scorpions8430
Member
Có tiền mua tiên cũng được ?
Khi gặp thất bại, người ta tìm ra vô số lý do để tự an ủi mình. Một trong những câu nói được người trẻ tuổi thích sử dụng, sau mỗi lần vấp ngã là: “Tại mình không có tiền mà thôi”.
Mốt “chạy”
Có thời người ta truyền nhau câu ca: “Tiền là tiên, là phật - Là sức bật của lò xo - Là sự đắn đo của lòng người - Là nụ cười của tuổi trẻ - Là sức khỏe của người già...”. Thế hệ @ không mấy nhập tâm những câu ca kiểu ấy, nhưng họ lại nhạy cảm hơn với vấn đề tiền bạc. Một cô bé học sinh lớp 12, học hành chểnh mảng nhưng lại dám tự tin tuyên bố với bạn bè: “Tôi sẽ đỗ đại học”. Đám bạn ngạc nhiên hỏi: “Vì sao vậy?”. Nàng thản nhiên trả lời: “Nhà tôi có nhiều đất. Chỉ cần bán đi một mảnh nhỏ, bố mẹ tôi đã thừa tiền “chạy” cho tôi vào đại học”. Một cô bé mới “nứt mắt” đã nghĩ vậy thì rõ ràng những bạn trẻ ít nhiều va chạm với thực tế, lại càng tin rằng: “Có tiền mua tiên cũng được”.
Nhiều người, khi tốt nghiệp đại học, đi gõ cửa xin việc khắp nơi, đều gặp phải cái lắc đầu của nhà tuyển dụng, liền than phiền: “Tại mình nghèo ấy mà”. Quan niệm không tiền-không việc phổ biến trong sinh viên ra trường, đặc biệt là sinh viên tỉnh lẻ. Biết tin Thanh Như “đậu” trong một đợt thi tuyển phóng viên của một tờ báo lớn, bạn bè tới tấp đến chia vui. Có điều là, sau lời chúc mừng bao giờ Thanh Như cũng nhận được câu hỏi: “Cậu “chạy” hết bao nhiêu tiền?”. Khi Như trả lời: “Không tốn xu nào” các bạn cô đồng thanh phản ứng: “Không tin”. Một vài người còn giận dỗi, cho rằng Như giấu nghề “chạy” làm vốn riêng, không chịu truyền cho anh em đang thất nghiệp. Mơ màng như Mai Linh, cử nhân văn khoa, cũng mang ý nghĩ thực dụng khi nộp hồ sơ thi tuyển công chức. Cô nàng vận động bố mẹ ở quê bán đi hai mảnh ruộng để có tiền lo lót. Nhưng rồi tiền mất, Linh vẫn lông bông. Đáng ra phải nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân thì nàng lại chép miệng mà rằng: “Với số tiền còm bán ruộng có tài thánh cũng bó tay không thể kiếm được công việc nên hồn”. Cũng chẳng trách Mai Linh, vì bây giờ cứ nói đến việc làm, bạn trẻ lại kháo nhau, toàn những chục triệu, trăm triệu, như thể tiền là lá rụng mùa thu, dễ kiếm.
Tiền-Thay lời trái tim muốn nói
Với một số người, cái gì cũng có thể quy đổi ra tiền. Được người yêu tặng chiếc áo nhân dịp sinh nhật, Linh Nga (KTX Mễ Trì) mất cả buổi chiều để lùng sục khắp chợ Thanh Xuân, chỉ để “khám phá” giá áo. Đề cao giá trị quà tặng hơn ý nghĩa quà tặng, không còn lạ lùng. Thế nên, mới có chuyện nhiều “người đẹp” mắc mưu gã Sở Khanh, chỉ vì vài món đồ lưu niệm hào nhoáng. Ngược lại, cũng có nhiều chàng trai có học hành, chỉ thích đưa phong bì cho người yêu hơn là khổ công nghĩ xem “một nửa” của mình mê thứ gì. Quốc Trường, chủ cửa hàng Internet trên đường Lương Thế Vinh biện bạch: “Tặng phong bì để nàng thích gì thì mua nấy. Cầu kỳ chỉ tổ mất thời gian. Chẳng may, món quà mình tặng nàng không ưng ý có khi lại còn gây ra chiến tranh lạnh”. “Vậy nàng không phản ứng gì khi bạn đưa phong bì sao?”, tôi hỏi. Trường cười khoái chí: “Phản ứng gì. Hoa đồng tiền là thứ nàng mê nhất”.
Tuổi màu hồng, suy nghĩ màu đen?
Không ai cấm bạn nghĩ đến chuyện tiền nong, làm giàu song quan niệm “Có tiền mua tiên cũng được” lại là nguy cơ báo hiệu lối sống thực dụng. Lớp người đi trước đôi lúc phàn nàn: Bọn trẻ bây giờ “già” nhanh thế. Một trong những thứ khiến người ta “già” nhanh chính là những toan tính về tiền bạc. Bạn thử nghĩ xem nếu lúc nào đầu óc ta cũng quay cuồng bởi những câu hỏi: “Yêu chàng ta được gì?”, “Làm việc này mình được bao nhiêu”... thì còn đâu mảnh đất cho sự hồi sinh của những phút giây bay bổng. Mà cuộc đời trở nên đáng yêu, đáng quý, chẳng qua là nhờ ta biết thi vị nó lên. Bạn đang trẻ, đó là điều ý nghĩa nhất, đừng từ chối quyền được nhìn đời bằng cặp mắt xanh non. Trên thực tế, đâu phải cái gì cũng mua được bằng tiền. Nhìn rộng ra bạn sẽ thấy, vẫn có nhiều mối tình đơm hoa trong khó khăn, nhiều công việc chỉ có thể “chạy” bằng tài năng, trí tuệ.
Khi gặp thất bại, người ta tìm ra vô số lý do để tự an ủi mình. Một trong những câu nói được người trẻ tuổi thích sử dụng, sau mỗi lần vấp ngã là: “Tại mình không có tiền mà thôi”.
Mốt “chạy”
Có thời người ta truyền nhau câu ca: “Tiền là tiên, là phật - Là sức bật của lò xo - Là sự đắn đo của lòng người - Là nụ cười của tuổi trẻ - Là sức khỏe của người già...”. Thế hệ @ không mấy nhập tâm những câu ca kiểu ấy, nhưng họ lại nhạy cảm hơn với vấn đề tiền bạc. Một cô bé học sinh lớp 12, học hành chểnh mảng nhưng lại dám tự tin tuyên bố với bạn bè: “Tôi sẽ đỗ đại học”. Đám bạn ngạc nhiên hỏi: “Vì sao vậy?”. Nàng thản nhiên trả lời: “Nhà tôi có nhiều đất. Chỉ cần bán đi một mảnh nhỏ, bố mẹ tôi đã thừa tiền “chạy” cho tôi vào đại học”. Một cô bé mới “nứt mắt” đã nghĩ vậy thì rõ ràng những bạn trẻ ít nhiều va chạm với thực tế, lại càng tin rằng: “Có tiền mua tiên cũng được”.
Nhiều người, khi tốt nghiệp đại học, đi gõ cửa xin việc khắp nơi, đều gặp phải cái lắc đầu của nhà tuyển dụng, liền than phiền: “Tại mình nghèo ấy mà”. Quan niệm không tiền-không việc phổ biến trong sinh viên ra trường, đặc biệt là sinh viên tỉnh lẻ. Biết tin Thanh Như “đậu” trong một đợt thi tuyển phóng viên của một tờ báo lớn, bạn bè tới tấp đến chia vui. Có điều là, sau lời chúc mừng bao giờ Thanh Như cũng nhận được câu hỏi: “Cậu “chạy” hết bao nhiêu tiền?”. Khi Như trả lời: “Không tốn xu nào” các bạn cô đồng thanh phản ứng: “Không tin”. Một vài người còn giận dỗi, cho rằng Như giấu nghề “chạy” làm vốn riêng, không chịu truyền cho anh em đang thất nghiệp. Mơ màng như Mai Linh, cử nhân văn khoa, cũng mang ý nghĩ thực dụng khi nộp hồ sơ thi tuyển công chức. Cô nàng vận động bố mẹ ở quê bán đi hai mảnh ruộng để có tiền lo lót. Nhưng rồi tiền mất, Linh vẫn lông bông. Đáng ra phải nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân thì nàng lại chép miệng mà rằng: “Với số tiền còm bán ruộng có tài thánh cũng bó tay không thể kiếm được công việc nên hồn”. Cũng chẳng trách Mai Linh, vì bây giờ cứ nói đến việc làm, bạn trẻ lại kháo nhau, toàn những chục triệu, trăm triệu, như thể tiền là lá rụng mùa thu, dễ kiếm.
Tiền-Thay lời trái tim muốn nói
Với một số người, cái gì cũng có thể quy đổi ra tiền. Được người yêu tặng chiếc áo nhân dịp sinh nhật, Linh Nga (KTX Mễ Trì) mất cả buổi chiều để lùng sục khắp chợ Thanh Xuân, chỉ để “khám phá” giá áo. Đề cao giá trị quà tặng hơn ý nghĩa quà tặng, không còn lạ lùng. Thế nên, mới có chuyện nhiều “người đẹp” mắc mưu gã Sở Khanh, chỉ vì vài món đồ lưu niệm hào nhoáng. Ngược lại, cũng có nhiều chàng trai có học hành, chỉ thích đưa phong bì cho người yêu hơn là khổ công nghĩ xem “một nửa” của mình mê thứ gì. Quốc Trường, chủ cửa hàng Internet trên đường Lương Thế Vinh biện bạch: “Tặng phong bì để nàng thích gì thì mua nấy. Cầu kỳ chỉ tổ mất thời gian. Chẳng may, món quà mình tặng nàng không ưng ý có khi lại còn gây ra chiến tranh lạnh”. “Vậy nàng không phản ứng gì khi bạn đưa phong bì sao?”, tôi hỏi. Trường cười khoái chí: “Phản ứng gì. Hoa đồng tiền là thứ nàng mê nhất”.
Tuổi màu hồng, suy nghĩ màu đen?
Không ai cấm bạn nghĩ đến chuyện tiền nong, làm giàu song quan niệm “Có tiền mua tiên cũng được” lại là nguy cơ báo hiệu lối sống thực dụng. Lớp người đi trước đôi lúc phàn nàn: Bọn trẻ bây giờ “già” nhanh thế. Một trong những thứ khiến người ta “già” nhanh chính là những toan tính về tiền bạc. Bạn thử nghĩ xem nếu lúc nào đầu óc ta cũng quay cuồng bởi những câu hỏi: “Yêu chàng ta được gì?”, “Làm việc này mình được bao nhiêu”... thì còn đâu mảnh đất cho sự hồi sinh của những phút giây bay bổng. Mà cuộc đời trở nên đáng yêu, đáng quý, chẳng qua là nhờ ta biết thi vị nó lên. Bạn đang trẻ, đó là điều ý nghĩa nhất, đừng từ chối quyền được nhìn đời bằng cặp mắt xanh non. Trên thực tế, đâu phải cái gì cũng mua được bằng tiền. Nhìn rộng ra bạn sẽ thấy, vẫn có nhiều mối tình đơm hoa trong khó khăn, nhiều công việc chỉ có thể “chạy” bằng tài năng, trí tuệ.