Truyện cực ngắn

Lucifer

Active Member
Truyện cực ngắn không phải là truyện ngắn, đã đành. Nó cũng không phải là truyện thật ngắn.
Rất khó xác định được ranh giới giữa các loại truyện này. Người ta thừa biết, trong văn chương, những con số bao giờ cũng có ý nghĩa thật tương đối, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều đành phải dừng lại ở những quy ước khá chung chung: đại khái, những truyện có độ dài từ khoảng ba, bốn trăm từ (cũng có người ghi là khoảng bảy, tám trăm từ) đến khoảng một, hai ngàn từ là truyện thật ngắn). Dài hơn nữa là truyện ngắn. Còn dưới ba, bốn trăm từ (hoặc bảy, tám trăm từ - theo ý kiến một số người khác) thì được gọi là truyện cực ngắn. Nói cách khác, truyện thật ngắn ngắn hơn truyện ngắn; truyện cực ngắn lại càng ngắn hơn truyện thật ngắn. Ngắn đến độ không thể ngắn hơn được nữa.
Nhưng đó là độ nào? Ba, bốn trăm (hay bảy, tám trăm) từ là giới hạn tối đa. Vậy giới hạn tối thiểu của một truyện cực ngắn là bao nhiêu từ? Trên lý thuyết, người ta có thể đáp: một từ. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta khó có hy vọng tìm được một từ nào có khả năng gợi ra được một câu chuyện, tạo nên được một không khí, dựng lên được một ý tưởng và quan trọng hơn hết, hình thành một cái gì có chút ý nghĩa thẩm mỹ để có thể gọi được là một tác phẩm văn học. Có lẽ ranh giới tận cùng của truyện cực ngắn là một câu. Nhưng câu cũng có năm, bảy loại câu. Trong văn chương hiện đại, dưới ngòi bút của không ít nhà văn có tên tuổi, nhiều câu dài dằng dặc trong một hay hai trang giấy, nghĩa là dài bằng cả một truyện thật ngắn bình thường. Bởi vậy, câu trong truyện cực ngắn phải là những câu vừa phải. Càng ngắn càng tốt.
Ðiều cần lưu ý là truyện cực ngắn và truyện thật ngắn, đặc biệt là truyện thật ngắn, không phải là những gì thật mới mẻ. Cả hai thể truyện này đều dễ dàng được tìm thấy trong các truyện dân gian, từ truyền thuyết đến cổ tích, tiếu lâm hay ngụ ngôn. Trong văn học viết, hai thể truyện này cũng đã xuất hiện trong các ngụ ngôn của Aesop và tập Metamorphosis của Ovid thời cổ đại. Bước sang thời hiện đại và hậu hiện đại, hai thể truyện này có vẻ như càng ngày càng được sử dụng rộng rãi dưới ngòi bút của nhiều tác giả tài hoa, từ Guy de Maupassant, Anton Chekhov, O. Henry và Franz Kafka đến Italo Calvino, Donald Barthelme, John Updike, Joyce Carol Oates, và đặc biệt Jorge Luis Borges. Số lượng các tuyển tập truyện thật ngắn và cực ngắn ra đời càng ngày càng nhiều. Số trang nhện dành cho hai thể truyện này cũng nhiều vô kể. Từ khoảng gần một thập niên trở lại đây, môn “truyện thật ngắn” và “truyện cực ngắn” được đưa vào giảng dạy trong các chương trình Sáng Tác (Creative Writing) ở nhiều đại học Âu Mỹ. Riêng bằng tiếng Việt, thể truyện thật ngắn đã được Võ Phiến đi tiên phong giới thiệu trong tập Truyện Thật Ngắn do Văn Nghệ xuất bản lần đầu tại Hoa Kỳ vào năm 1991. Ở trong nước, có thời người ta tổ chức cả một phong trào thi đua viết truyện thật ngắn rầm rộ, từ đó, làm nổi bật lên tên tuổi một người viết truyện thật ngắn thông minh và duyên dáng: Phan Thị Vàng Anh. Riêng truyện cực ngắn, xuất hiện muộn hơn và cũng hiếm hơn.
Ranh giới giữa truyện cực ngắn và thơ thật mờ. Nói chung, ranh giới giữa thơ và truyện ngắn vốn lúc nào cũng mờ: nhiều người đã nghiệm thấy truyện ngắn gần với thơ hơn là với tiểu thuyết: yếu tố chủ đạo trong truyện ngắn, đặc biệt truyện thật ngắn, nằm trong không khí truyện hơn là bản thân câu chuyện. Truyện cực ngắn lại càng gần với thơ hơn nữa. Trong truyện cực ngắn, do lượng chữ vô cùng ít ỏi, câu chuyện hay số phận và tính cách của nhân vật bị tụt xuống hàng thứ yếu. Chúng chỉ còn là cái nền để từ đó truyện cực ngắn còn được gọi là truyện. Thế thôi. Thế nhưng, ở đây, nảy sinh một vấn đề khác: nếu tất cả những yếu tố vừa kể đều là thứ yếu thì yếu tố chủ đạo trong truyện cực ngắn là gì? Theo tôi, đó là một kinh nghiệm mang tính thẩm mỹ; và sau kinh nghiệm mang tính thẩm mỹ ấy lại là một vấn đề có khả năng trở thành một ám ảnh đối với người đọc.
Là một kinh nghiệm, dù thiên về cảm xúc hay nhận thức, truyện cực ngắn cũng khác hẳn các luận đề mang tính lý thuyết. Là một kinh nghiệm mang tính thẩm mỹ, truyện cực ngắn cần phải... hay.
Dĩ nhiên, cái hay ấy phải gắn liền với cái ngắn vốn là yếu tố tạo thành bản chất của truyện cực ngắn. Nói cách khác, nếu truyện cực ngắn ngắn một cách đặc biệt, ngắn một cách bất bình thường, và ngắn như một sự khiêu khích đối với cái gọi là “ngắn” trong truyện ngắn hay truyện thật ngắn thì sự lựa chọn ấy nhất định phải có lý do. Lý do ấy, theo tôi, là: người ta tin bản thân sự ngắn gọn cũng có thể là một nghệ thuật. Nói chung, từ xưa, người ta đã đề cao sự ngắn gọn trong văn học. Tuy vậy, văn học, dù ngắn gọn, vẫn chứa đựng đầy những yếu tố thừa. Người ta tin chính những cái thừa ấy mới tạo thành nghệ thuật: đi, không là nghệ thuật, múa mới là nghệ thuật; nói, không phải là nghệ thuật, hát mới là nghệ thuật. Nghệ thuật hình thành từ những uốn éo, những đẩy đưa, những luyến láy... rất xa những nhu cầu thực sự cần thiết của sự bày tỏ hay thông báo. Riêng trong các truyện cực ngắn, các yếu tố thừa đều bị tước bỏ gần hết. Nếu ví với món ăn, nó là thức ăn chỉ có cái chứ không có nước. Nếu ví với vũ đạo, nó là thứ võ ở đó người ta chỉ có đấm thật chứ không được đấm nhứ. Không có vờn lượn. Không có múa may. Ðiều kiện trận đấu thật ngặt nghèo: nếu trong vài cú đấm mà không hạ đo ván được đối thủ thì mình bị thua. Bởi vậy, trong truyện cực ngắn, không phải chỉ có tốc độ nhanh mà còn cần mạnh nữa. Mạnh ở ấn tượng khi đọc và ở nỗi ám ảnh không nguôi sau khi đọc xong.
Có thể nói nhanh và mạnh là những đặc điểm cơ bản của thể truyện cực ngắn. Ở các thể truyện khác, người ta cũng cần các yếu tố nhanh và mạnh; tuy nhiên, chỉ ở thể truyện cực ngắn, các yếu tố ấy mới là các điều kiện sống còn: có chúng, có truyện cực ngắn; không có chúng, truyện cực ngắn biến mất.
Nhanh và mạnh, nhưng phải hàm súc. Cái hay của truyện cực ngắn không nằm ở chỗ nó tả mà nằm ở chỗ nó gợi ra. Một truyện cực ngắn hay là truyện có sức ngân và vang thật xa và thật lâu. Ðọc, người ta bị cuốn hút liền. Ðọc xong, người ta cứ bị ám ảnh mãi. Qua sự ám ảnh ấy, câu chuyện tiếp tục toả sáng và phát nghĩa. Có thể nói, giống như thơ, đặc biệt thơ tự do và thơ văn xuôi, truyện cực ngắn không chấp nhận loại người đọc thụ động. Người đọc không thể tiếp nhận truyện cực ngắn một cách thụ động được. Cũng giống như trong thơ, ở truyện cực ngắn, tác giả chỉ phác ra một số gợi ý để người đọc, chính người đọc mới là những kẻ hoàn tất tác phẩm. Ðộ sâu của tác phẩm tuỳ thuộc vào tính tích cực, sự nhạy cảm và sâu sắc của người đọc.
Ðể tăng cường tính chất nhanh, mạnh và hàm súc, truyện thật ngắn thường sử dụng các yếu tố liên văn bản, trong đó nhiều nhất là các yếu tố thần thoại. Các yếu tố liên văn bản này góp phần mở rộng tầm ý nghĩa của câu chuyện và tạo sự đồng cảm trong người đọc bằng cách khuấy động vào ký ức tập thể mà mọi người cùng chia sẻ. Khuấy động ký ức tập thể trong một hai nét tả thật nhanh và thật mạnh, truyện cực ngắn may ra chỉ có thể gợi lên một chút hoài nghi, nếu không muốn nói là một chút châm biếm.

_______Nguyễn Hưng Quốc
 

Lucifer

Active Member
Bài tập làm văn

Điếc phải làm bài tập làm văn. Đề tài cô giáo ra là “hãy luận về thiên tài”. Điếc xem sách cổ kim, hạ bút viết “thiên tài là người có trái tim vỡ nát, biêt ăn cỏ, uống nước mưa nuôi chí lớn”. Nếu vậy thì giống con bò quá nhỉ. Điếc nghĩ thầm và viết thêm “thiên tài thường bị người đời ruồng bỏ rẻ khinh lúc sinh thời và được tôn vinh khi thiên tài đã chết ngắt”. Bị xua đuổi ruồng bỏ ư? Té ra thiên tài là kẻ mắc bệnh truyền nhiễm à?
Điếc cắn bút viết thêm “sống là phấn đấu và học tập theo gương thiên tài vĩ đại”. Viết xong, Điếc tự cười một mình. Cứ làm người thường cho khoẻ, việc gì phải hành xác làm thiên tài cho mệt. Tự nhiên cơm không ăn đi ăn cỏ uống nước mưa tự viết lách vinh danh mình rồi khi chết mới được công nhận à? Lúc đó mình đã chết mẹ nó rồi còn gì?
Điếc nộp bài cho cô giáo, được chấm chín điểm. Nhưng cả Điếc và cô giáo nữa đều biết rằng con người thiên tài ăn cỏ uống nước mưa là không có thực. Thiên tài chỉ là một huyền thoại mà thôi. Và huyền thoại dù có đẹp bao nhiêu đi nữa thì con người ta vẫn phải sống cho đời sống.
Khoảng cách giữa văn chương và cuộc đời xa như thế đấy.


_____Hoàng Long
 

Lucifer

Active Member
Thế giới trùm chăn
Chán ghét cuộc đời, hắn giải toả bằng cách viết nhật ký. Bữa đầu, hắn viết “Ta có thể thông cảm với sự ngu dốt nhưng không thể sống chung với nó được”. Rồi đi ngủ, hắn thấy mình lạc bước và phải chung sống với thế giới người lùn.
Bữa sau, hắn viết vào nhật ký “Ðời sẽ trả lại cho ta những gì ta tạo tác”. Viết xong, hắn tắt đèn trùm chăn ngủ. Đêm đó hắn thấy mình bị biến thành tượng đá giữa quảng trường.
Đêm sau nữa, hắn viết “Tất cả đều là cơ duyên. Khi gặp nàng ta mới thấy mình là con chim bơ vơ hót lặng câm trên bức tường trắng của tang thương đã úa vàng vì tuổi tác”. Đêm đó, hắn xuất tinh hai lần.
Khi trùm chăn ngủ, hắn thấy điều kỳ lạ. Cái chăn chợt lớn rộng mênh mông như thế giới. Hắn đi lang thang trong đó qua núi đồi, thảo nguyên, biển cả; gặp những người con gái hắn yêu thích và làm tình với họ. Hắn sống vui vẻ thỏa mãn trong thế giới trùm chăn. Thế nên sáng ra hắn thấy nhiều hối tiếc.
Ngoài đời, hắn là một con người thất bại. Hắn chỉ là một nhân viên quèn với đồng lương chết đói ở một công ty nhà nước. Hắn không biết phe cánh với ai, không biết chụp giựt với đời sống. Hắn chỉ thích đi lang thang uống cà phê, nhả khói và cười buồn ngắm dòng đời ngược xuôi. Dần dần, không ai trong công ty để ý đến sự có mặt của hắn, như thể hắn chưa t?ng có mặt trên đời.
Thế nên khi khám phá ra thế giới trong chăn, hắn vui thích nghĩ thầm “thế là đời mình cũng còn được an ủi”. Cứ rảnh giờ nào, hắn trùm chăn ngủ giờ đó. Trong giấc mơ hắn mới thực sự sống và thực sự là mình.
Hắn đã tạo dựng một thế giới riêng mình trong chăn. Một đế chế của tình yêu mà hắn và những người con gái hắn yêu thương làm chúa tể. Một vương quốc của tình yêu thơ dại sơ nguyên không thể có được trong dòng đời này tàn bạo. Thế giới đó không có những bọn ngu xuẩn nhân danh chân lý để hủy diệt chân lý, nhân danh cuộc sống để hủy diệt đời người. Đó là một thế giới duy tình. Cũng từ đó, hắn tập tành viết văn. Bút pháp quái đản, hoang đường mộng mị. Cũng từ đó, hắn bắt đầu làm thơ, giọng thơ u ám băng hàn. Đây là một bài thơ không đề của hắn:
“Thời gian đâu làm nguôi quên
những cánh chim bay những đền đài
khi anh ngồi đây thở khói
ly cà phê đắng trên tay
một mình một bóng đi lầm lũi
đối diện phương nào cũng hư vô
trời xanh kết thắt vòng oan nghiệt
cho mỗi chúng sinh một nấm mồ
nghe buồn tự hủy trong thân xác
để thoát hơi thành câu thơ khô
bên giấc chiêm bao còn mặt đất
vuốt mặt xua đời vào lãng quên
bước chân còn đi như dòng suối
dã quỳ vàng mặt trời buồn
mọi toan tính làm đền thờ sụp đổ
mắt môi em là cứu vãn sau cùng”
Ngày kia, hắn thấy mình không cần phải phân đôi con người mình giữa thế giới ngoài đời và thế giới trong chăn nữa. Sau khi nộp đơn xin nghỉ việc, hắn dùng số tiền trợ cấp trả tiền nhà trước ba tháng rồi đóng cửa, trùm chăn ngủ.
Một tháng trôi qua. Bà chủ nhà thấy phòng hắn không có động tĩnh gì mới cho người phá cửa xông vào. Nền nhà thấp ẩm, mối mọt tràn lan, bụi phủ dày cả tấc. Khi mở chăn ra người ta thấy hắn đã chết từ đời nào tuy vẻ mặt còn tươi tỉnh như đang ngủ. Ngay khi gặp ánh sáng mặt trời, hình hài hắn tan thành mây khói. Từ làn khói trắng, một con chim xanh vỗ cánh bay đi, mỏ ngậm một sợi máu.

____Hoàng Long
thế giới ảo uh ??????
thương cảm......
 

Lucifer

Active Member
Có phải bạn định vứt một chiếc chìa khoá chẳng mở được ổ khoá nào?
Chẹp… Giá mà bạn biết nó không hỏng, ngược lại nó còn là một chiếc chìa khoá vạn năng; chính vì thế, nó mới luôn bị các ổ khoá (ôi cái đồ ổ khoá!) — vốn luôn ghen tị và lo lắng cho tương lai của mình — từ chối.
Hoàng Thùy Linh​
 

Lucifer

Active Member
Người xó xỉnh

Chúng ta đều là những người thương yêu xó xỉnh. Chúng ta nấp vào một góc phòng cô đơn, một khung trời biệt lập. Để rồi lâu lâu chúng ta chạy ra giữa đám đông và gào lên “có tôi đây, có tôi đây”, rồi vụt chạy trốn vào chốn ẩn nấp an toàn của mình.
Thực ra, cái cách con người thể hiện mình trong thế giới này là như thế đó.
Hoàng Long​
 

Lucifer

Active Member
Những người của hôm nay

"Tôi thích xem những cảnh chiến tranh trên ti vi", một người đàn bà tâm sự với một người đàn ông trong sự náo nhiệt của một buổi tối tiếp tân tẻ nhạt. Họ ngồi tựa mép một chiếc ghế dài, quá chông chênh, họ quá xa lạ đối với nhau khiến mọi lời lẽ có thể dễ dàng tuôn ra từ của miệng. "Nhất là tại các xứ sở có núi đồi trùng điệp. Tôi đã thích chiến tranh A-phú-hản, chiến tranh Sếch-nha, nhưng thích nhất thì phải nói là cuộc xung đột giữa những người Kurd, dù nó không phải là một cuộc chiến thực sự.
"Bà say rồi à?", người đàn ông hỏi.
"Không say đâu, thật mà. Tôi rất nghiêm chỉnh. Tôi không nhìn thiên hạ, tôi nhìn cảnh trí ở đằng sau. Tôi không bận tâm về những thảm kịch của con người, tôi chỉ để ý tới những ngọn núi ở đằng sau, sự huy hoàng ở phía sau. Nếu ta nhìn ở phía sau con người, thời gian sẽ nở giãn, ta sẽ trở lui về những thời quá vãng xưa xa. Muôn nghìn người đã từng bỏ thây ở những chốn ấy rồi, vậy thời cớ chi những người chết của hôm nay lại phải quan trọng hơn?"

Reza,Yasmina
(Nguyễn Đăng Thường dịch)

 

Lucifer

Active Member
Tự tử

Hắn chửi thầm cái lão nhà văn nào đó đã lớn tiếng trước công luận rằng trí thức nước nhà chưa có ai tự tử vì bị tước mất tự do hay bị xúc phạm danh dự cả. Bằng cái chết của mình hắn sẽ nhổ một bãi vào mặt lão nhà văn đó.
Hắn cũng cười thầm có ông nhà văn nào đó định tự tử nhưng lưỡi dao cùn quá không cắt nổi mạch máu. Hắn nghĩ rằng ông ta còn sống chẳng phải vì lưỡi dao cùn mà chính là vì bản năng sống của ông nhà văn đó mạnh hơn bản năng tự do của chính ông ta. Ôi tự do! Có phải nhân loại đã trả giá rất đắt để nhận ra chẳng bao giờ có một thứ tự do tuyệt đối cả. Quên mẹ cái tự do nội tại của mấy tay chuyên thủ dâm tinh thần đi! Quên cha cái tự do được định nghĩa là tuân theo cái tất yếu bởi cái lão thủ thư người Đức gốc do thái nào đó đi! Quên luôn cái tự do được tô vẽ cho đám đông thông qua cái mỹ từ "dân chủ" và được hiện thực hoá bằng lá phiếu của đa số để áp đảo một thiểu số không cùng một tư tưởng! Quên hết đi!
Có lẽ đến ngày tận thế Chúa trời mới điềm đạm bước từ cổng thiên đường ra mà thổ lộ với đám đông u mê rằng: "Tự do là cái mà chẳng bao giờ các con hiểu được các con ạ!". Đến lúc đó hắn sẽ bước lên và hỏi Đức Chúa Trời:
- Lạy Chúa, vậy Người có thể giải thích cho chúng con biết tự do là gì không ạ!
- Con là ai vậy? - Chúa nhẹ nhàng hỏi lại hắn.
- Ờ...
Hắn cảm thấy lúng túng. Hoá ra hắn không chắc chắn lắm hắn là ai. Vậy thì làm sao hắn hiểu được tự do là gì?
Và nếu hắn không nhận ra được hắn là ai thì hắn sẽ phải lựa chọn hoặc sống không có tự do, hoặc chết để hy vọng tự do của hắn sẽ không còn bị cầm tù một cách bí ẩn trong linh hồn và thể xác u mê của hắn. Dù bằng cách nào đi nữa thì hắn vẫn không có tự do, nhưng để tôn trọng tự do hắn sẽ chết.
Trong suốt quãng thời gian sống của hắn, hắn đã miệt mài tìm kiếm một sự thật: hắn là ai. Nhưng càng tìm kiếm hắn càng nhận ra rằng hắn không là ai cả. Hắn đã tìm khắp nơi và bằng rất nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, hắn tìm kiếm hắn trong những tri thức khoa học của thời đại và cả những tri thức mà hắn cho rằng vượt tầm thời đại mà chỉ hắn và một số ít giáo sư trong chuyên ngành của hắn hiểu được. Kết quả là: hắn đã không tìm thấy chính hắn. Sau đó hắn tìm về cội nguồn, bắt đầu từ cái lỗ đen và vụ nổ big bang cho đến ngày một trăm quả trứng chui ra từ một bào thai nghe nói là được thụ tinh bởi rồng và tiên. Hắn đã từng lẩm bẩm: "cái truyền thuyết của dân mình ghê gớm thật, đi trước cả Đác Uyn về giả thuyết con người có nguồn gốc từ động vật". Hắn mày mò suốt cả một thời gian dài để hiểu ra rằng hắn không nên mày mò thêm nữa vì nếu hắn cố gắng nhận ra hắn bằng cách này thì hắn sẽ thấy hắn với mấy anh em cùng bọc với hắn chẳng có gì khác nhau cả. Vậy thì hắn là ai ? Hắn lại đi tìm chính hắn bằng cách hỏi những người khác xem họ có biết hắn là ai không. Hắn đã nhận được nhiều câu trả lời khác nhau. Người thì nói hắn là một nhà khoa học dở hơi. Kẻ thì bảo hắn là một văn nghệ sỹ nửa mùa. Có người lại bảo hắn là kẻ bất mãn với chế độ. Có người cho rằng hắn là gián điệp của ngoại quốc. Có kẻ còn chửi thẳng hắn là thằng ngu, không biết điều. Có người lại rất cẩn thận nhắc nhở hắn rằng hắn đang bị theo dõi, rằng hắn phải cẩn thận không thì ngồi tù mọt gông. Hắn cóc sợ bị đi tù. Điều hắn sợ duy nhất là hắn mãi mãi không hiểu hắn là ai. Và điều hắn lo sợ đã xảy ra: sau một thời gian tìm kiếm hắn nhận ra rằng hắn sẽ không bao giờ nhận ra được hắn là ai. Vì thế, hắn phải chết để giải thoát cho tự do của hắn khỏi sự u mê suốt đời của hắn.
Hắn chấp nhận làm một thây ma không có tự do còn hơn là làm một người sống mà cầm tù tự do trong linh hồn và thể xác của mình. Hắn lấy từ ngăn kéo ra con dao với lưỡi thép sáng bóng và nhọn hoắt. Hắn cẩn thận để lưỡi dao lên ngực, ở chỗ chấn thuỷ, và ấn mạnh.
***
- Có chuyện gì bên xảy ra ở căn nhà bên kia đường vậy mày?
- À, nghe nói có một vụ tự tử. Cũng may là có một người phát hiện ra và đưa nạn nhân đi cấp cứu, nhưng không biết có cứu được nạn nhân không?
Quách Hoàng Lân
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top