vichia
Active Member
- Nhưng mà nếu không lần ra được tên tuổi của họ thì cuộc đời chúng ta sẽ mãi mãi bị cái chết của họ đè nặng.
Đội trưởng thu nhặt hài cốt của sư đoàn, một trợ lý chính sách đã lâu niên, trọn cả binh nghiệp chôn chặt vào độc một nhiệm vụ lo khâm liệm và mai táng, vẫn thường nói thế như là đưa ra một lời nguyền cho anh em trong đội.
Nhưng chẳng cần đến lời nguyền ấy thì cũng như Kiên hầu hết anh em ở đội hài cất đã ra khỏi chiến tranh với một tâm hồn tràn ngập bóng tối tang thương, oan khốc của bao nhiêu là cuộc đời còn hoặc đã mất sạch tên tuổi.
"- Tên tuổi anh ta tôi không biết, chỉ biết anh ta là lính của liên đoàn 6 biệt động quân; người Nam hay Bắc hay Trung cũng chả biết vì anh ta chỉ rên, rên thì dân xứ nào cũng một giọng như nhau. Tay Phán, một trinh sát của trung .đoàn 24, quê ở Hải Phòng, kể cho Kiên nghe - Bấy giờ là cuối mùa mưa đầu mùa khô năm 69, một mùa mưa ra sao chả cần phải nói, anh cũng biết rồi đấy. Đại đội của anh ta và đại đội của tôi sống mái với nhau một trận mưa hòa máu ở đầu lối lên đèo Thăng Thiên. Chẳng thắng chẳng thua, cả hai đều tan nát nhừ tử. Và bất chấp trong tầm pháo có cả đồng minh, tụi Mỹ từ trên đèo nã đại bác xuống suốt hai giờ liên tục. Ngớt pháo, Con ma ào tới bỏ bom. Tôi nhào vào một hố 155, kịp thoát lượt bom phát quang. Rồi bom bi nổ xay nổ nghiến. Tôi nằm chết dí. Và chính lúc đó thì anh ta lộn sấp xuống uỵch đè lên tôi như súc gỗ. Điên lên vì sợ tôi rút dao thí liền hai nhát vào ngực áo rằn ri, vào bụng một nhát nữa, rồi vào cổ. Anh ta kêu ằng ặc, giãy đành đạch, mắt trợn lên. Bấy giờ tôi mới biết là anh ta bị thương từ trước lúc ăn dao. Mảnh bom chém lìa một bàn chân, người đầm đìa máu, miệng anh cũng ứa máu, hai tay run bần bật ôm lấy chỗ ruột đang phòi ra nghi ngút hơi nóng. Tôi chẳng biết làm thế nào, nom khủng khiếp quá và thương tâm quá. Tôi nhét ruột vào bụng cho anh ta, rồi xé áo để băng. Nhưng toàn những vết thương tàn bạo. Máu chẳng cầm được bao nhiêu. Phải nói là anh ta khỏe như voi, người khác thì hết ngáp rồi nhưng anh ta càng lúc càng to miệng rên rỉ, nước mắt tuôn ròng ròng. Tôi run sợ đến thấu tim, và xót thương nữa. Khi đó trận oanh tạc đã dứt. Không còn tiếng súng cá nhân, chỉ còn tiếng mưa mỗi lúc một mau "- Mày nằm đây một lát nhé" - Tôi lay vai anh ta bảo - "Tao lên tìm ít vải và bông băng. Sẽ quay lại ngay". Anh ta ngừng rên và chớp chớp mắt nhìn tôi, mặt ướt ròng ròng nước mưa, nước mắt với máu, tôi leo lên khỏi hố. Khu rừng nát bét. Ta địch đều đã dạt ra khỏi vùng bị bắn phá. Tìm quanh tìm quẩn mãi, tôi nhặt được một túi cứu thương còn đầy bông băng. Lập tức quay trở lại với anh ta... Nhưng, tôi ngu quá! - Phát rên lên. Lắc đầu. Im lặng một lúc rồi lại rầu rĩ kể - Tôi ngu quá? Trời đã tối sập. Mưa lụt trời. Rừng thì sụp đổ, ngổn ngang cây cối bị đốn hạ và đáy rừng tanh bành hàng trăm hố bom, hố pháo. Cái hố của tôi với thằng ngụy ở dưới đó đâu rồi? Trời thì mưa kinh khủng là mưa. Nước tràn từ núi xuống réo Oà ồ. Rừng tối đen lại rất mau. Ngụy ơi! Ngụy ơi! - Tôi gọi, lồng lên chạy tìm cuống quít. Ngã òm xuống một hố, thấy rằng nước đã qua đầu gối, nghĩa là nếu ngồi thì ngập ngực... Mưa ngất trời. Nghĩ đến cảnh ngộ của anh ta lòng tôi đau đớn cuồng thắt. Suốt đêm tôi mò mẫm lăn lộn lần tìm. Càng lúc càng hụt hơi, kiệt sức, bất lực. Sáng ra, mưa có phần ngớt, những cảnh tượng bày ra trước mắt làm tôi sầm tối mặt mày. Tất cả các hố bom, hố pháo đều là những huyệt nước đầy phè. Kinh hoàng, tôi lao đầu chạy, có nhẽ khi ấy tôi đã phát rồ. Cứ tưởng tượng cái chết từ từ man rợ không kém cái chết của người bị sa hố lầy đã đến với anh ta: nước ngập bụng dâng lên vai, tới cổ, chấm cằm, chạm vành môi, rồi nhân trung, kề ngang hai lỗ mũi... Và bắt đầu sặc. Anh ta hẳn là hy vọng kinh khủng tôi sẽ hiện lên ở giây chót... Nhưng thậm chí. . . Và rốt cuộc thì anh ta đã ngồi chết như thế ở cái hố nào? Bao năm qua, cứ nhìn cảnh mưa lũ là tim tôi lại như bị thọc dùi. Tôi nhớ tới con người ấy, nhớ tới sự ngu ngốc bạo tàn của tôi. Thà rằng tôi giết phứt ngay anh ta. Đằng này. . . là người thì không ai đáng phải chịu một nhục hình như tôi đã bắt anh ta phải chịu'.
Không biết rằng đến nay, sau bấy nhiêu năm sống bình yên, lòng Phán đã nguôi được hay chưa nỗi dằn vặt? Cái người ngồi chết trong hố nước có còn ngoi ngóp nổi lên trong tâm trí anh không? - Kiên vẫn thường hỏi vậy như là tự hỏi mình.
Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn, là nhớ, là niềm đau êm dịu, có thể làm cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ, tuy nhiên với điều kiện không được dừng nỗi buồn chiến trận lại ở cụ thể một điểm nào, một sự việc nào, một con người nào, bởi vì khi dừng phắt lại thì không còn là nỗi buồn nữa mà là sự xé đau trong lòng, và nhất là đừng có nhớ chạm tới những cái chết. Cho đến mãn đời Kiên còn nhớ tới Quảng, người tiểu đội trưởng đầu tiên của mình. Bấy giờ là mùa khô năm 66, chiến dịch Đông Sa Thầy, và Kiên còn là lính mới, lần đầu dự trận. Suốt ba ngày đêm ác liệt quần nhau với bọn Ngựa bay, Kiên theo sát Quảng, được Quảng lẫn dắt, kèm cặp và thực chất là che chắn cho. Đứng, nằm, lăn, bắn, vọt tiến, chạy, nhất nhất Kiên theo Quảng. Nhưng rồi Quảng bị đốn ngã trên đường vận động chiến, khi toàn đại đội đang băng qua vùng rừng le dưới đồi 300 để áp sát bọn Mỹ đang từ trực thăng đổ xuống. Một trái cối 106 nổ tung gần như dưới chân, nhấc Quảng lên, quăng bổng theo đường vòng cung rồi giáng quật xuống. Kiên quỳ cạnh anh, luống cuống không biết băng thế nào. Bụng rách trào ruột. Nhưng tiều đáng sợ là xương xầu dường như gãy hết, mạng sườn lõm vào, tay lủng liểng, và hai đùi tím ngắt. Thế mà Quảng chỉ lịm đi một lúc. Có lẽ vì quá đau đớn nên tỉnh lại ngay. Vốn là một dân chài quê Móng Cái, Quảng cực khỏe, to cao, thô thiển và tốt bụng, tính tình liều lĩnh, trẩm lặng, giờ đây anh rống lên:
- Đừng chạm vào tao . . . đừng băng nữa . . . Oâ ô. . . đừng. . . a...
Đội trưởng thu nhặt hài cốt của sư đoàn, một trợ lý chính sách đã lâu niên, trọn cả binh nghiệp chôn chặt vào độc một nhiệm vụ lo khâm liệm và mai táng, vẫn thường nói thế như là đưa ra một lời nguyền cho anh em trong đội.
Nhưng chẳng cần đến lời nguyền ấy thì cũng như Kiên hầu hết anh em ở đội hài cất đã ra khỏi chiến tranh với một tâm hồn tràn ngập bóng tối tang thương, oan khốc của bao nhiêu là cuộc đời còn hoặc đã mất sạch tên tuổi.
"- Tên tuổi anh ta tôi không biết, chỉ biết anh ta là lính của liên đoàn 6 biệt động quân; người Nam hay Bắc hay Trung cũng chả biết vì anh ta chỉ rên, rên thì dân xứ nào cũng một giọng như nhau. Tay Phán, một trinh sát của trung .đoàn 24, quê ở Hải Phòng, kể cho Kiên nghe - Bấy giờ là cuối mùa mưa đầu mùa khô năm 69, một mùa mưa ra sao chả cần phải nói, anh cũng biết rồi đấy. Đại đội của anh ta và đại đội của tôi sống mái với nhau một trận mưa hòa máu ở đầu lối lên đèo Thăng Thiên. Chẳng thắng chẳng thua, cả hai đều tan nát nhừ tử. Và bất chấp trong tầm pháo có cả đồng minh, tụi Mỹ từ trên đèo nã đại bác xuống suốt hai giờ liên tục. Ngớt pháo, Con ma ào tới bỏ bom. Tôi nhào vào một hố 155, kịp thoát lượt bom phát quang. Rồi bom bi nổ xay nổ nghiến. Tôi nằm chết dí. Và chính lúc đó thì anh ta lộn sấp xuống uỵch đè lên tôi như súc gỗ. Điên lên vì sợ tôi rút dao thí liền hai nhát vào ngực áo rằn ri, vào bụng một nhát nữa, rồi vào cổ. Anh ta kêu ằng ặc, giãy đành đạch, mắt trợn lên. Bấy giờ tôi mới biết là anh ta bị thương từ trước lúc ăn dao. Mảnh bom chém lìa một bàn chân, người đầm đìa máu, miệng anh cũng ứa máu, hai tay run bần bật ôm lấy chỗ ruột đang phòi ra nghi ngút hơi nóng. Tôi chẳng biết làm thế nào, nom khủng khiếp quá và thương tâm quá. Tôi nhét ruột vào bụng cho anh ta, rồi xé áo để băng. Nhưng toàn những vết thương tàn bạo. Máu chẳng cầm được bao nhiêu. Phải nói là anh ta khỏe như voi, người khác thì hết ngáp rồi nhưng anh ta càng lúc càng to miệng rên rỉ, nước mắt tuôn ròng ròng. Tôi run sợ đến thấu tim, và xót thương nữa. Khi đó trận oanh tạc đã dứt. Không còn tiếng súng cá nhân, chỉ còn tiếng mưa mỗi lúc một mau "- Mày nằm đây một lát nhé" - Tôi lay vai anh ta bảo - "Tao lên tìm ít vải và bông băng. Sẽ quay lại ngay". Anh ta ngừng rên và chớp chớp mắt nhìn tôi, mặt ướt ròng ròng nước mưa, nước mắt với máu, tôi leo lên khỏi hố. Khu rừng nát bét. Ta địch đều đã dạt ra khỏi vùng bị bắn phá. Tìm quanh tìm quẩn mãi, tôi nhặt được một túi cứu thương còn đầy bông băng. Lập tức quay trở lại với anh ta... Nhưng, tôi ngu quá! - Phát rên lên. Lắc đầu. Im lặng một lúc rồi lại rầu rĩ kể - Tôi ngu quá? Trời đã tối sập. Mưa lụt trời. Rừng thì sụp đổ, ngổn ngang cây cối bị đốn hạ và đáy rừng tanh bành hàng trăm hố bom, hố pháo. Cái hố của tôi với thằng ngụy ở dưới đó đâu rồi? Trời thì mưa kinh khủng là mưa. Nước tràn từ núi xuống réo Oà ồ. Rừng tối đen lại rất mau. Ngụy ơi! Ngụy ơi! - Tôi gọi, lồng lên chạy tìm cuống quít. Ngã òm xuống một hố, thấy rằng nước đã qua đầu gối, nghĩa là nếu ngồi thì ngập ngực... Mưa ngất trời. Nghĩ đến cảnh ngộ của anh ta lòng tôi đau đớn cuồng thắt. Suốt đêm tôi mò mẫm lăn lộn lần tìm. Càng lúc càng hụt hơi, kiệt sức, bất lực. Sáng ra, mưa có phần ngớt, những cảnh tượng bày ra trước mắt làm tôi sầm tối mặt mày. Tất cả các hố bom, hố pháo đều là những huyệt nước đầy phè. Kinh hoàng, tôi lao đầu chạy, có nhẽ khi ấy tôi đã phát rồ. Cứ tưởng tượng cái chết từ từ man rợ không kém cái chết của người bị sa hố lầy đã đến với anh ta: nước ngập bụng dâng lên vai, tới cổ, chấm cằm, chạm vành môi, rồi nhân trung, kề ngang hai lỗ mũi... Và bắt đầu sặc. Anh ta hẳn là hy vọng kinh khủng tôi sẽ hiện lên ở giây chót... Nhưng thậm chí. . . Và rốt cuộc thì anh ta đã ngồi chết như thế ở cái hố nào? Bao năm qua, cứ nhìn cảnh mưa lũ là tim tôi lại như bị thọc dùi. Tôi nhớ tới con người ấy, nhớ tới sự ngu ngốc bạo tàn của tôi. Thà rằng tôi giết phứt ngay anh ta. Đằng này. . . là người thì không ai đáng phải chịu một nhục hình như tôi đã bắt anh ta phải chịu'.
Không biết rằng đến nay, sau bấy nhiêu năm sống bình yên, lòng Phán đã nguôi được hay chưa nỗi dằn vặt? Cái người ngồi chết trong hố nước có còn ngoi ngóp nổi lên trong tâm trí anh không? - Kiên vẫn thường hỏi vậy như là tự hỏi mình.
Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn, là nhớ, là niềm đau êm dịu, có thể làm cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ, tuy nhiên với điều kiện không được dừng nỗi buồn chiến trận lại ở cụ thể một điểm nào, một sự việc nào, một con người nào, bởi vì khi dừng phắt lại thì không còn là nỗi buồn nữa mà là sự xé đau trong lòng, và nhất là đừng có nhớ chạm tới những cái chết. Cho đến mãn đời Kiên còn nhớ tới Quảng, người tiểu đội trưởng đầu tiên của mình. Bấy giờ là mùa khô năm 66, chiến dịch Đông Sa Thầy, và Kiên còn là lính mới, lần đầu dự trận. Suốt ba ngày đêm ác liệt quần nhau với bọn Ngựa bay, Kiên theo sát Quảng, được Quảng lẫn dắt, kèm cặp và thực chất là che chắn cho. Đứng, nằm, lăn, bắn, vọt tiến, chạy, nhất nhất Kiên theo Quảng. Nhưng rồi Quảng bị đốn ngã trên đường vận động chiến, khi toàn đại đội đang băng qua vùng rừng le dưới đồi 300 để áp sát bọn Mỹ đang từ trực thăng đổ xuống. Một trái cối 106 nổ tung gần như dưới chân, nhấc Quảng lên, quăng bổng theo đường vòng cung rồi giáng quật xuống. Kiên quỳ cạnh anh, luống cuống không biết băng thế nào. Bụng rách trào ruột. Nhưng tiều đáng sợ là xương xầu dường như gãy hết, mạng sườn lõm vào, tay lủng liểng, và hai đùi tím ngắt. Thế mà Quảng chỉ lịm đi một lúc. Có lẽ vì quá đau đớn nên tỉnh lại ngay. Vốn là một dân chài quê Móng Cái, Quảng cực khỏe, to cao, thô thiển và tốt bụng, tính tình liều lĩnh, trẩm lặng, giờ đây anh rống lên:
- Đừng chạm vào tao . . . đừng băng nữa . . . Oâ ô. . . đừng. . . a...