Chiến tranh tổng lực ở Trung Đông ?

Mỹ: Cuối tháng 4, Iran sẽ có bom nguyên tử

Chỉ đến cuối tháng 4 này, Iran rất có thể sẽ cho "trình làng" quả bom nguyên tử đầu tiên. Đây là tuyên bố mới nhất từ phía Mỹ về vấn đề hạt nhân của Iran.

Thông tin trên được trợ lý của Ngoại trưởng Mỹ, chuyên phụ trách vấn đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, ông Stephen Rademaker đề cập đến ngày hôm nay, 13/4, tại Moscow.

Có thể coi đây là một trong những phản ứng lo ngại từ phía chính quyền Washington trước lời phát biểu vừa qua của Tổng thống M.Ahmadinejad, rằng Iran đã có khả năng làm giàu uranium ở mức 3,5%, và đủ khả năng gia nhập các cường quốc hạt nhân.

Được biết, không lâu trước lời tuyên bố của Tổng thống M.Ahmadinejad, Phó giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử của nước này, Mohammad Saeedi đã công bố rằng, Iran đang bắt đầu đưa việc làm giàu uranium vào phạm vi công nghiệp.

Tuy nhiên, Iran vẫn luôn khẳng đinh rằng việc làm giàu uranium của mình luôn hướng theo mục đích hòa bình.

Ngày hôm qua, 12/4, Giám đốc IAEA Mohamed ElBaradei đã tới thủ đô Iraq theo lời mời chính thức của Lãnh đạo Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran, ông Gholam-Reza Aqazadeh.

Hai bên sẽ có buổi gặp mặt, cùng "thảo luận xung quanh các vấn đề về quan hệ trong tương lai và hợp tác". Trước chuyến đi, ông ElBaradei cho biết sẽ cố gắng thuyết phục Iran có những bước nhượng bộ trong các mối quan hệ, liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này.

Mai Hoa

Theo Lenta
 
Tổng thống Iran dọa hủy diệt Israel

Ông Mahmoud Ahmadinejad một lần nữa mắng nhiếc Israel và tuyên bố rằng nước này đang "đến hồi hủy diệt". Những lời lẽ này được đưa ra hôm qua, chỉ vài ngày sau khi Tehran tuyên bố đã làm giàu thành công uranium.

Tổng thống Iran nói rằng Israel là "mối de dọa truyền kiếp" của Trung Đông và vùng đất này sẽ sớm được giải phóng. Ông Ahmadinejad cũng một lần nữa tỏ ý nghi ngờ về sự tồn tại của nạn diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến II.

"Dù muốn dù không, thì chế độ phục quốc Do Thái vẫn đang tiến đến giai đoạn hủy diệt", Ahmadinejad phát biểu khai mạc một hội nghị ủng hộ người Palestine. "Chế độ phục quốc Do Thái là một cái cây mục ruỗng và khô héo và sẽ bị tiêu diệt bởi một cơn bão".

Hồi tháng 10, tổng thống Iran đã làm dấy lên một cơn bão trong cộng đồng quốc tế với tuyên bố rằng Israel nên bị "xóa khỏi bản đồ".

Trong bài phát biểu hôm qua, Ahmadinejad cũng nhắc lại quan điểm về Holocaust: "Nếu một thảm họa như thế thực sự đã xảy ra, tại sao người dân ở khu vực này phải trả giá? Tại sao người Palestine lại bị đàn áp và xâm chiếm?".

Vùng đất của người Palestine, theo ông Ahmadinejad, là vùng vốn thuộc lãnh thổ ủy trị của Anh, bao gồm lãnh thổ Israel, Gaza và Bờ Tây, và "sẽ sớm được giải phóng".

Hội nghị 3 ngày nói trên có sự tham gia của các quan chức Hamas -nhóm vũ trang Hồi giáo hiện nắm chính phủ Palestine. Iran trước đó tuyên bố tài trợ cho Hamas để bù lại số tiền mà Mỹ và các nước châu Âu rút lại, sau khi nhóm này cầm quyền.

Trong một diễn biến khác, Nga hôm qua cũng tuyên bố sẽ viện trợ cho Hamas.

Theo T. Huyền

Vnexpress/AP
 
Với 1 kẻ cuồng đạo quá khích và nắm trong tay quá nhiều quyền lực như tổng thống Iran. Liệu cuộc chiến Trung Đông lần thứ 4 sẽ nổ ra? Liệu Mĩ sẽ can thiệp trước? Chiến tranh dưới hình thức nào? Phổ thông hay hạt nhân? Liệu Bắc Triều Tiên có nhân cơ hội này vào hùa với Iran?

Đây thực sự là vấn đề quá nhạy cảm của thế giới hiện nay.
 

winter09

Moderator
Em rất thích ông tổng thống Iran. Palestine đã phải chịu bao nhiêu bất công và khổ cực trong suốt mấy chục năm, có ai bảo vệ cho họ như Mỹ bảo trợ cho Israel? Đất đai nhà cửa của người Palestine bị chiếm đóng, trẻ em ko được sống trong hòa bình. Dú ko hiểu lắm về chính trị nhưng em thấy Isreal nên bị trừng phạt thích đáng cho những gì đất nước này gây ra.
 

DarkTemplar

Member
Kịch bản:
Sẽ không có một cuộc chiến tranh trên bộ, điều đó quá sức của nước Mỹ trong thời điểm hiện tại. Kịch bản hợp lý nhất là một cuộc không kích toàn diện vào các cơ sở hạt nhân, sinh hoá, các căn cứ không quân và hải quân, các cơ sở của chính quyền, lực lượng Cận vệ Cách mạng và tiêu diệt các nhà lãnh đạo của Iran. Ở bất cứ quốc gia nào cũng có các thế lực đối lập, các lực lượng thiểu số chống đối hoặc dễ bị mua chuộc. Nước Mỹ cũng đã chứng minh được bằng việc tận dụng các thế lực này và một cuộc không kích ồ ạt, hoàn toàn có thể làm thay đổi một chế độ (tại Nam Tư, Afghan, Iraq).
Khả năng quân đội Iran có thể làm thất bại chiến dịch không kích của quân đội Mỹ là thấp. Chúng ta đã được chứng kiến nhiều trường hợp tương tự khi một chính phủ thù địch với Mỹ thổi phồng năng lực quân sự của mình để rồi nhanh chóng bị tiêu diệt. Lý do là trong một cuộc chiến tranh công nghệ cao, vũ khí chỉ phát huy tối đa sức mạnh khi nằm trong một hệ thống tổng thể. Hệ thống thông tin, chỉ huy, điều khiển của quân đội Mỹ chỉ có thể bị làm gián đoạn, làm giảm hiệu quả nhưng khó lòng bị tiêu diệt trong thời điểm hiện tại; trong khi hệ thống tương tự của các nước bị tấn công lại không có được sự an toàn đó. Hi vọng cho Iran chỉ là gây thiệt hại về nhân mạng cho lính Mỹ ở các nước xung quanh (tại Iraq?) với con số tối đa (sẽ là bao nhiêu đủ để dư luận Mỹ hoang mang và quân Mỹ không còn rảnh tay không kích?)

Khó khăn của Mỹ:
- Sẽ có bao nhiêu nước tham gia trong cuộc chiến lần này? Một cuộc chiến tranh tại Iran sẽ lại đẩy giá dầu lên cao và đe doạ nỗ lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Họ sẽ chỉ ủng hộ nếu Iran tiếp tục đi xa hơn nữa trong việc thách thức Mỹ và biến chính mình thành nhân tố gây bất ổn cần phải loại trừ.
- Cuộc chiến chống Iran sẽ một lần nữa làm bùng nổ làn sóng chống Mỹ và khủng bố trên toàn thế giới. Người Mỹ cần chuẩn bị tâm lý cho điều này.
- Nhiệm vụ cho quân đội Mỹ tại Iraq sẽ bị nhân lên trong khi tình hình hiện nay đã không thể gọi là có hy vọng. Quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với các lực lượng Shiite thân Iran và thậm chí là chính quân đội Iran. Chưa kể thái độ của các đồng minh Iran là Syria và Leban.

Bao giờ nó xảy ra?
- Với thái độ hiện nay của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad thì việc Mỹ phải can thiệp là việc chắc chắn. Chỉ là ở mức độ nào và bao giờ. (cấm vận? không kích toàn diện? không kích cơ sở hạt nhân?)
- Mỹ không cần phải vội vì giữa việc một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và việc sử dụng nó là một khoảng cách.
- Mỹ cần thời gian để xâm nhập tình báo, xác định mục tiêu, mua chuộc tay sai dọn đường cho một cuộc tấn công. Đây là các hành vi xâm phạm chủ quyền mà chỉ bây giờ Mỹ mới có quyền được tiến hành. Chính thái độ của Iran đã cho Mỹ cái quyền đó.
- Mỹ cần thời gian để vận động sự ủng hộ của đồng minh.
Theo ý kiến của DT thì nó sẽ không xảy ra trong năm nay.

Bài học của chúng ta:
- Thật sự bản chất chúng ta thế nào không quan trọng mà cái cách thế giới nhìn ta mới quan trọng.
- Cứng quá sẽ gãy.
- Đừng cho kẻ thù cái cớ và cơ hội để làm hại mình.
 

Grenouille_vert

Moderator
winter09 said:
Em rất thích ông tổng thống Iran. Palestine đã phải chịu bao nhiêu bất công và khổ cực trong suốt mấy chục năm, có ai bảo vệ cho họ như Mỹ bảo trợ cho Israel? Đất đai nhà cửa của người Palestine bị chiếm đóng, trẻ em ko được sống trong hòa bình. Dú ko hiểu lắm về chính trị nhưng em thấy Isreal nên bị trừng phạt thích đáng cho những gì đất nước này gây ra.
Mọi việc không đơn giản như thế đâu! Dân Palestine mới bị chiếm đóng có hơn nửa thế kỉ thôi em ạ, còn dân Do Thái đã bị xua đuổi khỏi đất nước của họ cả ngàn năm, đến đâu cũng bị coi là dân hạ đẳng mặc dù cực kì thông minh, tài giỏi! Nếu đứng ở địa vị 1 người dân Do Thái, chắc chắn em sẽ nghĩ khác. Vả lại theo anh nghĩ cũng phải có 1 nước như Israel nằm trong lòng khối quốc gia đạo Hồi để kiềm chế sự quá khích của các quốc gia này.
 

unni_x

Active Member
Các ông ở tận Trung Đông với Tây Bán Cầu đánh nhau cũng được, chỉ sợ 2 ông đánh nhau bằng bom nguyên tử thì xong cả nhân loại :( đấy là em chỉ suy nghĩ đơn giản thế, còn sâu sắc hơn thì chắc ko đủ trình để bàn luận với các bác :D
 

Vampire

Member
thế là mấy con buôn với sản xuất vũ khí của Mẽo lại sắp có cơ hội kiếm tiền trên xác dân thường rồi B-)
 
Theo em thì Mĩ sẽ không đánh Iran vì những lẽ sau:

1- Mĩ không đủ quân lực để ổn định tình hình chiến sự ở Iraq hiện tại ( Do đối mặt với áp lực đòi rút quân của Đảng Dân Chủ )
2- Mĩ nợ nước ngoài rất nhiều do cuộc chiến Afgan và Iraq ước tính 550 tỉ đô.
3- Mĩ thiếu sự ủng hộ của đồng minh thân cận để tiến hành chiến tranh tổng lực. (Không ai dám chắc là ngoài Anh HQ sẽ gửi thêm quân)
4- Quốc hội Mĩ chịu ảnh hưởng của dân Do Thái khá nhiều. Trong trường hợp nổ ra chiến tranh toàn diện Israel sẽ thiệt hại nặng nề do nước này nằm trong tầm bắn vũ khí hạt nhân của Iran.
5- Giá dầu sẽ đẩy nước Mĩ vào cuộc khủng hoảng trì trệ kinh tế tiếp theo.
6- Tỷ lệ ủng hộ Bush khá thấp hiện tại ước tính là 32% so với 91% khi tiến hành chiến tranh Afgan.
7- Nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân (dù theo phương diện tổng lực hay chiến thuật) các đồng minh chính của Mĩ ở T Đông hiện tại là UAE, AS, ISRAEL sẽ thiệt hại nặng nề có thể nói là khó mà phục hồi lại được do nền kinh tế của UAE và AS phụ thuộc vào dầu khí và du lịch. Rất có thể cộng đồng các quốc gia này sẽ cố gắng ngăn chặn chiến tranh.
8- Chiến tranh trên bộ là điều khó xảy ra vì quân đội Iran quá đông. Tổng thống Iran được dân ủng hộ gần như tuyệt đối. Địa hình Iran chủ yếu là đồi núi không thích hợp để sử dụng vũ khí công nghệ cao.
 

winter09

Moderator
Grenouille_vert said:
Mọi việc không đơn giản như thế đâu! Dân Palestine mới bị chiếm đóng có hơn nửa thế kỉ thôi em ạ, còn dân Do Thái đã bị xua đuổi khỏi đất nước của họ cả ngàn năm, đến đâu cũng bị coi là dân hạ đẳng mặc dù cực kì thông minh, tài giỏi! Nếu đứng ở địa vị 1 người dân Do Thái, chắc chắn em sẽ nghĩ khác. Vả lại theo anh nghĩ cũng phải có 1 nước như Israel nằm trong lòng khối quốc gia đạo Hồi để kiềm chế sự quá khích của các quốc gia này.
Nhưng họ đâu có quyền chiếm đóng hay xâm phạm đất đai của người khác. Ko những ko biết điều mà còn do sự bảo trợ của Mĩ mà Isreal tha hồ mà tung hoành.
Có thể dân Do Thái đã phải chịu sự phân biệt nhưung họ cũng đã được cả thế giới đền bù thiệt hại, chia cho mảnh đất để sinh sống ( theo bố em nói thế, ko biết có đúng ko?). Sự chiếm đóng là ko thể chấp nhận được. Họ đâu có quyền làm cho người khác phải chịu đau khổ như họ. Họ ko thể trả thù hay trút mọi đau khổ của họ lên người dân Palestine.
Còn chuyện Palestine đang bị cấm vận nữa. Lúc nào châu Âu cũng như Mỹ lúc nào nói về quyền tự quyết dân tộc nhưng chính họ lại xâm phạm quyền của Palestine. Người dân Palestine đã chọn cho mình nguwoif lãnh đạo, tại sao các nước phương Tây lại tham dự vào. Hay họ sợ mọi thứ sẽ ko như họ sắp đặt và học sẽ ko có quyền lợi. ĐỘc quyền, ích kỉ!
 

Grenouille_vert

Moderator
Thứ nhất, Palestine hiện bị cấm vận là vì chính quyền của họ đang do Hamas giữ đa số ghế, mà trong tôn chỉ hoạt động của Hamas lại có một đoạn liên quan tới việc tiêu diệt nhà nước Do Thái, cái này đương nhiên là không ổn rồi, các nước tạm thời cắt viện trợ (chứ ko phải cấm vận) với Palestine trước hết cũng là để gây sức ép với Hamas về vấn đề này và việc Hamas hay đánh bom dân thường Israel thôi.
Thứ hai, việc Israel đè nén người Palestine vô lối đương nhiên là quá sai lầm rồi, đáng nhẽ với thân phận những người đã từng bị đàn áp suốt mấy ngàn năm, lại mất đi hàng triệu người trong các trại tập trung, họ phải hiểu sự đau khổ của một dân tộc bị áp bức, không có tổ quốc là thế nào. Cái này thì anh miễn bàn tới. Nhưng em cũng nên hiểu là Palestine ko phải dân tộc lớn - không có tổ quốc duy nhất đâu, dân tộc lớn nhất không có tổ quốc là người Kurd sống ở Thổ Nhĩ Kì và Iraq, dân tộc này có số phận còn bi thảm hơn dân Palestine nhiều, khi nào có thời gian sẽ post bài về người Kurd và lãnh tụ A.Okalan.
 

winter09

Moderator
Thì phải bắt đầu từ dân tộc nhỏ ra các dân tộc lớn. Cũng ko thể nói Palestine là dân tộc nhỏ mà có quyền làm gì với họ cũng được. Thực ra mọi chuyện có thể giải quyết bằng hòa bình nhưng ko bên nào chịu bên nào cả. Em cũng công nhận Hamas đánh bom dân thường Isareal là sai, người đáng bị dánh bom là những người phá vỡ nên hòa bình.
Chắc chắn Mĩ sẽ ko dám đánh Iran vì Iran có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân, như thế sẽ ko có lợi cho Mĩ cũng như tòan câu. Hơn thế nữa ở Iraq tình hình chính trị vẫn bất ổn. Mĩ ko thể kiểm sóat được Iraq, nói gì là Iran.
Thật sự từ bé đến giờ em vẫn tự hỏi tại sao người Mĩ lại hiếu chiến và có lòng tham vô đáy như vậy???
 
Em ơi nhầm rồi. Palestine là tên đất nước còn nền văn hóa của người Palestine là Ả Rập mà em. Cho nên có người xếp cộng đồng Ả Rập vào chung 1 dân tộc là Ả Rập đấy. Nếu theo cách hiểu đó thì Palestine không nhỏ đâu.

Câu trả lời cho sự hiếu chiến là lòng tham vô đáy em ạ. Sau tất cả các cuộc chiến kể cả chiến tranh Việt Nam các đồng minh và bản thân nước Mĩ đều thu lời lớn và các đối thủ của Mĩ đều suy giảm về mặt nào đó.

Câu trả lời cho lòng tham vô đáy là bản chất con người. Chẳng ai là không có lòng tham đâu em ạ chỉ là ở mức độ nào đó thôi. Nhu cầu cũng là biểu hiện của lòng tham chỉ. Hơn nữa người Mĩ tin tưởng vào thuyết Individualism nên chuyện người ta đòi hỏi ngày càng cao là điều dễ hiểu.
 

kiwi_vn

Active Member
Em Hùng này . Em nhớ hồi Mỹ đánh IRAQ không ? dân IRAQ cũng ủng hộ Tổng Thống lắm :) .tất nhiên là Iran mạnh hơn Iraq về vũ khi & quân đội , Mỹ ngần ngại nhất với Iran là do khó khan quốc nội & đặc biệt là chưa có thông tin tình báo chính xác về khả năng hạt nhân của Iran mà Bộ Quốc Phòng Mỹ nghi ngại là có tên lửa đạn đạo tầm xa , có thể với tới Mỹ . -> Cẩn thận là hơn .
 
Anh lấy nguồn tin nào lại nói rằng là dân Iraq ủng hộ Saddam thế ạ? Saddam đại diện cho dân tộc thiếu số Shi'a đàn áp đa số dân chúng là Sunni, lấy ai ra ủng hộ Saddam bây giờ? Chẳng lẽ lại là dân Kurk, cái dân bị Saddam lùa lên phía bắc rồi dùng hơi ngạt diệt mất mấy làng ấy ạ?

Iran thì cướp được đâu ra ICBM mà bắn tới Mĩ hả anh?
 

Grenouille_vert

Moderator
Saddam người Sunni chứ ko phải Shite, ngược rồi Hùng ạ. Ông này có thể có nhiều sai lầm nhưng rất giỏi, vì giữ được sự ổn định trong một đất nước tồn tại nhiều mâu thuẫn trong suốt mấy chục năm, post cho mọi người xem bài phỏng vấn Saddam ngay trước ngày xảy ra chiến tranh, hãy so sánh lời của Saddam trước kia và tình trạng hiện giờ, ít ra ông ta cũng là một nhà lãnh đạo biết giữ lời!

Saddam Hussein: 'Hy vọng chiến tranh sẽ không xảy ra'

Tổng thống Iraq đã bày tỏ như vậy trong cuộc phỏng vấn kéo dài 3 giờ với Dan Rather, phóng viên đài CBS (Mỹ), hôm 24/2. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1990, ông Hussein tiếp chuyện phóng viên nước ngoài. Dưới đây là bản lược trích bài phỏng vấn.

- Thưa Tổng thống, ông có định phá huỷ loại tên lửa Al-Samoud II mà Liên Hợp Quốc cấm không?

- Chúng tôi vẫn tuân theo nghị quyết, và đang tuân thủ những gì Liên Hợp Quốc cho phép. Đó là nền tảng mà chúng tôi sẽ theo đuổi. Anh biết đấy, người ta cho phép sản xuất loại tên lửa đất đối đất với tầm bắn tối đa là 150 km. Chúng tôi tuân thủ điều đó.

- Tôi muốn biết rõ là ông có phá huỷ những loại tên lửa này không?

- Loại nào cơ. Anh đang nói đến loại tên lửa nào? Chúng tôi không hề sở hữu các loại tên lửa vượt quá tầm bắn cho phép của Liên Hợp Quốc. Phái đoàn thanh sát đã có mặt ở đây. Họ đã kiểm tra mọi nơi. Theo tôi, câu hỏi đó cần phải chuyển trực tiếp cho họ… Mỹ và cả thế giới đều biết rằng Iraq không hề nắm trong tay những thứ mà cả thế giới ồn ào bàn tán. Những tiếng xì xào và việc động binh thời gian qua trên thực tế chỉ là cách để người ta che giấu sự dối lừa và cáo buộc về việc Iraq đang sở hữu vũ khí sinh hoá và hạt nhân… Iraq không có bất kỳ loại vũ khí nào như vậy. Iraq phải chấp nhận nghị quyết đó (1441) để xoá bỏ mọi sự dị nghị.

- Theo ông, vấn đề cốt lõi hiện nay là gì?

- Có hai điều cơ bản, quan trọng nhất trong cuộc sống sau đấng tạo hoá và đức tin, đó là thức ăn và hoà bình. Điều đó được nêu trong đạo Hồi, trong Thiên Chúa giáo và trong tất cả tôn giáo khác. Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với một người trong đời này là thiết lập, duy trì hoà bình và an ninh cho chính bản thân người đó để có quyền được sống.

- Thưa Tổng thống, ông có đang chờ đợi một cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu?

- Chúng tôi hy vọng chiến tranh sẽ không xảy ra. Nhưng chúng tôi cũng phải chuẩn bị để đương đầu với nó. Anh ở đây một vài ngày rồi, tôi chắc anh đã chứng kiến cuộc sống bình thường ở Iraq. Người dân vẫn sống bình thường, vẫn lấy vợ lấy chồng, vẫn hưởng thụ cuộc sống mà thánh Allah đã ban tặng… nhưng đồng thời họ cũng chăm chú lắng nghe tin tức, bởi giới chức Mỹ liên tục hăm doạ tấn công Iraq. Dù thế, Đấng tối cao vẫn che chở và chúng tôi sẽ cầu nguyện rằng người Mỹ sẽ kiềm chế, tránh gây ra một sai lầm lớn. Đồng thời tránh cho Iraq và nhân dân Iraq phải chứng kiến chiến tranh.

- Ông có sợ mình bị giết hay bị bắt sống không?

- Thánh Allah sẽ quyết định. Chúng tôi là những tín đồ. Chúng tôi tin vào những điều mà Đấng tối cao quyết định. Cuộc sống không còn nghĩa lý gì nếu thiếu đi đức tin. Phán quyết của thánh Allah là điều phải tuân theo.

- Người Mỹ rất lo ngại về Osama bin Laden. Ông có quan hệ với Al-Qaeda và Osama bin Laden không?

- Đó là lo lắng trong đầu quan chức Mỹ hay trong đầu của người dân Mỹ?

- Thưa Tổng thống, tôi có thể chắc rằng đó là mối bận tâm của người dân Mỹ.

- Quan hệ giữa Iraq và Osama bin Laden không là mối quan tâm của quan chức Mỹ cho tới thời gian gần đây, khi Iraq bị nghi ngờ sở hữu vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Sau đó họ bắt đầu bàn tán về khả năng Iraq có quan hệ với Bin Laden.

Chúng tôi có thể khẳng định rằng Baghdad không hề có dính líu tới Osama bin Laden hay Al-Qaeda. Và tự bản thân Bin Laden trong lần xuất hiện gần đây đã trả lời câu hỏi đó, rằng chúng tôi không hề có quan hệ với ông ta.

- Về nguyên tắc, ông ủng hộ hay phản đối vụ tấn công 11/9?

- Hãy để tôi nói rõ với anh: nguyên tắc của chúng tôi không chỉ mang tính quốc gia, hay của toàn thế giới Ảrập, mà nó còn mang tính nhân văn. Chúng tôi cho rằng thế giới cần phải tìm mọi cơ hội hoà bình, chứ không phải cơ hội chiến tranh, cơ hội trả thù và làm hại người khác… Không nên có cảnh một kẻ giết người trong khi những người khác xung quanh cổ vũ. Không nên có chuyện chiếm đất của người khác… Tóm lại, chúng tôi tin vào hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó chỉ rõ nếu chúng tôi bị xâm lược, chúng tôi có quyền đứng lên chống lại hành động đó…

- Thưa Tổng thống, ông đã nhận được đề nghị đi lưu vong ở đâu chưa? Ông có nghĩ tới chuyện sẽ sang một nước nào đó sống để cứu nhân dân mình khỏi thảm sát và tai họa không?

- Tôi có thể hiểu ẩn ý của câu hỏi này…Nó mang phong cách Mỹ. Tuy nhiên, tôi sẽ trả lời anh. Tôi được sinh ra ở Iraq, và là một tín đồ thực sự. Tôi từng dạy con cái tôi giá trị của lịch sử và cội rễ. Và nay tôi lại dạy cho cháu tôi. Chúng tôi sẽ chết ở đất nước này, và chúng tôi sẽ gìn giữ lòng tự trọng. Tôi cho rằng bất cứ ai yêu cầu hoặc đề nghị cho Saddam tị nạn đều là người không có đạo đức, vì đó là điều sỉ nhục tới nhân dân Iraq, những người đã lựa chọn Saddam Hussein lãnh đạo đất nước… Số mệnh (tôi) không phụ thuộc vào một nước nào cả. Chúng tôi tin vào thánh Allah, và chỉ có Allah mới quyết định số mệnh của người khác.

Bá Thùy (theo CBS)

(nguồn: vnexpress)
 

Grenouille_vert

Moderator


Đây là vị trí các căn cứ quân sự và tàu sân bay của Mỹ trước khi đánh Afghanistan (nguồn: CNN.com). Cũng tương đối lâu rồi nhưng có thể dùng để tham khảo. Có thể thấy trước đây Mỹ đánh Iraq khó chứ giờ muốn đánh Iran thì dễ hơn nhiều vì xung quanh Iran giờ đã toàn đồng minh của Mỹ với vô khối căn cứ quân sự, cực kì phù hợp cho chiến thuật hiện giờ của Mỹ, đó là dùng không kích hủy diệt bằng tên lửa và máy bay ném bom sau đó mới đổ bộ để hạn chế thương vong. Hiện giờ Mỹ chưa đánh có lẽ chỉ là vì.... chả đánh để làm gì cả, đánh xong cũng có quản lý được đâu (trường hợp của Iraq), vả lại nguồn dầu mỏ hiện giờ cũng chưa căng thẳng lắm, chưa đến mức Mỹ phải nhảy vào chiến tranh. Theo GV nghĩ, Mỹ cứ dọa thế thôi là để chứng tỏ uy quyền nước lớn, vả lại nó cùng phù hợp với policy chung của chính quyền Bush là mạnh tay với các quốc gia cứng đầu cứng cổ, khả năng Mỹ đánh Iran là thấp, nhưng nó có xảy ra hay không thì.... only God knows!
 
Em nhầm . Em chỉ nhớ trước chiến tranh Iraq chỉ có 2 nước là do chính phủ của người Sunni đứng đầu là Iraq và Iran. Thực tế chỉ ở Iran dân Sunni mới là số đông còn trên thế giới Shi'a là dòng hồi giáo chính .

Chuyện căn cứ Mĩ gần Iran theo em cũng là chuyện 2 mặt . Nếu quả thực Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm trung có khả năng vươn tới Israel thì tất cả các căn cứ Mĩ và các thành phố lớn đồng minh của Mi đều nằm trong tầm tấn công hết . Nếu xảy ra chiến tranh giả sử Iran bắn 1 quả tên lửa đến Tel Aviv, Jerusalem, Riyadh, Dubai và Abu Dhabi thì mấy đồng minh của Mĩ coi như sụp đổ hoàn toàn .
 

DarkTemplar

Member
Cho đến hiện tại Iran chưa có vũ khí hạt nhân..Việc chế tạo vũ khí Iran vẫn phần nào phụ thuộc vào nước ngoài..Các nước này đã cung cấp cho Iran công nghệ vũ khí chiến thuật; nhưng vũ khí chiến lược, đặc biệt vũ khí hạt nhân thì chưa chắc đã dám..
Về phần anh, anh chỉ hi vọng từ giờ cho đến lúc Mỹ sẵn sàng cho chiến tranh, người ta sẽ tìm ra một giải pháp hoà bình nào đó..Nếu nó đánh Iran thật chắc anh chuyển qua đi xe đạp.. :((
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top