Vậy có ai quan tâm đến nạn quay cóp ko?

ngothutra

Member
Vũ Việt Hoài said:
Thế nếu em gặp người giỏi hơn em thật sự và người ta vẫn quay cóp thì sao?
Thế thì đó giống kiểu người có tài mà không có đức đó. Anh nghĩ như thế nào về người như vậy?
 
Trong xã hội này nếu lấy hành vi quay cóp để đánh giá là người ta không có đức thì có lẽ hơi vội vã đấy em ạ! Đôi khi để tồn tại trong xã hội con người ta phải chấp nhận những việc làm không được trong sáng lắm. Đôi khi phải biết bỏ qua những cái nhỏ nhặt để đạt được cái lớn lao hơn. Khả năng thì hữu hạn nhưng em có thấy ai bằng lòng với những gì mình có không? Để đạt được mục đích thì con người ta sẽ làm bất kỳ việc gì mà họ có thể làm được trong chừng mực họ có thể. Vấn đề ở đây là kết quả đạt được. Người đó có đạt được điều họ muốn không thôi.
 
ngothutra said:
Thế thì đó giống kiểu người có tài mà không có đức đó. Anh nghĩ như thế nào về người như vậy?
Anh là người không coi trọng những thứ phù phiếm. Cái đức mà em nói đến là một trong những thứ đó.

Em là một người rất thích hợp với nghề nhà giáo đấy.
 

kiwi_vn

Active Member
HUm nay đọc 2 bài pỏ của anh Thành mà thấy bài nào cũng có lý , đúng là đàn anh trải đời hơn có khác. Nhưng con người phải tự làm chủ bản thân mình trước những cám dỗ và sai trái.Ý thức của cá nhân sẽ làm nên ý thức hệ của cả cộng đồng.
 
ngothutra said:
Anh đúng là không quay cóp thật :)
Em không phải là giỏi nhưng trong học tập em khinh thường những người quay cóp. Điểm của em không cao nhưng em tự hào về những kiến thức mà mình có :D
Anh không có can đảm để quay cóp thật đấy. Anh cũng đã có lần thử mang tài liêu vào phòng thi rồi. Và hôm đó bài đã được anh chuẩn bị cũng kỹ càng rồi, còn tài liệu cũng sẵn trong túi, có thể lấy ra để chép được. Nhưng kết cục là bài anh làm không được ưng ý lắm, tài liệu ở trong túi làm cho anh thấy thiếu tự tin thế nào ấy. Anh thấy ở bản thân anh, nếu không mang tài liệu vào phòng thi anh sẽ cố gắng đào sâu được bài làm của mình hơn, và tập trung tâm huyết vào làm bài hơn.
Nói chung điểm của anh cũng không được cao, nhưng cũng không đến nỗi tệ.
 

Nobunaga Oda

New Member
fangxetrang_va said:
Anh không có can đảm để quay cóp thật đấy. Anh cũng đã có lần thử mang tài liêu vào phòng thi rồi. Và hôm đó bài đã được anh chuẩn bị cũng kỹ càng rồi, còn tài liệu cũng sẵn trong túi, có thể lấy ra để chép được. Nhưng kết cục là bài anh làm không được ưng ý lắm, tài liệu ở trong túi làm cho anh thấy thiếu tự tin thế nào ấy. Anh thấy ở bản thân anh, nếu không mang tài liệu vào phòng thi anh sẽ cố gắng đào sâu được bài làm của mình hơn, và tập trung tâm huyết vào làm bài hơn.
Nói chung điểm của anh cũng không được cao, nhưng cũng không đến nỗi tệ.
thôi thôi
quay cóp sợ lém
thi hk hay kiểm tra 1 tiết may ra còn dám
chứ thi tốt nghiệp hay đại học thì ---> die :-(
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Công nhận mình cũng không có gan quay cóp :D
Nếu quay thì tim đập thình thịch, mặt đỏ như gấc, mất hết bình tĩnh, run và nói chung là sẽ quên hết tất cả những kiến thức mình đã học :) Vì thế nên mình không bao giờ quay cả, vả lại bây giờ học ĐH, nhiều môn thi viết xong rồi, hôm sau thi vấn đáp luôn (hoặc chỉ thi vấn đáp) :D Nếu mà quay, Giáo sư vặn vẹo 1 chút là mình toi ngay lập tức :D

Hồi quay duy nhất trong đời là 1,5 năm học ở CVA ý :p :)
Về VN mới biết quay cóp là gì... :D Ban đầu học ngoan, nhưng điểm chẳng cao (nội dung thì đúng và đủ hết, nhưng vì không giống y nguyên như trong sách giáo khoa =)) ), thế là về sau, toàn chép bài của mấy thằng bạn ngồi xung quanh :>> (quay kiểu đấy thôi, chứ không có gan mang tài liệu như chúng nó) :p

Nói chung là không nên quay cóp, vì như thế thì không công bằng chút nào cả...
Nhưng lại phải nói đến cách dạy thôi... Nó phụ thuộc vào cách dạy là chính...
 
Không nên đổ lỗi cho Việt Nam, cho trường Chu Văn An làm cho bạn biết cách quay cóp đâu nhé! Có thể là do lúc đầu bạn mới về bạn chưa quen với phương pháp học ở đây thôi. Nếu quay cóp các môn bắt người ta phải học như con vẹt thì tôi nghĩ nên quay, chứ học thuộc thì chỉ tổ đau đầu thôi. Nhưng nếu quay những kiến thức kiểu suy luận hoặc các bài tập kiểu tính toán thì tôi không biết là đi học để làm cái gì nhỉ? Mà lấy ở đâu đó ra quay thì quả là tài, những bài đấy xứng đáng được 0 điểm lắm.
 

present

New Member
Về trường CVA làm việc được một kì. Cuối học kì 2 năm học 2003-2004 vào coi thi học kì môn Toán lớp Sử (bây giờ là lớp có mục được lên hàng 5sao đây), học sinh không ai nho nhe. Học kì một năm học 2004-2005, vừa bước vào lớp thì có đứa kêu ngay: thầy ơi, tại thầy mà điểm học kì môn toán năm ngoái em được có 5 điểm, thầy coi ghê quá.
Nói chung là tôi rất ghét quay cóp. Khi coi thi, tôi đề ra hình thức: trừ điểm người nhắc bài nặng hơn người hỏi bài - phương án này tôi cho là biện pháp phòng ngừa tốt. Ngoài ra cho kiểm tra 2 bài lấy 1 bài - cao điểm hơn; phương án này có lẽ phòng ngừa còn hiệu quả hơn nhỉ. Tuy nhiên, có cấp học thì không thực hiện được điều đó. Vì thế, phòng ngừa tốt nhất là làm cho sĩ tử hiểu và ý thức về việc đó :d:
 

kiwi_vn

Active Member
Hi hi ! Hồi mới học C3 có đứa nào quay đâu? Dân chuyên vốn vậy , nhưng sau đó thì tự bảo nhau , thôi , mấy môn phụ thì anh em ta phá lệ đi --> quay tẹt ga ở mấy môn này.
 

rikku

Active Member
em nói thật là bản thân ko quay điểm thấp hơn bọn quay bài ức không chịu được ! chẳng lẽ cứ kt là phải quay ! có những đứa quay bài lươn quay bài lẹo mà còn thích bố láo lằng nhằng, hay lên mặt với mình, càng nghĩ càng ức ^^ nhưng đã bít tự kiềm chế ^^
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Thành said:
Không nên đổ lỗi cho Việt Nam, cho trường Chu Văn An làm cho bạn biết cách quay cóp đâu nhé! Có thể là do lúc đầu bạn mới về bạn chưa quen với phương pháp học ở đây thôi. Nếu quay cóp các môn bắt người ta phải học như con vẹt thì tôi nghĩ nên quay, chứ học thuộc thì chỉ tổ đau đầu thôi. Nhưng nếu quay những kiến thức kiểu suy luận hoặc các bài tập kiểu tính toán thì tôi không biết là đi học để làm cái gì nhỉ? Mà lấy ở đâu đó ra quay thì quả là tài, những bài đấy xứng đáng được 0 điểm lắm.
Mình muốn nhắc lại là mình cũng rất ghét quay cóp!

Mình không đổ lỗi, nhưng mà mình rất phản đối kiểu học vẹt, học thuộc lòng ở những môn "phụ" (gọi là phụ nhưng nhiều lúc - trong cuộc sống - còn quan trọng hơn các môn "chính" nhiều).
Các môn "phụ" cũng có thể dạy 1 cách thú vị làm cho HS thích và ham học, ham tìm hiểu được. Nhưng dạy kiểu đấy thì tất nhiên là khó, mất thời gian đọc thêm, mất thời gian tìm cách gây hứng thú cho HS, nên mấy Thầy Cô nào bỏ nhiều công sức ra làm điều đấy đâu :( (nhất là với đồng lương thật ít ỏi đấy :( ).
Vả lại, mình nói thẳng ra là người Việt mình phần lớn là sợ cái mới, sợ "tiên phong" vì mấy ai muốn gánh vác quá nhiều trách nhiệm như thế?

Mình thực sự mong sao các Thầy Cô giáo trẻ đã rút được kinh nghiệm từ bản thân và làm gì đó thay đổi 1 chút, chứ cứ theo đà này thì chất lượng HS của Việt Nam mình chỉ càng ngày càng đi xuống thôi.
 
Năm lớp 8, năm đấy em học hành cực kỳ tử tế, thề không bao h quay cóp, nhưng vướng phải môn KTNN ác mộng + môn Văn phải học theo những gì cô giáo đọc ===> chẳng hỉu mình đang học cái gì nữa :( . Đến kì thi học kì, lớp chia 2 phòng ngồi rất thoải mái và tất nhiên, chúng nó toàn làm việc theo " dây chuyền ". Có vài đứa nằm ngoài hệ thống, trong đó có mình :| , đến môn KTNN bó tay luôn, học mà không hỉu thì làm sao mà học vào đầu được :( , thế là điểm kém luôn. Nhìn bọn dây chuyền sản xuất kia điểm cao vời vợi, tức muốn chết. Về nhà, xếp tụt mất mấy hạng chỉ vì điểm môn KTNN, bị papa mama mắng cho 1 trận . Từ lần đó, không thèm học mấy môn KTNN nữa, bài nào học hỉu thì học, còn không thì thôi, nhìn bài đứa quay, còn bí lắm thì tự q
 
present said:
Về trường CVA làm việc được một kì. Cuối học kì 2 năm học 2003-2004 vào coi thi học kì môn Toán lớp Sử (bây giờ là lớp có mục được lên hàng 5sao đây), học sinh không ai nho nhe. Học kì một năm học 2004-2005, vừa bước vào lớp thì có đứa kêu ngay: thầy ơi, tại thầy mà điểm học kì môn toán năm ngoái em được có 5 điểm, thầy coi ghê quá.
Nói chung là tôi rất ghét quay cóp. Khi coi thi, tôi đề ra hình thức: trừ điểm người nhắc bài nặng hơn người hỏi bài - phương án này tôi cho là biện pháp phòng ngừa tốt. Ngoài ra cho kiểm tra 2 bài lấy 1 bài - cao điểm hơn; phương án này có lẽ phòng ngừa còn hiệu quả hơn nhỉ. Tuy nhiên, có cấp học thì không thực hiện được điều đó. Vì thế, phòng ngừa tốt nhất là làm cho sĩ tử hiểu và ý thức về việc đó :d:
Hơ, em có nhầm không nhỉ, có phải "anh" là thầy Đạt dạy Lý lớp D4 không :cool:

--> đúng rồi đấy em ạ :)
 

kiwi_vn

Active Member
Môn phụ nhưng có mấy thầy cô biến nó thành niềm thú vị đâu cơ chứ? Nhớ hồi C2 thực hành Sinh Học , mua ếch về mổ , cả cá chép nữa , sau đó thầy cho mang vào 1 đống lửa nướng đánh chén , thầy còn mang cả muối ớt nũa chứ , he he , trận đánh chén vui đã đời.
 
Pham Vu Ngoc Ha said:
Mình muốn nhắc lại là mình cũng rất ghét quay cóp!

Mình không đổ lỗi, nhưng mà mình rất phản đối kiểu học vẹt, học thuộc lòng ở những môn "phụ" (gọi là phụ nhưng nhiều lúc - trong cuộc sống - còn quan trọng hơn các môn "chính" nhiều).
Các môn "phụ" cũng có thể dạy 1 cách thú vị làm cho HS thích và ham học, ham tìm hiểu được. Nhưng dạy kiểu đấy thì tất nhiên là khó, mất thời gian đọc thêm, mất thời gian tìm cách gây hứng thú cho HS, nên mấy Thầy Cô nào bỏ nhiều công sức ra làm điều đấy đâu :( (nhất là với đồng lương thật ít ỏi đấy :( ).
Vả lại, mình nói thẳng ra là người Việt mình phần lớn là sợ cái mới, sợ "tiên phong" vì mấy ai muốn gánh vác quá nhiều trách nhiệm như thế?

Mình thực sự mong sao các Thầy Cô giáo trẻ đã rút được kinh nghiệm từ bản thân và làm gì đó thay đổi 1 chút, chứ cứ theo đà này thì chất lượng HS của Việt Nam mình chỉ càng ngày càng đi xuống thôi.
Có câu "trời chẳng chịu đất, thì đất phải chịu trời". Có ai đủ sức để làm thay đổi xã hội đây nếu như ngay bản thân mình còn chưa vượt qua, xong rồi bảo mọi người thế này thế kia. Cũng như bạn nói có nhiều cách để giúp học sinh tiếp thu bài một cách sinh động. Vậy tại sao không thay vì đợi chờ điều đó, chúng ta lai không thể chủ động tìm cách tiếp thu bài một cách sinh động đi nhỉ. Thời gian thầy cô giảng bài trên lớp chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn, còn thời gian giành để tìm hiểu bài của chúng ta là vô cùng lớn so với thời gian đó cơ mà. Tự bản thân mình học tập, nghiên cứu bằng cách qua sách báo, thực tế, tự mình nghĩ ra phương pháp và cách thức... Có mấy ai thay đổi được xã hội đâu, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải tự mình chăm lo cho bản thân mình, có như vậy thì mới có thể tồn tại và khẳng định được mình trong xã hội chứ.
Nói chung tôi nghĩ xã hội như thế thì chúng ta lại càng có cơ hội để khẳng định mình hơn đấy. Cũng chả biết có đúng không nữa? Lời nói có khi rồi cũng chỉ là lời nói mà thôi !
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Đọc thấy mỗi cái câu cuối của bạn là còn đồng tình được :)

Nhưng mà ai cũng nghĩ là "không thay đổi được, nó thế là thế" thì chẳng bao giờ thay đổi được cái gì đâu :-<
Bạn lập luận đọc thoáng lúc đầu nghe cũng có lý, là HS phải tự tìm được hứng thú trong môn học. Đúng thế. Nhưng mà bạn có biết là HS vẫn còn chưa đủ chín, nhất là HS cấp 1, cấp 2, còn là trẻ con, còn ham chơi, còn chưa xác định được tương lai không?? Những lúc đó thì người lớn hơn - có kinh nghiệm hơn, hiểu biết hơn - cần phải tạo ra cho chúng niềm vui trong bài học, để chúng có 1 cách nhìn nhận không bị sai lệch chứ? :)
 

kiwi_vn

Active Member
Học sinh còn nhỏ tất nhiên là chưa đủ chín nhưng trách nhiệm của người lớn là giáo dục những ý thức cơ bản trong đầu trẻ về ý thức phấn đấu ,lòng tự trọng trong học tập.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top