Dành cho những ai học/thích Y - Dược hoặc Sinh!!

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
@ Chị Ngọc Anh:
Hì, chị nhìn lý lịch của em là biết mà chị ;) Hồi ở CVA em học khối A, còn bây h học Dược, nên có lẽ là em cần phải trả lời được thui... :>>
Chuyện kiểm tra có thai bằng cách này bây giờ em mới được biết... Nhưng mà nghĩ cũng khổ thân con cóc đó thật... :D
Nhưng chị có biết bắt đầu từ khi nào thử thì biết chính xác không chị (nghĩa là bắt đầu từ ngày thứ bao nhiêu của quá trình mang thai thì sẽ có phản ứng positive ý)?

@ Em Hồng:
Hm... Thế câu trả lời của em là gì thế? :D :D
(chị lười nghĩ rùi :D )
 

Ngoc Anh

Member
Chị không nhớ rõ lắm nhưng hình như là sau 20 ngày tính theo chu kỳ kinh (hí hí vì chị bỏ 7 năm rồi mà :D ), thường thì bắt mạch chuẩn đoán cũng phải gần 2 tháng mới được nhưng mà không chắc chắn vì mạch tượng mỗi người khác nhau, ngoài ra có người khí huyết ứ trệ thì cũng giống như có thai, vả lại không phải cùng nào và người nào cũng thử thế này đâu.
Với lại thầy lang dùng cóc làm thuốc từ lâu rồi mà, có thể cho trẻ ăn thịt cóc để chữa còi xương, dùng xương da và gân nấu cao làm thuốc chữa mụn, chỉ mỗi cái vụ thử thách này là chị không biết thôi :D
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
À, nếu làm theo cách đấy thì em cũng biết chị ạ, nhưng đây là em đang hỏi cho trường hợp kiểm tra bằng da cóc cơ... :D
Bây giờ còn có nhiều kiểu thử thai sớm và chính xác hơn nhiều chứ chị... Chứ cứ đợi bắt mạch, 2 tháng sau mới biết thì........ :D
Còn cóc chữa được nhiều bệnh thì em thấy cả người Châu Âu cũng áp dụng chị ạ... Bây giờ đang có chương trình nghiên cứu nọc độc cóc và cóc đấy, nghiên cứu xong chắc là sẽ còn chữa được nhiều bệnh hơn nữa...

@ Em Hồng:
Trả lời đi em, chị sốt ruột quá rồi... :D
 

Ngoc Anh

Member
Em oi sách Sinh chị vứt từ lâu rồi, nhưng đúng như em nói là do có amin trong nước tiểu của người phụ nữ nên da cóc có phản ứng là đổi mầu, nhưng em nên nhớ là đây là phương pháp cổ chứ còn thử như em nói thì là hiện đại.
Ngày xưa thì phải thấy tắt kinh 1-2 lần mới biết có thai chứ các cụ có biết thử thách như chúng ta đâu, mà chị cũng giải thích đây là cách thử khác do các cụ sợ bắt mạch không được chính xác đấy mà.
Mới lại ở nước ta thì làm gì có chuyện biết sớm hay muôn để mà giải quyết hậu quả đâu, có thai là đẻ thôi. Có ông Lang nào dám cho thuốc ra thai đâu, thất đức lắm. Chị đọc sách chỉ thấy có người hoa mới làm thế thôi, chứ người Việt mình không thế đâu
À mà chị có hiểu đúng ý em không nhỉ
 
chị Hà said:
Trả lời đi em, chị sốt ruột quá rồi... :D
Hihi...Chị cứ từ từ nào...Đâu sẽ có đó mà ;)
Hmmm...Nào...Bây h sẽ là kết quả của trò chơi giải trí với...Sinh học kì vừa rùi :cool: :D \:D/
Thực ra thì, sự cảm nhận của da ở TH này, sẽ phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít của calories bị rút khỏi hoặc mang lại bởi vật tiếp xúc với da... :>> :)
Hix...Mà đến bi h em vẫn ko hỉu...Phải thử thai = da cóc làm rì cho mất công :( Nếu có thai thì đằng nào cũng sẽ...thui mà I-)
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
@ Chị Ngọc Anh:
Chị ơi, trong nước tiểu của ai mà chẳng có amin hả chị... Ý em nói là da cóc có những chất độc có liên kết amin, amin này phản ứng với hoóc môn mới được tạo ra khi người phụ nữ có thai... Nhưng trong từng thời kỳ mà nước tiểu của người phụ nữ (mang thai) có hoóc môn nào, thế cho nên em mới hỏi chị có biết bắt đầu từ giai đoạn nào thì áp dụng được kiểu thử với da cóc không?

Còn ý em nói là biết sớm chuyện mang thai thì chỉ để chú ý hơn trong việc làm, ăn uống thôi, chứ em đâu có ý "giải quyết" thế kia đâu... :D


@ Em Hồng:
Hm... Câu trả lời của em chị vẫn còn có thắc mắc... Trong nước, cơ thể cần nhiều calori hơn thì chị công nhận. Nhưng chạm vào gỗ với chạm vào sắt thì có khác gì nhau về số năng lượng bị mất đi đâu em???
 

Ngoc Anh

Member
Ô hay, chị biết đâu.
Chị mà biết rõ ràng thế thì đã không ngồi đây, mà các em có khi còn phải đến xin chữ ký nữa ấy chứ :D
Đấy là chuyên ngành của em thì em giải thích đi
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
@ Chị Ngọc Anh:
Úi, chị hiểu sai em rồi :D
Em mà biết câu trả lời của câu hỏi em hỏi chị thì em đâu phải đi hỏi chị nữa :D
Có thể tra sách thì ra chị ạ... Phải tra xem trên da cóc có chất độc gì, cấu tạo chất độc chính xác như thế nào, rồi tra xem nước tiểu của phụ nữ có thai có những thành phần gì, có thay đổi thế nào trong chu kỳ mang thai, rồi mình mới xem xem 2 chất này có thể tác dụng với nhau từ khi nào, v.v... Nói chung là cũng khá rắc rối và khó nữa... Nó có thể là cả 1 đề tài nghiên cứu, hihi. Chị bảo em giải thích làm sao được cơ chứ :D

@ Em Hồng:
Em ơi, em giải thích hộ chị thắc mắc của chị đi...
 

Ngoc Anh

Member
Chị cũng nghĩ như em, nhưng mà câu này chỉ để hỏi HS cấp 3 thôi mà, nên ko cần trả lời kĩ thế, trong sách lớp 12 chỉ viết mỗi dòng thôi: Có phản ứng đổi màu
Vì hs cấp 3 thì có biết nhiều làm gì đâu.
Chị lại ko chuyên sinh, giờ toàn làm máy tính nên chẳng nhớ gì nữa :D
Chỉ akay vì hồi đó có mỗi câu mà không nhớ được thôi
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
em Huyền said:
cho em hỏi 1 câu: tại sao Lá lại có màu xanh ạ?
kĩ hơn nữa tại sao diệp lục có màu xanh?
Theo chị nghĩ thì do tố chất của diệp lục thôi... So với các màu thì màu xanh hấp thụ được ánh sáng mặt trời tốt và ở mức độ vừa phải...
Những cây hay mọc ở những nơi thiếu ánh sáng thì lá chuyển sang màu đỏ tía hoặc xanh tím (xanh "blue" ý) để hấp thụ được ánh sáng tốt hơn...
 

pizgy

Member
ủa
em tưởng là diệp lục hấp thụ ánh sáng mặt trời
và có 2 trường hợp xảy ra(theo thày em bảo):
1. ánh sáng xuyên qua
2.ánh sáng ko xuyên qua và phản xạ trở lại mắt của ta

thì mỗi 1 sắc tố lại được lá cây chuyển hóa thành 1 chất khác nhau
riêng màu xanh do ko được chuyển hóa thành các chất khác nên phản xạ trở lại mắt ta
nên ta có thể nhìn thấy màu xanh :-?
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Hm... Ý em nói "mỗi 1 sắc tố lại được lá cây chuyển hóa thành 1 chất khác nhau" là sao? "Chất khác nhau" đó là những chất gì?? (em có thể hỏi Thầy thêm được không??)

Thế còn với những cây có lá màu đỏ tía hay tím hay xanh tím than thì sao???
 

pizgy

Member
đó là do cây đó ko hấp thụ hoàn toàn chất do lá chuyển hóa nên phản xạ trở lại mắt mình
đấy là do thày em suy luận thế, em thấy cũng đúng
 

bee2a

New Member
pizgy said:
đó là do cây đó ko hấp thụ hoàn toàn chất do lá chuyển hóa nên phản xạ trở lại mắt mình
đấy là do thày em suy luận thế, em thấy cũng đúng

Thực ra thì chị thấy là hầu hết các loại lá có màu xanh và hấp thụ tia màu xanh qua diêp lục, về sau em học cao hơn thì nó sẽ bảo là trong quá trình quang hợp nó tạo ra 36-38 ATP,
Nhưng có những lá có màu tím, màu đỏ thì nó hấp thụ chính anh sáng đó và 1 phần tia sáng xanh để tạo nên quá trình quang hợp, chứ ko nhất thiết là phải là màu xanh.
Cái này chị ko chắc lắm, học từ năm ngoái mà quên.
 

ngothutra

Member
little_mushroom said:
:( Buồn nhỉ...Hì, thía cho em hỏi ko bít trong diễn đàn đã có ai xem phim "Means girls" của Lindsay Lohan chưa? :cool: Một đứa bạn em trả lời đc đúng 1 bộ phận...Hỏi nó tại sao lại bít thì nó bảo do xem phim đó :eek: :>>
Ah...Mà các bộ phận nhạy cảm nhất với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường là :ngực, hai cánh mũi, gò má và mu bàn tay :)
;) Nhân tiện cho em hỏi thêm 1 câu hỏi nữa. Ko bít lần này có ai trả lời ko đây :mad:...Con ng có khả năng cảm nhận khá chính xác về sự thay đổi về nhiệt độ. Vậy tại sao ng ta thấy nc ở 18 độ C rất lạnh mà với môi trường ở cùng nhiệt độ này thì lại...ko có cảm giác rì? :9 Cũng như thía đối với sắt và gỗ. Ta sẽ luôn thấy sắt (chất lượng tốt) lạnh hơn gỗ (mặc dù trong TH chúng đều có cùng nhiệt độ)
hi hi hi vẫn có người trả lời được đây. Con người cảm thấy lạnh hay không là do sự truyền nhiệt giữa cơ thể và môi trường. Nếu nhiệt lượng truyền trong cơ thể ra ngoài môi trường nhiều thì ta cảm thấy lạnh, còn nếu nhiệt lượng truyền ra ít thì ta cảm thấy mát... tùy theo cảm giác mà thôi. Còn nhiệt lượng truyền ra ít hay nhiều thì lại phụ thuộc vào môi trường bên ngoài dẫn nhiệt tốt hay kém. Ví dụ sắt truyền nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào sắt ta cảm thấy lạnh hơn sờ vào gỗ lol: Cứ giải thích tương tự như vậy với nước và không khí thui :?
 
Đia chỉ Web ngành Y đây ! IEm nào là y tá tường lai hay cần Online thì... !

Nhất là em Trà nhá :
Web về ngành y của nước ngoài hay đây: Biết đâu mai này có người ở đây lại là cô y ta thật sự . Khi đó thì báo tin vui cho anh nha, Đừng quên nhé:


1: http://www.medicinenet.com
Cung cấp lý thuyết & kinh nghiệm lâm sàng của tất cả các loại bệnh nè. Bao gồm rất nhiều mục VD: triệu chứng, cận lâm sàng, chẩn đoán , điều trị, từ điển thuật ngữ y khoa, giải đáp thắc mắc. Và những văn bản hành chính liên quan đển y tế Mỹ.

2: http://www.medlineplus.gov
Cung cấp 650 chuyên đề về sức khoẻ bệnh tật, các bộ sách y khoa, từ điển,các công trình nghiên cứu khoa học. Thông tin y học cập nhật hàng ngày. Va còn giới thiệu các Link đến trang y khoa khác.

3: http://www.mdchoice.com
Cung cấp lý thuyết hình ảnh bài tập chuyên đề cận lâm sàng XQ, điện tâm đồ, siêu âm, Citi Scans, đặc biệt hơn nữa là có thể học trực tuyến, xem các KQ và trả lời

4: http://www.reutershealth.com
Kênh thông tin về y tế nổi tiếng thế giới của Reuters. Ở đây có thể cập nhật những thông tin mới nhất liên quan về ngành : Phương pháp mới, dụng cụ mới...

5: http://www.medicalstudent.com
Đây là Web Site rât hữu ích đối với SV Y Khoa: Tại đây cung cấp Free những bài giảng của các môn ngành y: Giải phẫu , sinh lý bệnh, di truyền, sinh hóa, bệnh học , cận lâm sàng, điều trị....

Dưới đây là một số trang khác:
1: http://www.medicalprogress.com
2: http://www.jpog.com
3: http://www.idealibrary.com
4: http://www.medimedia-sia.com
5: http://www.singaporemedicine.com
6: http://www.ch.nus.sg
7: http://www.betterhealth.vic.gov.au
8: http://www.monash.edu.au
9: http://www.emedicine.com

10: http://www.jcojournal.org
11: http://www.interscience.wiley.com
12: http://www.nml.nih.gov
13: http://www.oncology.com
14: http://www.niddk.nih.gov
15: http://www.gatro.org
16: http://www.medscape.com
17: http://www.medstudents.ucsf.edu
18: http://www.liv.ac.uk
19: http://www.sciencedirect.com
20: http://www.planetfunds.com
21: http://www.familyprac-tice.com
22: http://www.med.stanford.edu
23: http://www.freemedicaljounals.com
24: http://www.kidneyat-las.org
25: http://www.news-medical.net
26: http://www.health.excite.com
27: http://www.webmd.com
28: http://www.healthatoz.com
29: http://www.mediconsult.com
30: http://www.familydoctor.org
31: http://www.healthfinder.gov

Good Luck ! Nếu những thông tin này giúp được ai đó, hay liên quan tới công việc của cô y tá CVA nào trong tương lai thì anh rất vui ! Khì
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top