Chiến tranh tổng lực ở Trung Đông ?

Grenouille_vert

Moderator
Che hy sinh ở Bolivia không phải là vì chiến thuật du kích mà là vì Che chưa chú ý đến việc bảo vệ bản thân, hay là bảo vệ tầm quan trọng của bản thân, Che bị bắt vì phục kích, đây là điều tối kỵ cho chỉ huy, đây là sai lầm cá nhân chứ làm sao tính làm sai lầm chiến thuật được.
@ kiwi: Em học về quân sự mà quan niệm có vẻ đơn giản quá nhỉ? Có dọa được binh lính hay không là do bộ máy tuyên truyền của hai bên mạnh yếu thế nào, mà bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì chắc là em biết rồi đấy! Mấy màn cảm tử hay tử vì đạo đó chỉ cho chính các nước Ả rập đó tự úy lạo bản thân thôi, chứ lấy đâu ra mà làm lính Mỹ sợ? Nếu bọn nó sợ thì đã chả chết có chưa đầy 1000 thằng rồi!
Chiến tranh du kích ở Iraq vẫn được chứ, chiến tranh du kích thực ra là chiến tranh không quy ước, hay nói kiểu Việt Nam là toàn dân đánh giặc, đánh mọi nơi mọi lúc, chứ có phải là cứ "cắn trộm" với cả đánh tỉa là chiến tranh du kích đâu?
@winter09: oài, em là con gái, lại học cấp II thế mà cũng thích mấy vụ chính trị phụ em này nhỉ, chúc mừng!
 

xoai

Member
Anh ơi, Che có mặt ở Bolivia không sớm thì muộn cũng bị bắt. Cá nhân là người chỉ huy thì sai lầm cá nhân sẽ dẫn đến sai lầm chiến thuật. Một trong những yếu tố của chiến tranh du kích ngoài yếu tố tự nhiên, địa hình còn có yếu tố con người (quần chúng). Che đã quá nóng vội khi áp dụng chiến tranh du kích vào Bolivia trong khi quá trình giáo dục tư tưởng vẫn chưa được thực hiện đầy đủ tại đó. Đó chính là mấu chốt sơ hở để bọn độc tài Barrientos có cơ hội khai thác. Quần chúng chưa đứng về phe nổi dậy thì làm sao thực hiện được kế hoạch? Ai đọc Bolivian diary cũng thấy rõ chính Che và các đồng đội đang rơi vào trạng thái tâm lý chiến đấu kém khủng khiếp, bị cô lập mọi mặt (cả vật chất lẫn tinh thần). Vai trò quần chúng không được phát huy thì lấy đâu ra du với kích hah anh?

Mà tóm lại em không có ý chê bai lối đánh du kích mà ý em không phải lúc nào cũng áp dụng lối đánh này được. Thiên thời (phong trào cách mạng lên cao) địa lợi (địa hình đồi núi Bolivia) nhưng nhân không hòa (vai trò quần chúng không được phát huy) thì bậc thầy chiến tranh du kích như Che cũng phải bỏ mạng.

Edit bài cho khỏi mang tiếng câu.

Lại nói việc bảo vệ bản thân. Che có bao giờ biết cái gọi là bảo vệ bản thân đâu. Việc khó thì xông lên làm. Thân là bác sỹ nhưng lại khoái đi phiêu lưu. Bệnh suyễn nặng như thế mà vẫn xông pha đầu súng. Vì lý tưởng thì Che không cho phép bản thân được nghỉ ngơi (cả thời chiến lẫn thời bình làm lãnh đạo ở Cuba). Hình ảnh Che rời bỏ Cuba một mình đến Bolivia xây dựng lực lượng làm em nhớ đến hình ảnh Che đơn thương độc mã trên đường phiêu lưu vòng quanh Nam Mỹ, hay hình ảnh thời kỳ đầu của phong trào CM CuBa: Che trên lưng con la Balansa. 1 hình ảnh chiến binh cô độc.
 

Grenouille_vert

Moderator
Grenouille_vert said:
chiến tranh du kích thực ra là chiến tranh không quy ước, hay nói kiểu Việt Nam là toàn dân đánh giặc, đánh mọi nơi mọi lúc, chứ có phải là cứ "cắn trộm" với cả đánh tỉa là chiến tranh du kích đâu?
Ninh nghĩ cũng giống anh mà! Chiến tranh du kích chỉ có khi có base là dân chúng, thế nên khi chống Mỹ thì rất dễ dùng chiến thuật này chứ còn như ở Bolivia chỉ là lật đổ chính quyền độc tài thì khó hơn nhiều.
 

kiwi_vn

Active Member
@ kiwi: Em học về quân sự mà quan niệm có vẻ đơn giản quá nhỉ? Có dọa được binh lính hay không là do bộ máy tuyên truyền của hai bên mạnh yếu thế nào, mà bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì chắc là em biết rồi đấy! Mấy màn cảm tử hay tử vì đạo đó chỉ cho chính các nước Ả rập đó tự úy lạo bản thân thôi, chứ lấy đâu ra mà làm lính Mỹ sợ? Nếu bọn nó sợ thì đã chả chết có chưa đầy 1000 thằng rồi!
Chiến tranh du kích ở Iraq vẫn được chứ, chiến tranh du kích thực ra là chiến tranh không quy ước, hay nói kiểu Việt Nam là toàn dân đánh giặc, đánh mọi nơi mọi lúc, chứ có phải là cứ "cắn trộm" với cả đánh tỉa là chiến tranh du kích đâu?
Anh chưa đọc tài liệu về nghiên cứu của quân đội MỸ thực nghiệm với 270.000 lính Mỹ tham chiến ở IRAQ trở về sao ? Em ko nhớ rõ nhưng tầm khoảng từ 78-> 98% lính Mỹ tham chiến ở IRAQ trở về có biểu hiện khủng hoảng về mặt tinh thần , được ví như " hiệu ứng hậu IRAQ ".
tuyên truyền của MỸ làm sao bằng Việt Nam ? Mấy bố Việt Nam ngày xưa đi cảm tử về giờ nói với con cháu là :" ngày xưa máu lắm , bây giờ bác cũng không hiểu sao hồi đó được tuyên truyền xong lại hăng thế " :) .
 

Grenouille_vert

Moderator
Óe xin lỗi Huyền nhé :( do lỗi kĩ thuật nên tự nhiên làm mất bài của em!
@kiwi: "biểu hiện khủng hoảng về mặt tinh thần" - theo em hiểu là như thế nào? Em nhìn thấy tai nạn giao thông ngoài đường có dám phóng nhanh tiếp không? Về nhà tay còn run không? Đấy cũng là khủng hoảng đấy! Huồng chi là lính Mỹ cũng đâu phải toàn lính chuyên nghiệp đâu, những anh lính trẻ cỡ tuổi anh em mình, bị ném vào một vùng sa mạc toàn cát, nắng, nóng, phải đối phó với du kích Iraq, nhìn thấy bạn mình chết, nhìn thấy dân thường chết thì có khủng hoảng không? Đương nhiên là có, nhưng ở mức độ nào? Ví dụ như từ chiến tranh Vn trở về có bao nhiêu là lính trẻ bị khủng hoảng, nhưng sau đấy họ vẫn làm giàu, vẫn trở thành Đại sứ (P.Peterson, Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Vn sau 75), vẫn trở thành Thượng nghị sĩ (John McCain) hay thậm chí là ứng cử viên tổng thống (John Kerry) thì cái chữ khủng hoảng đấy cũng chẳng ghê gớm lắm.
Chứ nếu khủng hoảng ở mức điên, suy sụp nặng nề về tinh thần (cũng là 1 dạng thương binh đấy!) thì với số liệu như em Iraq quá thành công đi chứ! Làm què quặt được 200.000 thanh niên Mỹ - cả một thế hệ thì chiến tranh du kích Iraq có khi còn thành công hơn ở Vn! Liệu em có tin được vào những thứ như thế không?
Ngày xưa lính Vn dũng cảm thế là vì đánh Mỹ, mà đánh Mỹ đồng nghĩa với bảo vệ tổ quốc, đấy là vấn đề khác rồi! Sao em lại đi so sánh chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa về mặt tuyên truyền thế? Chuyên Sử thế này à [-( Tuyên truyền của Mỹ kém thì đã không kéo được gần như 100% dân chúng Mỹ ủng hộ chính quyền Bush đánh Afghanistan rồi!
 

winter09

Moderator
Grenouille_vert said:
@winter09: oài, em là con gái, lại học cấp II thế mà cũng thích mấy vụ chính trị phụ em này nhỉ, chúc mừng!
Em sẽ làm bộ trường bộ ngoại giao nên phải tập làm chính trị.
":( Óe xin lỗi Huyền nhé do lỗi kĩ thuật nên tự nhiên làm mất bài của em!":( X(
 

xoai

Member
Ehehe, bác Kiwi nghĩ hay nhỉ. Mỹ chuẩn bị óanh tiếp Iran đấy. Không biết cái thế hệ thanh niên đi lính của Mỹ nó có nhìn gương Iraq mà chùn chân không? =)) Iran cũng "rắn" lắm. Thời điểm Bush tái đắc cử có nhiều yếu tố bất lợi (kinh tế sút giảm, tình trạng an ninh không đảm bảo, phân biệt chủng tộc,.....) nhưng Bush vẫn đứng vững trên cương vị tổng thống. Lý do chính là Bush đã rất biết đánh vào tâm lý người dân Mỹ sau vụ 11/9. Đó là giương cao ngọn cờ tiêu diệt bất cứ cái gì dính dáng đến "khủng bố". Đây cũng là lý do Mỹ thành công trong việc phát động chiến tranh Iraq, Afganistan và sắp tới có thể là Iran (tất nhiên đằng sau cái lý do cao cả tiêu diệt khủng bố thì mưu đồ kinh tế và mưu đồ chính trị đầy rẫy) Chẳng hiểu mấy vụ cảm tử ở Iraq so với vụ 11/9 thì thế nào nhỉ? Gớm. Nếu có vài thằng chết ở Iraq vì bomb cảm tử đã sợ sun vòi thì bọn khủng bố chắc phải làm vài vụ 11/9 nữa cho đã, để dân Mỹ quỳ xuống mà lạy =)) Có khi mấy anh thanh niên hoi được gia đình ở nhà phím cho giả điên để tót về nước. Ở bên đấy đek có gái mú, rượu chè xi nhê gì được. "khủng hoảng" cũng đúng =))
 

unni_x

Active Member
Ngồi bàn luận thật nhiều :D , cuối cùng đánh hay ko là phụ thuộc vào thằng Mỹ ;-) anyway, đọc bài các bác phân tích rất hay :)
 

xoai

Member
:| Nói chuyện tâm lý chiến đấu thì riêng gì quân Mỹ =)) quân ai chẳng thế. Về đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh mới thấy. hĩ hĩ =))
 

kiwi_vn

Active Member
Vụ đánh taliban hồi 2001 là do Bush cáo già lợi dụng vụ 11/9 mà dân Mỹ đang vô cùng uất ức thôi anh . Sang đến đánh IRAQ thì anh xem số ủng hộ có được như vậy không ? Còn đánh Iran bây giờ thì càng nhỏ nhoi .Tâm lý chiến thì cũng phải có lý do để mà vin , mà Mỹ thì đưa hầu hết lý do ... bịa, dụ dỗ binh lính . Đến khi lao vào thực tế thì lộ tẩy , Lính Mỹ lúc đầu đánh thì hăng nhưng sau thì sao ? thằng nào cũng muốn về . Trong 1 tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ quốc phòng có 1 số tư liệu phân tích vấn đề này , sống trong cảnh chiếm đóng IRAQ với khủng bố bất cứ lúc nào đã khiến hầu hết lính Mỹ lâ, vào tình trạng " cuồng " , sống gấp tại IRAQ & tìm cách để được về nước . Thậm chí 1 số còn lâm vào khủng hoảng đến mức tự gây thương tích để được chuyển về nước ( y như chiến tranh Việt nam ), đến mức mà quân đội Mỹ ở IRAQ thậm chí phải điều tra xem có đúng binh lính bị thương bởi đối phương hay không :)
 
Nga phản bác Mỹ chuyện hạt nhân Iran

Matxcơva hôm qua tức giận bác bỏ yêu cầu của Mỹ đòi Nga phải ngừng việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Iran. Động thái này khiến sự chia rẽ đông - tây xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran ngày càng sâu sắc.

"Mỗi quốc gia có quyền tự quyết định hợp tác với ai và như thế nào", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga khẳng định.

Giám đốc Cơ quan Năng lượng hạt nhân Nga (Rosatom), ông Sergei Kiriyenko, cũng bảo vệ dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Iran ở Bushehr, và nói rằng điều đó "không đe dọa cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân".

Trước đó, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Nicholas Burns đòi hỏi "các nước phải chấm dứt việc hợp tác với Iran trong vấn đề hạt nhân, kể cả hạt nhân dân sự như nhà máy Bushehr".

Cuộc khẩu chiến công khai này cho thấy rõ sự bất đồng giữa Nga và Mỹ trong vấn đề Iran. Các nước phương Tây cho rằng Iran sử dụng chương trình hạt nhân để chế tạo bom, trong khi Tehran khẳng định họ chỉ phục vụ mục đích hòa bình.

Tuyên bố của Burns được đưa ra trong hội nghị gồm đại diện 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an và Đức để tìm cách tháo gỡ tình thế khủng hoảng hạt nhân hiện nay, diễn ra tại Matxcơva.

Một phái đoàn của Iran cũng đang ở thủ đô Nga để tiến hành cuộc thảo luận kín, trong bối cảnh căng thẳng về chương trình hạt nhân Iran ngày càng cao và giá dầu thô thế giới tăng chóng mặt.

Trong một diễn biến khác, hôm qua Tổng thống Mỹ Bush và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran. Washignton muốn hối thúc Bắc Kinh cô lập Tehran và ủng hộ một lệnh trừng phạt. Tuy nhiên ông Hồ tuyên bố nên tìm giải pháp ngoại giao để tìm cách hóa giải khủng hoảng, chứ không ủng hộ cấm vận hay trừng phạt.

T. Huyền (theo AFP)

theo vnexpress.net
 
Mỹ đòi Nga không bán tên lửa cho Iran

Washington hôm qua yêu cầu Nga xem lại kế hoạch bán 29 hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tự hành TOR M1 cho Iran, có tổng trị giá 700 triệu USD, vì cuộc khủng hoảng về hạt nhân của Tehran vẫn đang tiếp tục.

Khi đề cập đến kế hoạch của Matxcơva, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Nicholas Burns cho rằng: "Chúng tôi hy vọng và tin hợp đồng sẽ không được xúc tiến, vì bây giờ không phải lúc dành cho buôn bán bình thường với chính phủ Iran".

Washington cũng hối thúc các nước khác như Trung Quốc phải cân nhắc việc bán thiết bị quốc phòng cho Iran.

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đều phản đối kịch liệt những nỗ lực vận động Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt đối với Iran, quốc gia bị Mỹ và các đồng minh nghi ngờ đang theo đuổi chế tạo vũ khí nguyên tử.

Matxcơva cho rằng, phải có bằng chứng vững chắc cho thấy chương trình hạt nhân của Tehran không vì mục đích hoà bình mới tính đến chuyện trừng phạt đối tác mà họ đang cung cấp công nghệ. Nhưng đến nay Liên Hợp Quốc vẫn chưa tìm ra bằng chứng nào về việc Iran theo đuổi vũ khí huỷ diệt.

Hiện Iran vẫn bất chấp lời kêu gọi của quốc tế ngừng hoạt động làm giàu uranium vì cho rằng, chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình. Đại sứ Iran tại Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm qua khẳng định, Tehran sẽ "tiếp tục hợp tác đầy đủ" với cơ quan này.

Hội đồng Bảo an đang chờ đợi bản báo cáo của giám đốc IAEA Mohamed ElBaradei, dự kiến sẽ có vào tuần tới. Nhưng theo IAEA, Iran chưa hợp tác thật đầy đủ với họ. Mới đây một trong những thanh sát viên cao cấp của IAEA đã huỷ chuyến thăm tới Iran.
TOR M1 khi đang di chuyển nhanh tới địa điểm chiến đấu, với hệ thống radar đã được gập xuống (Defense Update).
TOR M1 khi đang di chuyển tới địa điểm chiến đấu, với hệ thống radar được gập xuống (Defense Update).

Hệ thống phòng thủ tên lửa tự hành TOR M1 được thiết kế để chống chống máy bay và tên lửa có thiết bị dẫn đường ở tầm thấp và tầm trung. Mỗi đơn vị TOR M1 bao gồm một xe chuyên dụng trang bị 8 quả tên lửa và một hệ thống radar. Nó có thể theo dõi đồng thời 48 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu cùng một lúc.

Đình Chính (theo BBC, AFP)

Theo vnexpress.net
 
xoai said:
Ehehe, bác Kiwi nghĩ hay nhỉ. Mỹ chuẩn bị óanh tiếp Iran đấy. Không biết cái thế hệ thanh niên đi lính của Mỹ nó có nhìn gương Iraq mà chùn chân không? =)) Iran cũng "rắn" lắm. Thời điểm Bush tái đắc cử có nhiều yếu tố bất lợi (kinh tế sút giảm, tình trạng an ninh không đảm bảo, phân biệt chủng tộc,.....) nhưng Bush vẫn đứng vững trên cương vị tổng thống. Lý do chính là Bush đã rất biết đánh vào tâm lý người dân Mỹ sau vụ 11/9. Đó là giương cao ngọn cờ tiêu diệt bất cứ cái gì dính dáng đến "khủng bố". Đây cũng là lý do Mỹ thành công trong việc phát động chiến tranh Iraq, Afganistan và sắp tới có thể là Iran (tất nhiên đằng sau cái lý do cao cả tiêu diệt khủng bố thì mưu đồ kinh tế và mưu đồ chính trị đầy rẫy) Chẳng hiểu mấy vụ cảm tử ở Iraq so với vụ 11/9 thì thế nào nhỉ? Gớm. Nếu có vài thằng chết ở Iraq vì bomb cảm tử đã sợ sun vòi thì bọn khủng bố chắc phải làm vài vụ 11/9 nữa cho đã, để dân Mỹ quỳ xuống mà lạy =)) Có khi mấy anh thanh niên hoi được gia đình ở nhà phím cho giả điên để tót về nước. Ở bên đấy đek có gái mú, rượu chè xi nhê gì được. "khủng hoảng" cũng đúng =))
Mi~ nó lạy thế quái nào được. Càng đánh nó nó càng có cớ bụp lại.

Lính Mĩ nó sợ thì sợ nhưng ko đi thì lấy quái đâu ra tiền mà tiêu. Một là đi hai là ở nhà chết đói.:)) Tui ở trong Fort Riley một trong những doanh trại lớn của Mi~ nên cũng bít chút ít :)
 

Grenouille_vert

Moderator
Vì sao Iran ''coi thường'' LHQ?

Tehran đã không để ý đến hạn chót về chương trình hạt nhân của mình. Nhưng, hành động của LHQ dường như cũng chẳng thấy đâu.


Với bản báo cáo của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) công bố Iran không tuân thủ yêu cầu của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) ngừng hoạt động làm giàu uranium, Tehran có thể cảm thấy ''sức nóng''. Nhưng dù có vậy, chắc chắn Tehran cũng chẳng tỏ ra mình bị nóng.

Không chỉ Iran không đáp ứng được hạn chót 30 ngày mà nước cộng hoà Hồi giáo này còn loan báo về bước đột phá mới trong hoạt động thí nghiệm làm giàu uranium, cảnh báo sẽ mở rộng hoạt động này và có thể cả xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang các nước khác. Nhưng cũng phải thấy rằng, sự ''cứng đầu cứng cổ'' của Iran dựa trên cơ sở tính toán chắc chắn ở phương diện ngoại giao. Bởi lẽ, Tehran tin chắc rằng, Mỹ không có đủ khả năng tạo ra sự đồng thuận trong LHQ đòi gia tăng sức ép đối với Iran, một phần cũng do ''thái độ hoài nghi'' đối với chính những ý định của bản thân Washington.

Iran đã coi thường lời kêu gọi của HĐBA về việc ngừng làm giàu uranium và cản trở các nỗ lực thanh sát vũ khí. IAEA kết luận trong báo cáo mới nhất.

Đơn cử, Nga và Trung Quốc không thay đổi quan điểm phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt nào của HĐBA đối với Iran, và ngay cả Mỹ hiện cũng không cố sức tìm kiếm một nghị quyết trừng phạt.

Thay vào đó, Mỹ và các đồng minh ''cốt cán'' của mình sẽ nỗ lực vì một nghị quyết khác của HĐBA nhằm lặp lại yêu cầu chấm dứt các hoạt động làm giàu theo Chương 7 trong Hiến chương LHQ. Căn cứ vào đó, hoạt động làm giàu uranium của Iran là một mối đe doạ đối với an ninh toàn cầu, sự bất tuân thủ có thể bị trừng phạt bằng cấm vận hoặc tấn công quân sự. Tất nhiên, đó là điều cho đến giờ Nga và Trung Quốc chưa nghĩ tới. Thực sự, các quan chức Mỹ mất dần hy vọng vào hành động của HĐBA và đang nghĩ tới một cái gọi là ''liên minh ý trí'' bên ngoài LHQ để gây sức ép đối với Iran thông qua các biện pháp trừng phạt về tài chính...

Tất nhiên, cái gọi là ''liên minh ý trí'' cũng chẳng có mấy thành viên vào thời điểm này. Rõ ràng, vị thế là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 thế giới của Iran quả ''không thể coi thường''. Và, nước nào muốn cô lập Iran cũng phải xét đến khả năng gia tăng căng thẳng giữa phương Tây và Iran chắc chắn đẩy giá dầu lên mức kỷ lục.

Hơn nữa, Nga, Trung Quốc và nhiều nước Tây Âu sợ rằng, Washington có thể đang chuẩn bị một cuộc ''can thiệp thay đổi chế độ'' nữa tại Trung Đông, và hiển nhiên cái hành động đó là mối đe doạ rõ ràng hơn nhiều đối với an ninh toàn cầu so với chương trình hạt nhân của Iran.

Thái độ cứng rắn của Iran cũng dựa vào khả năng rất có lý rằng, cuộc khủng hoảng leo thang sẽ làm trầm trọng thêm mối bất hoà trong cộng đồng quốc tế và như vậy Iran sẽ thắng trong cuộc chiến giành quyền làm giàu uranium, chí ít trong giới hạn nào đó. Một số nhà phân tích tin rằng, Iran sẽ chấp nhận một phần đề xuất làm giàu uranium ở Nga trong khi vẫn duy trì hoạt động làm giàu có giới hạn trong nước vì mục đích nghiên cứu. Các chính phủ phương Tây đang chi rẽ sâu sắc về việc trừng phạt thế nào nếu Iran không tuân thủ hoặc ''thưởng thế nào'' nếu tuân thủ.

Sự khăng khăng của chính quyền Bush rằng hành động quân sự vẫn là một lựa chọn đã ''báo động'' một số đồng minh, nhưng trên mặt trận ngoại giao bất đồng vẫn ''hoành hành''. Đức - được sự ủng hộ của Anh - đã nhiều lần hối thúc Mỹ đàm phán trực tiếp với Iran và cảnh báo sẽ chẳng có giải pháp ngoại giao nào nếu cả hai nhân vật chính không ''nói chuyện trực diện'' với nhau. Nhưng, cả Mỹ và Iran đến nay vẫn ''chẳng muốn nhìn mặt nhau''.

Lý do thực sự của việc Chính quyền Mỹ không muốn đàm phán trực tiếp với Iran rất đơn giản: khi chính sách của Washington vẫn nghiêng về ''thay đổi chế độ'', thì chiến lược ngoại giao của các nước châu Âu muốn Mỹ bỏ ý định tấn công Iran. Sự bất đồng đó rõ ràng đang bảo đảm cho tình trạng bế tắc, ít nhất là vào lúc này.

Trần Kiên (tổng hợp)

(Nguồn: www.vietnamnet.vn)
 
Iran kêu gọi LHQ trừng phạt Mỹ
11:36' 02/05/2006 (GMT+7)
Tehran, hôm qua (1/5), kịch liệt lên án Mỹ đang suy tính khả năng tấn công hạt nhân nhằm vào Iran và kêu gọi Liên Hợp Quốc nhanh chóng có hành động trừng phạt cái mà nước Cộng hòa Hồi giáo gọi là sự vi phạm luật pháp quốc tế.




Iran tuyên bố quyết không ngừng làm giàu uranium.
Trong một lá thư gửi tới Tổng thư ký LHQ Kofi Annan, Đại sứ Iran tại LHQ Javad Zarif gọi sự từ chối loại trừ một cuộc tấn công hạt nhân chống lại Iran của Tổng thống Mỹ Bush và thông điệp tương tự của Ngoại trưởng Condoleezza Rice là "những lời đe dọa láo xược và trái luật pháp".

Hôm 18/4, khi được hỏi liệu Mỹ sẽ hành động như thế nào nếu Iran quyết không ngừng làm giàu uranium, Tổng thống Bush trả lời "tất cả các lựa chọn đều được cân nhắc", đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục tập trung vào biện pháp ngoại giao.

Iran luôn khẳng định, theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, nước này có quyền làm giàu uranium để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện dân sự. Tuy nhiên, Washington nghi ngờ rằng Tehran dùng chương trình hạt nhân dân sự làm vỏ bọc để sản xuất vũ khí hạt nhân. Quan điểm này được Anh và Pháp ủng hộ.

Trong thư, Đại sứ Zarif không đề cập đến những lời đe dọa "xóa Israel khỏi bản đồ" của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad gần đây. Ông chỉ tập trung vào các thông điệp của các quan chức Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Bush.

Theo ông Zarif, việc các quan chức Mỹ dùng "lý lẽ sai trái" để "công khai đưa ra những lời đe dọa trái pháp luật về việc sử dụng vũ lực chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran là sự khinh thường luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong Hiến chương Liên Hợp Quốc".

Khủng hoảng hạt nhân Iran: Các bước tiếp theo
2/5: Các nhà đàm phán Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức gặp ở Paris
3/5: Có thể Hội đồng Bảo an nhóm họp bàn về báo cáo của IAEA
9/5: Các ngoại trưởng Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức gặp gỡ tại LHQ

Vị đại sứ Iran nhấn mạnh, "chính sách hiếu chiến của Mỹ" về việc suy tính khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân cũng vi phạm Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân cùng các thỏa thuận đa phương khác.

Zarif cho biết, chính sự thất bại của LHQ trong việc ngăn chặn "những lời đe dọa trái phép và không thể tha thứ đó" đã khuyến khích giới chức Mỹ đi xa hơn, thậm chí coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân "là một lựa chọn được cân nhắc".

Trong một thông báo ngắn gọn phản ứng về nội dung lá thư trên, Đại sứ Mỹ tại LHQ John Bolton nói nếu "Iran muốn được đối xử khác thì Iran phải ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân và từ bỏ chủ nghĩa khủng bố".

Tổng thư ký chưa có lời bình luận nào, phát ngôn viên LHQ Marie Okabe cho biết.

Trong một diễn biến mới đây, Tehran tuyên bố sẽ cho phép các thanh sát viên LHQ nối lại việc thanh tra đột xuất các cơ sở hạt nhân nước này, nhưng chỉ với điều kiện hồ sơ hạt nhân Iran phải được trao lại cho IAEA.

Thanh Hảo (Theo AP, BBC, Retuers)
 

DarkTemplar

Member
Nhân đọc bài "Iran sẽ đối đầu với Mỹ như thế nào" trên VnExpress

http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/05/3B9E9E8F/

Thời gian gần đây, các nhóm vận động hành lang thân Israel, được hùa theo bởi một số học giả và cơ quan truyền thông Mỹ, bắt đầu ra sức vận động, tuyên truyền cho một cuộc chiến chống Iran. Trong lúc mà theo cách ví của một nhà báo Ai Cập: tiếng mài đao vang lên ở khắp nơi, Iran liên tục có các hành động đổ thêm dầu vào lửa mặc cho cán cân quân sự nghiêng hẳn về phía Mỹ. Các bộ óc lãnh đạo Iran, đã hàng chục năm kinh nghiệm tranh đấu trong khu vực lò lửa Trung Đông, rõ ràng không thể quá cứng nhắc hay thiếu khôn khéo như chúng ta vẫn nghĩ. Họ đang toan tính một điều gì đó.

Hãy thử tưởng tượng một vài kịch bản như sau.

- Kịch bản 1, mục tiêu là nền kinh tế Mỹ: Quân đội Mỹ có thể bất khả chiến bại nhưng nền kinh tế Mỹ thì không thế. Nếu chiến tranh xảy ra, với mạng lưới tình báo và tiềm lực quốc phòng của mình, Iran có thể làm nhiều hơn những gì xảy ra trong vụ 11/9. Các đường ống dẫn, các đường vận tải dầu có thể sẽ bị đánh phá. Các cơ sở kinh tế Mỹ trên toàn thế giới, thị trường chứng khoán, các kho dự trữ quốc gia có thể sẽ bị tấn công. Nền kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác sẽ bị khủng hoảng. Quân đội Mỹ mất đi chỗ dựa cần thiết và có thể sẽ sa lầy trên toàn khu vực Iran, Iraq, Afghan. Các nền kinh tế có thể bị huỷ diệt nhưng dầu mỏ thì còn đó mãi và ai nắm được quyền kiểm soát cuối cùng với dầu mỏ sẽ là người chiến thắng.

- Kịch bản 2, mục tiêu là Israel: Cuộc chiến của Mỹ chống Iran có thể bị vô hiệu hoá nếu một số lượng lớn tín đồ Hồi giáo đứng lên cầm vũ khí chiến đấu. Để làm được điều đó phải có một điều gì đủ mạnh tác động vào tâm trí người dân; đủ mạnh để một chính phủ Hồi giáo dù ôn hoà đến đâu cũng sẽ bị cuốn phăng vào dòng xoáy bạo lực. Kịch bản có thể là Iran tấn công huỷ diệt nhằm vào Israel, Israel trả đũa cũng bằng đòn huỷ diệt; hoặc có thể tệ hơn khi chính Iran dàn dựng một vụ tấn công rồi đổ cho Israel. Một vùng lãnh thổ nào đó của Iran hoặc một nước Arab sẽ thành nạn nhân của khổ nhục kế. Quang cảnh tàn phá và con số nạn nhân sẽ thổi bùng lên sự căm thù và làn sóng bạo lực trong toàn thế giới Hồi giáo; Iran sẽ thành trung tâm lãnh đạo của cuộc thánh chiến, ít nhất là của giới tín đồ Shiite. Khi Trung Đông biến thành bãi chiến trường thì ngay cả Israel có thể sẽ bị tiêu diệt; một chiến dịch không kích của Mỹ không còn nhiều tác dụng trong một bối cảnh như vậy.

Hai kịch bản trên đều dựa trên một ý tưởng là lấy hỗn loạn để lập nên một trật tự mới. Hai kịch bản này có thể vượt quá sự thực; cũng có thể chẳng là gì so với những gì đang được toan tính. DT viết ra đây để mọi người tham khảo cho vui.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top