Nhất Y nhì Dược tạm được BK...

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
"Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, Sư Phạm bỏ qua..."

Theo mọi người, đối với thời buổi bây giờ câu này còn đúng không?

Mình thì thấy nên đổi là:
"Nhất Dược nhì Y, thứ 3 BK,...." :p
Dược hơn Y là vì Dược học rộng hơn Y, lại làm việc nhẹ nhàng, không phải dính vào mổ xẻ, máu me... :p Hic, chỉ mỗi tội học hơi khó hơn Y 1 chút thui... hihi

Có em nào có ý định thi vào trường Dược không??? :rolleyes: Hic, quen bao nhiêu người mà không quen ai học Dược cả là thế nào??? :unsure: :huh: :(

Mà sao bây giờ nhiều người học Kinh tế thế nhỉ?? Mình nghĩ là nên học ngành nào khác, rồi sau đó học thêm 1 ít KT nữa là hay nhất :)
 

Nguyễn Lam

Administrator
Staff member
"Nhất Dược nhì Y, thứ 3 BK,...."
Tùy quy chế của từng nước khác nhau mà câu này mới có ý nghĩa đúng.
Ở Vn ta thì dược chẳng thể nhất được,đứng đầu ở Vn có lẽ là Y.Họ là những người giải quyết trực tiếp các căn bệnh...Mà nói chung là người Vn nghề Y vẫn đứng đầu vì dân ta bây giờ có câu : "Lương Y như tiền" :D Bác sĩ giờ mà không ăn tiền chắc chỉ đếm đầu ngón tay,đốt tay... :D
Mà không có nghề sư phạm thì làm sao ai đào tạo ra được những người thầy để sau này những thế hệ giáo viên đó được đào tạo ra dạy học sinh chúng ta và bóc lột tiền của học sinh ! :blink:
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Hic, nói thật là vừa nghe đến tên trường "Mỹ thuật công nghiệp" đã thấy "sợ", hic :ph34r:
Mình thì quen nhiều người trong đấy lắm (thế hệ già già cơ, chạc tuổi Bố Mẹ chúng mình trở lên ý).
Nghệ thuật là 1 khía cạnh rất hay trong cuộc sống, nó còn không thể thiếu trong cuộc sống...
NHƯNG:
Theo mình thấy thì SV MTCN toàn chỉ coi có năng khiếu là chính, không coi trọng những mặt khác nữa như KHTN hoặc KHXH, mà trong khi đó, chỉ khi am hiều sâu rộng thì sáng tác mới thực sự hay được...
SV MTCN thì nói chung là...lười lắm, mà hay ăn gian, toàn copy bài của nhau thôi, chơi suốt, chẳng chịu học hành mấy, hic hic

Nói thế AG đừng giận nhé, nhưng đây là sự thật mà....
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Tại sao trong Forum này thỉnh thoảng lại bị mất bài 1 cách bí hiểm thế nhỉ?? Bài của AblazeGem viết đâu mất rồi... :unsure:


Thực ra topic này hay nhưng chắc tại vì Forum phần lớn toàn các "em bé" nên chẳng ai để ý mấy.... :p

Mọi người ơi, cho mình hỏi mọi người chọn ngành học nào, và tại sao chọn không?
Mọi người cố gắng nói chuyện nghiêm túc nhé... :)
 
Ờ, mọi người nói chuyện nghiêm túc đi để em còn tham khảo :D
Bây giờ ngồi nghĩ về tương lai thấy mù mịt, chẳng biết chọn trường nào :D
 

Le Huong Tra

New Member
Em cũng là một thành viên bé đúng không? Nhưng em thực sự muốn tham gia topic này một cách nghiêm túc. Mong mọi người ủng hộ.
Vừa vào topic đọc được vài dòng của chị Hà mà đã thấy sửng sốt (phải nói là hơi tức). Nhưng sau đó lại được nguôi lòng bởi quan niệm của anh Lam. Em mới học lớp 10 thôi song em thực sự muốn theo ngành y mà chưa hề nghĩ tới câu nói của các cụ: "Nhất y, nhì dược...". Em đã chuẩn bị học ngành này từ năm lớp 9.
Chị Hà nói vậy cũng phải có lý do bởi chị Hà đã chọn Dược chứ không chọn Y. Điều đó không ai có thể phủ nhận đúng không? Y và Dược là 2 ngành bổ trợ cho nhau, không thể thiếu bất cứ ngành nào, cũng không thể coi ngành nào quan trọng hơn. Còn chuyện ngành Y học không rộng bằng ngành Dược thì cũng chưa hoàn toàn đúng. Nếu đi chuyên khoa về ngành nào đó trong Y thì phải học sâu và rộng không kém gì học Dược nói chung (Điều này thì em không chắc chắn bởi em không học Dược). Chuyện "ăn tiền" của dân thì cũng không tránh khỏi, giờ trong xã hội bất cứ ngành nào chả có mặt trái, chả có chuyện "ăn đút lót". Nói về mặt này thì ngành sư phạm lại giữ vị trí đứng đầu thì phải?
Còn những quan điểm tiêu cực của chị Hà đối với SV MTCN cũng không hằn được tán thành đâu. Trong xã hội, ngành nào cũng có cái quan trọng riêng, ai cũng muốn chọn cho mình một nghề vừa học nhàn hạ, lại vừa có nhiều tiền, chỉ có những người thực sự đam mê và thực sự muốn dâng hiến cuộc đời của mình với sự nghiệp và một mục đích cao cả mới điên mà đi đâm đầu vào học. Em nghĩ như thế cũng đâu phải là điên, mà thực chất đó là quan niệm của từng người mà thôi. Ngành MTCN cũng đâu chỉ học vẽ riêng. Mẹ em là họa sĩ (nói thực là em cũng không khoái gì ngành này đâu) nên em biết rõ về việc học của họ. SV MTCN không học nhiều về KHTN song học nặng về XH, như là triết chẳng hạn. Họ phải học về cái siêu tưởng trừu tượng, đâu phải dễ đâu.
Nhân tiện đây em cũng muốn nói luôn quan điểm của mình. Trong xã hội và cuộc sống, trong tiếng anh có 2 từ là need và want, là cái cần và cái muốn. Cái cần lại có 3 yếu tố: nhà cửa, quần áo, thực phẩm, đó là 3 cái thiết yếu của con người, 3 cái cần đầu tiên. Và khi họ đã có đầy đủ những thứ đó, họ mới đi tìm cái want của mình. Nói cách khác, khi đời sống trở nên đầy đủ và cao hơn, họ mới nghĩ đến cuộc sống tinh thần của mình. Ở đây, ngành MT mới là cái phù hợp với cuộc sống hiện đại mới. Người ta chỉ sẵn sàng bỏ ra mười mấy triệu đồng để mua một chiếc xe máy chứ chẳng ai dại gì mà đi mua một bức tranh khi họ chưa có xe máy. Đề cập đến một khía cạnh khác, ngày nay, các bé nhỏ cũng đua nhau đi học hát, học vẽ, đâu chỉ để sau này thành họa sĩ và ca sĩ hết đâu, mà chỉ để học cái nghệ thuật, học được cái đầu óc tinh thần và niềm đam mê sáng tạo.
Khi người ta học ngành khác, cũng có thể đi học thêm mĩ thuật, bởi ngày nay, nó rất có ích lợi, nó giúp mình biết nhìn nhận cái đẹp một cách tinh tế, biết cách ăn mặc, phối màu sao cho đẹp nhất, biết trang trí nhà cửa hay thậm chí biết đánh giá một tác phẩm tuyệt mỹ. Đời sống như vậy phải chăng không đáng được khen là thi vị và đáng được hài lòng? Vậy ai là người tạo ra cái đẹp, ai đã sáng tác ra cái đẹp để mình chiêm ngưỡng. Là họ đó, những SV MTCN, họ có thể coi cái năng khiếu làm đầu song không ai là không phải rèn luyện trong sự sáng tạo. Phải vậy không chị Hà?
Còn chuyện quay cóp, không chịu học thì đâu phải tất cả bọn họ đều thế mà ai cũng có thể khẳng định xem các sinh viên trường Y, Dược... cũng không quay cóp nào, đó là hiện tượng phải nói là cực kỳ phổ biến trong HS-SV ngày nay, không ngoại trừ một ai.
Đó là những suy nghĩ của em, còn bản thân em, em đã chọn ngành Y thì cũng chẳng biết lấy lý do vì đâu, song mong mọi người trân trọng tất cả các ngành của nhau, chẳng ngành nào kém ngành nào và cũng không có cái nào là quan trọng nhất. Thế mới có thể tạo nên xã hội chứ. B) B) B) ...
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
<!--QuoteBegin-Le Huong Tra+Jun 10 2004, 07:22 AM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (Le Huong Tra @ Jun 10 2004, 07:22 AM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin--> Vừa vào topic đọc được vài dòng của chị Hà mà đã thấy sửng sốt (phải nói là hơi tức). [/b][/quote]
Hì, thế tức là em chưa hiểu hết ý của chị muốn nói rùi... Để chị giải thích thêm cho em nhé...


Chị Hà nói vậy cũng phải có lý do bởi chị Hà đã chọn Dược chứ không chọn Y. Điều đó không ai có thể phủ nhận đúng không?
Không phải là thế em ạ, đây là chị cũng nói nửa đùa nửa thật vì:
Y và Dược là 2 ngành bổ trợ cho nhau, không thể thiếu bất cứ ngành nào, cũng không thể coi ngành nào quan trọng hơn.
Cái này chị hoàn toàn đồng ý với em, nhưng xét về những mặt khác, nhìn tổng thể thì chị cho là Dược vẫn linh động hơn Y... (chị sẽ dẫn chứng dần dần...)
Còn chuyện ngành Y học không rộng bằng ngành Dược thì cũng chưa hoàn toàn đúng. Nếu đi chuyên khoa về ngành nào đó trong Y thì phải học sâu và rộng không kém gì học Dược nói chung (Điều này thì em không chắc chắn bởi em không học Dược).
Em nói thế này là 2 ý ngược hẳn nhau trong 1 câu rồi... Đã gọi là "đi sâu vào chuyên khoa" thì làm sao có thể nói là hiểu biết rộng được nữa?
- Dược không đi nghiên cứu sâu vào các bệnh mà thiên về nghiên cứu cách chữa bệnh, cách các thuốc tác dụng vào cơ thể hơn... Em có thể hỏi 1 BS về mọi thứ của 1 căn bệnh, nhưng 1 DS sẽ giải thích cho em thuốc em cần nó tác dụng thế nào, vào đâu của cơ thể tốt hơn 1 BS <--- cái này thì coi là hòa nhé.
- 1 BS chuyên khoa chỉ biết rõ về cái chuyên của mình, và biết cách chữa những căn bệnh của khoa đó, còn DS thì phải biết hết tất cả các loại thuốc cho các loại bệnh và cách tác dụng của nó <--- 1 cái rộng hơn nhé.
- DS phải biết những phản ứng phụ, phản ứng thay đổi, v.v.. của thuốc.. 1 người có nhiều bệnh phải đi đến nhiều BS chuyên khoa khác nhau, các BS đó kê đơn thuốc, nhưng chẳng ai để ý xem (thực ra là không biết rõ) liệu thuốc này có phản ứng thay đổi gì với thuốc kia không... Khi đưa thuốc cho bệnh nhân, DS phải nhận biết được những phản ứng thay đổi có thể xảy ra và báo với BS để BS kê loại thuốc khác <--- 1 cái rộng hơn nữa nhé.
- Dược sĩ hiểu biết hơn về các thảo dược, các cây cỏ và biết nhận biết chính xác 1 loại cây kể cả trong thể đã bị xay vụn (cái này chỉ có Dược mới học, kể cả học chuyên về Sinh vật cũng không học cái này; còn Dược ở VN có được học thế này không thì chị không biết) <--- lại 1 cái rộng hơn Y nhé.
- Là DS, người ta có thể mở 1 hiệu thuốc tư và như vậy phải cần hiểu biết rộng hơn về Luật và Kinh Tế (cái này bọn chị được học ở Áo, nhưng chị không biết ở VN thế nào??). Luật trong Dược là Luật phúc tạp nhất, cái này thì các SV Luật cũng phải ...sợ <--- thêm 1 cái rộng hơn nữa nhé.
(Cái này thực ra rất quan trọng, ở Tây thì luật lệ được thi hành nghiêm ngặt hơn nhiều so với ở VN - phải nói thật ra là như thế - nên không nắm chắc thì mình ..."teo" lúc nào không biết...)

Đấy là chị nếu ra vài ví dụ chính thôi...
Còn ngày xưa, từ bé chị đã thích học Y rồi cơ, nhưng vì Y học lấu quá (hơn thời gian thực hành thôi - Y 3 năm, Dược 1 năm, vì ở đây học Dược cũng mất 5,5 năm mà em...), vả lại chị cũng sợ máu me, và Y thì khi đi làm vất vả hơn Dược, nên chị chọn Dược. Khi học nó mới thấy nó hay hơn Y. Nhà chị thì toàn những người học Y, nên chị cũng biết khá rõ...

Chuyện "ăn tiền" của dân thì cũng không tránh khỏi, giờ trong xã hội bất cứ ngành nào chả có mặt trái, chả có chuyện "ăn đút lót". Nói về mặt này thì ngành sư phạm lại giữ vị trí đứng đầu thì phải?
Cái này thì không bàn đến, nói chung nước càng nghèo thì chuyện này càng dễ xảy ra... Buồn, nhưng là sự thật ....phũ phàng.... :(

Còn những quan điểm tiêu cực của chị Hà đối với SV MTCN cũng không hằn được tán thành đâu. Trong xã hội, ngành nào cũng có cái quan trọng riêng, ai cũng muốn chọn cho mình một nghề vừa học nhàn hạ, lại vừa có nhiều tiền, chỉ có những người thực sự đam mê và thực sự muốn dâng hiến cuộc đời của mình với sự nghiệp và một mục đích cao cả mới điên mà đi đâm đầu vào học. Em nghĩ như thế cũng đâu phải là điên, mà thực chất đó là quan niệm của từng người mà thôi. Ngành MTCN cũng đâu chỉ học vẽ riêng. Mẹ em là họa sĩ (nói thực là em cũng không khoái gì ngành này đâu) nên em biết rõ về việc học của họ.
Hì, Bố chị cũng là Họa sĩ đấy em ạ :p :D Từ bé chị đã được lớn lên trong cuộc sống của những nghệ sĩ phải nói là nổi tiếng của Hà Nội. Hồi bé chị cũng đi học vẽ nhiều, và bây giờ thỉnh thoảng rỗi rãi chị cũng thích vẽ...
Tiếp xúc nhiều với giới Văn Nghệ Sĩ chị cũng học hỏi được nhiều và cũng...rút kinh nghiệm được nhiều.... (chị sẽ viết tiếp ý ở đoạn sau)
SV MTCN không học nhiều về KHTN song học nặng về XH, như là triết chẳng hạn. Họ phải học về cái siêu tưởng trừu tượng, đâu phải dễ đâu.
Đúng thế em ạ.
Để làm 1 người nghệ Sĩ thực sự giỏi thì rất khó... Mà 1 người nghệ sĩ thực sự giỏi thì tính tình cũng rất hay. Như chị đã nói ở bài post trên kia, không phải chỉ có năng khiếu vẽ đã là đủ, mà còn phải hiểu biết rộng nữa. Chị thấy SV MTCN không coi trọng mấy thứ kia, phải nới thẳng ra là thế. Học thì có học, nhưng không học cho "ra nhẽ". Có học triết đấy, nhưng mà đâu có học sâu xa đâu... Còn lich sử nghệ thuật cũng chẳng được quan tâm nhiều... Đấy là những môn XH đấy chứ em...
Em nói đúng, chính những thứ đó làm nền tảng cho những sáng tác của mình, và nền tảng đó toát ra trong mỗi tác phẩm. Nhưng nếu nền tảng có không chín muồi thì bức tranh của mình thể hiện cũng khong thành công... Người xem có thể cảm nhận được rất rõ...
Ở đây, ngành MT mới là cái phù hợp với cuộc sống hiện đại mới. Người ta chỉ sẵn sàng bỏ ra mười mấy triệu đồng để mua một chiếc xe máy chứ chẳng ai dại gì mà đi mua một bức tranh khi họ chưa có xe máy. Đề cập đến một khía cạnh khác, ngày nay, các bé nhỏ cũng đua nhau đi học hát, học vẽ, đâu chỉ để sau này thành họa sĩ và ca sĩ hết đâu, mà chỉ để học cái nghệ thuật, học được cái đầu óc tinh thần và niềm đam mê sáng tạo.
    Khi người ta học ngành khác, cũng có thể đi học thêm mĩ thuật, bởi ngày nay, nó rất có ích lợi, nó giúp mình biết nhìn nhận cái đẹp một cách tinh tế, biết cách ăn mặc, phối màu sao cho đẹp nhất, biết trang trí nhà cửa hay thậm chí biết đánh giá một tác phẩm tuyệt mỹ. Đời sống như vậy phải chăng không đáng được khen là thi vị và đáng được hài lòng? Vậy ai là người tạo ra cái đẹp, ai đã sáng tác ra cái đẹp để mình chiêm ngưỡng. Là họ đó, những SV MTCN, họ có thể coi cái năng khiếu làm đầu song không ai là không phải rèn luyện trong sự sáng tạo. Phải vậy không chị Hà?
Chị cũng là người rất yêu nghệ thuật và muốn thưởng thức nghệ thuật.
Em ví dụ cái xe mày với bức tranh trên kia chị nghĩ là chưa được hợp cho lám... Vì với người VN, xe máy là 1 thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Có thể người ta cũng muốn mua bức tranh đó chứ, nhưng khi trong nhà người ta chưa đầy đủ tiện nghi thì làm sao mà dám nghĩ đén sự thưởng thức??
Nói thật ra la nghệ thuật là 1 cách thưởng thúc cao cấp, nên không phải ai cũng hiểu và trân trọng. Chị cũng mong là càng ngày càng nhiều người có suy nghĩ như em ;-)


Em viết hay lắm, cám ơn em nhé :)
 

unni_x

Active Member
Em nghĩ rằng mọi người không nên có những suy nghĩ tiêu cực về ngành Y như thế. Có lẽ mọi ngưòi sẽ nghĩ em bênh vực ngành này vì hiện tại bố mẹ em đều làm bác sỹ, mà nói đúng ra là cả họ nhà em đều làm bác sỹ :(
Là con cháu trong một gia đình như thế này, em hiểu được nhiều điều hơn những người khác, em hiểu được vì bệnh nhân mà ông em đã mất ở Trường Sơn, vì bệnh nhân mà bố mẹ em phải thức đêm thức hôm để lo cho bệnh tình của họ. Sao mọi người không nghĩ xem, không có ngành Y thì làm sao các em bé có thể chào đời an toàn, không bị nhiễm trùng, những người mẹ không bị nguy hiểm đến tính mạng, làm sao hàng trăm ngàn bệnh nhân được chữa trị hàng năm?
Tiêu cực thì luôn xảy ra ở bất kì ngành nghề nào, ở bất kì đâu, ngay cả trong chính bộ máy Nhà nước, dĩ nhiên trong ngành Y cũng không tránh khỏi, cũng giống như ngành GD vậy, mà em cũng đã từng nhận định rằng, đừng đòi hỏi cái cây phải ra hoa khi gốc của nó không mạnh. Dĩ nhiên đó cũng chỉ là số ít, vẫn còn có những người thày thuốc tận tâm với nghề, vẫn có những người phải đổi cả tính mạng của mình để cứu sống bệnh nhân. Và em nghĩ, họ phải được nhận lấy những gì xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra, vì họ đã cứu sống cả mạng người cơ mà, mà mạng người thì tiền bạc cũng không thể mua nổi :huh:
Lấy ví dụ như chiếc máy bay, mọi người chỉ nghĩ đến cái chết của hàng trăm người khi có tai nạn, nhưng mọi người lại không nhớ ra rằng tai nạn do ô tô, xe máy còn kinh khủng hơn thế rất nhiều, và máy bay là phương tiện an toàn nhất, ít gây ra tai nạn nhất. Nói đúng ra, là mọi người chỉ biết đến ngành Y như một ngành ngồi hốt tiền bạc của người bệnh, một ngành đã có sai phạm dẫn đến chết người, mà không nghĩ đến công lao của biết bao bác sỹ phải thức trực hàng đêm bên cạnh người bệnh, cứu sống con người???? <_<
Em cũng biết 1 câu chuyện, kể về một người phụ nữ có thai, nhưng không hiểu vì lý do gì, lại bị triết lưu, cái thai đã hỏng từ trong bụng mẹ, dĩ nhiên, những người bác sỹ không thể cứu sống cái thai đã chết ấy, nhưng người phụ nữ và gia đình lại lên án, đổ tội cho ngành Y là đã làm chết đứa bé :eek: Thật vô lý!
Và hơn hết, mọi người đều nghĩ rằng cứ bác sỹ là giàu, trong khi đó, em nói thật là cho dù bố mẹ nhà em đều làm bác sỹ nhưng đời sống không phải là khá giả gì cả, cũng chỉ đủ ăn, đủ sống mà thôi, có thể một số bác sỹ khác thì giàu, nhưng đừng đánh đồng tất cả làm một như vậy. :(
Em viết bài này chỉ mong muốn mọi người có cách nghĩ tích cực hơn về ngành Y.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Trùi ui Hằng ơi... Mong rằng trong chữ "mọi người" em trừ chị ra....
Chị hoàn toàn ủng hộ em!! Nhà chị cũng toàn BS thôi, cũng cống hiến nhiều lắm, và cũng như em nói, vì người mà quên mình.....
Nhưng điều thực sự đáng buồn là đấy là những trường hợp có thể gọi là hơi khan hiếm trong thời buổi này ở VN...
Phải công bằng mà nói thì trong thực tế thì lại có nhiều trường hợp lấy danh nghĩa là BS hay DS để moi tiền của bệnh nhân 1 cách ...dã man.... Chị rất bất bình về chuyện này, vì vì họ mà lòng tin của người dân giảm hẳn đi với những người BS/DS chân chính!!!
Nhưng nếu nhìn rộng ra thì lỗi của họ cũng chỉ 1 phần... Như em nói, phải nói thật là lương của 1 người BS không xứng đáng với những gì họ cống hiến. Ở VN tình trạng thiếu BS/DS còn lớn lắm... Vì vậy họ phải làm việc nhiều hơn mức cho phép và không được nghỉ ngơi (trực đêm), như thế, khả năng mắc lỗi trong khi làm việc sẽ bị tăng lên... Nhưng những lý do kiểu như thế mọi người đâu có để ý đến... :(

Nói chung là làm những việc như BS/DS, giáo viên hay những việc giúp đỡ người khác một cách chân thật thì "thiệt thòi" cho mình lắm... Nhưng những người làm chân chính lại không thấy đấy là sự thiệt thòi mà lấy đấy là niềm hạnh phúc và niềm vui cho mình... Theo chị, những ngành như thế là những nganh cao cả và đẹp nhất... :)
 

Le Huong Tra

New Member
Em rất cảm ơn chị bởi chị đã làm cho em hiểu ra nhiều và vì cả những lời đóng góp chân thành nữa.
Bố chị cũng là họa sĩ uh? Thế mẹ chị làm nghề gì ah? Ba em là nhà nghiên cứu khoa học, do đó gia đình em trái ngược nhau hoàn toàn. Chị nói là họa sĩ cũng có tính cách hay đúng không? Không hẳn đâu, họ sống lãng mạn song khó tính và cầu kì hóa lắm. Em cũng được giao lưu với rất nhiều họa sĩ nổi tiếng của Hà Nội đấy. Khi nào có thời gian mình tâm sự với nhau chuyện này nhé! Nhưng có lẽ bố chị sẽ là lớp đàn anh của mẹ em rồi, hihi...
Còn chuyện xe máy với bức tranh ah, chị đồng ý kiến với em đấy chứ. Đấy chỉ là dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho cái lí lẽ của em thôi. Vậy là chị chưa hiểu ý em? Em muốn nói: khi cái "need" chưa được thỏa mãn đầy đủ thì cái "want" lại càng không được chú ý đúng không? Thế là rõ rồi nha chi!
Em nghĩ là ai cũng trân trọng cái gọi là nghệ thuật cả thôi, chỉ trừ khi họ chưa có đủ khả năng (cũng tức là chưa thỏa mãn được cái need đó) để nghĩ đến cuộc sống tinh thần đấy thôi. Ngay cả chuyện vẽ tranh cũng phải hướng đến đối tượng xem. Như những người bình thường hay mới bước vào giới nghệ thuật thì họ cũng chỉ đánh giá nghệ thuật ở mức nào đó thôi. VD như: họ chỉ nghĩ vẽ đẹp phải là vẽ giống thực, phải vẽ đúng như thực mới là đẹp, mới là tài năng. Còn những người thực sự đã lành lặn trong giới nghệ thuật thì họ lại muốn cái gì là mới mẻ, vẽ theo ý thích, vẽ theo sự cảm nhận, vẽ méo mó song toát lên được tâm hồn. Vậy đó, chắc hẳn chị cũng nhận ra được điều đó đúng không? Nếu là chị hoặc em..., mình đi xem một buổi triển lãm tranh, một buổi concert thì thấy đó là một thứ giải trí tao nhã, còn với một số người khác thì lại thấy đó là chuyện mất thời gian, kiếm tiền còn chưa xong, hay họ thấy họa sĩ vẽ méo mó thì lại nói thế mà cũng là vẽ. Đấy phải chăng là quan niệm xã hội sao, liệu cái đó có thể đánh giá hết được tiềm lực, khả năng tài chính của người ấy không?
Cảm ơn chị đã khen em viết hay, em cũng chỉ viết những gì mà mình nghĩ thôi.
Em có thể hỏi chị không: Bố chị tên là gì ah???
 

Le Huong Tra

New Member
Trà đọc cả bài của Hằng rồi, mình rất hiểu suy nghĩ của bạn.
Song mọi người hơi đi lạc đề, nếu nói về vấn đề hốt tiền thời nay thì chẳng ai là tránh nổi. Mình cũng đồng ý với ý kiến của chị Hà là khi xã hội càng chưa phát triển thì tệ nạn ấy càng nhiều.
Nếu chỉ nói ngành Y là hốt tiền nhiều nhất thì cũng chưa phải, ngành Dược cũng vậy phải không?
Mình viết vấn đề này cũng không phải để bới móc các ngành khác, mình muốn nói cho Hằng hiểu và đỡ suy nghĩ tiêu cực hơn thôi. Nói đến đây ai học Dược đừng có giận nghen!!! :p :p
Giá thuốc giờ trên thế giới đâu phải là vấn đề lớn đúng không? Thậm chí người ta còn phân phát khi cần thiết. Có thể nói là VN mình chưa làm được thuốc nội nhiều, hay chưa tìm được niềm tin nhất định với hàng nội, họ phải nhập khẩu nhiều, ngay cả thuốc. Song câu hỏi đặt ra ở đây là sao giá thuốc ở VN lại cao thế? Phải chăng là thuế nhập khẩu???
Nhưng không, chắc mọi người đến đây cũng tự hiểu tiền sẽ rơi vào túi ai với lý do thuốc NGOẠI.
Trà nói thế cũng là dẫn chứng để chứng minh ngành nào cũng có cái tiêu cực của nó, vậy thôi. Topic này không lên án ngành Y, mà chỉ muốn bàn bạc về cái tiêu cực thời nay mà thôi. :)
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
<!--QuoteBegin-Le Huong Tra+Jun 12 2004, 06:24 AM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (Le Huong Tra @ Jun 12 2004, 06:24 AM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin--> Em rất cảm ơn chị bởi chị đã làm cho em hiểu ra nhiều và vì cả những lời đóng góp chân thành nữa.
Bố chị cũng là họa sĩ uh? Thế mẹ chị làm nghề gì ah? Ba em là nhà nghiên cứu khoa học, do đó gia đình em trái ngược nhau hoàn toàn. Chị nói là họa sĩ cũng có tính cách hay đúng không? Không hẳn đâu, họ sống lãng mạn song khó tính và cầu kì hóa lắm. Em cũng được giao lưu với rất nhiều họa sĩ nổi tiếng của Hà Nội đấy. Khi nào có thời gian mình tâm sự với nhau chuyện này nhé! Nhưng có lẽ bố chị sẽ là lớp đàn anh của mẹ em rồi, hihi... [/b][/quote]
Mẹ chị là Kỹ sư Điện em ạ, nên nhà chị cũng trái ngược nhau lắm, hihi :p

Chị nghĩ là nghệ sĩ với nhau thì biết nhau hết thoi em ạ... Bố chị cũng chơi với nhiều với những Họa sĩ già hơn mình mà...
Ôi, mà nói về nghệ sĩ thì có mà nói hết năm hết tháng cũng chẳng xong được :p Chị thấy nghệ sĩ tính tình hay thất thường lắm, nhiều lúc chẳng biết đường nào mà lần :unsure: :lol:

Ngay cả chuyện vẽ tranh cũng phải hướng đến đối tượng xem. Như những người bình thường hay mới bước vào giới nghệ thuật thì họ cũng chỉ đánh giá nghệ thuật ở mức nào đó thôi. VD như: họ chỉ nghĩ vẽ đẹp phải là vẽ giống thực, phải vẽ đúng như thực mới là đẹp, mới là tài năng. Còn những người thực sự đã lành lặn trong giới nghệ thuật thì họ lại muốn cái gì là mới mẻ, vẽ theo ý thích, vẽ theo sự cảm nhận, vẽ méo mó song toát lên được tâm hồn. Vậy đó, chắc hẳn chị cũng nhận ra được điều đó đúng không? Nếu là chị hoặc em..., mình đi xem một buổi triển lãm tranh, một buổi concert thì thấy đó là một thứ giải trí tao nhã, còn với một số người khác thì lại thấy đó là chuyện mất thời gian, kiếm tiền còn chưa xong, hay họ thấy họa sĩ vẽ méo mó thì lại nói thế mà cũng là vẽ. Đấy phải chăng là quan niệm xã hội sao, liệu cái đó có thể đánh giá hết được tiềm lực, khả năng tài chính của người ấy không?
Nghệ thuật muôn hình muôn vẻ lắm em ạ, nên nói chung chẳng nói được. Mỗi kiểu nghệ thuật cũng có cái hay riêng... Nhưng chị nghĩ là đằng sau mỗi tác phẩm đều phải có 1 ý tưởng....
Nói chung chị thích kiểu classic (khoảng gần 50-60 năm trở về trước) hơn là kiểu hiện đại như bây giờ. Bây giờ, có Họa sĩ tô "bức tranh" màu vàng, đúng 1 gam màu vàng, không có thêm gì hết, và gọi đấy là "nghệ thuật". Chị chẳng hiểu "nghệ thuật" ở đâu cả?? Cái đấy thì ai mà chẳng nghĩ ra được, từ bé những đứa trẻ thích nghịch khi vẽ, đứa nào cũng làm như thế...
Công nhận là cũng có những kiểu vẽ hiện đài đẹp, nhưng số đấy thục sự ít lắm... Mà nhìn kỹ thì thấy là những tác phẩm hiện đại đẹp đều mang trong đó 1 cái gì đó cổ điển...
Và cái chị không thích ở nghệ sĩ là nhiều khi nghệ sĩ hay có kiểu biện hộ cho mình là "thế mới là nghệ thuật"... Nhưng mà nói như thế thì chẳng giải thích được gì và yếu thế lắm...

Mà hình như mình đi hơi xa so với đề tài rùi, hihi. Tranh luận về mấy cái này thì dài và rộng lắm, hihi.
Mình đang bàn luận học ngành nào hay hay dở cơ mà... :p
 

NQD

Member
"Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, Sư Phạm bỏ qua..."
Thế thì trường Chu sẽ làm sao nhỉ. Làm sao còn trường để em học hả chị Hà.
Chị sẽ đi học với ai nhỉ. Mỗi khi nghĩ về kỉ niệm những ngày còn mài đũng quần thì mọi người sẽ nhớ ai? MÀ có mài đũng quần nữa đâu mà nhớ. Làm gì còn thầy cô giáo nữa. Hay là trường chúng ta vẫn tiếp tục mời các thầy cô giáo cũ để dạy tiếp nhỉ. Chắc là các thầy cô khổ lắm đấy chị Hà ơi :(
 

fruit NHO

Active Member
oài thế em học ngoại thươnmg thì cho vào đâu??hix nghĩ đến nghề giáo là hãi rùi!!!!!!!!!ác thì mang tiếng ác,nhưng mà ko làm thế thì làm sao quản đc học trò???mệt lắm!!lại còn đối đầu với phụ huynh nữa!!làm dâu trăm họ!!!!
@bé đạt:trong bé thế mà cũng"sâu sắc" ra phết nhỉ?
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
NQD said:
"Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa, Sư Phạm bỏ qua..."
Thế thì trường Chu sẽ làm sao nhỉ. Làm sao còn trường để em học hả chị Hà.
Chị sẽ đi học với ai nhỉ. Mỗi khi nghĩ về kỉ niệm những ngày còn mài đũng quần thì mọi người sẽ nhớ ai? MÀ có mài đũng quần nữa đâu mà nhớ. Làm gì còn thầy cô giáo nữa. Hay là trường chúng ta vẫn tiếp tục mời các thầy cô giáo cũ để dạy tiếp nhỉ. Chắc là các thầy cô khổ lắm đấy chị Hà ơi :(
Em lại hiểu sai ý của chị rồi... :)
Đây là chị chỉ mới đặt ra câu hỏi thôi mà em... Đặt ra câu hỏi không có nghĩa là cũng có ý nghĩ như vậy!!!
Nếu em đã đọc kỹ bài của chị thì chắc em cũng thấy là chị đâu có coi nhẹ ngành giáo dục đâu em!! Ngược lại, chị thấy ngành đấy là một ngành rất cao cả mà :) Gia đình chị cũng có nhiều người gắn sự nghiệp của mình "trên bục giảng" nên chị hiểu khá rõ về những niềm vui nỗi khổ của 1 nhà giáo. Nói chung là nếu toàn tâm toàn ý thì thiệt nhiều, nhưng bù lại thì rất được sự kính trọng từ những học sinh...
Chị thấy văn hóa người Việt Nam mình hay ở suy nghĩ "Một chữ cũng là Thầy". Nhưng đáng buồn là hiện nay ngày càng bị coi nhẹ...
 

fruit NHO

Active Member
công nhận là ngành giáo dục thì ko ai có thể phủ nhận đc ảnh hưởng nhưng công nhận là làm thầy cô giáo đặc biệt là giáo viên trẻ bây giờ khổ thật!như ở 1 trường gần nhà em ,có 1 chị mới vào lương chỉ đc trả 50% mà phải làm bao nhiêu là việc tốt nghiệp loại giỏi đàng hoàng nhé>thậm chí vào dạy những lớp học sinh còn rất ....ngỗ nghịch ,bắt nạt cả thầy cô giáo hay là cậy quyền cậy thế!!!nói chung là mệt lắm!
 
ngành giáo dục lương rõ thấp ra
nếu không đi dạy thêm thì kiếm đâu ra đủ tiền để sống ,trong khi nhà nước lại cứ cấm việc dạy thêm học thêm
thầy chủ nhiệm lớp tôi ít dạy thêm nên nhà thầy nghèo lắm
năm nay thầy đến tuổi nghỉ hưu thì biết làm sao ,cả lớp bọn tôi viết đơn đề nghị BGH để thầy ở lại với lớp đến khi bọn tôi tốt nghiệp nhưng mà như thế phải làm việc nhiều mà lương thì càng thấp hơn nữa ,tôi không muốn chia tay với thầy khi mới học có 1 năm
không biết đến bao giờ nước mình mới cải thiện đời sống của giáo viên cơ chứ
 

fruit NHO

Active Member
thực ra theo em thì giáo viên bây giờ các thầy cô cao tuổi thường là có mức sống khá cao!nhưng mà các thầy cô trẻ thì...nói chung là tưởng là ra trường đã hết phải bám bố mẹ nhưng....nếu ko thì đi dạy thêm bạc cả mặt!
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top