Nhanh tay hơn nhanh đầu

dungdede

New Member
-Tại sao khi chuyển mưa thì mây màu đen?
Bình thường mây có mầu trắng khi được chiếu ánh sáng từ mặt trời là vì nó tán xạ mọi bước sóng ánh sáng cùng một lượng như nhau. Tất nhiên là nó cũng hấp thụ một phần ánh sáng nữa, nhưng do đám mây mỏng, ánh sáng bị hấp thụ một ít, phần lớn còn lại bị tán xạ đến mắt ta. Khi trời sắp mưa, mây dầy lên, bản thân mật độ hơi nước trong đám mây lớn lên, tính tán xạ giảm, đồng thời do ánh sáng phải xuyên qua một đám mây dầy, hầu hết đều bị hấp thụ hết, khiến ánh sáng không thể đến mắt. Do đó mây có mầu đen.
 

dungdede

New Member
Tại sao tảu thủy thì nổi mà kim lại chìm?
Sự nổi hay chìm trong chất lỏng hay khí đều được giải thích dựa trên sự cân bằng của ngoại lực tác động lên vật. Khi 1 vật được đặt vào nước, ngoài trọng lực còn có lực Acsimet có hướng ngược với hướng của trọng lực, có độ lớn bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tich nước bị choán chỗ bởi vật. Nếu lực Acsimet lớn hơn trọng lực, tổng hợp lực sẽ đẩy vật nổi lên. Ngược lại, vật sẽ bị kéo xuống.

PS: Không thể giải thích sự nổi của vật trong chất lỏng, khí bằng khái niệm áp suất. Áp suất không phải là lực... Nếu ta có một tấm thép phẳng có diện tích còn to hơn diện tích đáy tầu, thả nó ngửa trên mặt nước, nó vẫn cứ chìm... chắc chắn vậy.
 

dungdede

New Member

Hmmm...Tại seo khi đẩy bàn, lúc đầu thấy nặng, sau đó khi bàn trượt rùi thì thấy đẩy nhẹ hơn 
Lực tác dụng lúc đầu phải thắng được lực ma sát nghỉ của bàn cho nên phải đẩy mạnh hơn. Khi bàn đã chuyển động thì lực F chỉ cần xấp xỉ P của bàn là được rùi
Lực đẩy F có phương nằm ngang, lực P có phương thẳng đứng, không thể nói khi bàn đã chuyển động thì F xấp xỉ P....

Câu này áp dụng định luật 1 và 2 Newton:

Lúc đầu đẩy bàn: Lực F phải đủ lớn sao cho: Lực F lớn hơn lực ma sát trượt (tổng hợp ngoại lực lớn hơn không, vật có gia tốc (đl 2)). Khi đó bàn sẽ chuyển trạng thái từ đứng yên sang chuyển động (đl1).

Khi bàn trượt rồi: Lực F chỉ cần bằng lực ma sát trượt mà thôi (tổng hợp ngoại lực bằng 0, vật không có gia tốc). Bàn vốn đang chuyển động sẽ chuyển động tiếp (đl 1)
 

dungdede

New Member
-Tại seo giường phản ko làm 3 chân?
Giường phản hình chữ nhật, nếu làm 3 chân, sẽ có phần của giường phản nằm ngoài phần chân đế hình tam giác tạo bởi 3 chân. Nếu có ai đó hoặc vật đủ nặng ngồi lên phần này (nặng bao nhiêu thì tính theo mô men), giường phản sẽ bị lật.

Ngoài ra lí do chính: trông nó không đẹp...
 

dungdede

New Member
Câu đố: Một con bò kéo cái xe, con bò tác dụng lên cái xe 1 lực F, theo định luật 3 Newton, cái xe tác dụng ngược trở lại con bò một lực có độ lớn bằng nhưng ngược chiều với F. Vậy sao con bò và cái xe lại chuyển động được?
 
Câu đố: Một con bò kéo cái xe, con bò tác dụng lên cái xe 1 lực F, theo định luật 3 Newton, cái xe tác dụng ngược trở lại con bò một lực có độ lớn bằng nhưng ngược chiều với F. Vậy sao con bò và cái xe lại chuyển động được?
...Hmmm...con bò ngoài tác dụng lên cái xe 1 lực còn tác dụng lực lên mặt đất nữa=> mặt đất cũng tác dụng ngược lại con bò một lực đẩy nó và cái xe tiến về phía trc :)
Hơ...Có một câu hỏi vui nữa cho mọi ng này...Muốn làm lạnh vật thì để vật trên hay dưới nc đá nhỉ :rolleyes: ?
 

songlinh

Member
<!--QuoteBegin-little_mushroom+Feb 13 2004, 05:36 PM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (little_mushroom @ Feb 13 2004, 05:36 PM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin-->
Câu đố: Một con bò kéo cái xe, con bò tác dụng lên cái xe 1 lực F, theo định luật 3 Newton, cái xe tác dụng ngược trở lại con bò một lực có độ lớn bằng nhưng ngược chiều với F. Vậy sao con bò và cái xe lại chuyển động được?
...Hmmm...con bò ngoài tác dụng lên cái xe 1 lực còn tác dụng lực lên mặt đất nữa=> mặt đất cũng tác dụng ngược lại con bò một lực đẩy nó và cái xe tiến về phía trc :)
Hơ...Có một câu hỏi vui nữa cho mọi ng này...Muốn làm lạnh vật thì để vật trên hay dưới nc đá nhỉ :rolleyes: ? [/b][/quote]
Chắc là ở trên rùi bởi vì hệ thống làm lạnh hoàn toàn là bằng chuyển động của dòng khí . Mà khí thì bao giờ cũng hướng lên trên ( chả thấy bao giờ hướng xuống dưới cả )

Còn câu hỏi bò của bác đungede thì SL câu trả lời của mush room chả liên quan gì cả . Ở đây bác ý có nhắc đến ma sát đâu mà nói đên phản lực của mặt đất . trước hết cái xe có lực có lực F tác dụng hướng phía trước --> nó sẽ chuyển động. Còn sức kéo của con bò ko chỉ là F mà còn là một lức F+f . Khi f/F = m/M . m là mass của bò , và M là mass của xe ( cho cả xe và bò có một gia tốc chung ) . Em ko nhớ rõ lắm về cáu này , bác dungdede xem có đúng ko ???
 

Who_Cares

Member
<!--QuoteBegin-little_mushroom+Feb 13 2004, 10:36 AM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (little_mushroom @ Feb 13 2004, 10:36 AM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin--> Muốn làm lạnh vật thì để vật trên hay dưới nc đá nhỉ :rolleyes: ? [/b][/quote]
Để vào giữa :D :lol:
Theo em cái lực làm cho xe bò chuyển động chính là ma sát trượt. Đây là một trường hợp có ích của ma sát trượt.
Tại sao nước biển có màu xanh? :D :lol: (Toàn câu hỏi về quang :rolleyes: )
 

Who_Cares

Member
Chuyện cái thuyền với cái kim em sẽ tiếp thu ý kiến của các bác. Nhưng em nghĩ, hiện tượng đó cũng giống như là khi ta đứng lên đống cát thì đống cát sẽ lún sâu, nhưng nếu trải tấm gỗ lên rồi mới đứng thì chắc đống cát sẽ lún ít hơn, do áp suất bị san đều cho một diện tích tiếp xúc lớn hơn. <_<
 

dungdede

New Member
To Who_cares:
khi ta đứng lên đống cát thì đống cát sẽ lún sâu, nhưng nếu trải tấm gỗ lên rồi mới đứng thì chắc đống cát sẽ lún ít hơn, do áp suất bị san đều cho một diện tích tiếp xúc lớn hơn.
Đúng quá rồi, nhưng lưu ý: cát bao gồm các hạt chất rắn, còn nước hay không khí thì không.
 

dungdede

New Member
Câu đố: Một con bò kéo cái xe, con bò tác dụng lên cái xe 1 lực F, theo định luật 3 Newton, cái xe tác dụng ngược trở lại con bò một lực có độ lớn bằng nhưng ngược chiều với F. Vậy sao con bò và cái xe lại chuyển động được?
To Songlinh:
trước hết cái xe có lực có lực F tác dụng hướng phía trước --> nó sẽ chuyển động. Còn sức kéo của con bò ko chỉ là F mà còn là một lức F+f . Khi f/F = m/M . m là mass của bò , và M là mass của xe ( cho cả xe và bò có một gia tốc chung ) .
Không đúng rồi SL ơi....

To Who_cares:
Theo em cái lực làm cho xe bò chuyển động chính là ma sát trượt. Đây là một trường hợp có ích của ma sát trượt.
Đúng chỉ được đến chữ "ma sát", thêm chữ trượt vào thì lại thành sai...

To Deathknight:
do ma sat
Chung chung quá Deathknight ạ....

To little_mushroom:
con bò ngoài tác dụng lên cái xe 1 lực còn tác dụng lực lên mặt đất nữa=> mặt đất cũng tác dụng ngược lại con bò một lực đẩy nó và cái xe tiến về phía trc
Đúng quá, điểm mười cho chất lượng....

Trả lời: Nếu nhìn con bò và cái xe là 2 hệ tách biệt thì cách giải thích là: Con bò kéo cái xe, tức là tác dụng 1 lực F lên cái xe. Cái xe sẽ chuyển động được vì lực F này (tất nhiên là phải >= các lực ma sát đặt lên cái xe rồi). Ngược lại, cái xe sinh ra một phản lực F'=-F đặt lên con bò theo định luật 3 Newton. Con bò tuy bị cái xe kéo ngược lại, nhưng khi chân nó đạp lên mặt đất, có xu hướng trượt về phía sau, lập tức có một lực ma sát nghỉ sinh ra đặt lên chân con bò theo hướng tiến lên phía trước. Nếu lực ma sát nghỉ này thắng lực kéo ngược lại của cái xe, con bò sẽ tiến về phía trước.
Kinh nghiệm: Cách giải thích này nhấn mạnh vào việc xác định điểm đặt của lực

Nếu nhìn con bò và cái xe là 1 hệ, thì lực kéo F con bò đặt lên cái xe và lực F' cái xe đặt lên con bò là nội lực (ko làm hệ chuyển động). Còn ngoại lực khiến con bò và cái xe chuyển động là lực ma sát nghỉ (giống cách giải thích trên).
Kinh nghiệm: Cách giải thích này nhấn mạnh vào việc phân biệt nội lực, ngoại lực lên 1 hệ.

PS: Nếu có ma sát trượt giữa chân con bò và mặt đất thì nghĩa là chân con bò phải trượt trên mặt đất, thế có nghĩa là con bò cứ bị trượt chân thì làm sao mà kéo cái xe đi được...
 

dungdede

New Member
Muốn làm lạnh vật thì để vật trên hay dưới nc đá nhỉ?
Trả lời: Muốn làm lạnh thì cứ để sát cạnh là ok, trên dưới ko thành vấn đề vì kiểu gì cũng có sự truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt đột thấp.

Còn để làm lạnh nhanh hay chậm thì là chuyện khác. Hic... nhưng phải chia ra nhiều trường hợp lắm... phụ thuộc vào chất rắn hay lỏng, hay khí... Bà con nghĩ thêm xem sao nhé....
 

songlinh

Member
Ơ sai rùi ah ??? :D :D :D :D Đúng là lâu ko động vào dở thật .

BÁc nào biết nguyên lý hoạt động của bồn cầu vệ sinh ko ??
 

Who_Cares

Member
Chuyện con bò kéo cái xe có thể giải thích như thế này:
Xét cái xe, phân tích các lực vào nó thấy có P, N (2 lực này là phản lực của nhau -> bỏ đi) và lực F (lực kéo của con bò) cùng với lực ma sát. Vì lực ma sát nhỏ hơn F nên xe chuyển động... hết B)
 

Who_Cares

Member
<!--QuoteBegin-songlinh+Feb 16 2004, 11:24 AM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (songlinh @ Feb 16 2004, 11:24 AM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin--> BÁc nào biết nguyên lý hoạt động của bồn cầu vệ sinh ko ?? [/b][/quote]
Nguyên lý của bồn cầu vệ sinh là khi xả nước, thì nước sẽ trôi xuống, cuốn theo.... :D Mah cái này đâu có thuộc vật lý đâu :(

Câu hỏi đây: Tại sao nước biển có màu xanh? B)
Tại sao khi đi thuyền (như thuyền ở chùa Hương chẳng hạn) thì ko nên đứng :lol:

Các bác cho thêm câu hỏi xem nào, cố gắng phát triển box Vật lý này mới được :D
 

smooth

Member
he, bồn cầu vệ sinh hả, vui nhỉ. Tại cái bồi cầu trong phòng wc nhà tớ hồi trước bị chảy nước, nên có mở ra xem thử, xem xong chả hiểu quái gì cả. Chỉ thấy nó có cái phao là hay hay, cái đấy lúc nước chảy vào thì nó dâng lên, đến lúc cao thì cái cần của phao chắn ko cho nước chảy vào nữa, thế là êm. Nhưng mà cái nhà tớ ko hiểu sao phao bị méo, ko nổi lên đủ cao để chặn nước lại, thế là nó cứ ri rỉ suốt ngày. Tớ bẻ cần phao cho nó nổi lên thêm, chỉ được một thời gian là đâu lại vào đấy, vẫn chảy. À, còn một quả bóng tròn tròn ở dưới đáy cái thùng đựng nước nữa, để chặn ko cho nước chảy ra mà. Khi giật thì quả bóng đấy được kéo lên, cho nước ra cuốn "vàng" đi, nước chảy hết rồi lại đậy vào như cũ. Rồi nước lại dâng lên, cái phao nổi lại bịt vào, lại êm. Giật tiếp, quả bóng nâng lên, nước chảy ra, chảy hết thì bóng lại đậy lại. Nước lại chảy vào, lại dang lên, phao lại nổi, lại bịt vào.......Cho đến khi hỏng thỉ thôi.
Đấy là bài tả cái bồn cầu nhà em.
 

songlinh

Member
<!--QuoteBegin-Who_Cares+Feb 17 2004, 06:31 PM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (Who_Cares @ Feb 17 2004, 06:31 PM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin--> <!--QuoteBegin-songlinh+Feb 16 2004, 11:24 AM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (songlinh @ Feb 16 2004, 11:24 AM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin--> BÁc nào&nbsp; biết nguyên lý hoạt động của bồn cầu vệ sinh ko ?? [/b][/quote]
Nguyên lý của bồn cầu vệ sinh là khi xả nước, thì nước sẽ trôi xuống, cuốn theo.... :D Mah cái này đâu có thuộc vật lý đâu [/b][/quote]
Cậu hay nhỉ ?? Chả có cái gì ko liên quan đên Lý đâu . Nếu mà cứ cuốn đi thì cuốn đi đâu ?? Mà tại sao cuốn xong vẫn có nước ở trong đấy .

Còn nói về cái giật nước của smooth thì chắc là đúng . SL cũng nghịch ngợm , sửa cái đấy suốt ngày :D :D
 

songlinh

Member
Đi thuyền ko nên đứng vì khi đứng lên trọng tâm của người sẽ cao lên , khi đó nếu thuyền tròng trành , trọng tâm rơi ra ngoài ---. ngã . Khi ngồi thì khác , trọng tâm thấp , ko sợ bị ngã ra ngoài . CẢ nhà thông cảm em dốt văn , cho nên tả kém lắm , chỉ sợ bà con ko hiểu thôi :D :D :D
 

Who_Cares

Member
<!--QuoteBegin-songlinh+Feb 17 2004, 06:40 PM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (songlinh @ Feb 17 2004, 06:40 PM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin--> Cậu hay nhỉ ?? Chả có cái gì ko liên quan đên Lý đâu . Nếu mà cứ cuốn đi thì cuốn đi đâu ?? Mà tại sao cuốn xong vẫn có nước ở trong đấy . [/b][/quote]
Cuốn đi thì có nghĩa là cuốn xuống dưới. Mah còn nước trong đấy có nghĩa là ở đâu mới được. Nếu xét cấu trúc của bồn cầu thì cái phần ở dưới (ko phải cái bình đựng nước) có hính chữ U, cho nên sẽ luôn có nước ở trong đấy bởi vì nước ko thể nào vượt qua phần đáy của chữ U được (cái nè có thể là bình thông nhau) :D

Tại sao người ta lại dùng đèn đỏ để báo hiệu dừng lại mà ko dùng đèn màu xanh hay màu vàng... :D
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top