Những virus mới trong giới trẻ

chocomog_257

Moderator
bàn tay này em thấy rất rõ là các ngón tay ko nắm chặt vào nhau, chứng tỏ ko có ý định j` liên quan đến $$$ ở đây :D
chết, mấy quân domino đổ sắp tới em rồi :D quyết định phải nhảy ra khỏi hàng ngũ đều tăm tắp đấy :))
 

kiwi_vn

Active Member
Chỉ tay năm ngón thì nó là biểu hiện của bệnh quan chức VN hiện nay ý mà , chỉ biết ngồi chỉ trỏ ra lệnh lung tung , nhưng làm ăn thì chán vãi .
 

Tinkerbell

Member
Chị thấy rất buồn cười nhé, sao mọi người cứ gọi là "chỉ tay năm ngón" nhỉ? Giả sử các bạn là sếp, chỉ tay năm ngón thì xoè cả bàn ra à, vậy muốn chỉ đi hướng nào? Nếu bạn là nhân viên, thấy xếp xoè tay ra, chỉ biết là xếp định j đấy nhưng chả biết là ssếp chỉ đi đâu - Đông hay Tây, hay là Nam Bắc??? Chịu!! Nếu liên quan đến bệnh chỉ chỏ lung tung, nói mà ko muốn làm thì nên chỉ 1 ngón thôi :D
 
Chỉ tay không phải là xấu. Chỉ xấu khi bất tài vô tướng mà cứ ngộ nhận về khả năng của mình đi khoe khoang khắp nơi chị ạ, Cái loại này không biết mình là ai mà cũng chẳng đủ sáng suốt để thấy người ta cười vào mũi mình. Thôi thì loại này mình không màng đến nữa.

Chúng ta vẫn cần những người chỉ tay có năng lực lãnh đạo. Có điều phải thực sự có năng lực và cả sức thu hút thì lúc chỉ tay bảo ban người khác mới nghe theo được.
 

kiwi_vn

Active Member
Thực tế là có rất nhiều gã mù tịt , hoặc trình độ kém mà cứ hay tích cực chạy lon ton nơi này nơi khác để chỉ tay lăng nhăng nhằm giấu dốt mà không hiểu rằng càng làm vậy càng lòi đuôi ra .
 
Anh Kiwi có khác, ví dụ của anh rất điển hình, quả là sáng suốt. Cái đó người ta gọi là vạch áo cho người xem lưng. =)) =)) =))
 

kiwi_vn

Active Member
Chú đểu vừa thôi , anh chỉ tay hồi nào hả ? Cái avatar này anh kiếm được của em NHO thôi . Giơi trẻ như chú giỏi công kích người già cả như anh quá .:D
 
Những người trẻ tìm cách sâu sắc
14:04' 17/02/2006 (GMT+7)

Một loại virus mới đang lan nhanh: virus này khiến những người trẻ biến thành các cụ già. Nhưng họ vẫn nghĩ rằng như thế tức là mình sâu sắc hơn người cùng thế hệ...

Triết lý chảy theo giọt cà phê

Cứ sau mỗi trận “alô” của nhóm bạn “cùng tổ dân phố” thời đại học là tôi hít thở sâu khi nghĩ đến buổi cà phê kinh điển lại sắp diễn ra. Căng thẳng là bởi tôi thuộc làu nội dung của các buổi offline “bớt giờ cơ quan, làm giàu chủ quán” ấy: 15 phút đầu là chuyện của công việc và tình duyên, thời gian còn lại dành cho các triết gia đăng đàn.

Hỡi ôi, vì cà phê chảy chậm hay vì bây giờ có quá nhiều người trẻ mắc bệnh triết lý, nên thời gian offline cứ lê thê, mê mải. Không gian chật chội của quán xá quánh đặc những triết lý nhân sinh, thời thế...

Tại quán cà phê có quá nhiều đèn lồng màu đỏ này thì 1 cốc chanh leo đắt hơn chanh muối đến 2000đ. Và mặc dù thích uống chanh leo nhưng vì sự chênh lệch giá cả không thoả đáng nên cậu bạn làm ở một nhà xuất bản ít tiền của tôi quyết định gọi chanh muối. Vậy là anh cựu SV Luật ngồi bên tức tốc thở một bài về “Thuyết hưởng thụ”.

Cái thuyết ấy do chính cậu ta nghĩ ra từ hồi còn nằm vắt vẻo ở giường tầng 2 ký túc xá. Thuyết ấy dài dòng lắm, nhưng túm lại là: cuộc đời ngắn ngủi, một 100 năm cũng chỉ bằng một cái hắt xì hơi của vũ trụ, cuộc đời đầy những biến ngẫu nhiên, hôm nay tồn tại ngày mai hư vô... Và kết luận là: phải sống vì mong muốn của chính mình, ngay cả cái mong muốn bản năng thích uống chanh leo hơn là chanh muối....

Đã không ít lần tôi bật khỏi ghế và sign out khỏi diễn đàn vô tiền khoáng hậu của các vị trai tráng tuổi 20 vừa rời trường ĐH một vài năm đó. Có lần họ bàn về tình yêu nhân dịp một cô bạn trong nhóm vừa “say goodbye” mối tình đầu.

Chỉ vì cô ấy lỡ mồm nói rằng: “chắc chẳng thể yêu một ai được nữa”.... thế là những người bạn trẻ tuổi được dịp bê cả “chủ nghĩa hiện sinh”, rồi nguyên lý của sự tồn tại vào câu chuyện.

Họ nói như thể được thư giãn vòm miệng chứ chẳng cần biết mình có hiểu những ngôn từ đang chảy ra. Có cậu còn cao hứng bê nguyên cả câu tuyên ngôn của một nhà thơ 8X rằng: “Đỉnh cao của sự tồn tại là tồn tại trong tình yêu”. Vậy nên: đừng bao giờ hết yêu....

Mốt của Hán tự và các mệnh đề

Cô em tôi học trường Bách khoa. Những năm đầu ĐH, dù chỉ là một câu trong “văn bản miệng” của nó kiểu gì cũng phải có ít nhất một từ là Anh ngữ được thêm thắt vào. Bây giờ nó sắp ra trường, lại sính dùng từ Hán Việt.

Vốn từ Hán Việt của nó (một cô học trò chuyên Toán lười đọc sách dày quá 200 trang) không nhiều, nên đôi khi lời nói của nó là sự sắp xếp ngôn từ vụng về. Cứ hễ online gặp các cô nàng trong box ỉn con HN của nó là y như rằng nó lại ngoạc mồm ra: “Hai mặt của một vấn đề luôn luôn tồn tại trong cuộc sống....”

Tôi bực mình thấy nó phát ra một tràng âm thanh trống rỗng chẳng ăn nhập gì nhưng bị nó cự nự: “Nói kiểu ấy mới sâu sắc, còn chíp hôi nữa đâu mà “u ra mới cả he he”. Bọn trên mạng bây giờ toàn thế cả.” Tôi thở hắt ra vì cái kiểu “tìm cách để sâu sắc” của nó.

Một cô bé khác lớp Chuyên Văn cùng trường cấp 3 với nó còn có một hình thức biểu đạt khác. Trong kho từ điển của cô bé là SV báo chí này còn có một số từ được ưu tiên đặc biệt và được dùng ở mức độ thường xuyên, trong đó đặc biệt có từ “hiện hữu” “khái niệm” và cả... “buồn nôn”.

Thay bằng việc nói câu: “Em không muốn uống sinh tố”, nó sẽ nói rằng: “Em chẳng có khái niệm nào về sinh tố.” Và nếu phải chê bai điều gì thì từ “buồn nôn” được dùng ngay lập tức “Tập thơ ấy đúng là buồn nôn số 1”. Nó bảo: “Em nói thế cho chuyên nghiệp và dạn dĩ.”

Những “triết gia”...tư duy trên bàn phím

Tôi thì vẫn cứ muốn nghĩ là những cá nhân trẻ tuổi kể trên chỉ là một thiểu số yếu ớt trong vô vàn những người trẻ khoẻ mạnh và giàu có về lối suy nghĩ cũng như ngôn ngữ. Nhưng có vẻ tôi đã nhầm sau khi dành một buổi tối rảnh rỗi để chạm mặt các triết gia trên các forum của người trẻ. Số lượng những người mắc bệnh triết gia nhiều hơn tôi tưởng.

Chẳng hạn, bạn vừa mở miệng than thở về một trục trặc nhỏ của tình yêu, ngay lập tức (bạn đừng ngạc nhiên) có ngay một đáp từ khá lớn lao kiểu thế này: “Trong thế giới có sinh có diệt này thì không thể có điều gì là vĩnh cửu cả. Trái đất này cũng có ngày không còn tồn tại. Mặt trời kia cũng có ngày lụi tàn... Mọi thứ có sinh thì ắt có diệt, mọi thứ sẽ đến rồi đi”.

Hoặc là: “Cuộc sống đầy những bất ngờ mà chúng ta không bao giờ có thể biết hết được. Chỉ có Trời mới biết chuyện gì đang xảy ra. Bạn đang gặp khó khăn để nhận biết được rằng chúng ta sống không chỉ với thể chất và tâm trí này mà còn có cả tâm linh, nơi mà bạn có thể tin vào sự vĩnh cửu”.

Tất nhiên, ở một văn cảnh nào đó, những ngôn từ triết lý là cần thiết. Nhưng trong những câu chuyện giản dị mà vẫn diễn đạt “triết lý” rắc rối đến tối nghĩa thì cũng lạ.

Đôi khi chính những người trẻ trên internet tự lý giải rằng: “Có những lúc cảm giác cô đơn, trống rỗng, bi quan... khiến tôi không có ý định kiểm soát ngón tay mình đang thao tác những gì trên bàn phím. Tôi chẳng biết mình đang nghĩ gì nữa thế nên đừng ngạc nhiên nếu câu nói của tôi... vô nghĩa.”

Còn đây là tâm sự của một “triết gia” yếu đuối: “Ta khóc bất kể lúc nào khi ta chỉ có một mình. Vậy thì ta ơi đừng làm mình thêm cô quạnh nữa. Ta hãy vui lòng đón nhận một sự thật dù làm ta đau còn hơn sống mãi trong niềm vui dối trá”.

Còn đây là một tác giả đang chứng minh chân lý “cuộc đời không đơn giản”: “Mặt trời chẳng bao giờ biết khóc, Mặt trời chỉ biết vui cười mà thôi, nhưng có ai biết rằng nước mắt của Mặt trời chính là những giọt nắng! Người ta cảm thấy Mặt trời cười thì thực ra lúc đó mặt trời đang khóc. Mặt trời đã đem những giọt nước mắt của mình sưởi ấm nhân gian. Cuộc sống đôi khi thật không đơn giản như người ta nghĩ”.

Phải chăng chính những triết gia trẻ này làm cuộc sống phức tạp hơn? Thật ra cũng không nên quá chê bai họ. Sống nghĩa là phải tư duy. Con người luôn trăn trở đi tìm ý nghĩa của sự sống. đôi khi trong bản thân ta cũng đôi lần xuất hiện bóng dáng của triết gia : thích được chiêm nghiệm, suy ngẫm và nói những điều to tát.

Trong các website mục Suy ngẫm thường thu hút nhiều vấn đề nặng ký triết học: Suy ngẫm về hiện hữu (tôn giáo, siêu hình học, vũ trụ và vật chất, con người và tâm lý), suy nghĩ về nhận thức (khoa học, ngôn ngữ, tư duy và logic), suy ngẫm về lý luận và giá trị, về thực tiễn và hành động... Những chuyên mục này thu hút số lượt người đọc và bài viết nhiều không kém các chuyên mục khác.

Chỉ riêng chuyện Tản mạn về thời gian của một trang web dành cho giới trẻ đã có 1852 lượt người đọc. Bài “Siêu hình học, tồn tại hay không tồn tại” có 2350 lượt độc giả quan tâm. Trang chủ của diễn đàn này cũng có biểu ngữ là một câu nói bất hủ của Albert Einstein. Tuổi trẻ phải biết quan tâm đến những điều như thế. Không thể sống hời hợt với hưởng thụ, với ăn, ngủ, chơi... Tuy nhiên chúng ta có thể tập diễn đạt một cách giản dị hơn.

Chân lý là sự giản dị. Nếu chỉ để hỏi là “Hai bác đến làng em có việc gì?” thì đâu cần phải xổ nho chùm thành: “Hà cớ nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn?”, cụ đồ Cóc đã bị cười vì lối diễn đạt như thế. Đầu thế kỷ XXI phải khác chứ, phải không bạn?

*

Lê Xuân Nhật (Nguồn: Sinh Viên Việt Nam)
 
Phát tán virus Chán!
19:43' 06/07/2005 (GMT+7)

“Học chán, yêu chán, cuộc sống buồn thật..." - Virus than thở đã lây lan đến nhiều sinh viên. Và một từ gần như “cố hữu” được phát ra vô thức trong các cuộc chuyện trò là Chán!

Hà Nội lúc nào cũng chật hẹp, dòng đời bon chen mệt mỏi. Thò chân ra khỏi nhà thì tắc đường, đi thêm vài bước là “ăn quả lừa như chơi”. Mình không thể hòa nhập được, cảm giác không còn muốn phấn đấu nữa…” Đó là lời than thở của T.M.A, sinh viên Kinh tế năm 3.

Sinh viên từ tỉnh xa bước chân vào môi trường mới, đứng trước một thành phố lớn, nhộn nhịp nhưng xa lạ thì sự bỡ ngỡ là không thể tránh khỏi. Cuộc sống có thể có nhiều khó khăn, nhưng chính hiện thực ấy mới là người thầy “dạy dỗ” của sự trưởng thành.

Không ít thanh niên sống buông thả, hư hỏng để đến khi “sa chân lỡ bước” lại đổ tại “bản chất tốt nhưng dòng đời xô đẩy”. Lời biện minh có vẻ hợp lý nhưng ngây ngô. Họ là những thanh niên có sức sống, có tuổi trẻ chứ không phải như đám lục bình “ngơ ngác” trôi dạt trên sông. Cơ hội đến và đi. Nó sẽ chỉ ở lại với những ai biết đón nhận chứ không thụ động chờ đợi.

“Trẻ không chơi, già hối hận!” có người đã vin vào đấy để biện minh cho cuộc sống nhạt nhẽo của mình. Đáng ngạc nhiên là rất nhiều người trong số họ có tư chất thông minh, gia đình khá giả. Chỉ có điều họ sở hữu một sức ỳ quá lớn. Họ đang mắc một căn bệnh chung là sự dựa dẫm, ỷ lại. Vào đâu? Vào chính những “ô dù” to tướng được dựng lên để che chắn, vào “ông bô - bà bô” đã lo sẵn cho họ công việc, thậm chí cả tương lai phía trước.

“Bố mình là phó tổng biên tập một tờ báo lớn. Mình đang là sinh viên, trước kia cũng háo hức muốn viết điều tra nọ, phóng sự kia nhưng là thân con gái, giờ đã có bố sau này lấy chồng dựa vào chồng là được rồi. Thế nên chỉ viết những gì nhỏ nhẹ, không động đến ai, vừa không mệt lại đỡ thiệt thân” - M.L tuyên bố.

Bây giờ dựa vào bố mẹ, sau này dựa vào chồng, về già dựa vào con. Dường như những cô gái trẻ ấy đã có đủ “tam tòng” - như cái cách mà họ nói. Nhưng không biết đến bao giờ họ mới thoát khỏi thân phận con tằm trốn kỹ trong vỏ bọc được tạo nên bởi bàn tay người khác.

Tất cả những suy nghĩ ấy đã làm nên những tính cách yếu đuối, những tâm hồn trẻ bị “lão hóa”, thậm chí “chết yểu” trước tuổi của mình. Trong khi đó, cuộc sống hiện đại hối hả không có chỗ cho những vi trùng buồn chán.

Đừng để tên mình trong list những “cụ già” ở tuổi 20 phơi phới!

(Theo Sinh viên Việt Nam)
 
Tại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt
14:35' 12/01/2006 (GMT+7)

Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau.

1. Ai ? Cái gì? Thế nào?

Phan Lan Hương, một người bạn đang du học ở Malaysia đã kể cho tôi nghe một câu chuyện như thế này: Bằng thời gian này năm ngoái, cả thế giới còn đang bàng hoàng vì thảm họa sóng thần ở Đông Nam Á. Lớp Hương đang học được thầy giáo giao cho một bài tập lớn. Mỗi người phải tự chọn cho mình một khía cạnh mình quan tâm về thảm họa vừa qua để tìm tư liệu viết bài.

Hương đã đầu tư rất nhiều công sức cho bài tập đó: lên mạng lấy thông tin, lấy ảnh, trích những đoạn phỏng vấn người dân... Thậm chí cô còn nhờ vài người bạn ở Thái Lan quay tận cảnh bãi biển Phuket sau thảm họa để đưa vào slide cho sinh động.

Công phu sưu tầm, trích dẫn, tác phẩm của Hương đã tường thuật lại rất cảm động và chân thực khung cảnh điêu tàn và không khí tang thương do sóng thần gây ra. Tuy nhiên, khi nhận được điểm cho bài tập, Hương khá thất vọng: chỉ là điểm trung bình.

Trong khi đó, vài người bạn nước ngoài của cô lại đạt điểm khá, mặc dù bài làm không được công phu bằng. Vậy yếu tố quyết định ở đây là gì? Câu trả lời của thầy giáo đã làm Hương, cũng như tôi, người chỉ nghe thuật lại câu chuyện phải giật mình: Khi làm bài tập bạn đã đặt câu hỏi nào?

Hương đặt cho mình câu hỏi “Ai? ở đâu? Như thế nào?” và trả lời bằng một bài viết hoành tráng để miêu tả hiện tại. Trong khi đó, những người bạn nước ngoài lại đặt câu hỏi “Tại sao sóng thần lại gây ra hậu quả thảm khốc đến thế?” và từ nghiên cứu đó rút ra những bài học sau này.

Không thể bàn đến yếu tố chuyên môn, đúng hay sai, trong bài học mà những người bạn nước ngoài đã đề cập đến trong bài viết của họ. Tôi muốn nói đến cách họ nhìn cuộc sống. Cách họ phản ứng với nó.

“Ai? Cái gì? Thế nào?” là câu hỏi dành cho hiện tại. Tất cả chúng ta đều quen với cách hỏi ấy từ rất lâu rồi, đến nỗi nó bật ra như một phản xạ không điều kiện khi có chuyện gì bất ngờ xảy đến.

Những câu hỏi quen thuộc ấy chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những điều đang hiển hiện trước mắt hơn bất cứ gì khác. Trong khi bạn quên mất một điều là, nó mới dừng lại ở mức độ giúp con người nhận thức được sự việc chứ chưa thể dẫn chúng ta đến một giải pháp hay cái gì thiết thực hơn.

Trong khi đó, “Tại sao?” là câu hỏi tưởng như để tìm hiểu quá khứ nhưng thực ra lại thể hiện mối quan tâm đến tương lai. “Tại sao?” mới chính là câu hỏi quan trọng nhất. Nó giúp ta hiểu được mình đã làm gì đúng, và làm gì sai, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân trong tương lai.

Trả lời được câu hỏi “Tại sao?”, bạn sẽ không bao giờ phạm lại những thiếu sót cũ.

Bạn thường hay đặt câu hỏi nào cho mình? Cuộc sống của bạn sẽ nói lên điều đó. Câu hỏi “Tại sao?” tạo cho bạn một phản xạ nhanh nhạy theo hướng tìm cách giải quyết nhanh nhất cho sự việc mới phát sinh.

Câu hỏi “Ai? ở đâu? Thế nào?” đòi hỏi bạn nhiều thời gian hơn để xác định phương hướng. Trước một đám cháy, người hỏi “Tại sao cháy?” sẽ tìm đến nguồn lửa để dập tắt. Còn người hỏi “Cháy ở đâu? To không?” sẽ còn quan tâm xem có bao nhiêu nhà bị cháy? Đó là cửa hàng nào?... Và đến khi nhận thức được việc mình cần làm thì đã quá muộn.

Trong câu chuyện của Hương, sau khi thảm hoạ xảy ra, điều chúng ta cần quan tâm là làm thế nào để khắc phục hiện tại? Làm sao để lần sau không còn thảm họa như thế xảy ra nữa? Thái độ đó sẽ thực tế hơn nhiều so với việc than khóc cho những điều đã xảy ra, không thể thay đổi được.

Những người Việt Nam đang học tập ở nước ngoài đã công nhận rằng “Tại sao?” là câu hỏi quen thuộc của những người bạn ngoại quốc. Chính vì thế mà họ có “cảm giác nhanh nhạy” hơn các bạn trẻ Việt Nam.

Việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình giúp họ hiểu sâu hơn về vấn đề, và quan trọng là biến những kiến thức sách vở thành kiến thức “sống”. Càng trong những trường hợp khẩn cấp cần phản ứng nhanh thì “cảm giác nhanh nhạy” của họ càng phát huy tác dụng.

Phương Thảo (du học sinh ở Nhật): “Khi tôi mới sang đây, tôi khá tự tin vì mình chăm chỉ và thông minh. Tuy nhiên sau một thời gian, tôi nhận ra rằng mình chỉ mới biết những điều trong sách vở. Trong những hoạt động thực tế, vào phòng thí nghiệm hay hoạt động xã hội chẳng hạn, trong khi du học sinh Việt Nam còn rất lúng túng thì các bạn nước ngoài lại hoàn toàn chủ động!”.

Quang Việt (du học sinh Mỹ): “Khi cùng làm thí nghiệm Hoá học, nếu như kết quả ra khác với tính toán lí thuyết thì học sinh Việt Nam sẽ lo lắng tìm cách “ăn gian” cho ra đúng kết quả. Còn học sinh Mỹ thì lại mày mò tìm xem yếu tố bất thường nào đã xen vào. Thế là từ lần sau, họ biết cách điều chỉnh thí nghiệm, còn tôi vẫn cứ loay hoay tìm cách “ăn gian”!”.
 
2. Những câu hỏi “Tại sao?” không được khuyến khích

Tôi hỏi một người bạn thân rằng có hay hỏi “Tại sao?” trước một sự việc không? Anh cười và bảo “Đấy là câu hỏi chỉ có bọn con nít mới hay hỏi!”. Tôi thấy đúng. Chúng ta ai cũng lớn lên từ những câu hỏi “Tại sao?” thời thơ bé. Câu hỏi đó như một bản năng, ai muốn trưởng thành cũng phải tự đi tìm câu trả lời cho mình. Nhưng rồi càng lớn, chúng ta càng ít hỏi câu hỏi quan trọng nhất ấy. Đó là kết quả của cách giáo dục truyền thống mà nhiều thế hệ đã trải nghiệm.

Đứa cháu họ của tôi, mới có 5 tuổi, nhìn thấy cái gì quanh mình cũng quay ra hỏi mẹ “Tại sao lại thế?”. Lúc đầu chị còn trả lời, sau rồi khó chịu gắt bẳn làm nó khóc oà lên. Dần dần tôi không thấy nó hỏi “Tại sao?” nữa. Mẹ bảo gì là răm rắp nghe theo, thế là được khen là ngoan, được ăn kẹo, được đi chơi cuối tuần.

Chính bản thân tôi, hồi còn lớp 2, trong giờ Tiếng Việt, đã giơ tay hỏi cô giáo “Tại sao người ta lại nói là “chợ búa”?”. Cô suy nghĩ một lát rồi chẳng trả lời. Tôi hỏi lại mấy lần, bị cô giáo mắng “Còn bé mà cứ thích vặn vẹo người lớn!”. Thế là thôi, từ đấy cũng biết ... khôn ra, chẳng bao giờ vặn-vẹo-người-lớn nữa.

Lên cấp THCS và THPT, nhiều người vẫn còn giữ cho mình thói quen hỏi “Tại sao?” khi chưa hiểu điều gì trong bài giảng của thầy cô giáo. Nhưng không nhiều trong số họ nhận được sự khích lệ từ giáo viên, hay từ những người bạn cùng lớp của mình.

Trần Thanh An (ĐH KHTN, ĐHQG): “Trong những giờ Vật lý đầu tiên được học, tôi rất hay giơ tay thắc mắc khi chưa hiểu chỗ nào đó. Những gì tôi nhận được sau những câu hỏi thường là ánh mắt kì quặc của bạn bè và một thái độ không mấy dễ chịu của thầy cô”.

Nhiều khi, những câu hỏi “Tại sao?” bị gác lại đến cuối giờ hoặc để dành đến tiết bài tập, và thường bị lãng quên nhanh chóng. Hoặc là thầy cô giáo đã không đủ nhiệt tình để giải thích cặn kẽ cho học sinh hiểu. Hoặc là sức ép phải “chạy” cho hết giáo án trong vòng 45 phút đã không cho thầy cô có thời gian dừng lại.

Dần dần, Thanh An thoả hiệp với cách chấp nhận những kiến thức được dạy theo kiểu photocopy. Và với những lĩnh vực đặc biệt như giáo dục giới tính thì lại càng khó khăn hơn với câu hỏi “Tại sao?”. Bởi bức tường “tế nhị”, “nhạy cảm”... luôn nhảy ra ngăn chặn kịp thời. Thói quen hỏi cũng mất dần.

Bước vào giảng đường đại học? Không có chỗ cho những câu hỏi ngoài ... giờ thi vấn đáp. SV nhiều khi cứ học vẹt theo những dòng chữ trong giáo trình mà cũng không hiểu lắm. Chẳng mấy ai đặt câu hỏi “Tại sao nó lại thế này, thế kia?”. Sự thụ động ấy gần như đã trở thành bản chất chung cho nhiều người Việt trẻ bây giờ.

3. Không thể chỉ trách người!

Người đặt câu hỏi là các bạn. Nếu thực sự khao khát câu trả lời, các bạn có thể tự mình đi tìm trước khi có ai đó mang sẵn đến cho mình.

Trở lại câu chuyện của Trần Thanh An (ĐH KHTN ĐHQG). An có vẻ rất bức xúc khi nói đến những câu hỏi “Tại sao?” bị bỏ xó của mình từ những ngày cấp II. Nhưng khi tôi hỏi lại rằng “Bạn có tìm thêm sách tham khảo để tìm hiểu hoặc hỏi anh chị lớn trong nhà chứ?”, An tảng lờ.

Lí do An có thể đưa ra rất nhiều: “không có thời gian”, “không biết sách nào mà mua”... Nhưng đó rõ ràng chỉ là cách biện hộ. Nếu chỉ đặt câu hỏi và không có nỗ lực tự trả lời, nhiều khi câu hỏi “Tại sao?” của bạn chỉ để thoả mãn tính tò mò nhất thời.

Dù sao Thanh An cũng đã đặt cho mình câu hỏi quan trọng ấy. Còn những bạn trẻ chỉ ưa chuộng “Ai? Thế nào? ở đâu?”, họ vẫn còn giữ tâm lí đối phó. Hành động “ăn gian” của Quang Việt (du học sinh Mỹ) trong phòng thí nghiệm chính là minh chứng: đối phó với thầy giáo, quan tâm đến điểm số hơn là bản chất của thí nghiệm.

Chính trong buổi thí nghiệm đó, Việt đã thua các bạn nước ngoài. Họ học được bài học kinh nghiệm cho những lần sau, còn Việt vẫn cứ mãi phải đối phó, vẫn “gạo vì điểm”. Việt đã không nhận ra rằng những bài học lí thuyết trên lớp chỉ để phục vụ cho những hoạt động thực tiễn. Cậu chạy theo điểm để rồi lỡ mất bài học thực sự cho mình.

Xét cho cùng, sự khác nhau trong cách nhìn nhận sự việc, cách quan tâm đến cuộc sống giữa những người trẻ Việt và bạn bè thế giới đã phản ánh rất rõ sự khác nhau trong tầm nhìn. Tủn mủn với những điều nhìn thấy trước mắt là cách hành xử của tầm nhìn ngắn hạn. Đi tìm nguyên nhân, giải pháp và đúc kết bài học cho tương lai mới là thái độ của những người có tầm nhìn vượt qua “ngày hôm nay” của chính mình.

Đứng thẳng lên đi. Và hãy bắt đầu nhìn ra xa hơn với câu hỏi “Tại sao?” cho bản thân mình.

*

Đoàn Minh (Nguồn: Sinh Viên Việt Nam)
 

rikku

Active Member
2 bài viết trên rất hay. Em xin tiếp thu. :) Từ lâu môi trường đã đẩy một học sinh hiếu động + ham tìm tòi thành một kẻ thụ động và chạy theo "học thi" . .
 

winter09

Moderator
Thật sự em thấy bài này rất hay và có ý nghĩa, có lẽ đây là 1 lý do trong những lí do mà Việt Nam ko thể phát triển.
 
Văn hoá giới trẻ: SOS!
20:32' 21/02/2006 (GMT+7)
Nhiều bạn trẻ bây giờ nói năng rất cộc lốc, tùy tiện mà tệ hại nhất là văng tục chửi bậy đang trở thành... bình thường. Còn việc đọc, học, tổng hợp kiến thức thì không oan khi cho rằng, nhiều bạn đang ở xuất phát điểm: không có gì.


(Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)
1.Lâu lâu tôi mới vào Thư viện quốc gia một lần để tìm những tư liệu phục vụ cho bài viết. Vẫn thế, những người tầm tuổi hưu và trung tuổi nhiều hơn những người trẻ tuổi.
Loáng thoáng chỉ có vài nhóm trẻ ghi ghi chép chép một điều gì đó, một lúc sau lại ngồi cười nói rôm rả làm cho các "cụ hưu trí" hết ánh nhìn khó chịu chuyển sang tỏ thái độ: "Nếu các cháu không nghiên cứu gì thì làm ơn để yên cho những người khác nghiên cứu".

Một chàng trai mặt mũi không đến nỗi nào, tóc tai vuốt keo dựng lởm chởm trong nhóm lườm lườm rồi lẩm bẩm: "Chết vì nhiều chữ!". Nào ngờ, cụ già ban nãy thính tai hơn cậu ta tưởng. "Cháu à, bác nhắc cháu như thế thì có gì sai? Cháu ạ, nhiều chữ không chết đâu. Mà có chết thì cũng vinh quang, chứ chết vì ít chữ thì nhục lắm đấy cháu". Một cậu đeo kính cận trong nhóm đứng dậy rối rít xin lỗi, sau đó cả nhóm rời thư viện.

2. Hồ Gươm đẹp và thơ mộng, ai chẳng biết vậy. Thơ mộng đến mức dòng người chạy xe máy qua đây không ai nỡ kéo ga chạy nhanh mà đi chầm chậm, nhìn tháp Rùa soi bóng xuống mặt hồ. Nhưng rồi, một tiếng "á" lên. Lại một cụ già suýt ngã không kiềm được bình tĩnh: "Quân mất dạy". Nào ngờ, một nhóm xe máy kẹp ba lượn chầm chậm đến chỗ cụ già: "Này, lão già kia nói gì đấy?".

Cả đường phố ai nấy trố mắt lên nhìn ba thanh niên, quần áo lụng thụng kiểu hip-hop, trên đầu mỗi người, tóc những 3 - 4 màu. Đã vậy, trên mặt các cậu thanh niên choai ấy, tai và mũi cứ xỏ hết khuyên này sang khuyên nọ. Ba thanh niên sức dài vai rộng tênh nghếch mặt hất hàm "hỏi cung" một cụ già.

Mấy người đi đường thấy ngứa mắt quá, xuống hỏi sự tình thì đám thanh niên kia văng ra đủ thứ. Chịu không nổi, một người lên tiếng quát: "Chúng mày có được đến trường hay không mà xử sự như thế?". Cả ba thanh niên biết mình bị bóc mã, lừ đừ lên xe máy, rú ga ầm ĩ rồi lách xe như rắn trên mặt đường.

3. 8X, một thế hệ thông minh, năng động, nhiều tiềm lực và nhiều kỳ vọng. Thuật ngữ mới - 8X, không phải để gọi cho vui miệng mà trong đó có cả sự yêu thương và niềm tin. Thế nhưng, nhiều người rất lo lắng, phông văn hóa của thế hệ 8X và 9X ở một số đối tượng đang ở mức báo động.

Một vòng quanh thư viện của một số trường đại học, có những thư viện chỉ vài sinh viên vào đọc báo, còn trên các ký túc xá, từ phòng nọ sang phòng kia, những chiếc cát-sét mở to quá cỡ, những ca sĩ hát nhạc thị trường từ các đĩa nhạc... mạnh ai nấy mở. Hỏi một sinh viên nào đó về một cuốn tiểu thuyết kinh điển không phải ai cũng biết, nhưng nếu hỏi họ về ca sĩ Đ.T có người yêu hay chưa thì không cần phải dứt câu hỏi đã có câu trả lời.

Nhưng những thứ đó mới chỉ là hình thức, còn văn hóa ứng xử kém, sự lười biếng trong việc đọc và việc học mới là điều đáng nói. Nhiều bạn trẻ bây giờ nói năng rất cộc lốc, tùy tiện mà tệ hại nhất là văng tục chửi bậy đang trở thành... bình thường. Còn việc đọc, học, tổng hợp kiến thức thì không oan khi cho rằng, nhiều bạn đang ở xuất phát điểm: không có gì.

Thanh niên thời hội nhập mà không biết đến một bản nhạc cổ điển, không biết đến một tác phẩm triết học xuất sắc của một triết gia... Nhắc đến những tấm gương uyên thâm, những con người biết sống và cống hiến thì lại cho rằng... dở hơi và lỗi thời. Tuổi trẻ qua rất nhanh, không học tập, không tích lũy kiến thức và quan trọng, không sống xứng với sức trẻ của mình thì câu trả lời ở tương lai vẫn mãi là một dấu chấm lửng...

(Theo Công An Nhân Dân)
 

rikku

Active Member
là vấn đề văn hóa ! tự nhận mình là một người văn hóa nhưng ko vì thế mình xem thường những người khác. thật ra hiểu biết; văn hóa sẽ luôn được tôn trọng hơn; nhưng phần còn lại; những gì biểu hiện đâu đã phải là tất cả. Hơn nữa, sống là phải phóng khoáng, quá câu nệ tiểu tiết; đặt ra nhiều thứ tiêu chuẩn quá thì chỉ tự hại mình.
 
Thế ý kiến của Rikku cụ thể hơn tình trạng như trong bài viết mình sưu tầm trên là thế nào?

Có nên chấn chỉnh hay cứ để phát triển ( hay ý kiến khác )?

Rikku nói rõ hơn được k?
 

effi

Member
Chả hiểu em Rikku định nói j`? Ý kiến chị nhé:

1. Văn hóa thư viện (đi nhẹ nói khẽ cười duyên): phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và giáo dục từ gia đình chứ không đổ hết lỗi cho tuổi trẻ được. Không hiếm người 30 tuổi đầu rồi mà vào thư viện vẫn vô ý vi phạm những cái tối thiểu ấy.

Cháu ạ, nhiều chữ không chết đâu. Mà có chết thì cũng vinh quang, chứ chết vì ít chữ thì nhục lắm đấy cháu".
Câu này nghe hơi bị khinh người! Thế không lẽ những người không có điều kiện học hành, ít chữ cũng là "nhục lắm" hay sao? Hơn nữa, văn hóa cư xử không phụ thuộc hoàn toàn vào học vấn.

2.
2. Hồ Gươm đẹp và thơ mộng, ai chẳng biết vậy. Thơ mộng đến mức dòng người chạy xe máy qua đây không ai nỡ kéo ga chạy nhanh mà đi chầm chậm, nhìn tháp Rùa soi bóng xuống mặt hồ. Nhưng rồi, một tiếng "á" lên. Lại một cụ già suýt ngã không kiềm được bình tĩnh: "Quân mất dạy". Nào ngờ, một nhóm xe máy kẹp ba lượn chầm chậm đến chỗ cụ già: "Này, lão già kia nói gì đấy?".
Câu này thì không chấp nhận được! Nhưng cũng cần thấy rằng cụ già đã quá lời. Ma chưa biết ai sai, có thể là cụ theo chủ nghĩa "đường ta rộng thênh thang ta bước", xe phải tránh mình chứ mình ko việc gì phải tránh nó, cũng có thể là xe đi sai. Nhưng dù thế nào thì cụ cũng ko nên nói người khác mất dạy vì như thế là xúc phạm ng ta. Dẫu biết rằng câu "quân mất dạy" vốn xuất phát từ thói quen chứ ko phải ác ý thì vẫn nên công bằng, không nên cho cụ làm bình vôi :D vì lý do tuổi tác và sự "không giữ được bình tĩnh".

Cả đường phố ai nấy trố mắt lên nhìn ba thanh niên, quần áo lụng thụng kiểu hip-hop, trên đầu mỗi người, tóc những 3 - 4 màu. Đã vậy, trên mặt các cậu thanh niên choai ấy, tai và mũi cứ xỏ hết khuyên này sang khuyên nọ.
Đoạn này nói lên cái gì? Chẳng nhẽ ăn mặc và nhuộm tóc khác với số đông là vô văn hóa hay sao? Mỗi người có quan niệm thẩm mỹ riêng, chỉ khi họ mặc áo may ô (=áo lót -> bị cấm mặc ra đường), hở hang quá mức vào nơi tôn nghiêm thì mới là thiếu văn hóa.

Một vòng quanh thư viện của một số trường đại học, có những thư viện chỉ vài sinh viên vào đọc báo, còn trên các ký túc xá, từ phòng nọ sang phòng kia, những chiếc cát-sét mở to quá cỡ, những ca sĩ hát nhạc thị trường từ các đĩa nhạc... mạnh ai nấy mở. Hỏi một sinh viên nào đó về một cuốn tiểu thuyết kinh điển không phải ai cũng biết, nhưng nếu hỏi họ về ca sĩ Đ.T có người yêu hay chưa thì không cần phải dứt câu hỏi đã có câu trả lời.
Đoạn này cũng có vấn đề. Thứ nhất là phải đặt câu hỏi xem trong thư viện có sách gì hấp dẫn người ta không. Thứ 2 là ko phải thư viện ĐH nào cũng vắng hoe như thế, C2 BK 7 rưỡi mở cửa, 7h15 SV đã đứng xếp hàng chật ních rồi. THứ 3 là SV đọc báo có gì đáng chê trách? Ko có tiền mua báo thì lên thư viện đọc để cập nhật tin tức, lẽ ra phải khen chứ. Thứ 4 chuyện người ta nghe nhạc gì, có đọc sách không là việc riêng tư, không nên lôi ra để đánh giá xem ng ta có văn hóa hay ko. Hơn nữa không thể lấy việc đọc tiểu thuyết kinh điển và nghe nhạc cổ điển ra làm thước đo văn hóa được.

Tóm lại chị có cảm nhận tác giả đánh đồng văn hóa với học thức, thêm vào đó nêu ra vài vd tiêu cực để chê trách giới trẻ thì phiến diện quá. Nhưng hình như việc lên án giới trẻ là "truyền thống" chung của con người thì phải: "Thanh niên ngày nay chỉ thích sống sướng, hành vi cư xử thì tồi, lại còn coi thường các bậc bề trên. Họ cãi bố mẹ, vắt chân chữ ngũ (hành động này hồi đấy chắc ngang bây h nhuộm tóc 3 màu :D)..." ( trích Sokrates 470 - 399 BC).
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top