô hãy còn đỏ mọng nước.


"Mẹ cháu nói con gái của cô vừa qua đời và cô đang rất buồn vì tim cô bị thương - Susie e dè xoè tay ra. Trong lòng bàn tay của cô bé là một chiếc băng gạc cá nhân- Cái này để băng cho trái tim cô ạ". Như để chắc chắn Susie nói thêm: "Cháu đã dùng vài lần và nó rất tốt". Cô Smith há miệng kinh ngạc, cố gắng không bật khóc. Cô xúc động quỳ xuống ôm chặt Susie, nghẹn ngào qua làn nước mắt: "Cám ơn, cháu yêu quý, nó sẽ giúp cô rất nhiều".
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Câu chuyện bát mì

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì".Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.


o0o​

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một… bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?
- Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá!
- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì”
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !”
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
Lại một năm nữa trôi qua.
 

chuabietgi

Member
Xin dừng lại để suy ngẫm !

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
“Việc này có ý nghĩa như thế nào?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
- Các vị… các vị là…
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
-Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.

o O o

Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng : "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt." Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

Không biết có ai trong số mọi người rơi nước mắt về câu chuyện này không. Nhưng chuabietgi thì đã thật sự rung động trước câu chuyện nhỏ này, không rơi nước mắt nhưng cũng cảm thấy phấn chấn ... thôi ... đi ăn mì !
 

chuabietgi

Member
tuy là vậy... Nhưng cũng mong mọi người vào đọc và tìm được câu truyện cho riêng mình ... Đọc tựa đề ... thích truyện nào thì đọc
Chuabietgi đã chọn lọc nên đảm bảo mọi người ko phải thất vọng khi bỏ chút thời gian ra đọc !
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top