sao không ai nói đến karate nhi?

2_pac

Member
hồi đầu hè anh cũng định đi học môn này nhưng bận, vì thế mua cái bao cát về nhà tập boxing cho đỡ buồn
 
đấy là anh mới chỉ định chứ chưa đi, hì , em ko biết dạy karamel đâu
hay là anh em mình hợp tác nhé, anh dạy em bóng rổ, em dạy anh võ , ok?
 

svdhy

Member
uh chị CHi cũng học karate trên THD, đã giành HCV kumite sinh viên toàn quốc năm ngoái đấy. Bây giờ đang là trợ giảng cho lớp trên đấy mà:D
mà cần gì tập đối kháng mới đánh nhau được, em tập nhiều thì tự nhiên sức khoẻ tăng lên, và nhất là có phản xạ nhanh nhậy, thế là đủ cho ông chồng tương lai vào viện rùi =))
 

2_pac

Member
svdhy said:
uh chị CHi cũng học karate trên THD, đã giành HCV kumite sinh viên toàn quốc năm ngoái đấy. Bây giờ đang là trợ giảng cho lớp trên đấy mà:D
mà cần gì tập đối kháng mới đánh nhau được, em tập nhiều thì tự nhiên sức khoẻ tăng lên, và nhất là có phản xạ nhanh nhậy, thế là đủ cho ông chồng tương lai vào viện rùi =))
cái anh này để cho em ý nhớn tí =)) chưa ji` đã đề cập chuyện chồng con :D
 

2_pac

Member
phuongtranphu said:
đấy là anh mới chỉ định chứ chưa đi, hì , em ko biết dạy karamel đâu
hay là anh em mình hợp tác nhé, anh dạy em bóng rổ, em dạy anh võ , ok?
thía cũng được, heheh nói trước anh dậy rất nghiêm khắc
 
hum hum , anh dạy em thế nào em dạy anh như thế, không nghiêm khắc không đc anh nhi? hehehehehe , có học trò mới phải vào viện rồi ,
hahahahaa
 

Vova

New Member
Viết một bài nhé !
Karate có 3 giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn đầu môn võ này chỉ là môn võ cổ truyền của hòn đảo Okinawa được gọi là Okinawa-té. Bao gồm naha tém Shun té và tomari té ). Môn võ này được kết tinh bởi các giá trị văn hóa lệ họ và các phương phsp chiến đấu ở hòn đảo này. nó bị ảnh hưởng bới môn võ thuât Trung Quốc là Kungfu.
Năm 1917, môn Okinawa té đã vượt đảo Okinawa sang hồn đảo lớn nhất Nhật là Hondo đánh dầu một thời kỳ dài đến thế chiến thứ 2. Thời này , Karate bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần quân sự hóa đã tạo tính thống nhất cho việc truyền day. Không bó gọn trong bài quyền , Thực hành Yakusoku _ kumite ( đối kháng) xuất hiện dưới sự ảnh hưởng của các môn : Kendo , cả Ju Jutsu...
Năm 1922 thầy gichin Funakoshi có được vị trí lớc trong võ thuật sau nhiều thành công lớn trong các giải thi đấy Nhaatk bản. năm 1936 ông sáng lập hẹ phái Shotokan. " kan " Nghĩa là : "Mùa , nơi hội họp ". " Shoto" là tên hiệu của ông - có nghĩa là tiếng gió thổi trên những ngọn thông. Cùng năm các bậc thầy của naha cũng khẳng định sự thống trị của Karate trong môn phái của họ. Tiếp đó, Funakoshi sáng lập Shotokai. Những người thuộc hệ này chiếm 90% môn sinh giỏi ở Nhật
năm 68 tuổi , Funakoshi không lên lớp dạy mà cho các đệ tử gỏi dạy như : Yoshita, Egami, hinroshi, hayashi, Otsuta. ( thế mới dở). Riêng Otsuka chịu ảnh hưởng của Ju Jutsu và kiếm thuật nhiều nên ông phát triển Kumite (cái này hay àafBafi tập chiến đấu của ông đã được tập hợp từ tinh túy của các môn khác. 1940 ông biến khỏi thấy , thầy ông chỉ trisch ông " đã biến đổi những gì vốn có của karate bằng nhuwgnx yêu tố nhu thuật của Ju Jutsu". Từ đó , hệ phái Wado -tyu ( Con đường hòa bình ra đời )
Chà mệt quá , buổi sau phét tiếp... :D
 
ôi giời ơi ! lấy đâu ra mà n` tài liệu thía? heheheh , Karate còn họi là không thủ đạo , có xuất xứ từ đảo okinawa , có nghĩa là sợi dây thừng ngoài biển khơi , cong gì nữa nhi? đọi xem tiếp rồi posst , kekeke
 

svdhy

Member
thôi tài liệu thì qua bên box Võ thuật của ttvnol.com mà xem, thoải mái, nhiều lém:D
posst ở đây chưa chắc có mấy ai xem, thấy dân trường mình khoản võ vẽ yếu quá =))
 

doviet

Member
Truyền thống Okinawa của Karate - 1 môn võ, 1 triết lí sống của đời người

Cho đến nay hàng nhiều triệu người trên khắp thế giới vẫn nghĩ vè Okinawa như là đất tổ của võ thuật (Nhật Bản). Tuy nhiên cách đây chỉ 100 năm bản thân dân Nhật có 1 khái niệm rất mơ hồ về môn võ bí truyền gọi là Kempo. Nghệ thuật chiến đấu bằng tay không cua người dân Nhật được truyền tù đảo Okinawa, hòn đảo lớn nhất của quần đảo RyuKyu, nằm ở ngã tư trục đường buôn bán cổ xưa.

Năm 1429, vua Sho Hashi hoàn tất việc thống nhất các lãnh địa Okinawa. Trong 1 cố gắng nhằm ngăn chặn bất kì 1 mưu toan nổi loạn nào và củng cố riêng trung ương tập quyền, vua Sho Hashi đã cấm nhân dân mang vũ trừ quân cận vệ triều đình. Nhưng biện pháp này đã buộc nông dân phải dùng đến 1 thú gì đó thay cho vũ khí, đó là ý chí sắt đá và những tấm áo giáp làm bằng cơ bắp được dày công tập luyện. Các truyền thông của Kempo, như là những phương tiện đấu tranh duy nhất chông lại những kẻ áp bức được truyền từ đời nọ sang đời khác ở Okinawa.

Tiền thế kỉ 17 đã mang lại những thử thách gian khổ cho dân chúng Okinawa. Năm 1606, 3000 samurais đánh chiếm Okinawa và lãnh thổ này bị đạt dưới sự bảo hộ của đế quốc Nhật. Dân chung trên đảo chịu rất nhiều khổ sở, hà khắc. 1 chiến dịch “săn lùng gươm” đã được tiến hành ở Okinawa. Nông dân, thị dân, và cả sư sãi cũng có thể bị hành hình vè tội tàng chũ dù chỉ là 1 lưỡi dao cạo.

Môn Kempo lúc bấy giờ được gọi 1 cách đơn giản là Okinawa-té ("té" trong tiếng Nhật có nghĩa là "Tay"), nghĩa là môn võ chiến đấu bằng tay Okinawa hoặc “ToTe” (bàn tay thần diệu). Có nhiều hệ phái của Okinawa-té được đặt tên theo thành phố nơi phát sinh: Naha-té, Shuri-té, Tômari-té.

Những hệ phái Kempo sinh hoạt trong bí mật. Tất cả các môn sinh phải trích huyết thề bảo vệ bí mật. Kẻ phản bội sẽ bị bắt cóc, sau đó được đưa lên thuyền đi ra biển. Bị cào sướt da để hấp dẫn cá mập bằng mùi máu, sau đó bị ném ngay xuống nước. Không có tên tuổi nào của huấn luyện viên hay võ đương được lưu truyền. Chúng ta chỉ có thể đoán biết được các nông dân đã cầu cứu sụ trợ giúp cảu kiều dân Trung hoa, gửi người đến trung quốc để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.

Samurai là những quân nhân được huấn luyện tốt và trong khi đánh lại , người dân ít có cở may thắng. Nhưng họ đã phải chiếm cho được cái cơ măy đó bằng bất cứ giá nào. Điều này được thể hiện bằng khẩu hiệu “Hạ thủ bằng chỉ 1 đòn đánh”. Ngay trong cả những lần tỉ thí có tính chất thể thao cũng thường chấm dứt bằng cái chết của 1 trong 2 võ sĩ.
Những năm tháng tập luyện không ngừng đã biến tay chân và những bộ phận khác của cơ thể thành 1 thú vũ khí có sức huỷ diệt rất lớn. Các võ sư tập luyện hàng nhiều giờ mỗi ngày hàng nhiều năm tháng trong bất cừ điều kiện thời tiết nào, thành từng nhóm hay 1 mình. Để làm cho tay chai cứng như thép họ kéo từng gàu nước 1 từ giếng lên bằng cách quay tời mà không dùng đến tay cầm hay túm 1 chiếc hũ đựng đất cát nên và dốc ngược xuống, dần dần tăng sức chứa bên trong. Hàng nhiều giờ không hè nghỉ các võ sư cứ đá trên bàn tay duỗi thẳng, chạy quanh bằng tư thế ngồi xổm hoặc nhảy từng bước lên dốc núi, mọi cơ bắp và xương được luyện tập đúng phương pháp dần dần trở nên trai cứng. Họ thoạt tiên sử dung các kĩ thuật của trung quốc và triều tiên dù đã bổ xung nhiều phương pháp mới.
Thí dụ trong khi tập cho trai cứng các ngon tay, võ sinh phải xỉa vào thùng đậu, dông tác này được lặp đi lặp lại hàng nghìn lần cho đén khi máu ở các ngón tay chảy ra. Bài tập phải ssuwocj thục hiện tiếp và phải cố quên cảm giác đau để đạt được đếc mức các đầu ngón tay sẽ mất hết cảm giác đau và trở thành những chiếc sừng cứng. Đồng thời lực xải phải được gia tăng để các ngón tay phải chạm được tới đáy. Sau đó được thay bằng cát sỏi, chì nhỏ.
Theo số liêụ thì 1 quả đấm Kempo có sức nặng 700kg, 1 cú đá có sức nặng 1000kg. Hoàn toàn có khả năng là các võ sư phải tập đến ẩ đời người để đạt 1 lực cao hơn thế. 1 khi đã hết còn cảm giác sợ hãi hay ghê sợ, người võ sĩ có thể ra đòn quyết tâm vào 1 trở lực tưởng trừng 0 thể thắng nổi và phá huỷ nó. Cú đấm Búa Sắt làm vỡ 1 chiếc mũ thép trong khi 1 cú chặt bằng cạnh bàn tay có thể cắt đứt tấm giáp sắt.
Kĩ thuật thở bằng cơ hoành, 1 sự phối hợp nhịp nhàng nhưng phức tạp các động tác, kĩ thuật công thủ được luyện tập bằng cách đi các bài quyền Kata.
Kĩ thuật chiến đấu của Kempo tập trung chủ yếu vào việc rèn luyện tinh thần và cơ thể. Tuy nhiên vẫn có vũ khí dành cho những võ sư bậc cao. Trường côn(BO)2 mét thay thế bangfe bất cứ chiếc gậy nào, côn nhị khúc (NUNCHAKU), hai đoạn côn trên cạnh tay (CHONPA) hoặc nhiêu cạnh dài khoảng nủa cánh tay nối với nhau mỗi đầu bằng sợi thừng hoặc xúc xích nhỏ.
Khi sắt thép dễ kiếm hơn thì sử dụng thêm lưỡi hái. Vũ khí trấn áp nhất là (SAI), 1 đinh ba bằng thép nhon đầu. Bất cứ loại vũ khí nào cũng có thể dấu trong tay áo, kimônô hoặc trong ngực.

Những bằng chứng có tính chất tư liệu về các võ đường Kempo ở Okinawa tính lùi cho đến thế kỉ 18 sau khi phong trào đấu tranh chống Nhật bước vào thời kì suy yếu. Năm 1722 sau khi lưu lại ở trung quốc 1 vài năm, võ sư Sakugawa đã trở về quê hương và sáng lập vó đương karaté. Trước khi bước vào thế kỉ 20 karaté được viết theo kiểu chữ tượng hình, ông tổ của karate hiện đại là Funakoshi Gichin đã thay đổi các tù tượng hình. Nhiều võ sư đã góp phần vào sự phát triển môn Okinawa-té nhưng nổi bật nhất trong số đó là Matsumra Soken của phái Shuri, ông mở 1 võ đương karate kiểu thiếu lâm để bảo vệ tổ quốc. ông là người nổi tiếng về sức mạnh và bất khả bại trong các cuộc giao đấu.

Dưới đây là 1 trích đoạn nói lên 1 cách sinh động nhất cái ý niệm về tính cần cù, cùng với sự cố gắng quên mình vì người khác, 1 nguyên lý kết hợp giữa cái không và cái có, cương và nhu, nguyên lý này được dùng làm cơ sở cho toàn bọ triết lý võ học truyền thống của Okinawa-té tiền thân của karate sau này.
“Nghệ thuật này sẽ chỉ được sủ dụng để cứu người chứ không nhằm làm hại ai. Kẻ nào có được nhân tính trong lòng sẽ được vinh dự gia nhập môn phái chung ta.
Nghệ thuật này bao gồm lớp bề mặt và các lớp nằm sâu bên giưới. Để có thể đạt được các kĩ năng và sụ hoàn thiện thực sự, người học phải thiết lập được những mối ràng buộc chặt chẽ với lời dạy bảo. Những võ sinh lười biếng sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Hãy đặc biệt chú ý đến tốc độ, cần ghi nhớ việc giao đấu không phải là trò chơi. Mỗi khi nhận ra địch thủ bị hở bộ hoặc sơ ý, đừng để lỡ dịp may và xông vào tấn công ngay. Vấn đề chính là phải biết tấn công xen với lùi. Các động tác của 2 tay phải giống như đôi bướm đang vờn cánh bay, trong khi đôi chân phải giống như móc câu của người ngư phủ lành nghề.
Phải có sức mạnh và sự nhanh nhẹn cua hổ hoặc sói. Phải có tính dã man cuả hổ dữ, đó là những gì phải được thể hiện trong 1 trận đấu.
Hãy tìm cách làm chủ sức lực, nắm vững nguyên lý về mối tương quan cương nu, giữa thực và giả. Cương biến thành nhu, nhu biền thành cương, trong trường hợp cương bị phong bế thì nhu sẽ xuất hiện.
Thân lắc từ phía này sang phía khác. Chân xoay nhanh dẫn chân theo và người sẽ đi qua được ngàn chông. Nhưng ngươi sẽ không lắm được các quy luật tấn công nếu ngươi chỉ sử dụng nhưng giác quan bình thường mà thôi”


Riêng với nền tảng triết lý phức tập của Kempo bắt nguồn từ các truyền thuyết trính thống của Phật giáo dù hầu hết đã được các môn phái khác noi theo mà khônhg có 1 biệt lệ nào nhưng chỉ mang tính lý thuyết hơn thực hành. Vào thời kì trung cổ, những chiến sĩ Okinawa không vũ trang trước hết đã chỉ lo cho tính mạng của mình và nghĩ ít vè sự hòa nhịp với vũ trụ vốn chỉ có thể có được bằng tính khiêm tốn và phục tùng.

Karate ngày nay chính là môn karaté đã được cải biên và hoàn hảo bởi tổ sư Funakoshi Gichin và người con thứ 2 là Toshita Gichin, 1 thiên tài karrate. Nhưng chẳng may là phần nhiều đồ đệ của ông đã vội lập ra những võ đường riêng cho mình và dần xa đi các kĩ thuật gốc và thậm chí xa cả nhũng ý nghĩa sâu sắc truyền lại từ những truyền thống xa cũ của Okinawa-té.

(Bài lược dịch từ báo Asia and Africa Today - Nguyễn Tuấn Anh - CLB Võ thuật HAO)

Nếu muốn tìm thêm tài liệu về Karate hay nhiều môn võ khác, cũng như nhiều vấn đề khác trong thế giới võ thuật, các bạn có thể ghé thăm CLB Võ thuật HAO. Phần mục lục bài viết có lẽ sẽ giúp được các bạn phần nào :)

Chúc vui!
 
B­uc. minh` ­qua'! sao cai' box nay` no' chan' the^' ! cha*ng? le~ ko co' ai hu*ng' thu' vo*i' cai' mo^n nay` a`?
ko co' ai thi` del cho nhanh , cha? co' ma nao` , nhin` ngu*a' ca? ma*t'
 

tlt_cva

Member
Võ thuật, không chỉ là thể thao

Trong con mắt người phương Tây, thì võ thuật là những gì thật đẹp mắt, thật kì diệu như trong các bộ phim của Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt... Ở châu Á thì ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước coi coi võ thuật của họ như một môn thể thao cho học sinh trong nhà trường thì ở Việt Nam, võ thuật lại ít được tập luyện hơn. Hay trong ý nghĩ của nhiều người Việt Nam thì học võ cũng chỉ là để đi đánh nhau mà thôi, hay đó đều chỉ là những kẻ "hữu dũng, vô mưu".


Cũng như bao người khác, khi còn bé tôi học võ cũng chỉ để giành lấy chiến thắng trong những trận đánh lộn với trẻ con cùng phố. Hồi đó tôi vẫn hay thắc mắc là tại sao mình đứng tấn, ra đòn như được dạy mà vẫn không đánh thắng được bọn nó, dù sao mình cũng biết võ cơ mà. Sau đó nhiều năm tôi mới hiểu ra được cái gì gọi là "khổ luyện thành tài". Mỗi một thế đứng, mỗi một động tác phải tập đi tập lại hàng ngày, tập hàng trăm lần, hàng nghìn lần... Tập nhuần nhuyễn sao cho nó ăn sâu vào máu, vào mỗi phản xạ của cơ thể.


Trong một trấn đấu thì anh không được phép có thời gian suy nghĩ mà suy nghĩ và hành động của anh phải hoà quyện vào với nhau như một phản xạ vô điều kiện. Nếu anh mất một tích tắc để suy nghĩ thì cơ hội của anh đã trôi đi mất và dù xung quanh anh, mọi thứ không thay đổi thì thời điểm sau cũng đã không còn giống như thời điểm khi anh bắt đầu suy nghĩ rồi.


Vậy học võ để làm gì? Đến khi lớn hơn, tôi mới hiểu ra sai lầm trong suy nghĩ của mình hồi bé. Võ thuật không phải để dành riêng cho những trận đấm đá, cũng không chỉ đơn giản là một môn thể thao, khi có những người tìm đến để rèn luyện sức khoẻ, sự dẻo dai... Mà còn hơn thế nữa, võ thuật còn là một lối sống. Đó là danh dự, lòng trung thành (chung thuỷ), đó là tính một tính cách thẳng thắn, dũng cảm, không ngại gian khổ, đó là sự kiên nhẫn, bình tĩnh, tôn trọng người khác và trên hết đó còn là một tấm lòng rộng mở đối với mọi người.


Đó mới chính là võ thuật chân chính.

written by Vampire
 
ơ hơ , có đấy ấy ạ
ở trong lớp ấy có con Phương đấy , ko thì đến gặp tớ , nhưng mà tớ chỉ đánh kata thôi , còn muốn động thủ thì bao? cái Phương ý :)) >.<
 
hm trưốc dạy lại bài quyền , eo ơi sao mà nhớ bộ võ phục của mình thế
lâu lắm ko tập , lại thấy đi đẹp hơn hồi trước , hehehehehe , sướng
 

doviet

Member
Các bạn quan tâm đến Karate ở đây có biết đến buổi giao lưu Karate dự định được tổ chức cho học sinh Ams, CVA, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trãi và Phan Đình Phùng không ?
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top