kiwi_vn
Active Member
Báo CAND :
Thời tiết nóng bức, phòng chấm thi chật chội, tiền công chấm mỗi bài thi là 5.000 đồng, nhưng điều đó không làm các giáo viên "tủi thân" bằng việc phải liên tục hạ bút cho điểm 0, 1, 2 trước những bài thi sử "kinh dị". Năm 1945, chúng ta chủ trương giành chính quyền để với tư cách là một quốc gia độc lập sẽ tiếp đón quân đồng minh, điều này, trong sách giáo khoa đã rõ như ban ngày, vậy mà không ít thí sinh "liều mạng" viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ mặt trận Việt Minh họp thống nhất một quan điểm mở cửa biên giới để cho Nhật tràn vào" (?).
Tệ hơn, có thí sinh còn véo von: "Chúng ta đã đón tiếp quân đồng minh và quân Nhật với một tư cách rất công bằng và một tư thế rất oai nghiêm". Thầy giáo Trần Viết Nghĩa chấm đến đoạn sử trúc trắc này phải bật cười: "Ngày 22-12-1975, sau khi gấp rút miền Nam Việt Nam thực dân Pháp phong kiến tay sai Mỹ đã hoàn toàn khâm phục trước lòng thương dân và sự đoàn kết của toàn thể đất nước chống thù trong giặc ngoài".
Nói về những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào, một thí sinh viết đến 10 dòng chỉ độc câu: "Việt - Lào hai nước anh em, nghĩa tình gắn bó thật là keo sơn". Có em "bé cái nhầm" khi khẳng định: "Xi - a - núc lãnh đạo cách mạng Lào". Rất lạ là hàng loạt bài thi cùng xuất hiện câu: "Mâu thuẫn Nhật - Pháp giống như một cái "ung nhọt" chỉ cần một cái chạm khẽ là bung ra", có lẽ những thí sinh này đều luyện thi cùng một lò cấp tốc. Có thí sinh chắc như đinh đóng cột: "Để phản đối chiến tranh đặc biệt của Mỹ, nhà sư Thích Quảng Đức đã treo cổ ở Ngã Tư Sở".
Đọc những lời tâm sự “rút ruột” của thí sinh trong bài thi như thế này, không biết nên giận hay nên thương họ: "Nhà em vốn rất nghèo, em học hành chăm chỉ lắm, bỗng nhà em vụt khá giả, có nhà cao cửa rộng, em bị cuốn vào cơn lốc cuộc đời. Tạm biệt thầy cô nhé, năm sau em sẽ cố gắng để trở thành một học trò tử tế"...
Dạy và học sử không thể "vô cảm"
Điểm sử thấp "thảm hại" theo PGS Ngô Đăng Tri đã phản ánh một thực trạng: Khi quy chế coi thi được làm quyết liệt, "phao" thi bị vô hiệu hóa thì hệ quả này tất sẽ xảy ra. Rõ ràng, rất đông thí sinh vẫn ỷ vào "phao". Nhưng cũng không thể phủ nhận bức tranh "dạy và học" sử ở bậc phổ thông là có vấn đề. Ai sẽ lý giải khi có em đã đậu "tú tài" rồi mà vẫn ngơ ngác trong bài thi: "Quảng Bình, Quảng Trị, sông Hiền Lương ở đâu em không biết, em chỉ biết Mỹ đã dội bom B52 xuống Điện Biên Phủ, làm nên một Điện Biên Phủ trên không chấn động địa cầu…".
Người lớn chúng ta đã nhiều phen phải thở dài ngao ngán khi con em mình say mê phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn là những anh hùng áo vải, những cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu được lưu danh muôn đời. Nguyên nhân do đâu? Một GS Sử học kể lại: "Tôi đã từng dự giảng ở một trường THPT có tiếng tại Hà Nội, nhưng giáo viên như một chiếc máy nói từng bài, từng bài "nhồi" kiến thức, còn học sinh thì ra sức học thuộc lòng một cách...vô cảm. Hình thức tiếp cận môn sử giờ đơn điệu quá!".
PGS Phạm Xanh thì ngậm ngùi: "Sử học là nền tảng của tri thức công dân, nhưng hiện nay thi tốt nghiệp phổ thổng năm có sử, năm thì không, học sinh nếu không thi khối C sẽ bỏ bẵng môn này từ năm lớp 11. Một số nước giáo dục phát triển mạnh như Pháp, Malaisia, lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Họ cho rằng lịch sử rất gần với chính trị, văn hóa và đạo đức, họ muốn học sinh của họ khi ra nước ngoài sẽ tự tin với kiến thức sử học dân tộc dày dặn. Tôi thấy "đau" khi nhìn một học sinh cấp I của Nga vanh vách kể chuyện hồng quân Liên Xô".
Câu nói của PGS Phạm Xanh khiến tôi liên tưởng tới cách giáo dục của người Nhật, con em của họ muốn ra nước ngoài du học phải trải qua một bài "test" về lịch sử, như kiểu chúng ta thi lấy bằng ngoại ngữ trước khi xin vào công ty nước ngoài vậy. Người Nhật vốn thận trọng hay vì quá trân trọng những trang sử được viết nên bằng máu và nước mắt của các thế hệ mà phải làm như vậy?
Hàng ngàn bài thi Sử kém chất lượng trong kỳ tuyển sinh năm nay cho thấy, các nhà cải cách giáo dục phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề sách giáo khoa, vấn đề đào tạo những người thầy dạy lịch sử và cả quan niệm thi cử, ít nhất là để giúp học trò không vô cảm với môn học rất đỗi quan trọng này.
Thời tiết nóng bức, phòng chấm thi chật chội, tiền công chấm mỗi bài thi là 5.000 đồng, nhưng điều đó không làm các giáo viên "tủi thân" bằng việc phải liên tục hạ bút cho điểm 0, 1, 2 trước những bài thi sử "kinh dị". Năm 1945, chúng ta chủ trương giành chính quyền để với tư cách là một quốc gia độc lập sẽ tiếp đón quân đồng minh, điều này, trong sách giáo khoa đã rõ như ban ngày, vậy mà không ít thí sinh "liều mạng" viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ mặt trận Việt Minh họp thống nhất một quan điểm mở cửa biên giới để cho Nhật tràn vào" (?).
Tệ hơn, có thí sinh còn véo von: "Chúng ta đã đón tiếp quân đồng minh và quân Nhật với một tư cách rất công bằng và một tư thế rất oai nghiêm". Thầy giáo Trần Viết Nghĩa chấm đến đoạn sử trúc trắc này phải bật cười: "Ngày 22-12-1975, sau khi gấp rút miền Nam Việt Nam thực dân Pháp phong kiến tay sai Mỹ đã hoàn toàn khâm phục trước lòng thương dân và sự đoàn kết của toàn thể đất nước chống thù trong giặc ngoài".
Nói về những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào, một thí sinh viết đến 10 dòng chỉ độc câu: "Việt - Lào hai nước anh em, nghĩa tình gắn bó thật là keo sơn". Có em "bé cái nhầm" khi khẳng định: "Xi - a - núc lãnh đạo cách mạng Lào". Rất lạ là hàng loạt bài thi cùng xuất hiện câu: "Mâu thuẫn Nhật - Pháp giống như một cái "ung nhọt" chỉ cần một cái chạm khẽ là bung ra", có lẽ những thí sinh này đều luyện thi cùng một lò cấp tốc. Có thí sinh chắc như đinh đóng cột: "Để phản đối chiến tranh đặc biệt của Mỹ, nhà sư Thích Quảng Đức đã treo cổ ở Ngã Tư Sở".
Đọc những lời tâm sự “rút ruột” của thí sinh trong bài thi như thế này, không biết nên giận hay nên thương họ: "Nhà em vốn rất nghèo, em học hành chăm chỉ lắm, bỗng nhà em vụt khá giả, có nhà cao cửa rộng, em bị cuốn vào cơn lốc cuộc đời. Tạm biệt thầy cô nhé, năm sau em sẽ cố gắng để trở thành một học trò tử tế"...
Dạy và học sử không thể "vô cảm"
Điểm sử thấp "thảm hại" theo PGS Ngô Đăng Tri đã phản ánh một thực trạng: Khi quy chế coi thi được làm quyết liệt, "phao" thi bị vô hiệu hóa thì hệ quả này tất sẽ xảy ra. Rõ ràng, rất đông thí sinh vẫn ỷ vào "phao". Nhưng cũng không thể phủ nhận bức tranh "dạy và học" sử ở bậc phổ thông là có vấn đề. Ai sẽ lý giải khi có em đã đậu "tú tài" rồi mà vẫn ngơ ngác trong bài thi: "Quảng Bình, Quảng Trị, sông Hiền Lương ở đâu em không biết, em chỉ biết Mỹ đã dội bom B52 xuống Điện Biên Phủ, làm nên một Điện Biên Phủ trên không chấn động địa cầu…".
Người lớn chúng ta đã nhiều phen phải thở dài ngao ngán khi con em mình say mê phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn là những anh hùng áo vải, những cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu được lưu danh muôn đời. Nguyên nhân do đâu? Một GS Sử học kể lại: "Tôi đã từng dự giảng ở một trường THPT có tiếng tại Hà Nội, nhưng giáo viên như một chiếc máy nói từng bài, từng bài "nhồi" kiến thức, còn học sinh thì ra sức học thuộc lòng một cách...vô cảm. Hình thức tiếp cận môn sử giờ đơn điệu quá!".
PGS Phạm Xanh thì ngậm ngùi: "Sử học là nền tảng của tri thức công dân, nhưng hiện nay thi tốt nghiệp phổ thổng năm có sử, năm thì không, học sinh nếu không thi khối C sẽ bỏ bẵng môn này từ năm lớp 11. Một số nước giáo dục phát triển mạnh như Pháp, Malaisia, lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Họ cho rằng lịch sử rất gần với chính trị, văn hóa và đạo đức, họ muốn học sinh của họ khi ra nước ngoài sẽ tự tin với kiến thức sử học dân tộc dày dặn. Tôi thấy "đau" khi nhìn một học sinh cấp I của Nga vanh vách kể chuyện hồng quân Liên Xô".
Câu nói của PGS Phạm Xanh khiến tôi liên tưởng tới cách giáo dục của người Nhật, con em của họ muốn ra nước ngoài du học phải trải qua một bài "test" về lịch sử, như kiểu chúng ta thi lấy bằng ngoại ngữ trước khi xin vào công ty nước ngoài vậy. Người Nhật vốn thận trọng hay vì quá trân trọng những trang sử được viết nên bằng máu và nước mắt của các thế hệ mà phải làm như vậy?
Hàng ngàn bài thi Sử kém chất lượng trong kỳ tuyển sinh năm nay cho thấy, các nhà cải cách giáo dục phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề sách giáo khoa, vấn đề đào tạo những người thầy dạy lịch sử và cả quan niệm thi cử, ít nhất là để giúp học trò không vô cảm với môn học rất đỗi quan trọng này.