Ôi A3, hỡi A3, than ôi mọi người đâu cả rồi???

Status
Không mở trả lời sau này.

duc_vong

New Member
ah nhật anh là cái thằng học toán ngu cẹc ở d3 chú gì, hết chuyện ah xóa bài cua bọn tao >:) vô duyên đ** tả được, cái dis me mày, zoo ông nội mày cái coi >:)
 

TranNamTrung

New Member
Khoảng 18h chiều 20/11, sau tiếng sét chói tai, tại Hà Nội mưa đá ào ạt tuôn rơi. Những viên đá đập tách tách vào mái nhà, nhảy tưng tưng trên đường. Người Hà Nội trong 25 phút chiều muộn tạm ngưng mọi việc để xem hiện tượng lạ của thiên nhiên.

Trên đường phố, xe cộ vội vàng tạt vào lề đường, nấp dưới những mái hiên nhà hoặc gầm cầu vượt. Nếu ai cố gắng về nhà cho sớm cũng không chịu đựng được những viên đá to bằng đầu ngón tay, thậm chí có viên đường kính tới 3-4 cm bắn xối xả vào đầu.

Bà Nguyễn Bình ở tập thể Tân Mai, quận Hoàng Mai, kể ban đầu đá rơi thưa thớt, viên nhỏ bằng đầu ngón tay. Càng về sau, đá rơi dồn dập, viên to bằng quả trắng gà, bắn liêp tiếp vào nhà, làm xô lệch mái tôn. "Chưa bao giờ tôi thấy đá to và nhiều như vậy. May mà tôi đã kịp thời sơ tán đồ dễ vỡ, không thì tan hết", bà Bình kể.

Viên đá khá to đã phá hỏng nhiều mái nhà lợp bằng ngói xi măng, bóng đèn đường bị vỡ nham nhở. Các biển quảng cáo, mái hiên lợp bằng tấm nhựa thủng lỗ chỗ. Trên đường phố, tràn ngập lá, cành cây và vô vàn rác rưởi được gió mưa thổi từ khắp nơi đến.

Những thứ rác này đã bít lỗ cống, làm tình trạng ngập nước ở các tuyến đường như Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, ga Hà Nội, Quán Sứ... thêm trầm trọng. Phải 1 tiếng sau, sau rất nhiều nỗ lực khơi thông cống rãnh của nhân viên Công ty thoát nước Hà Nội, tình trạng ngập mới được giải quyết.

Trận mưa kéo dài tới 25 phút, kèm theo là sấm sét. Nhiều khu vực ở Hà Nội bị cắt điện. Một số nơi như Cầu Diễn, Thanh Xuân, đến tận 11h đêm qua người dân vẫn phải sống trong ánh đèn dầu hoặc nến. Tháng 4 năm ngoái, Hà Nội từng có mưa đá. Tuy nhiên, trận mưa đá này thời gian lâu hơn và kích thước viên đá cũng to hơn gấp nhiều lần.

Với người dân, mưa đá là hiện tượng bất thường. Nhưng với chuyên gia khí tượng thì mưa đá trong thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh là hoàn toàn bình thường. Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng dự báo hạn ngắn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, giải thích, mưa đá hình thành do luồng không khí ẩm từ mặt đất bốc lên, gặp không khí lạnh trên cao nên ngưng kết thành đá. Giông sét xuất hiện "đẩy" đá xuống đất.

Mưa đá thường chỉ xuất hiện ở miền Bắc, nơi có sự chuyển mùa rõ rệt từ xuân sang hè (tháng 4-5) và từ thu sang đông (tháng 10-11). Nam Bộ và Tây Nguyên rất ít khi có hiện tượng này. Trước Hà Nội khoảng 3-4 tiếng, tại Phú Thọ cũng xuất hiện mưa đá kéo dài 1 tiếng. Ngày 19/11, tại Bắc Kạn và Lai Châu cũng có hiện tượng này. Do thời gian kéo dài tới 30 phút nên lượng đá dồn lại khá dày, phải mất 1 giờ sau mới tan hết.
 
Status
Không mở trả lời sau này.

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top