scorpions8430
Member
Lại thêm 1 bài nữa về tình yêu chỉ vì vật chất để cảnh tỉnh :
Khi giá trị vật chất đặt trên tình yêu chân chính
“Thôi anh im đi…anh đừng nói nữa. Ngày ấy nếu tôi không có xe máy, không có căn nhà của bố mẹ tôi cho, chắc gì anh đã lấy tôi. Thì ra anh chỉ ham vật chất tiền bạc. Tôi đã lầm, tôi đã lầm”. Hoa tức tưởi úp mặt vào chiếc gối cưới còn thơm mùi vải mới.
Cứ tưởng Trần và Hoa sẽ hạnh phúc, sung sướng bên nhau, bởi họ chẳng thiếu thứ gì. Căn nhà đẹp và chiếc xe máy đời mới mà bố mẹ Hoa tặng cho con gái và chàng rể trước ngày cưới. Thế nhưng có ai biết được chữ “ngờ”.
Trước khi lấy Hoa làm vợ, Trần đã dầy công “đi tìm cái nửa của mình” sao cho thoả mãn nhu cầu vật chất là được. Bởi chàng trai tỉnh lẻ tận Tiền Giang lên thành phố du lịch học tập và sinh sống nuôi ước mộng lấy được vợ giàu để có nơi trông cậy. Nhờ có mã đẹp trai mà bao cô gái “nhẹ dạ cả tin” đã bị Trần cho “khóc” khi biết yêu mà chỉ có hai bàn tay trắng.
Và khi “yêu” Hoa, Trần đã cố giấu “cái đuôi” của mình để cho “xuôi dòng bén giọt”. Thích là thích cái xe máy và căn nhà của bố Hoa, chứ thực tình Trần không thích cái tính kiêu kỳ của Hoa lúc nào cũng kênh kiệu sành điệu khoe mình con nhà giàu có chịu chơi. Còn Hoa cứ tưởng “mình là nhất” “anh ấy yêu mình sái cổ, nhà mình giàu có khối chàng bám theo”. Nhưng có ngờ đâu,cái anh chàng đẹp trai “chân chất quê mùa ấy” tham tiền tài chứ không ham tình.
Trước lễ đính hôn, bố mẹ Hoa gọi hai con trao chìa khoá nhà và xe, chúc hai con bên nhau hạnh phúc vững bền, nhưng mới chỉ được hai tuần sau cưới, họ đã “Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Hoa thì bô bô nói gần nói xa “anh là chuột sa chĩnh gạo” còn Trần cũng không kém “chuông khánh chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”, “đã xấu còn hay lắm lời”. Rồi họ cãi nhau hàng ngày như cơm bữa. Hoa khóc tiếc cho đời con gái đã “trao thân gửi phận”. Còn Trần cứ phớt lờ châm thuốc hút khói mù mịt cả nhà…
Chuyện của Hoa và Trần sẽ đi đến đâu, khi họ không còn yêu nhau nữa, nhất là người này lúc nào cũng đem vật chất ra để “trấn tĩnh” người kia. Qua câu chuyện trên tôi thấy rằng: Trước ngưỡng cửa của cuộc sống hôn nhân, vật chất và tình yêu luôn là hai thứ song hành bảo đảm cho một gia đình hạnh phúc.
Song khi đem vật chất đặt kề tình yêu chân chính, coi trọng giá trị vật chất, coi thường giá trị tình yêu, không chóng thì chày tình yêu ấy cũng khó lòng bền vững. Bởi mục đích của “loại tình yêu” ấy là xuất phát từ lợi ích vật chất, nhằm để thoả mãn nhu cầu vật chất, chứ không phải là tình cảm xuất phát từ trái tim. Và người trong cuộc cũng rất khó nhận ra “tình yêu giả hiệu” nếu người kia cố tình che giấu.
Yêu thời @ hiện nay, biết bao nhiêu bạn trẻ khi lựa chọn tìm kiếm cho mình người bạn đời, đã lầm tưởng để giá trị vật chất lên trên giá trị tình yêu, thì tình yêu ấy sẽ bền, sẽ đẹp. Nhưng không, họ đã nhầm. Bởi tình yêu chân chính không có chỗ cho sự tính toán, càng không có một loại vật chất quí giá nào đem so sánh được. Bởi nó là sự rung động của tâm hồn, của trái tim, là sự thiêng liêng. Biết bao cặp vợ chồng như Hoa và Trần?!
Và khi giá trị vật chất được coi trọng hơn giá trị tình yêu, liệu tình yêu ấy có bền vững và hạnh phúc không? Đó không chỉ là một câu hỏi, mà còn là nếp nghĩ, sự lựa chọn bạn đời cho những ai đang yêu sẽ yêu và có ý định xây dựng hạnh phúc gia đình.
Khi giá trị vật chất đặt trên tình yêu chân chính
“Thôi anh im đi…anh đừng nói nữa. Ngày ấy nếu tôi không có xe máy, không có căn nhà của bố mẹ tôi cho, chắc gì anh đã lấy tôi. Thì ra anh chỉ ham vật chất tiền bạc. Tôi đã lầm, tôi đã lầm”. Hoa tức tưởi úp mặt vào chiếc gối cưới còn thơm mùi vải mới.
Cứ tưởng Trần và Hoa sẽ hạnh phúc, sung sướng bên nhau, bởi họ chẳng thiếu thứ gì. Căn nhà đẹp và chiếc xe máy đời mới mà bố mẹ Hoa tặng cho con gái và chàng rể trước ngày cưới. Thế nhưng có ai biết được chữ “ngờ”.
Trước khi lấy Hoa làm vợ, Trần đã dầy công “đi tìm cái nửa của mình” sao cho thoả mãn nhu cầu vật chất là được. Bởi chàng trai tỉnh lẻ tận Tiền Giang lên thành phố du lịch học tập và sinh sống nuôi ước mộng lấy được vợ giàu để có nơi trông cậy. Nhờ có mã đẹp trai mà bao cô gái “nhẹ dạ cả tin” đã bị Trần cho “khóc” khi biết yêu mà chỉ có hai bàn tay trắng.
Và khi “yêu” Hoa, Trần đã cố giấu “cái đuôi” của mình để cho “xuôi dòng bén giọt”. Thích là thích cái xe máy và căn nhà của bố Hoa, chứ thực tình Trần không thích cái tính kiêu kỳ của Hoa lúc nào cũng kênh kiệu sành điệu khoe mình con nhà giàu có chịu chơi. Còn Hoa cứ tưởng “mình là nhất” “anh ấy yêu mình sái cổ, nhà mình giàu có khối chàng bám theo”. Nhưng có ngờ đâu,cái anh chàng đẹp trai “chân chất quê mùa ấy” tham tiền tài chứ không ham tình.
Trước lễ đính hôn, bố mẹ Hoa gọi hai con trao chìa khoá nhà và xe, chúc hai con bên nhau hạnh phúc vững bền, nhưng mới chỉ được hai tuần sau cưới, họ đã “Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Hoa thì bô bô nói gần nói xa “anh là chuột sa chĩnh gạo” còn Trần cũng không kém “chuông khánh chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”, “đã xấu còn hay lắm lời”. Rồi họ cãi nhau hàng ngày như cơm bữa. Hoa khóc tiếc cho đời con gái đã “trao thân gửi phận”. Còn Trần cứ phớt lờ châm thuốc hút khói mù mịt cả nhà…
Chuyện của Hoa và Trần sẽ đi đến đâu, khi họ không còn yêu nhau nữa, nhất là người này lúc nào cũng đem vật chất ra để “trấn tĩnh” người kia. Qua câu chuyện trên tôi thấy rằng: Trước ngưỡng cửa của cuộc sống hôn nhân, vật chất và tình yêu luôn là hai thứ song hành bảo đảm cho một gia đình hạnh phúc.
Song khi đem vật chất đặt kề tình yêu chân chính, coi trọng giá trị vật chất, coi thường giá trị tình yêu, không chóng thì chày tình yêu ấy cũng khó lòng bền vững. Bởi mục đích của “loại tình yêu” ấy là xuất phát từ lợi ích vật chất, nhằm để thoả mãn nhu cầu vật chất, chứ không phải là tình cảm xuất phát từ trái tim. Và người trong cuộc cũng rất khó nhận ra “tình yêu giả hiệu” nếu người kia cố tình che giấu.
Yêu thời @ hiện nay, biết bao nhiêu bạn trẻ khi lựa chọn tìm kiếm cho mình người bạn đời, đã lầm tưởng để giá trị vật chất lên trên giá trị tình yêu, thì tình yêu ấy sẽ bền, sẽ đẹp. Nhưng không, họ đã nhầm. Bởi tình yêu chân chính không có chỗ cho sự tính toán, càng không có một loại vật chất quí giá nào đem so sánh được. Bởi nó là sự rung động của tâm hồn, của trái tim, là sự thiêng liêng. Biết bao cặp vợ chồng như Hoa và Trần?!
Và khi giá trị vật chất được coi trọng hơn giá trị tình yêu, liệu tình yêu ấy có bền vững và hạnh phúc không? Đó không chỉ là một câu hỏi, mà còn là nếp nghĩ, sự lựa chọn bạn đời cho những ai đang yêu sẽ yêu và có ý định xây dựng hạnh phúc gia đình.