Thi học sinh giỏi?

Vấn đề này không chỉ có trong forrum ta mới đề cập. Báo chí vừa rồi cũng đăng tải vấn đề du học sinh 232 (233?). Đây là vấn đề thực sự nhạy cảm và bức bối của cả nước. Mỗi người mỗi ý kiến thôi thì "Ốc chưa mang nổi mình ốc, thì khỏi tính chuyện mang theo rêu".
 

DarkTemplar

Member
Nói cho công bằng thì các học sinh hai trường TH và SP đa phần đều có tư chất cực tốt, nhiều người nói thẳng ra là ta không thể so sánh được.. Họ cũng đầu tư nhiều ở ngoài chứ vào được mấy trường đó đã ngon ngay được đâu.
Nhân tiện Vũ nói đến đội tuyển toán..Anh được biết mới vào trường họ đã đi tìm học các thầy hàng đầu về luyện thi của VN..Mỗi lớp chỉ học 1-2 người với học phí nhiều năm trước đã là vài trăm k một buổi, liên tục như thế..Trường hợp của anh Ngô Đắc Tuấn, nhà khó khăn nên các thầy dạy không lấy tiền..
Mà Vũ có biết con số thống kê các học sinh đoạt giải toán QT quay về làm việc cho VN không?
@Appassionata: Thảo luận thoải mái chứ? 1-20 năm nữa không phải các em thì ai sẽ quản lý đất nước này.. :D
 
Đúng là thoải mái anh ạ. Nhưng mà có điều em thi vào CVA đã vất vả? Cả đời chưa được cái giải học sinh giỏi nào, lộng ngôn thì lố bịch quá. Có điều em thấy chế độ đãi ngộ của nước ta vẫn chưa thật hợp lí. Cho nên nhiều du học sinh em biết không muốn quay về nước. Nhưng chế độ đãi ngộ xã hội cũng đâu chỉ tùy thuộc nhà nước đâu? Dân ta đóng thuế ít thì lấy đâu ra đãi ngộ cao. Ở Mĩ bất kể làm nghề gì cũng phải đóng thuế xấp xỉ 30%( trừ các hoạt động kinh doanh trên net, qua phương tiện truyền thông và không chính thức) thì đãi ngộ mới cao được chứ. Mà thuế thu nhập của nước ta là bao nhiêu thế các anh nhỉ?
 
Từ 5triệu đồng/1tháng trở lên là phải đóng thuế thu nhập rùi,còn mức đóng sẽ tăng lên theo thu nhập,tỉ lệ bao nhiêu thì NY chưa được biết,chỉ biết mức thuế thu nhập thấp nhất hình như là 10% thì phai?
 

Pikachu

Member
Giải học sinh giỏi cũng không nói lên điều gì đâu appasionata ah.Cái đó anh nghĩ là không cần thiết,học giỏi ở lớp còn tốt hơn.Hồi anh còn học Chu Văn An các thầy cứ bảo học sinh đi thi thì được miễn này miễn nọ,cuối cùng thì...hic!!!điêu đứng...may mà còn là học sinh tiên tiến...Nếu mình giỏi thật sự mọi người vẫn phải nể phục thôi,chứ đâu nhất thiết phải có giải...
Về chế độ đãi ngộ thì nước ta có những hạn hẹp,khó khăn riêng...thuế với các nước giàu như Mỹ có thể thu cao chứ với Việt Nam thu cao là không thể...chế độ đãi ngộ,giúp đỡ thì hơi ít và nó chỉ đến với người nào nhanh chân (thế nên nhiếu đứa dốt nhưng bố làm to lấy hết rồi)
Theo anh biết tính thuế là 10% tổng thu nhập.Như vậy cũng là khá rồi
 
Nói chung đãi ngộ sinh viên du học về là 1 điều nhưng điều làm em băn khoăn nhất là sau chính phủ ta không có chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Ở Mĩ, Sing các nước phát triển đều có chương trình này. Họ cho sinh viên vay tiền học sau đó sinh viên đi làm để trả nợ. Đúng là nhiều vấn đề khiến chương trình này khó khả thi ở nước ta nhưng nếu muốn có những trường DH đẳng cấp QT - điều các nhà giáo dục đang bàn luận - thì tại sao không có những chương trình hỗ trợ đẳng cấp QT. Như thế liệu có phải là mân vàng với cơm hẩm không?
 
Dù có nhưng nếu không phổ biến thì cũng thật là lãng phí. Hơn thế nữa em nghĩ nếu không phải do chính phủ phổ biến và bảo trợ hoạt động này cũng không thể phát triển mạnh được. Nên chăng chính phủ nên lên tiếng bảo lãnh và khuyến khích hỗ trợ tài chính giáo dục để nhiều học sinh có điều kiện học tập hơn. Dù gì đầu tư cho tương lai cũng quan trọng phải không ạ. Có điều cũng nên thông cảm cho những người cầm cân nảy mực. Nước ta đang thay đổi dần không thể hy vọng quá cao rồi thất vọng chán nản được.
 

Pikachu

Member
Đúng đó,nên công khai rộng rãi và có các hoạt động khuyến khích,bảo trợ cho việc đó.Nhưng quan trọng là thủ tục phải bớt rườm rà đi...nhiều người muốn lắm nhưng thủ tục quá rườm rà nên họ lại thôi...
 

Vũ "nhị"

Member
Grenouille_vert said:
Xin lỗi chứ mọi người từ khi lên ĐH đã đạt được thành tích gì mà dám nói này nói nọ hệ chuyên tổng hợp và sư phạm???? Mọi người đừng có nghĩ là các "gà nòi" đó chỉ biết có học Toán, học Lý hay túm lại là những môn họ thi HSG, họ có một môi trường cạnh tranh cực kì, được tạo điều kiện tối đa để phát triển khả năng bản thân, và vì thế sau này, dù ở cương vị nào, ngành nghề nào, họ cũng là những người xuất sắc!
Cái mà anh đang đề cập đến là những con người đỉnh cao của môi trường giáo dục đặt tiêu chí đỉnh cao lên hàng đầu. Thế anh đã xét đến những con người khác chưa, những con người không thuộc "top" đấy, xem chúng đỗ được đại học bao nhiêu %. Cái "cạnh tranh cực kì" đó không nên tồn tại trong nhà trường PT vì bản chất của nhà trường PT là trang bị kiến thức cần thiết cho 1 công dân tương lai, để con người đó có nền tảng bước vào đại học và ra cuộc đời. Cái cạnh tranh đó chỉ làm cho tôn chỉ đó sụp đổ vì tất cả năng lực con người chỉ được đánh giá qua TOÁN, qua LÝ... gây nên sự phân hóa rất lớn, "người ăn ko hết, kẻ lần ko ra". Chỉ tính sơ sơ thôi : CVA mình khối 12 vừa rồi có 600 hs, trượt tốt nghiệp 2, Chuyen SP có 120 hs, trượt 1-> tỉ lệ trượt cao gấp 5 lần ta.

Lý do đơn giản để họ có giải này giải nọ tất yếu là họ thu hút nhiều nhân tài hơn ta, nhưng chắc gì những nhân tài đó đã được đào tạo tương xứng với năng lực của họ? Cái chuyện lãnh đạo thì trường mình đào tạo ra Tổng bí thư, thủ tướng chính phủ là bình thường. Bây giờ thì em không rõ, nhưng ở BK K50 thì 80 lớp trưởng thì 10 đứa CVA (vượt hẳn Ams cả số bí thư). Ko phải người ta thấy đơn thuần trường ta có truyền thống mà xét cả quá trình học tập lên lớp của công dân CVA cho thấy dân ta ít bùng học, tập trung hơn những sv khác. Đây là kết quả mà nhà trường PT tạo ra, và nó có thể thể ngay. Vì thế NHÀ TRƯỜNG ĐÃ HOÀN THÀNH SỨ MỆNH CỦA MÌNH, anh còn thắc mắc gì nữa.
 

Grenouille_vert

Moderator
@ Hùng: hì, cái này khi nào gặp anh anh kể cho, hoặc hỏi thử các thầy cô xem có đúng không ;)
@ Vũ: Em học Tin mà lấy ví dụ buồn cười thế???? Chỉ đơn thuần lấy 2/600 và 1/120 để nói chuyện trình độ học sinh thì buồn cười quá em ạ, lấy cái khác đi, cái đấy không chứng minh được gì đâu!
Trường mình trong vòng 20 năm gần đây đào tạo được ai là bộ trưởng, bí thư mà em bảo là "bình thường", cho anh ví dụ thử xem? Mà chúng ta đang bàn ở đây là chuyện những người "tài năng", tức là đào tạo người xuất sắc, chứ còn đào tạo học sinh toàn diện, thì nên đem trường ta so sánh với Kim Liên em ạ! Trường ta được đầu tư rất nhiều, vì vậy thành quả đạt được là chưa xứng đáng với sự kì vọng, mà 1 phần lớn là ở CHÚNG TA - anh không trách trường ta đâu, đừng nhầm nhé!
Em mới học năm thứ nhất nên chưa rõ tình hình đâu, cứ học thêm vài năm nữa rồi hẵng nhận xét về các lớp trưởng, bí thư của các lớp đại cương em ạ, lớp anh 1/2 học BK, vì vậy chắc rõ tình hình không kém gì em đâu, anh khẳng định là dân CVA lúc đó chỉ như dân Kim Liên, dân Thăng Long thôi....
Anh viết bài trên không có ý định so sánh gì cả đâu Vũ ạ, anh chỉ mong là chúng ta làm được nhiều chứ không chỉ nói được nhiều, lúc đó CVA sẽ còn tốt hơn nữa!
 

unni_x

Active Member
Grenouille_vert said:
Tưởng mọi người bàn được vấn đề gì, chứ dân CVA chúng ta, xin lỗi, chỉ được cái tiếng mà chả có miếng, đặc biệt là lớp A2, lớp nổi tiếng ăn to nói lớn của trường ta!
anh Vũ viết 1 bài rất hay :) em ko biết lớp A2 mà anh nói đến là khóa nào và thực chất ra sao, nhưng những lớp A2 mà em biết hiện giờ lại học hành rất tốt và khá năng động :)
 

Vũ "nhị"

Member
Anh có chắc cái 2/600 và 1/120 ko là cái gì không. Em không phản đối chuyện họ có rất nhiều nhân tài, nhưng bên cạnh những nhân tài đó, cũng môi trường đào tạo đó có thể tạo ra những người ko muốn học, không muốn làm việc vì cách đánh giá của họ thiên lệch hơn ta rất nhiều. Thêm nữa, cách học và dạy của họ là đại học, chuyện chênh lệch chất lượng là chuyện bình thường rồi, tiêu chí của họ khác PT rồi. Có lẽ những cá nhân xuất sắc ấy đã che khuất những con người trong bóng tối. Một khi gặp những người này - em khẳng định là anh sẽ suy nghĩ nhiều. Nếu anh nói rằng truyền thống ko là cái đánh giá được gì thì có vấn đề : khoa Toán-Tin ĐHKTTN có truyền thống còn hơn chúng ta (khối chuyên CVA) thì việc họ hơn ta là đương nhiên và không cần bàn cãi. Còn một khi đã vào BK thì ai chả như nhau, chuyên lẫn ko chuyên, thậm chí cả những người mà trường họ chưa một lần nghe danh. Nếu trường chúng ta mà vừa so sánh với PTCTT vừa so sánh với Kim Liên thì quả là thất thế nặng!

Em cũng nhận với anh luôn là chúng em là khóa chuyên "Tồi nhất" trong vòng 10 năm nay. Lỗi này thuộc về chúng em, và chẳng ai khác. Nhiều khi nhìn thành tích Ams (đi thi QT Tin ) mà mình cũng "cay". Còn thế hệ D2 cùng với anh chẳng phải cũng có giải Quốc gia hay sao? Cái này thuộc về thời thế lúc mạnh lúc suy, đành hy vọng vào thế hệ sau vậy...
 

Pikachu

Member
Thời thế tạo anh hùng...Mình cũng không hiểu ý anh grenouille muốn nói khóa a2 nào?nếu là A2 kháo 00-03 bọn mình thí có lẽ hơi nhầm.Lớp A2 của mình tuy giải quốc gia không có nhưng giải nhất thành phố thì nhiều lắm :).Mà nói đến a2 khóa mình có lẽ không chỉ trong trường nể mà ngoài trường cũng nể...
 

Pikachu

Member
từ trước tới giờ (theo anh được các thầy kể lại) thì việc cạnh tranh học tập và thể thao diễn ra mạnh nhất giữa a2 và d1...rất vui là khóa anh học D1 thua hoàn toàn...nói chung là đấy cùng không nói lên điều gì...mình là học sinh của Chu văn an,một môi trường khá tốt nên cố gắng nỗ lực vừa góp sức cho lớp vừa là tiến bộ của bản thân...
 

Grenouille_vert

Moderator
=)) chết cười với cái bọn này :) Anh sai rồi, cơ bản quen mấy đứa A2 (bằng tuổi anh) không ra sao cả thành ra ăn nói hàm hồ làm bọn em giận mất rồi :)) xin lỗi mấy đứa nhé! Thực ra Vũ nói cũng đúng, không phải lúc nào cũng có những thằng giỏi, thế hệ bọn anh bọn D2 rất giỏi, lớp anh cũng được (tuy còn thua Ams), còn các thế hệ sau thì anh không rõ, nhưng cái chính là chúng ta phải cố gắng hết sức thôi! Vũ mới học BK năm đầu, các năm sau đặc thù hơi khác, cố gắng làm rạng danh CVA nhé, dân D2 có truyền thống học tốt mà! Nếu cái bọn D1 kém anh 1 khóa mà tệ hại thế thì buồn quá, D1 thường là trầm, ko được sôi nổi như D2, nhưng lại đổ đốn ra tinh vi thì.....
To pikachu :
Pikachu said:
từ trước tới giờ (theo anh được các thầy kể lại) thì việc cạnh tranh học tập và thể thao diễn ra mạnh nhất giữa a2 và d1
. Anh chỉ đính chính 1 điều là A2 và D1 chả bao giờ có điều kiện để mà thi đua cả, chỉ có D1 và D2 thôi, đơn giản vì 1 lớp học sáng, 1 lớp học chiều, 1 lớp chuyên về Toán, Tin, 1 lớp "chất lượng cao" Lý, điều kiện đâu mà ganh đua hả em =))
Nói thế thôi, sozzy mấy đứa 1 lần nữa, chúng ta (những thằng đã vào ĐH) rồi phải cố mà duy trì truyền thống CVA, còn nhưng ai còn ở trường, hi vọng là càng ngày thế hệ CVA sẽ càng giỏi hơn.
 

Pikachu

Member
To grenouville:tiếc nhỉ thế là hồi anh đi học không được đọ sức với D1 ah?Học sáng học chiều thì ảnh hưởng gì,quan trọng là kết quả tổng kết lớp cuối năm và các giải thi học sinh giỏi...khà khà...A2 năm đó mạnh phết(kể cả thể thao nữa.hehehhe...)
Hi vọng thế hệ CVA về sau càng làm rạng ranh trường,bây giờ các em sướng lắm,trường to đùng,khuôn viên đẹp...bọn anh mơ mà không được...
 
sướng mới sợ chứ
bi h anh thử tưởng tượng xem
từ tầng 3 nhà B nhìn ra hồ Tây toàn thấy cái mái nhà thể chất
sướng lắm đấy :(
mấy thứ đó
bọn em cũng có đc động đến đâu :(
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top