Những virus mới trong giới trẻ

rikku

Active Member
ý của em: hậu quả của những việc con người làm thật ra cũng tùy vào quan niệm xã hội thế nào thui. Như cái topic bên trên; "sex vị thành niên" nghe vài chục năm trước cứ thấy ghê ghê nhưng giờ thì thấy cũng bình thường, chả tệ hại gì; cái đó không dùng để đánh giá con người được. Một con người đâu thể chỉ đánh giá qua vài biểu hiện; cho dù có vài cái ví dụ rất điển hình mà anh App đã trích.
Mỗi người có một quan niệm sống riêng; có một số chuẩn mực được đặt ra trong xã hội; tuy nhiên trên khía cạnh khác đó có thể chỉ là định kiến (prejudice) thôi. Như xã hội phương tây thì khao khát có một xã hội tình cảm kiểu phương đông; vì họ sống rất thiếu thốn tình cảm.
Dung hòa được cả hai là tốt nhất. Tất nhiên những biểu hiện quá' Extreme thì phải xem lại. .
Nhưng kể cả phương tây cũng thế thôi. Những người cư xử có văn hóa thì luôn được trọng vọng trong xã hội mà. Xã hội sẽ đánh giá họ. Và họ tiến xa tới đâu, cái đó hoàn toàn hợp lý.
 
Bệnh của thời DHA
17:37' 02/03/2006 (GMT+7)

SV ta giờ lại có xu hướng cực đoan khi muốn đảo ngược công thức trên và dựa dẫm vào chút ít thông minh thiên bẩm, có tâm lý ngại ngùng, đôi khi tự ái nếu được (đúng hơn là “bị”) ai đó khen là cần cù, chăm chỉ.
Soạn: AM 718175 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thi đầu vào khó khăn, vào đến ĐH, những tân SV lại để hết khí thế ở bên ngoài cổng trường, bước vào giảng đường với hành trang là tâm lý “xả hơi”.

Có lần trên tuyến xe buýt số 22, tôi gặp cảnh khá thú vị: Một SV nữ đang chuẩn bị xuống, quay lại nói to với mấy cô bạn ngồi ở cuối xe: “Này, môn Kinh tế Chính trị ngày mai, các bạn điểm danh hộ mình với nhé!”. Một cô hỏi lại: “Cậu nghỉ nhiều rồi, không sợ phải thi lại à?”. Cô bạn nọ tươi cười: “Thông minh tính bẩm mà lại!...”, rồi đi xuống. Chứng kiến mẩu đối thoại, tôi chợt vẩn vơ: “Phải chăng SV mình giờ đã quá thông minh?”

Tận dụng "tự học"


Nhìn lại lịch học của đa số các trường ĐH, CĐ, ai cũng dễ dàng nhận ra một điều: Thời gian ngồi trên giảng đường của SV không nhiều. Khoảng thời gian còn lại thường được gắn cho các mục tiêu: tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu tài liệu.

Thực tế thì với những SV chăm học, thường chỉ đọc được 70% tài liệu các thầy yêu cầu và trong mỗi lớp, số SV này thường chiếm không quá 40%.

Điều này dẫn tới khẩu hiệu “ĐH là tự học” bị lạm dụng và biến tướng (chủ yếu từ phía SV). Mỗi khi năn nỉ thầy giáo cho nghỉ sớm hay nghỉ hẳn một buổi học, tấm biển “tự học”, “tự nghiên cứu tài liệu” được trưng dụng một cách hữu ích.

Điều đáng buồn là ở một số trường hợp (khi có việc bận mang tính cá nhân) có những thầy cũng dùng lại “chiêu” này của học trò trong khi tự thâm tâm cả hai phía đều ngầm hiểu “những giờ tự nghiên cứu” đó chẳng qua chỉ là thời gian nghỉ thêm của những SV luôn thấy lịch học hiện tại là “quá tải”.

Sợ...cần cù

Chưa bao giờ như bây giờ, những sản phẩm dành cho các “baby” và sách vở bổ trợ kiến thức giúp trẻ phát triển trí thông minh lại nhiều như bây giờ. Và trào lưu này lan sang cả những người tưởng chưa có gì liên quan đến Vinamilk 1 – 2 – 3 hay Enfa Grow có DHA, đó là SV.

Một tân SV từng hùng hồn phát biểu tại một buổi giao lưu rằng: “Không phải cứ giỏi là đỗ ĐH nhưng để đỗ được ĐH phải là người giỏi…”.

Không hiểu trong ý nghĩ của người phát biểu, chữ “giỏi” có nghĩa gì. Nhưng với nhiều SV, nó được hiểu như là kết quả của một phép tính: Một chút chăm chỉ cộng với rất nhiều thông minh.

Từ đó, trong các giảng đường truyền đi căn bệnh “sùng bái sự thông minh” mà hậu quả của nó khiến cho mỗi SV đều chợt nhận ra mình là một tỷ lệ nhỏ, một bộ phận “tinh tuý” trong xã hội (và điều này có vẻ như đã được thực chứng khi các nhà hoạch định giáo dục nói rằng ĐH của ta còn đang ở nấc thang “tinh hoa” chứ chưa thể tiến đến nấc thang “phổ cập”).

Có nhà khoa học đã từng nói đến cái giá của thành công là kết quả của 1% là trí thông minh và 99% là sự nỗ lực.

SV ta giờ lại có xu hướng cực đoan khi muốn đảo ngược công thức trên và dựa dẫm vào chút ít thông minh thiên bẩm, có tâm lý ngại ngùng, đôi khi tự ái nếu được (đúng hơn là “bị”) ai đó khen là cần cù, chăm chỉ.

Anh Trần Văn Thắng (phóng viên báo Hà Nội Mới) tâm sự: “Ngày trước khi còn học trong trường, mình bị lôi vào nhịp sống của một số anh, chị, bè bạn luôn có tâm lý coi giảng đường là nơi tù túng, kìm hãm óc sáng tạo... Những khi ra trường rồi, có những lúc đối mặt với các vấn đề mang tính lý luận nảy sinh từ trong thực tiễn mình mới thấy tiếc những buổi học bị bỏ qua, thấy tâm lý coi mình là thông minh, không cần học kiến thức nền mà vẫn có bài đăng thật là trẻ con và tai hại...”.

Cũng theo anh Thắng, một số bạn bè của anh còn không nhớ là mình đã từng học những môn gì, không nhớ tên thầy cô và thậm chí còn tự hào về điều đó.

Có trường hợp thi vấn đáp, 2 cô giáo sau một hồi hỏi mà SV không trả lời được câu nào đã nửa đùa, nửa thật hỏi: “Bạn có nhớ ai trong 2 chúng tôi đã từng dạy bạn không? Nói đúng thì chúng tôi sẽ cho qua!”, nhưng SV nọ vẫn lắc đầu.

Từ khi trở thành “vấn nạn” trong các trường chuyên ngành xã hội, căn bệnh tự cho mình là thông minh không cần chăm học đã lan cả sang các trường bên khối tự nhiên, kỹ thuật.

Cách đây vài năm, trên một tờ báo của tuổi học trò có bài viết với tít là “Những HS trường… chùa” (một trường THPT chuyên), trong đó tác giả có nói đến chuyện nhiều HS của trường này khi theo học các lớp ôn thi ĐH ở bên ngoài luôn cố gắng không cho ai biết mình học ở trường nào và khi “nhỡ” có người biết thì họ phải cố tỏ ra vẻ chơi bời, nghịch ngợm hay ngủ gật ở trên lớp, rồi sau đó thì về nhà “học cày học cuốc” bù lại để được tiếng là “đứa ấy thông minh lắm, chẳng thấy nó học hành gì mà vẫn giỏi”.


Tràn lan hơn là những câu “có vẻ quen quen” trong bảng kê khai thành tích và tổng kết kinh nghiệm học tập của các 8X tại các buổi tuyên dương những gương mặt trẻ tiêu biểu như: “Theo em để học giỏi không nhất thiết là phải học nhiều”, “Em không dành nhiều thời gian cho học tập”, hay cụ thể hơn “Em chỉ ngồi bên bàn học có 3 giờ mỗi ngày” hoặc “Em không bỏ qua trận bóng nào của cúp C1…”.

Thật lo ngại khi nhiều SV cố gắng nhận là “lười học” trong khi họ học khá chăm.

Phải chăng lỗi còn ở việc dư luận vô tình tạo ra một cách nghĩ: chăm học thì không phải là thông minh và thông minh là không cần học chăm vẫn giỏi?

Không phủ nhận trường hợp có những SV có tư chất thông minh, có phương pháp học tập và làm việc khoa học với một ý thức nghiêm túc nên không cần có nhiều thời gian vẫn có thể học tốt, và hơn nữa chính học lại thường không bị mắc căn bệnh trầm kha kia

Nhưng, thật chẳng bình thường khi phần lớn có chỉ số thông minh bình thường vậy phải cố gồng mình với một “thương hiệu” không thực. Tiêm nhiễm cách nghĩ đó là đã tự xếp mình vào tốp những người có chỉ số AQ (tên một nhân vật của Lỗ Tấn) cao hơn chỉ số IQ.

*

Phạm Văn Hưng (Nguồn: Giáo dục Thời đại)
 
Câu này thì bó tay thật

“Không phải cứ giỏi là đỗ ĐH nhưng để đỗ được ĐH phải là người giỏi…”.

Ngẫm lại thấy câu kết thật thâm thúy:

"Nhưng, thật chẳng bình thường khi phần lớn có chỉ số thông minh bình thường vậy phải cố gồng mình với một “thương hiệu” không thực. Tiêm nhiễm cách nghĩ đó là đã tự xếp mình vào tốp những người có chỉ số AQ (tên một nhân vật của Lỗ Tấn) cao hơn chỉ số IQ."

Bạn thấy sao về vấn đề này. Liệu bạn có nằm trong số những người này không? Liệu đó có phải là 1 tư tưởng xấu? Mong được lắng nghe ý kiến mọi người.
 
"Style...đau khổ"
10:53' 27/02/2006 (GMT+7)

Giờ giải lao, cuối giảng đường một nhóm sinh viên đang tụ họp. Thi kéo ống tay áo để lộ hình xăm một con rồng uốn lượn từ khuỷu tay lên đến gần bả vai. Hình xăm được tô thêm mực màu xanh, hai con mắt rồng đỏ rực còn rất mới.
Soạn: AM 715109 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cả nhóm ồ lên ngạc nhiên. Thi luôn là “chim đầu đàn” trong các trò mới ở lớp. Khi vừa rộ lên phong trào Hip Hop là Thi tậu ngay một bộ đồ Hip Hop mặc đến lớp, còn Skateboard (trượt ván) lên ngôi Thi cũng là đứa bỏ tiền mua một ván trượt làm lác mắt cả lũ con trai kí túc xá.

- 2 “lít” (2 trăm nghìn) của con đấy các ông ạ. Tao xăm từ hôm thứ 6, giờ đã được 3 ngày nhưng còn đau lắm.

- Hôm nào tao cũng phải làm con đại bàng vào tay mới được. – Cậu tên Vinh bắt đầu phấn khích muốn tham gia.

- Mày đừng tưởng muốn xăm gì là xăm đâu! Muốn xăm hổ, xăm rồng, xăm đại bàng thì mày phải “có số có má” đấy. Tao may nhờ thằng bạn là dân chơi trên phố cổ nó phe dùm đấy.

Cả đám con trai xúm vào nghe Thi “bốc” cái hình xăm lên …tận mây xanh. Thi kể trong phòng trọ của hắn có ông anh học năm cuối còn xăm cả con đại bàng ở gáy hệt như... David Beckham

Khi tôi hỏi là “xăm” để làm gì? Thi ngần ngừ: “Có cái hình trên tay đi đâu tự tin hẳn, đỡ bị bọn choai choai nó nhìn đểu”.

Tuấn đi học đại học được 2 năm về quê nghỉ hè làm cả xóm ngạc nhiên hẳn lên vì lúc nào cũng ăn mặc lịch sự “kín cổng cao tường”, kể cả ở nhà. Chẳng bù cho ngày xưa cứ nóng lên là lưng trần đi chơi khắp xóm. Trời nóng mà cậu con trai vẫn mặc áo dài tay, ông bố sinh nghi mới chờ lúc Tuấn đi ngủ để kiểm tra thì tá hoả phát hiện ra trên vai con có hình xăm con rắn quấn lấy thân cây.

Ăn một trận đòn thừa sống thiếu chết, Tuấn mới chịu khai là cả lũ con trai phòng trọ uống rượu, máu nóng bốc lên mới khích nhau thuê thợ xăm dạo về xăm. 3 đứa cùng phòng: Tuấn xăm một con rắn, Bình xăm một con hổ, Khoa xăm một bộ đầu lâu xương chéo trên vai.

Xăm mình ở Việt Nam vẫn bị xem là dấu hiệu giang hồ. Không là nghiện ngập hút chích, trộm cắp bụi đời thì cũng là kẻ chán đời, chơi bời phóng túng. Mặc dù quan niệm thoáng hơn khi gắn nó với “thẩm mĩ, nghệ thuật, sở thích” nhưng khó ai có thể tưởng tượng được những học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường lại có trên người vài hình xăm kì quái.

Việc xăm mình phần lớn là do các ý thích nhất thời, những suy tư từ cuộc sống gặp khó khăn, bế tắc, chán nản. Có khi xăm là để khẳng định cái “tôi”... Nhất là khi có tí men vào người, vài lời khích bác của bạn bè, máu nóng bốc lên, tự hè nhau ra xăm. Thôi thì đủ những câu “khẩu khí Lương Sơn Bạc”, những châm ngôn, yêu đương thề thốt: “Tôi là tôi” “Chỉ yêu mình em”…. Nhưng có vẻ như các chàng thư sinh lại chuộng hơn các hình ảnh, đa số là các loại hình ảnh hầm hố: Rồng, hổ, đại bàng hay có thể là hình một cô gái….Nhiều học sinh mặt non choẹt cũng rủ nhau xăm hình để... thể hiện bản lĩnh đàn ông!

Một “phong cách”... gây đau khổ

Lý do để sinh viên xăm viện cớ thì có đến cả nghìn: Cuộc sống nhàm chán, người yêu bỏ, thi trượt, khích tướng nhau, xăm cho bằng bạn bằng bè, thể hiện Style (phong cách) hay đơn giản là cho mấy thằng choai choai đỡ “nhìn đểu”. Nhưng điều chung nhất là sau khi trót xăm hình lên người, hầu hết các cậu cử đều …hối hận. Trước thì cắn răng để cho thợ xăm đâm đâm chọc chọc, nay cũng lại chịu đau để đi xoá hình xăm

Tuấn sau trận đòn nhừ tử suýt bị ông bố cho nghỉ học vì “Không tin tưởng được, lên Hà Nội không ai quản lý mày làm tướng cướp ở trên ấy hả, sao lại xăm xiếc lên người thế này.”

Không còn giải pháp nào khác, Tuấn đành phải mò lên Hà Nội để xoá xăm bằng cách xăm mực màu da người đè lên vết xăm cũ. Mặc dù là đủ cách, tốn kém rất nhiều tiền nhưng hình xăm vẫn mờ mờ, không dứt hẳn.

Trọng tốt nghiệp đại học, đi thử việc 3 tháng. Khá nhanh nhẹn và có chuyên môn nên chuẩn bị được nhận vào công ty máy tính làm công việc chăm sóc khách hàng. Không may, một hôm chuyển hàng ra xe tải, Trọng để lộ hình xăm đầu lâu trên cánh tay trái. Chẳng biết có phải vì cái hình xăm hay không mà người quản lý sau đó cứ chối Trọng đây đẩy, không chịu nhận vào công ty. Thế là đứt một cơ hội: ai dám làm ăn với cái đứa từng là giang hồ chơi bời. Mặc dù khi con đi học Trọng rất hiền lành ngoan chân chất, chỉ do a dua theo bạn bè mà nên nỗi. Trọng làm mọi cách xoá bỏ cái dấu vết trên tay bao nhiêu lần, từ châm kim, xát muối đến dùng cồn chà xát, thậm chí có lần Trọng liều mạng lấy bàn là để là cho bỏng phồng rộp lên…

Một phút bồng bột để thể hiện... cá tính đàn ông để rồi phải chịu dằn vặt, khổ sở... dài dài thì xăm mình quả là một “Style đau khổ”.

Nên hay không?

Ở lứa tuổi có cá tính mạnh, muốn thể hiện mình, giới trẻ ngày nay càng muốn thể hiện phong cách hơn bao giờ hết.

Song “có nhiều cách để thể hiện phong cách bản lĩnh chứ không nhất thiết phải xăm hình lên người, theo tôi đó chỉ là thể hiện bề ngoài, không nói lên được cái gì cả” - Sinh viên Nguyễn Hoàng (ĐHKHXH&NV Hà Nội) cho là như vậy. Những người có hình xăm trên người thường không thể tránh được ánh mắt nhìn khác đi của mọi người, nếu không nói là cái nhìn thiếu thiện cảm. Xăm hình sẽ không có lợi khi đi xin việc làm và quan trọng hơn các bậc phụ huynh, thầy cô giáo luôn phản đối điều đó. Nguy hiểm hơn, có khi hình xăm lại là chiếc cầu nối dẫn đến sự thay đổi tính cách theo chiều hướng không tích cực.

Chưa hết, xăm mình còn là một con đường lý tưởng cho các loại bệnh truyền nhiễm: Mụn rộp, viêm gan virus, thậm chí là HIV/AIDS. Hình xăm của các sinh viên, học sinh hầu hết là tự xăm cho nhau hoặc một kẻ nghiệp dư xăm dạo, vậy nên khả năng truyền bệnh, nhiễm trùng là rất cao.

Những học sinh sinh viên còn học tập trên ghế nhà trường, hãy cân nhắc đừng để cái sự “bốc” nhất thời làm khổ đến bản thân mình sau này.

*

Hoàng Chiến Thắng (Nguồn: Giáo dục Thời đại)
 

Clark Kent

Member
anh xin lỗi chú Hùng
từ đầu đến giờ anh toàn thấy chú đi copy về cho mọi người đọc,mà cái đấy thì đâu có gọi là thảo luận,người ta đã thảo luận và đưa ra như thế rồi,chú định bàn thêm vấn đề gì nữa?
anh thấy chú hơi nhầm vấn đề này đấy!
 
Em làm sao có thể đưa hết ra các vấn đề mọi người quan tâm được ạ? Có những vấn đề em tự thấy nhạy cảm nên đưa ra để mọi người thảo luận. Cái em đưa ra là gạo, còn nấu lại là công sức chung của mọi người đấy chứ ạ. (Cái này thì em ít bình luận vì em là người đưa ra)
 

Clark Kent

Member
anh nghi ko nên chú ạ
vì thế này sẽ nhàm lắm
chú nên đưa ra những vấn đề chưa có ai nói tới hoặc là những vấn đề đang gây tranh cãi ấy
còn những cái người ta cãi nhau xong rồi thì đưa ra làm gì hả em
 

trungvb

Moderator
đưa ra những điều đấy thì anh HÙNG đã cân nhắc và mất công nghiên cứu rồi vậy nên mọi người đừng chê bai mà hãy ủng hộ nó
 

Clark Kent

Member
ko phải chê bai em ạ
mà anh chỉ nói cho chú ấy biết nên đề cập đến vấn đề gì thôi
các chú hiểu ý anh không
 

smooth

Member
Những vấn đề Hùng đưa ra thật sự là thiết thực. Nhiều vấn đề đọc thấy đúng là mình chưa bao giờ nghĩ đến :))
Vụ làm ra vẻ "học ít mà vẫn giỏi vì thông minh" đúng là ai cũng có thể mắc phải, đúng ko :D ? Bản thân mình trước mỗi kỳ thi đều lơ là, đều cho rằng trước thi học 1 ngày đủ rồi, nếu ko học kịp thì dùng "common sense" làm bài cũng được, học nhiều chỉ tổ quên. Nhưng mà lúc thi mới thấy tiếc mình đã bỏ qua phần này, phần này....chỉ vì 1 ngày ko thể nào đủ để học hết kiến thức để đi thi được. hehe, cứ nghĩ trong năm học mình có nghe giảng, có hiểu bài, học ít vẫn đi thi nhưng mà nhầm, có quá nhiều chỗ chưa hiểu sâu sắc, chủ quan nên thi kết quả tồi là chuyện đương nhiên :)
 
Giáo dục sự hoài nghi
14:43' 11/03/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Điều các doanh nghiệp hiện nay không hài lòng là cứ phải đón nhận những "người máy" thụ động, lạc hậu về tri thức, thiếu thốn về kỹ năng để rồi phải đào tạo lại. Thế nhưng, thất vọng hơn cả khi phỏng vấn dự tuyển là các thí sinh đều có chung đặc điểm: Thiếu tính chủ động, thiếu giải pháp, tự ti và không dám bày tỏ quan điểm của mình.
Cánh cửa DN không bao giờ hẹp, nhưng không phải SV tốt nghiệp ĐH nào cũng đủ hành trang để lọt qua. Ảnh: Đ.V

Theo ông Phan Tâm Tình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học quản lý TMQ, nói đến “nhân lực cao cấp" là nói khả năng nhân viên trong điều kiện làm việc độc lập vẫn giải quyết tốt công việc. Trong đó, khả năng về giao dịch, tổ chức, hoạch định, xử lý tình huống, có ý tưởng và giải pháp sáng tạo... là điều tối cần. “Nhưng các chương trình đào tạo chưa đáp ứng điều đó. Trường ĐH chỉ mới làm phần việc cung cấp kiến thức chứ chưa cung cấp được kỹ năng mà sinh viên, DN cần”.

Phần đông các cơ sở đào tạo chỉ mới quan tâm đến việc cập nhật các kỹ năng, phương pháp lý thuyết, còn điều quan trọng là cách tư duy, cách phân tích từng kỹ năng hay phương pháp chưa được quan tâm đúng mức. Thạc sĩ Nguyễn Tân Kỷ, Tổng giám đốc Công ty liên doanh công nghiệp Masan, cho rằng giáo dục hiện đang quá chú tâm đến việc truyền đạt phần bề nổi của các phương pháp, kỹ năng mà thiếu phần thực hành và tư duy thấu đáo.

Mặc dù có nhiều trung tâm có tên gọi đầy đủ về ngành nghề đào tạo, nhưng giáo trình, kiến thức đào tạo lại khá mông lung. Còn quá ít những ngành đào tạo chuyên sâu. Thạc sĩ Nguyễn Tân Kỷ cho biết, có chủ doanh nghiệp băn khoăn không biết nơi nào, ngành nào đào tạo nhân viên điều phối hay trưởng phòng kế hoạch; Giám đốc hậu cần tốt nghiệp ngành nào. Hoặc nếu có đào tạo thì kiến thức trong trường còn quá xa và lạc hậu với thực tế.

Dẫu vậy, kiến thức lạc hậu thì có thể "xoay xở" bằng cách đào tạo lại và cập nhật thêm. Nhưng điều mà các doanh nghiệp thất vọng hơn cả khi phỏng vấn dự tuyển là các thí sinh đều có chung một đặc điểm: Thiếu tính chủ động, thiếu giải pháp, tự ti và không dám bày tỏ quan điểm của mình. Kể cả nhân viên trong cơ quan hầu hết cũng thiếu tính chủ động trong công việc, chỉ biết xin ý kiến, chờ chỉ đạo.

Điều doanh nghiệp chờ mong nhất ở nhân viên là tinh thần dám trình bày, phản biện thì lại khá hiếm hoi. Nếu có chút ít ý kiến thì cũng dè dặt, thiếu tự tin.

Theo ông Lê Quang Huy, Giám đốc công nghệ thông tin ACE Life,
trang bị kiến thức cơ bản là đương nhiên, nhưng quan trọng hơn là trang bị phương pháp độc lập suy nghĩ, tự mình dám và biết cách đi tìm lấy kiến thức mới. “Chúng ta đang có một nền giáo dục xuất phát từ triết lý sai. Một triết lý trái ngược với yêu cầu tối đa giải phóng năng lực cá nhân, khuyến khích sự mạo hiểm, kêu gọi tính sáng tạo. Đó là nền giáo dục buồn tẻ của việc học thuộc lòng, lấy tiêu chí lớn nhất là sự vâng lời, đồng phục và làm theo. Một nền giáo dục kiêng kỵ sự khác biệt, sợ hoài nghi và ngăn trở óc phê phán”.

Theo ông Huy, giáo dục tốt không có nghĩa là giao cho người học sự đinh ninh, niềm tin cố định, mà phải đem đến cho họ khả năng biết và dám hoài nghi, tập thói quen phản đối trước rồi mới tin sau.

Còn ông Nguyễn Hữu Hiền, Giám đốc Saigon Software Park đưa ra một hướng nhìn khác: “Một nền kinh tế bao cấp mà nền tảng của nó là sự xin - cho, thì môi trường ấy ắt hẳn cũng đào luyện ra những bậc thầy về xin - cho. Và do cái thời ấy đã lỗi thời nên chúng ta thiếu nguồn nhân lực cao cấp cho thời kỳ kinh tế thị trường”.

Thế nhưng đến giờ, vấn đề bức xúc này vẫn chưa thể phá vỡ. Các cơ sở giáo dục, đào tạo vẫn cứ cung cấp sản phẩm mà họ có chứ chưa cung cấp cái mà xã hội cần.

*

Đặng Vỹ
 

vichia

Active Member
“Chúng ta đang có một nền giáo dục xuất phát từ triết lý sai. Một triết lý trái ngược với yêu cầu tối đa giải phóng năng lực cá nhân, khuyến khích sự mạo hiểm, kêu gọi tính sáng tạo. Đó là nền giáo dục buồn tẻ của việc học thuộc lòng, lấy tiêu chí lớn nhất là sự vâng lời, đồng phục và làm theo. Một nền giáo dục kiêng kỵ sự khác biệt, sợ hoài nghi và ngăn trở óc phê phán”.
Thật là cô đọng và súc tích :|
 

Ice_Fire

Member
Hạm đội SH kia xem lâu lắm rồi ,có 3 xe đi mượn , đội thằng bạn em còn có 17 cái Wave đỏ cơ , thích xem hôm nào em kiếm cho :D đội SH này hôm đấy cũng gọi vào chụp chung nhưng mà Wave đỏ sao dám bì bọp cùng
Hoành tráng thật ;) Thế mới đúng là học sinh ngoan chứ :))
 
Chậc cứ tính như mấy bác ở PMU 18 mà mua xe SH thì chắc mua cho cả họ quá. Có 1 sự thực thế này càng ngày càng có nhiều giới trẻ thích phô trương chứng tỏ bản thân bằng tài sản(của bố mẹ :-& =))).

Có nhiều người học được cách ăn chơi hưởng thụ của các nước tiên tiến, như thế không phải là không tốt vì chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về văn hóa nước bạn. Có điều là số bạn học được tác phong làm việc ứng xử chuyên nghiệp của thế giới tiên tiến lại ít hơn. Cho nên nhiều lúc nhìn nhiều cảnh thấy mà buồn.
 
teen Việt h sống thoải mái quá hay sao í,thường ko lo trước những chuyện xảy ra
may mà cva còn khá nghiêm trong ý thức nên dân cva cũng ngoan hơn 1 chút:)
 
Những người trẻ tiêu tiền vô tội vạ
Mua sắm là sở thích của nhiều 8X.

Cứ mỗi cuối tuần lãnh lương, được bao nhiêu là Linh “nướng” hết vào siêu thị. Mỗi mùa Tết, Noel, lễ lạt có giảm giá hay tháng khuyến mãi thì y như rằng nhà Linh tới đợt “nhập hàng”.

Không thể “để dành”

Gặp Linh, 23 tuổi, nhân viên bán hàng của một công ty điện thoại vào bất cứ thời điểm nào trong tháng cũng thấy mặt cô dàu dàu khi nhắc đến chuyện tiền nong, lương bổng. Còn bố mẹ Linh đang ra sức kêu trời vì cô con gái đang biến ngôi nhà mình thành cửa tiệm tạp hoá.

Phòng ngủ, phòng tắm là hai "shop" chưng đồ lớn nhất của Linh với gần như đầy đủ mọi sản phẩm thượng vàng hạ cám có mặt trên thị trường.

Khổ nỗi, mua xong để dành đó, có cái xài một lần cho có rồi thôi. Vì thế, vô thiên lủng những cái "vắt óc" để xem nên dùng làm gì cho đỡ phí.

Lời nói thật thà của Linh càng khiến ba mẹ cô xót ruột: "Ngày xưa, lúc mới đậu đại học cứ mơ mỗi tháng lãnh lương 1 triệu đồng là xài tha hồ, còn tính chuyện để dành trong bao nhiêu tháng thì đủ trả nợ hết bố mẹ tiền ăn học. Bây giờ, đầu tháng cầm trong tay 5 triệu mà thấy lo không biết sao cho đủ tháng này!".

Bác Hương nhà ở Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM, vừa mở tủ quần áo của cô con gái và nói bằng giọng "bó tay": "Đó, gần phân nửa quần áo là còn nguyên "mác", nó chưa hề xỏ tay. Giày dép thì vứt đầy trên kệ cho bụi bám...”.

Mang tiếng Hà (23 tuổi, con gái bác Hương) biết đi làm thêm kiếm tiền từ năm 2 đại học, mà đến giờ nó vẫn không có được một đồng để dành. Thi thoảng còn phải về mượn tiền mẹ xài đỡ.

“Bác đe nó rồi đó, không để dành đủ tiền mà tự lo thì đừng mong làm đám cưới, bác nhất định không cho đồng nào. Phải thế cho nó còn biết lo biết nghĩ!", bác Hương lên giọng cương quyết.

Mặc cho phụ huynh vẫn đang ngày đêm than thở "vén tay áo xô, đốt nhà tang giấy", những cô gái văn phòng "thế hệ mới" vẫn vừa sung sướng pha "khổ sở" vì căn bệnh "nghiện" xài tiền, nghiện mua sắm của mình.

Nói như H. Xuân, 19 tuổi, sinh viên Đại học RMIT: "Không có tiền thì thôi, mà mỗi lần cầm tiền trong tay mà tôi không rút ra mua cái gì thấy bứt rứt làm sao ấy. Không phải tôi nói quá đâu, nhiều bạn khác cũng bị giống như tôi lắm! Có ít xài ít, có nhiều thì xài nhiều, nhưng bắt buộc phải xài. Để tiền cất kỹ trong tủ cũng như cất một mớ giấy lộn, tôi luôn có cảm giác sợ nó bay đi mất khi mình chưa kịp đổi lấy thứ... "hữu hình" nào về!".

Các nhà kinh doanh càng "âm mưu" chọn đối tượng giới trẻ và nhân viên văn phòng làm thị trường chính, với đủ mọi chiêu thức quyến rũ họ, thì số người "nghiện" loại này chỉ có thể tăng lên và không cách chi "cai nghiện" được.

Theo nghiên cứu thị trường mới nhất, 100% nữ nhân viên văn phòng ở Thượng Hải xài đến đồng lương cuối cùng trước khi lãnh lương mới. Như vậy, công đoạn "tích luỹ" đang bị rút ngắn đến mức bằng 0.

Điều này tác động gián tiếp đến xu hướng lập gia đình muộn của các cô gái thời @, vì sợ gánh nặng gia đình phải lo khiến các cô không còn thể nào vung tay "cung phụng" mình như hiện tại.

Chúa chổm

Với thói quen "ăn lớn, nghĩ lớn, xài lớn" của tuổi trẻ thì gần như có đến 90% giới trẻ luôn bị nguy cơ đã, đang và sẽ tự biến mình thành con nợ rình rập.

Nỗi khổ này L. Huy, sinh năm 1983, phóng viên thời trang của một tạp chí khá lớn "hiểu" hơn ai hết. Bao nhiêu tiền kiếm được trong hơn một năm đi làm và cả những năm tháng làm thêm thời sinh viên, chàng quyết định đánh một vố lớn mua ngay chiếc bốn bánh Camry, giá gần 30.000 USD và được trả góp trong thời gian 5 năm.

Vấn đề không phải Huy thiếu khả năng chi trả mà hiện giờ, xem ra việc lái chiếc xe sang trọng ấy đến chỗ làm là rất vô duyên, kệch cỡm. Không chỉ đồng nghiệp và các sếp thấy ngứa mắt mà nó còn hoàn toàn không thích hợp với công việc "xẹt tới xẹt lui" của một phóng viên.

Đó là chưa kể việc tìm đâu chỗ đậu vừa gần nhà, văn phòng, vừa an toàn. Không lẽ chàng ta dọn hết đồ đạc vào trong xe tạm trú?!? Thôi thì hàng ngày Huy vẫn tành tạch đi làm bằng chiếc Dream cùi, và tiền lương lại nhín ra một "số lượng đáng kể" để đóng tiền trả góp và chi phí bảo quản xe.

Huy chép lưỡi: "Dù sao thì cũng cảm giác sướng khi mình được làm chủ một thứ gì sang trọng, quý giá!"

Nhiều công ty nước ngoài có chế độ cho nhân viên vay tiền từ quỹ phúc lợi của công ty để mua nhà, mua đất. "An cư thì mới lạc nghiệp", ý nghĩa tốt đẹp này của ban giám đốc nhiều khi lại tạo "điều kiện" cho nhân viên tự tròng ách nợ vào cổ mình.

Với vị trí làm trưởng phòng bán hàng của một công ty quảng cáo lớn, Q.Hương rất hào hứng với số tiền mình được vay sẽ đủ cho cô sở hữu một căn hộ chung cư cao cấp. Nhưng rõ ràng bàn tay đã quen với việc chi tiền vô tội vạ đã không để cho cô yên khi ôm cả đống tiền lớn trong tay. Dần dần, mục tiêu của Hương hạ xuống căn nhà nhỏ trong hẻm, rồi xuống tới miếng đất bé ở quận ngoại thành.

Giờ thì ba năm đã qua, hàng tháng, Hương vẫn cặm cụi trả nợ góp cho công ty trong khi tối về ở nhà thuê. Đã thế, cô đâu dám khai thiệt cho ban giám đốc biết mình vẫn chưa mua được nhà, cứ giật mình ngay ngáy khi đồng nghiệp đòi Hương cho ăn tân gia.

Với tình hình giá nhà đất chỉ có tiến mà không có lùi như thế này, không biết đến bao giờ Hương có thể làm chủ một khoảnh bất động sản của riêng mình.

Tiêu dùng thông minh?

Xét về khía cạnh kinh tế, tiêu dùng trong dân chúng tăng là một yếu tố tích cực kích thích kinh tế phát triển. Tất cả các nước phát triển và có mức sống cao trên thế giới đều hiểu rõ căn bệnh này hành hạ người dân như thế nào.

Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", họ đưa ra những liều "vắc xin" hợp lý để người dân, đặc biệt là giới trẻ tự trang bị cho mình những kỹ năng chi tiêu thông minh, đầu tư hợp lý.

Mỹ, Singapore, Hongkong đã đưa kỹ năng này như một môn học bắt buộc bậc phổ thông. Đầu năm học này, môn học "quản trị kinh doanh" đã được Bộ Giáo dục Úc chính thức đưa vào giảng dạy từ lớp 4 trở lên.

Với một nền kinh tế phát triển "siêu tốc" như Trung Quốc thì vắc xin được tiêm càng sớm càng tốt. Đầu tuần rồi, khoá học "E.M.B.A" (Early M.B.A) đã được khai giảng tại Thượng Hải dành cho các em bé trong độ tuổi mẫu giáo. "Sinh viên" già nhất lớp là 6 tuổi!

Còn giới trẻ Việt Nam? Nếu như việc trông đợi được trang bị một cách bài bản những kỹ năng trên ở trường học là chuyện ngoài tầm tay, vậy tại sao mỗi người chúng ta không tự làm những bộ trưởng tài chính thông minh với ngân khố của mình!

Theo Kim Ngân
Sài Gòn Tiếp Thị
 
Nạn dùng từ bẩn “ngoại"
13:23' 28/06/2006 (GMT+7)

Muốn “chứng tỏ” mình nhưng lại không nhận thức được tầng sâu ngữ nghĩa của các câu chửi thề tiếng nước ngoài, đó chính là lý do khiến việc văng tục bằng ngoại ngữ trong một bộ phận sinh viên, công chức trẻ ngày càng phổ biến.

Phải mất hơn một năm sau khi tốt nghiệp, tôi mới gặp lại H.L, một người bạn cùng trường, trong một buổi hội nghị khách hàng. Tiệc tan, H.L kéo tôi ra quán cà phê. Dù bằng tuổi nhưng so với tôi, H.L khá thành đạt. Cô khoe với tôi vừa chính thức nhận chức vụ trưởng phòng giao dịch khách hàng ở một công ty nghiên cứu thị trường lớn tại TPHCM. Trò chuyện chưa được lâu thì những lời thăm hỏi của tôi đã liên tục phải cắt đứt vì H.L bận nghe điện thoại.

Từ văn phòng công sở...

Thông cảm với sự bận rộn của H.L, tôi cũng kiên nhẫn đợi. Đang thả hồn theo nhịp bài hát quen, tôi bỗng giật nảy người khi nghe H.L quát vào điện thoại: “Go to hell (Chết đi)! Có bao nhiêu đó mà cũng làm không được”. Chưa kịp định thần sau một loạt từ ngữ khó nghe, nửa ta nửa tây của H.L, tôi đã “lãnh” thêm một tràng: “Damn it (Mẹ kiếp)! Làm không được thì biến”. Sau khi “phun châu nhả ngọc”, H.L lạnh lùng cúp máy, khoát tay tỏ vẻ bực bội: “Mệt thật đó, làm việc với mấy đứa nhân viên chậm tiêu, bực kinh khủng”, rồi thản nhiên tiếp tục nói chuyện. Thấy tôi vẫn tròn xoe mắt ngạc nhiên, H.L vội giải thích: “Nói vậy tụi nó mới sợ. Lúc trước, làm việc cho ông sếp người Hàn Quốc, ổng chửi nặng hơn gấp mấy lần. Nghe riết, tôi cũng nhiễm luôn”. Không biết phải giải thích sao với cô bạn, tôi đành im lặng cười trừ. H.L tranh thủ giải thích thêm: “Chuyện này thường lắm, ở đâu cũng vậy, thiệt mà”.

Chia tay H.L, vô tình, tôi gặp Anh Thư (Tân Bình - TPHCM), một người hàng xóm cũ. Mặt cô buồn xo vì quyết định bỏ việc tại một công ty liên doanh với mức lương trên dưới 5 triệu đồng/tháng. Ai cũng tiếc và bất ngờ vì quyết định của Anh Thư. Hỏi mãi, cô mới giải thích cho việc bỏ làm là vì bị bà sếp liên tục... chửi thề. Cô bức xúc: “Làm sai chuyện gì là bả thản nhiên nhìn vào mình và gào lên: nuts, nuts (đồ điên)! Tức không chịu được”. Cô nói thêm: “Tuy chưa chửi bằng tiếng Việt nhưng trong tiếng Anh, mấy từ đó xúc phạm mình lắm chứ!”.

Đến giảng đường đại học

Những tưởng, chuyện văng tục made in... nước ngoài chỉ gói gọn trong công sở của những công ty liên doanh. Nào ngờ, tình trạng này còn khá phổ biến ngay trong giảng đường đại học, nhất là từ sinh viên các khoa ngoại ngữ. Khoa Pháp có cách chửi của người Pháp, lớp Thái có từ tục riêng của ngôn ngữ Thái... N.L (Khoa Đông Phương- ĐH Mở TPHCM), một sinh viên khá của trường, công khai tuyên bố với mọi người anh chàng đã sưu tầm đầy đủ các câu chửi tiếng Anh và tiếng Thái. N.L còn thản nhiên khoe: “Đứa nào chửi em bằng tiếng gì, em cũng có thể chửi lại được” (?!).

Trong một lần học ké giờ ngoại ngữ 2 của sinh viên Khoa Ngữ văn Anh Trường ĐH KHXH&NV TPHCM, tôi đã có dịp mục kích màn đấu khẩu độc nhất vô nhị của H.P và D.K. Việc xuất phát đơn giản từ việc D.K bị nước mắm đổ vào người trước giờ học. Không muốn bỏ giờ, D.K ráng vào lớp. Dù đã cố gắng tẩy rửa phần nào nhưng người D.K vẫn tỏa mùi khá “nồng nàn”. Cả lớp nhanh chóng phát hiện điểm xuất phát của mùi đặc trưng này và dành cho D.K những lời nói, tràng cười trêu ghẹo. Vốn vui tính, D.K cũng đùa lại với mọi người. Tuy nhiên, câu đùa cuối cùng của H.P lại chính là ngòi nổ. Đáp lại lời của H.P, D.K “thả” ngay: “Son of the bitch” (Đồ chó đẻ). Thế là hàng loạt những lời nặng nề tiếng Anh lẫn tiếng Việt khác được hai cậu thi nhau ném ra rồi lao vào choảng nhau cật lực. Can ngăn không được, cả lớp phải hợp sức mới lôi được hai anh chàng xấu tính ra. Chứng kiến thảm kịch từ cửa lớp, giáo viên lẳng lặng bỏ về.

Tuần sau, hai chàng sinh viên “giỏi” ngoại ngữ kia nhận quyết định thôi học khóa ngoại ngữ này. Nhắc đến chuyện đau lòng trên, giọng giáo viên lớp vẫn còn cay đắng: “Không biết các bạn có hiểu rõ nghĩa mấy từ đó không mà cứ chửi thoải mái như vậy”.

Sự lệch lạc nhận thức

Chứng kiến phong trào ngoại hóa tiếng chửi thề, không ít người vẫn cho rằng những tiếng chửi ấy còn “lịch sự” hơn rất nhiều so với tiếng Việt. Tuy nhiên, đó lại là suy nghĩ hết sức lệch lạc. D.K, H.P hay H.L... và rất nhiều người khác đang thản nhiên tránh những lời văng tục bằng tiếng Việt nhưng họ đã quên mất rằng chửi thề, dù ở bất cứ hình thức ngôn ngữ nào thì đó vẫn là những lời nói làm tổn thương người đối diện, làm ô nhiễm cộng đồng. Và điều đáng nói nhất là nó xa lạ hoàn toàn với văn hóa giao tiếp chuẩn mực.

*
Phương Quyên (Người lao động)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top