Mọi người nghĩ gì về rock Việt nhỉ?^_^

Bao_d6_cva

New Member
Không rõ band nào là band đầu tiên của VN.Hình như từ năm 60s,70s ở trong Sài Gòn đã có những band nhạc rock roài :D
(bemapdangyeu đây,em mượn tạm nick thằng bạn ^^")
 

phongvan

Member
xoai said:
:| Em nói đến rock Nhật mà em nói mỗi đến X (X là tên band nhạc thời kỳ đâu thôi) thì......còn thiếu sót nhiều lắm :)) Tìm hiểu thêm về rock Nhật nhé ;) anh 1 dạo còn tìm hiểu rock HQ và phát hiện ra nó "rock rit" từ 60s :">
điều này chứng tỏ rock châu á k0 phát triển mạnh->em nói có chỗ đúng
:))
 

phongvan

Member
I. CÁC DÒNG NHÁNH METAL
1. Black Metal: bắt ng*ồn từ Thrash/ Speed Metal thời kì đầu, và thường (không phải là luôn luôn) đi kèm với lyric mô tả Satan và mang tính huyền bí, thường thì đây gọi là "hét" hơn là hát. Venom và Bathory được coi là các nghệ sĩ sáng tạo ra dòng nhạc này. Các nghệ sĩ nổi danh của dòng này gồm có Darkthrone, Immortal, Emperor, Satyricon và Mayhem. Các nhánh con là National Socialist Black Metal và Tolkien Metal.
2. Celtic Metal: sự lai tạp giữa nhạc Celtic và metal - thường là Black. Các nghệ sĩ nổi danh gồm có Cruachan, Primordial và Waylander.
3. Classic Metal: đặc điểm tiêu biểu là bass đánh nhanh và thình thịch, nhưng các cú riff ít nặng hơn, đoạn guitar solo rất dài, điệp khúc giàu giai điệu, hình thành từ phong trào New Wave of British Heavy Metal và nở rộ vào giữa những năm 1980. Các nghệ sĩ đáng chú ý: Iron Maiden, Saxon, Dokken, Judas Priest, Twisted Sister, Quiet Riot và Europe.
4. Death Metal: thể loại hoang dại bậc nhất của metal với guitar cực thấp, giọng hát gầm gừ và thường không thể hiểu được gọi là death grunts. Thời kì đầu, lyric của Death Metal thường tập trung miêu tả "những nỗi kinh hoàng có liên quan tới máu", sau đó bắt đầu phân hoá. Các band tiêu biểu: Bolt Thower, Mortification, Death, Morbid Angle, Deicide và Entombed.
5. Doom Metal: lấy cảm hứng bởi nhịp điệu chậm rãi như nhạc đám ma và bóng tối hoang tưởng rải rác trong nhạc của Black Sabbath và Carl Orff, một trong rất ít nhánh của Heavy Metal đề cao cảm xúc hơn là kĩ thuật chơi nhạc. Nghệ sĩ tiêu biểu là Candlemass, Mourning Beloveth, My Dying Bride, Cathedral và Anathema.
6. Folk Metal: đưa nhạc cụ và tư tưởng của folk vào metal. Nổi tiếng nhất của dòng này là Skyclad. Thêm vào đó là Finntroll, Korpiklaani và Skyforger.
 

phongvan

Member
7. Glam Metal: được biết đến với các nghệ sĩ thường xuyên trang điểm để hù doạ mọi người. Âm nhạc của Glam Metal là sự kết hợp của classic metal hoặc metal truyền thống và vài bản ballad. Glam Metal chịu ảnh hưởng nặng của các ban Classic Metal như Judas Priest, Twisted Sister và các ban metal truyền thống như Led Zeppelin, Alice Cooper và KISS. Các band Glam Metal được biết đến bao gồm Motley Crue, Ratt, Slaughter, Cinderella và W.A.S.P.
8. Gothic Metal: sự lai tạp giữa bầu không khí lạnh lẽo, băng giá của goth rock và tiếng guitar giận giữ của Heavy Metal, kết quả là thứ âm nhạc mang bầu không khí nhà hát và lyric ám ảnh với tôn giáo và nỗi sợ hãi. Các band Gothic Metal gồm có Theatre of Tragedy, Paradise Lost, Lacrimosa, Tristania và Type O Negative.
9. Grindcore: chịu ảnh hưởng của Thrash Metal và Death Metal, cùng với Hardcore và Punk, lấy tên từ những cú riff guitar được coi là đang "nghiền nát" nhau. Đặc điểm nổi bật là vocal theo kiểu Death Metal, trống đập bình bịch rất nhanh và bài hát rất ngắn. Napalm Death được coi là người sáng lập ra dòng nhạc này, sau đó là Carass, Terrorizer và Extreme Noise Terror. Hầu hết các ban này chịu ảnh hưởng của Death Metal nhiều hơn là Hardcore.
10. Hair Metal: dạng metal khá phổ biến của thập niên 1980, mang tính thương mại, có ng*ồn gốc từ những năm 1970 với các ban nhạc KISS và Judas Priest. Giống như Glam Metal, các nghệ sĩ Hair Metal cũng trang điểm, nhưng để làm đẹp chứ không phải để hù doạ mọi người. Dĩ nhiên âm nhạc ít hung hăng hơn và tập trung lên power ballads nhiều hơn. Các ban nhạc gồm có Warrant, Poison, Greg Howe, Vixen và Winger.
11. Melodic Death Metal: một nhánh con của Death Metal, chứa đựng nhiều câu riff rất giai điệu, đôi khi là với nhạc cụ aucostic, và trong một vài trường hợp thì ca từ hoàn toàn "sạch sẽ". Death và Morbid Angle có ảnh hưởng quan trọng nhất, sau đó đến các ban nhạc Thuỵ Điển như At the Gates, Opeth, In Flames và Dark Tranquillity.
 

phongvan

Member
12. Neo-Classical Metal: đưa các yếu tố và giai điệu của nhạc cổ điển vào metal, đặc biệt là các tác phẩm của Johan Sebastian Bach, Antonio Vivaldi và Niccolo Paganini. Yngwie J. Malmsteen là người sáng lập ra dòng metal này. Các yếu tố của nhạc cổ điển bắt đầu được sử dụng trong Heavy Metal và Hard Rock nhờ vào sự đóng góp của Ritchie Blackmore và Eddie Van Halen.
13. New Wave of British Heavy Metal: thực chất là một phong trào có ảnh hưởng đến tất cả mọi dòng nhánh của Heavy Metal. Cụm từ NWOBHM được dùng để nói về tất cả các nghệ sĩ metal nổi danh từ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 trong phong trào metal truyền thống đầu tiên của Anh. Các nghệ sĩ tiêu biểu nhất là Iron Maiden, Def Leppard, Saxon và Diamond Head.
14. Power Metal: nội dung chứa đựng những khung cảnh hoàn toàn mang tính chất hoang tưởng, vocal là giọng falsetto. Các ban nổi danh nhất là Helloween, Stratovarius, Blind Guardian và Hammerfall đến từ Châu Âu, ít nổi danh hơn là Jag Panzer và Iced Earth đến từ Mĩ.
15. Progressive Metal: kết hợp sự phức tạp của Prog - rock và các yếu tố của Heavy Metal. Gồm có: Dream Theater, Symphony X, Opeth và Pain of Salvation.
16. Speed Metal: theo những gì mà Mèo Mướp đang đọc thì giống y hệt Power Metal, không khác một tẹo nào cả.
17. Stoner Metal: còn được biết đến với cái tên Stoner Rock. Khá giống với Doom Metal và có các câu riff chậm rãi, uể oải nhưng rất nặng nề, chịu ảnh hưởng nặng của Psychedelic và quan trọng hơn là nhạc của Black Sabbath và Budgie. Dòng này gồm có: Cathedral, Kyuss, Queen of the Stone Age, Nebula, Fu Manchu và Monster Magnet.
18. Thrash Metal: đưa nhịp của Hardcore punk vào metal truyền thống, nổi danh với Slayer, Overkill, Metallica, Anthrax và Megadeth. Đáng chú ý là, cụm từ "Thrash Metal" không phải lúc nào cũng được công nhận bởi các đại diện của nó, ví dụ như Metallica lúc đầu tự nhận mình là Power Metal, dù chẳng giống chút nào với định nghĩa đã đưa ra ở phần trên. Ngược lại, các ban ít nổi danh hơn cũng đưa ra một sự phân loại mờ mịt đối với bản thân, ví dụ như Kreator gọi mình là Hate Metal.
19. Traditional Metal: metal truyền thống, dùng để chỉ các ban metal Anh chính gốc như Black Sabbath, Judas Priest và Deep Purple.
20. Viking Metal: là sự kết hợp của nhạc dân ca Na Uy và Metal. Lyric thường nói về Viking, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tiên phong cho dòng này là Bathory. Các ban nhạc khác đáng chú ý là Thyrfing, Enslaved và Falkenbach. Viking Metal thường được đem ra so sánh với Folk Metal vì sự giống nhau trong phong cách và nơi bắt ng*ồn.
 

phongvan

Member
II. CÁC DÒNG KHÁC, THƯỜNG KHÔNG ĐƯỢC COI LÀ METAL
1. Alternative Metal: cụm từ chỉ các phong cách metal mang tính độc đáo hoặc thử nghiệm. Ví dụ điển hình là Faith No More, cùng với các dự án của Mike Patton là Fantômas và Tomahawk.
2. Party Metal: còn được biết đến là Pop Metal, có lyric ca ngợi rượu chè, rock và metal, tình dụng và những thứ liên quan. Đôi khi cụm từ này dùng để nói về Hair Metal, Classic Metal và Hard Rock. Các nghệ sĩ Pop Metal đáng chú ý: Van Halen, Queen, KISS, Quiet Riot, đôi khi Twisted Sister và Judas Priest cũng được đưa vào danh sách.
3. Blues Rock: hầu hết các ban Heavy Metal thời kì đầu đều bắt ng*ồn từ Blues Rock: Jimi Hendrix, Cream, Black Sabbath, Led Zeppelin.
4. Christian Metal: nói về bất cứ ban metal nào có lyric mang nội dung về đạo Thiên Chúa, còn được biết đến với cái tên White Metal. Ví dụ điển hình: Stryper, Paramaecium và Mortification.
5. Comedy Metal: không hẳn là metal. Thường có nội dung mang tính bông đùa hoặc hài kịch. Có lẽ Comedy Metal đã được sinh ra một cách không cố ý từ bộ phim hài This Is Spinal Tap vào giữa thập niên 1980. Các nghệ sĩ tiêu biểu là Green Jelly và Scatterbrain.
6. Epic Metal: được cho là giống hệt với Battle Metal. Mang tính hoang tưởng nặng. Nghệ sĩ tiêu biểu gồm có Manowar, Virgin Steele, Cirith Ungol, Omen, Medieval Steel, Bathory, DoomSword. Đây không hẳn là một dòng nhạc mà là khái niệm chỉ phong cách metal mang tính giai điệu và dài hơi.
7. Extreme Metal: cũng không hẳn là một dòng nhạc nhưng để chỉ những phong cách metal hung hăng và nặng nề nhất bao gồm Black, Death, Doom, Grindcore, Hardcore và Thrash.
8. Grunge Metal: được coi là tách biệt hoàn toàn với Grunge, dù là sự kết hợp giữa các yếu tố của Grunge và Metal. Các nghệ sĩ tiêu biểu là Alice in Chains và King's X.
9. Hard Rock: biến thể từ Blues Rock và Psychedelic thời kì đầu và là tiền thân của Heavy Metal. Hình thành vào những năm 60 nhờ công lao của Jimmi Hendrix và Steppenwolf, sau đó là các ban của Anh như Led Zeppelin, Cream và Free. Rất khó để phân biệt Hard Rock và Heavy Metal thời kì đầu, một số ban như Deep Purple, Thin Lizzy, Queen và AC/DC được xếp vào cả hai dòng trên.
10. Hardcore: khởi ng*ồn là một phiên bản hỗn loạn và bạo động tột độ của Punk, nhưng sau đó bắt đầu lai tạp thành Heavy Metal vì sự giống nhau trong độ nặng và tính kích động. Dòng này có ảnh hưởng mấu chốt tới Thrash Metal sau đó là Grindcoren và Metalcore. Vài nghệ sĩ như Suicidal Tendencies và D.R.I lai tạp từ Hardcore sang Heavy Metal. Các band đáng chú ý của dòng này là Bad Brains, Agnostic Front, Black Flag, The Dillinger Escape Plan và Minor Threat.
11. Industrial Metal: là sự kết hợp của các yếu tố dance, techno với tiếng distortion của guitar, Synthesizers và trống máy được sử dụng rất rộng rãi trong dòng này. Godflesh là nghệ sĩ đầu tiên của Industrial Metal. Những nghệ sĩ nổi tiếng khác của dòng này là Samael, White Zombie, Fear Factory và The Kovenant.
12. Metalcore: sự hoà trộn của Hardcore và Thrash. Gồm có Unearth, All Out War và Killswitch Engage.
13. Nu Metal: chịu ảnh hưởng mạnh từ hip hop. Kĩ thuật đánh guitar hoàn toàn khác biệt với các dòng metal khác. Nhiều người cho rằng Nu Metal là một cách gọi tên sai, vì nó chẳng có đặc điểm gì từ Heavy Metal cả. Đại diện tiêu biểu: Korn, Papa Roach, Linkin Park, Slipknot và Limp Bizkit.
14. Tech Metal: mang tính phô diễn trình độ, guitar phá cách, chịu ảnh hưởng của Death và Grindcore. Ví dụ tiêu biểu là Necrophagist, Cryptopsy, Gorguts.
15. True Metal: một định nghĩa được đưa ra bởi Manowar, sau đó được sử dụng rộng rãi khi mà Alternative Metal và Nu Metal xuất hiện để phân biệt các dòng trên với các dòng mang tính truyền thống hơn.
 

xoai

Member
Ấy em nhầm. Nếu em vào wikipedia em sẽ thấy bên cạnh việc phân chia dòng nhánh 1 cách tương đối, họ còn xếp theo từng nước. Âm nhạc của mỗi nước có những đặc điểm riêng mà khó có thể ép uổng nó vào thể loại nào được. Còn về phát triển thì anh cứ lấy 1 cái ví dụ thế này, Đức là nước có số band nhạc metal chỉ sau có Mỹ. Vậy em biết được mấy band nhạc của Đức nào? rồi so sánh với các band nhạc của Mỹ về số lượng lẫn chất lượng. Liệu em có bảo rock Đức không phát triển không khi em không biết đến nhiều band nhạc của Đức?
 

xoai

Member
[-x Em nên phân biệt giữa lạc chủ đề với việc nâng cao vấn đề thảo luận. Ở đây anh đang lấy ví dụ để nói đến việc đánh giá một nền âm nhạc của 1 quốc gia (em phongvan còn chơi cả châu Á cơ) phát triển hay không phát triển là có đúng đắn và khách quan không hay thậm chí không thể đánh giá nổi.
 

chocomog_257

Moderator
xoai said:
[-x Em nên phân biệt giữa lạc chủ đề với việc nâng cao vấn đề thảo luận. Ở đây anh đang lấy ví dụ để nói đến việc đánh giá một nền âm nhạc của 1 quốc gia (em phongvan còn chơi cả châu Á cơ) phát triển hay không phát triển là có đúng đắn và khách quan không hay thậm chí không thể đánh giá nổi.
mọi người ơi, thế ở HQ fong trào rock hình như chỉ hoạt động underground thôi chứ ko thành quy mô, đao to búa lớn như công nghiệp RnB & hiphop bây giờ đúng ko?
 

xoai

Member
Chính xác là Rock ở Hàn Quốc hầu hết là underground. Nhưng band bể nổi chủ yếu vẫn là alter hoặc 1 thể loại lai tạp nào đó. Rock Hàn Quốc còn phát triển sớm hơn cả Nhật do Hàn Quốc ngày xưa bị Mỹ chiếm đóng, nên âm nhạc cũng theo đó mà đi vào chứ không như Nhật. Nhưng chính Nhật lại có những sáng tạo, biến thể mang nét đặc trưng rất riêng. Rock Hàn Quốc thời kỳ đầu khá thịnh, nhiều tên tuổi lớn nhưng không rõ vì lý do gì mà càng ngày càng đi xuống. Có những band nhạc thành danh nhưng tan rã hết. Khi Jimi với Beat tung hoành ở nước ngoài thì ở HQ Sahn Wool Rim với Shin, Joong Hyun cũng nổi tiếng không kém. ở Hàn Quốc người ta gọi Shin, Joong Hyun là ông tổ của Rock Hàn, thực sự đã làm một cuộc cách mạng trong âm nhạc HQ bấy giờ. Sahn Wool Rim là 1 band nhạc cũng rất nổi tiếng theo đội hình 3 người được giới sinh viên cực kỳ hâm mộ. Những năm 80s hàng loạt band underground ra đời như Baek Doo Sahn, Sohng Gol Meh, Sinawee, Boo Whoal,.... nhưng sang 90s thì lại tan ra gần hết. Hiếm có band underground nào trụ vững trước 1 làn sóng nhạc hiphop và dance đổ vào Hàn Quốc. Cá biệt có thể kể đến Crash là 1 band Thrash metal của HQ năm 2003 vẫn ra được album.

Nhìn rock scene HQ hiện nay có thể thấy rõ các band underground hầu như "quy ẩn" và không có thông tin gì nhiều nhặn, nổi lên chỉ là những band chơi những thể loại đại chúng, thu hút giới trẻ như alter, punk,.......

Tóm lại anh muốn nói đánh giá nền âm nhạc phát triển hay không thì hãy nhìn tổng thể và các mối tương quan chứ không thể thấy ít mà nói là kém, thấy nhiều mà nói là hay.

Cá nhân anh đánh giá rất cao các band alter của Hàn Quốc.
 

phongvan

Member
em thấy một quốc gia mà KT phát triển thì các ngannhf CN trong đó có cả CN giả trí cũng sẽ phát triển
Nói đơn giản là 1 nc có KT mạnh thì đk để âm nhạc pt cũng tốt hơn (tất nhiên là cũnng có ngoại lệ)
Em muốn so sánh giữa nc ta và nc nhật (hay 1 số cường quốc khác cả về kt lẫn âm nhạc như HQ hay Nhật)
Nhận định của em là :sở dĩ RV chưa ft đc cũng bởi bản thân âm nhạc của VN chưa đạt đc đến tầm quốc tế. Ngay cả những dòng chính thống còn chưa có những bc' tiến lơn thì R-vốn k0 đc coi trọng cũng khó mà pt đc tầm "khu vực" (khu vực là to lắm rồi)
em muốn nói đến mối tg quan giữa "đk Vh Kt" và sự "pt" của rock
 

phongvan

Member
deathmetal2310 said:
opeth la` progressive death metal moi' day` du?
chưa đầy đủ

đôi khi thấy cả guitar romance,doom

nhạc của OPETH thật sự u tối (black) nhưng đôi khi cũng có những đoạn guitar thùng thật sự đẹp (guitar romance), u ám (doom) nhưng đẹp. Và chất kết dính nên thứ âm thanh đa sắc thái đấy chính là kĩ thuật điêu luyện, ý tưởng phong phú (pro) của các thành viên trong OPETH

nghe OPETH ta có cảm giác như đang đăm chìm trong 1k0 gian ma quái
có nhưng gương mặt vặn vẹo, méo mó, mờ nhạt, đau đớn
có nhưng con quỷ gào thét man dại
một cô gái từ từ tròng cổ vào dây thừng
một tên sát nhân đang tự sát
một gã trai thất tình đang tâm sự bằng chiếu đàm thùng của mình
có cái đẹp cũng có cái xấu
bao trùm lên hết thảy là 1 bầu k0 khí u ám, lãng đãng
k0 phải là mầu đen mà là thứ mầu hồng của xác pháo bay tả tơi trong k0 trung vì đã hết sinh mệnh
 
rock việt bi giờ cũng đã phát triển lên nhiều, để em giới thiệu cho các bác 1 sáng tác rất hay( theo em nghĩ) . đó là bài giấc mơ hoang tàn của the light , mặc dù bài này cũ rùi nhưng ai chưa nghe hãy nghe đi .Hay tuyệt
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top