Grenouille_vert
Moderator
Cái này GV lấy bên Trái Tim Việt Nam, chưa xin phép được chủ nhân bài viết nhưng chắc là bạn ý cũng sẽ đồng ý thôi
(nick: mydiplomat2003 forum: www.ttvnol.com/cva.ttvn/31330 12/6/04)
Ông ngoại tớ ngày xưa học ở trường Bưởi và ông đã viết hồi ký về trường. Ông tớ viết hồi ký này cũng khá lâu rồi (năm 1998) và bây giờ tớ muốn chia sẻ cùng các bạn với mong muốn giúp bạn hiểu thêm về mái trường và học sinh của trường thuở trước ...
-----------------------------------------------------
NHỚ TRƯỜNG BƯỞI
(nguồn: www.hanoi.gov.vn - Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội)
Có lần trở về Hà Nội thăm trường, bạn cũ sau khi đã về hưu (1975), khi dạo qua vườn Bách Thảo tôi thấy vang lên trong đầu mấy câu thơ của Anatole France. Thời học trường Bưởi tôi đã học thuộc lòng những câu thơ này để mãi mãi nhớ chúng, chắc cũng giống như nhiều bạn già khác.
"Je vais vous dire ce que me rappellent tous les ans, le ciel agite'' de l''automme, les premiers dinors a la lampe et les feuilles qui jaurissent dans les arbres qui frissonment.
Je vais vous dire que je vois quand je travers le Luxembourg dans les premiers jours d'Octobre, alors qu'il est un peu triste et plus beau que jamais, car c'est le temps ou les feuilles tombent une a une sur les blanches epaules des statues.
Ce que je vois alors dans ce jardin, c'est un petit binhomme an dos, s'en va au college en saulillant comme un moi neau. Ma pusee ... le voit, car ce petit bon homme est une ombre: c'est l'ombre du moi que j'etais il y a vingt cinq ans"
Tạm dịch:
"Tôi sẽ kể bạn nghe điều mỗi năm tôi nhớ lại do bầu trời xáo động mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những lá cây đang úa vàng dần từ trong những vòm cây run rẩy.
Tôi sẽ kể bạn nghe tôi đã nhìn thấy gì khi tôi đi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng lá một trên bả vai trắng muốt của những pho tượng.
Điều tôi nhìn thấy lúc đó trong vườn ấy là một chú bé con, đang đút tay túi quần, cặp khoác trên vai tới trường đi nhảy nhót như con chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là hình bóng bản thân tôi hai lăm năm trước ..."
* * *
Cũng vẫn là mùa thu ...
Khi còn nhỏ tôi yêu âm nhạc. Vì chăm học, luôn thi đỗ, tôi được mẹ thưởng cho một chiếc vĩ cầm. Tôi say mê khuya sớm tập đàn mùa hè trong vườn vắng. Nghỉ hè song tôi lại về trường học. Mẹ tôi vuốt ve tôi: "Con đi học xa, mẹ làm vườn cứ nghe thấy tiếng đàn."
Tôi vẫn yêu âm nhạc. Nay bóng chiều đã xế nhưng chiếc vĩ cầm vẫn ở bên tôi. Tôi không đánh đàn nhưng những câu thơ của Paul Verlaine vẫn còn réo rắt.
"Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Bercent mon ceur
D'une langeur
Monotone
Tout suffocant
Et bleme quand
Sonne l'heure
Je me anciens
Et je pleure."
Tạm dịch:
Những vĩ cầm rung
Nức nở rung dài
Khi mùa thu tới
Ru mãi lòng tôi
Lả lướt, vấn vương
Cứ vấn vương hoài
Tôi đã đứt hơi
Và đã tái tê
Khi giờ đã điểm
Tôi nhớ làm sao
Nước mắt tôi trào.
* * *
Thời xa xưa ấy, ở thị xã Hải Dương chỉ có một trường nhà nước dạy đến hết tiểu học, tuy lúc ấy Hải Dương là một trong bốn nơi sầm uất nhất Bắc Kỳ (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định). Học sinh Hải Dương muốn thi tốt nghiệp phải ra Hải Phòng thi. Bố tôi đưa con ra Hải Phòng, tìm chỗ trọ cạnh nơi thi. Khi tôi đã đỗ xép-phi (Certificat d''etudes primarié - Giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học) bố tôi lại đưa tôi đi Hà Nội để tôi thi vào trường Bưởi.
Rồi mẹ tôi thu xếp tiền nong, mang mấy con gà lớn nhất nhà nuôi được để đưa tôi đi Hà Nội vào trường học. Chờ đợi, trọ ở một hàng cơm nhỏ gần Quốc Tử Giám. Một quán vắng, một phố nhỏ yên tĩnh cạnh hồ Tây và Vườn Bách Thảo, có vòi nước phun lên trời, từ đó vào trường Bưởi, cạnh đường xe điện đi Thuỵ Khuê.
Tôi lần đầu tiên xa nhà, xa mẹ. Hàng tuần mẹ tôi từ Hải Dương lên, vào đón tôi ra Hà Nội chơi ngày Chủ nhật. Đi chơi Hàng Ngang, Hàng Đào, thăm nhà người quen, rồi đến Hàng Buồm ăn tươi ở hiệu Mỹ Kinh nổi tiếng rồi đến chiều đưa tôi về trường để ra tầu về Hải Dương.
Ở nội trú ở trường Bưởi, các bạn gọi tôi là Hoán chị vì tuần nào cũng có mẹ và chị đến thăm. Cái tên đó tôi vẫn mang mãi đến nay, khi các bạn ngày xưa viết thư cho tôi gửi đến nơi tôi hưu trí.
Tuần lễ đầu, xa nhà, do nhiều thay đổi về sinh hoạt, hoàn cảnh, tôi như ốm dở, và đứng ở góc sân trường mà khóc nhớ nhà, y như một bài học khác trong sách văn lúc ấy:
"On voit dans les sombres ecoles
Des petits qui pleurent toujours
Les autres font des cabrioles
Eux, its restent au fond des cours ..."
Tạm dịch:
"Ta thấy trong những trường ảm đạm
Những trẻ thơ cứ khóc mãi khóc hoài
Các bạn khác vui chơi thoải mái
Cuối sân trường các em nước mắt đầy ..."
Rồi cũng quen dần. Hà Nội, bạn học, thầy cô, những đổi thay của cuộc sống. Các tháng năm trôi qua với các diễn biến liên tục trong tình cảm, nghĩ suy của tuổi thơ rồi tuổi trẻ.
Sau kháng chiến chống Pháp, khi ở báo Tiền Phong tôi đi viết về ngày khai trường ... Cũng lại mùa thu ... Tôi xúc động quay về trường xưa. Và tôi viết về trường tôi "như một hòn đảo đẹp, từ đó tuổi thơ tôi đi vào cuộc đời tàn nhẫn ..." Câu đó không chính trị nhưng là tiếng nói của lòng tôi. Anh Mạc Lân, con Lê Văn Trương, cũng ở báo Tiền Phong lúc ấy, đọc bài tôi đã cười: "Ông Hoán làm văn chứ không phải viết phóng sự."
(nick: mydiplomat2003 forum: www.ttvnol.com/cva.ttvn/31330 12/6/04)
Ông ngoại tớ ngày xưa học ở trường Bưởi và ông đã viết hồi ký về trường. Ông tớ viết hồi ký này cũng khá lâu rồi (năm 1998) và bây giờ tớ muốn chia sẻ cùng các bạn với mong muốn giúp bạn hiểu thêm về mái trường và học sinh của trường thuở trước ...
-----------------------------------------------------
NHỚ TRƯỜNG BƯỞI
(nguồn: www.hanoi.gov.vn - Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội)
Có lần trở về Hà Nội thăm trường, bạn cũ sau khi đã về hưu (1975), khi dạo qua vườn Bách Thảo tôi thấy vang lên trong đầu mấy câu thơ của Anatole France. Thời học trường Bưởi tôi đã học thuộc lòng những câu thơ này để mãi mãi nhớ chúng, chắc cũng giống như nhiều bạn già khác.
"Je vais vous dire ce que me rappellent tous les ans, le ciel agite'' de l''automme, les premiers dinors a la lampe et les feuilles qui jaurissent dans les arbres qui frissonment.
Je vais vous dire que je vois quand je travers le Luxembourg dans les premiers jours d'Octobre, alors qu'il est un peu triste et plus beau que jamais, car c'est le temps ou les feuilles tombent une a une sur les blanches epaules des statues.
Ce que je vois alors dans ce jardin, c'est un petit binhomme an dos, s'en va au college en saulillant comme un moi neau. Ma pusee ... le voit, car ce petit bon homme est une ombre: c'est l'ombre du moi que j'etais il y a vingt cinq ans"
Tạm dịch:
"Tôi sẽ kể bạn nghe điều mỗi năm tôi nhớ lại do bầu trời xáo động mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những lá cây đang úa vàng dần từ trong những vòm cây run rẩy.
Tôi sẽ kể bạn nghe tôi đã nhìn thấy gì khi tôi đi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng lá một trên bả vai trắng muốt của những pho tượng.
Điều tôi nhìn thấy lúc đó trong vườn ấy là một chú bé con, đang đút tay túi quần, cặp khoác trên vai tới trường đi nhảy nhót như con chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là hình bóng bản thân tôi hai lăm năm trước ..."
* * *
Cũng vẫn là mùa thu ...
Khi còn nhỏ tôi yêu âm nhạc. Vì chăm học, luôn thi đỗ, tôi được mẹ thưởng cho một chiếc vĩ cầm. Tôi say mê khuya sớm tập đàn mùa hè trong vườn vắng. Nghỉ hè song tôi lại về trường học. Mẹ tôi vuốt ve tôi: "Con đi học xa, mẹ làm vườn cứ nghe thấy tiếng đàn."
Tôi vẫn yêu âm nhạc. Nay bóng chiều đã xế nhưng chiếc vĩ cầm vẫn ở bên tôi. Tôi không đánh đàn nhưng những câu thơ của Paul Verlaine vẫn còn réo rắt.
"Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Bercent mon ceur
D'une langeur
Monotone
Tout suffocant
Et bleme quand
Sonne l'heure
Je me anciens
Et je pleure."
Tạm dịch:
Những vĩ cầm rung
Nức nở rung dài
Khi mùa thu tới
Ru mãi lòng tôi
Lả lướt, vấn vương
Cứ vấn vương hoài
Tôi đã đứt hơi
Và đã tái tê
Khi giờ đã điểm
Tôi nhớ làm sao
Nước mắt tôi trào.
* * *
Thời xa xưa ấy, ở thị xã Hải Dương chỉ có một trường nhà nước dạy đến hết tiểu học, tuy lúc ấy Hải Dương là một trong bốn nơi sầm uất nhất Bắc Kỳ (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định). Học sinh Hải Dương muốn thi tốt nghiệp phải ra Hải Phòng thi. Bố tôi đưa con ra Hải Phòng, tìm chỗ trọ cạnh nơi thi. Khi tôi đã đỗ xép-phi (Certificat d''etudes primarié - Giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học) bố tôi lại đưa tôi đi Hà Nội để tôi thi vào trường Bưởi.
Rồi mẹ tôi thu xếp tiền nong, mang mấy con gà lớn nhất nhà nuôi được để đưa tôi đi Hà Nội vào trường học. Chờ đợi, trọ ở một hàng cơm nhỏ gần Quốc Tử Giám. Một quán vắng, một phố nhỏ yên tĩnh cạnh hồ Tây và Vườn Bách Thảo, có vòi nước phun lên trời, từ đó vào trường Bưởi, cạnh đường xe điện đi Thuỵ Khuê.
Tôi lần đầu tiên xa nhà, xa mẹ. Hàng tuần mẹ tôi từ Hải Dương lên, vào đón tôi ra Hà Nội chơi ngày Chủ nhật. Đi chơi Hàng Ngang, Hàng Đào, thăm nhà người quen, rồi đến Hàng Buồm ăn tươi ở hiệu Mỹ Kinh nổi tiếng rồi đến chiều đưa tôi về trường để ra tầu về Hải Dương.
Ở nội trú ở trường Bưởi, các bạn gọi tôi là Hoán chị vì tuần nào cũng có mẹ và chị đến thăm. Cái tên đó tôi vẫn mang mãi đến nay, khi các bạn ngày xưa viết thư cho tôi gửi đến nơi tôi hưu trí.
Tuần lễ đầu, xa nhà, do nhiều thay đổi về sinh hoạt, hoàn cảnh, tôi như ốm dở, và đứng ở góc sân trường mà khóc nhớ nhà, y như một bài học khác trong sách văn lúc ấy:
"On voit dans les sombres ecoles
Des petits qui pleurent toujours
Les autres font des cabrioles
Eux, its restent au fond des cours ..."
Tạm dịch:
"Ta thấy trong những trường ảm đạm
Những trẻ thơ cứ khóc mãi khóc hoài
Các bạn khác vui chơi thoải mái
Cuối sân trường các em nước mắt đầy ..."
Rồi cũng quen dần. Hà Nội, bạn học, thầy cô, những đổi thay của cuộc sống. Các tháng năm trôi qua với các diễn biến liên tục trong tình cảm, nghĩ suy của tuổi thơ rồi tuổi trẻ.
Sau kháng chiến chống Pháp, khi ở báo Tiền Phong tôi đi viết về ngày khai trường ... Cũng lại mùa thu ... Tôi xúc động quay về trường xưa. Và tôi viết về trường tôi "như một hòn đảo đẹp, từ đó tuổi thơ tôi đi vào cuộc đời tàn nhẫn ..." Câu đó không chính trị nhưng là tiếng nói của lòng tôi. Anh Mạc Lân, con Lê Văn Trương, cũng ở báo Tiền Phong lúc ấy, đọc bài tôi đã cười: "Ông Hoán làm văn chứ không phải viết phóng sự."