TRỊNH CÔNG SƠN

fruit NHO

Active Member
Trịnh Công Sơn và những nốt lặng của tình yêu

Báo Hà Nội Mới

"Có một điều gần như không thay đổi là mùa xuân nào cũng từng ấy bạn bè vây quanh, chỉ có khuôn mặt tình yêu là không như cũ". Người nhạc sĩ tài hoa này đã để lại bút tích về cái sự "yêu nhiều mà không hề yêu riêng ai" như vậy.

Ít nhất có 2 lần Trịnh Công Sơn định giã từ cuộc sống độc thân. Lần đầu vào năm 1983 với một thiếu phụ tên là C.N.N. sống tại Paris (Pháp). Bà đã bay về Việt Nam để chuẩn bị. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao, hai người vẫn không thể gắn bó trọn đời bên nhau.

Lần thứ hai, nhạc sĩ họ Trịnh định làm hôn lễ với Vân Anh, cô gái kém ông 30 tuổi, là Á hậu Tiền Phong 1990. Ngay cái nhìn đầu tiên trong đêm thi hoa hậu, Trịnh Công Sơn đã trầm trồ: "Đẹp quá". Lễ cưới đã chuẩn bị, đồ cưới đã may nhưng đến phút chót, ông lại khước từ hạnh phúc chỉ bằng một cái nhún vai. Là người con có hiếu, chuyện lập gia đình chỉ tồn tại khi mẹ ông còn sống, khi bà mất, ý định ấy không còn.

Ngoài hai người phụ nữ mà ông định xây dựng tổ ấm, khi nhắc đến Trịnh Công Sơn, người ta nghĩ ngay đến Khánh Ly. Nhưng chuyện kỳ lạ giữa hai con người này là họ chỉ thuộc về nhau trong lĩnh vực âm nhạc. Có lần cô ca sĩ đã níu áo Trịnh Công Sơn và hỏi: "Anh bảo rằng yêu tất cả mọi người, tại sao anh không một lần nói yêu em?". Lúc đó, ông đã quay sang những người xung quanh cười và nói: "Đó, các ông các bà đã nghe cả, còn bảo tôi cặp với Khánh Ly nữa hay thôi?".

Trịnh Công Sơn còn từng nặng lòng với một cô gái rất trẻ. Từ yêu nhạc đến yêu người, người con gái ấy đã nghĩ về ông với tất cả tình yêu và sự hy sinh từ năm 14 tuổi. Cô kể: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ còn Sơn run vì… quá già". Ngày nhạc sĩ mất, cô gái này đã đến chịu tang ông.

Thập niên cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê của Trịnh Công Sơn hầu hết dành cho Hồng Nhung. Cô đã khơi dậy trong tâm hồn người nghệ sĩ nguồn sống mới để từ đó, ra đời ca khúc trữ tình Bống Bồng ơi, Thuở bống là người, tặng riêng cô.

(Theo Hà Nội Mới)
 

fruit NHO

Active Member
Thương nhớ Trịnh Công Sơn


Vũ Thư Hiên


Thế là trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam một vì sao sáng đã tắt. Khoảng trống này không có gì lấp được.


Tôi ra tù năm 1976, nhưng còn bị quản thúc bằng lệnh miệng của nhà cầm quyền mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được phép vào Nam. Ở Sài Gòn người đầu tiên tôi tới thăm là Trịnh Công Sơn. Nhà thơ Dương Tường vào trước đã kể về tôi cho Sơn nghe, Sơn đã biết tôi là thế nào nên anh đón tôi không chút e dè. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả một buổi sáng. Bên bàn trà, như một cuộc hàn huyên giữa hai người bạn sau thời gian dài xa cách, chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, nhiều nhất là về sáng tác, về thiên chức của nghệ sĩ, chỗ đứng của anh ta trong lòng dân tộc... Giữa câu chuyện tôi hỏi Sơn tại sao anh không đi ra nước ngoài, mà ở lại để sống trong kìm kẹp? Sơn trầm ngâm:


- Mình có nghĩ tới chuyện đó chứ. Nhưng mình không thể đi. Người nghệ sĩ không thể sống xa quê hương. Xa nó, anh ta sẽ cạn nguồn cảm hứng, mà cái đó thì chẳng khác gì cái chết.


Sơn nghĩ đúng. Mặc dầu ở lại Sơn phải sống trong một thế giới xa lạ, ở đó không còn cách nào khác là hoặc tự nguyện nhập vào nó, hoặc tự tạo ra một thế giới tự do cho mình. Mà tạo ra cái thế giới đó, ai cũng biết, chẳng dễ gì. Cần phải có cái tâm của đạo sĩ mới có thể thiền giữa chợ.


Cũng trong lần gặp ấy, Sơn đọc cho tôi nghe một số bài thơ anh mới viết, mở băng cho tôi nghe một số ca khúc mới làm xong. Nhiều bài tôi được nghe hôm ấy, có bài rất hay, có bài không đặc sắc cho lắm, về sau tôi không thấy Sơn cho chúng ra đờị Ở Văn Cao cũng vậỵ Số lượng những gì mà các nghệ sĩ mà chúng ta yêu mến đã sáng tác thường lớn hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta được biết. Có trời biết số phận chúng ra saỏ Rất có thể chúng đã làm mồi cho lửa trong một cơn buồn cô quạnh, khi nghệ sĩ lấy rượu để dập tắt nó, và chán chường tất cả, không trừ chính mình. Người ta dễ biết con số người bị giết hơn là số những sáng tác bị bách hại, bị bức tử. Ở đâu tội ác vẫn cứ là tội ác.


Cũng hôm đó Sơn nói với tôi:


- Mình nhiều lúc ngã lòng, nhất là khi mình thấy người ta chẳng hiểu gì về mình, chửi bới mình, hành hạ mình. Đến nỗi muốn thoả hiệp cho xong. Nhưng nghĩ lại thấy không được. Nghệ sĩ không thể thoả hiệp với cái Xấu, cái Ác. Có thể tạm lui bước, nhưng thoả hiệp thì không bao giờ.


Và Sơn đã không thoả hiệp. Anh sáng tác ít hơn. Những ca khúc mất dần tính triết lý. Sơn sợ những hiểu lầm. Rồi anh quay sang vẽ tranh. Những bức tranh siêu thực, tặng nhiều hơn bán. Và vùi nỗi buồn trong rượu. Bè bạn khuyên can, Sơn bỏ rượu, nhưng không ngừng uống biạ Rồi quay lại rượu lúc nào không biết.


Tôi yêu Trịnh Công Sơn - con người có dễ nhiều hơn Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ. Nhưng là nói thế thôi, chứ ở anh ranh giới này gần như không có. Trường hợp tương tự không nhiều, khi con người nhân thế và con người nghệ sĩ nhập làm một.


Cha tôi cũng rất yêu Sơn. Một lần ra Hà Nội, nghe tin cha tôi lâm bệnh, Sơn đã vác đàn đến bên giường hát cho ông nghẹ Cha tôi nói rằng ông cảm thấy hạnh phúc khi được nghe Sơn hát. Những ca khúc của Sơn hoá ra còn có tác dụng chữa bệnh. Bởi vì chúng là những lời chân thành của con người nói với con người, những lời tâm tình, những lời an ủi, những lời chia sẻ...


Có một sự nhất trí hình như không được đúng lắm, rằng nhạc Trịnh Công Sơn chỉ là nhạc phản chiến. Tôi nghĩ nhạc của anh là một cái gì hơn thế. Nó là lời chia sẻ những suy ngẫm về ý nghĩa nhân sinh, về tình thương yêu giữa con người và con người. Anh nói với mọi người những lời này vào mọi lúc, mọi nơi, chứ không phải chỉ trong chiến tranh để trở thành phản chiến.


Xét cho cùng, Trịnh Công Sơn là một nhà thơ. Một nhà thơ lớn. Nhạc là cái xe tải anh lắp lấy để chở thơ anh đến với chúng ta.


Khi tôi viết những dòng này thì Sơn đã an nhiên trở về với cát bụi, như anh đã nói trước. Mộ anh phủ đầy hoa của những người hiểu anh và yêu mến anh. Khi anh qua đời, có những kẻ đã coi thường anh, đã hành hạ anh khi anh còn sống, đến nghiêng mình trước linh cữu anh, và có cả những kẻ vẫn hát lời anh viết, bây giờ nhai nhải chửi anh là nhạc tặc, là tên phản quốc trên những bài báo không ai muốn đọc. Nhưng nếu Sơn còn biết những chuyện đó, anh cũng sẽ an nhiên mỉm cười. Và không nói gì hết.
 

fruit NHO

Active Member
Xuân đầu tiên vắng Trịnh Công Sơn


Dường như Trịnh Công Sơn vẫn văng vẳng quanh ta, vẫn nhập vào hơi thở ta ở mọi nơi, mọi chốn. Với những người gần anh hơn, có chút kỷ niệm cùng anh thì niềm thương tiếc chưa biết đến bao giờ mới chịu nguôi ngoai.

Nguyễn Thụy Kha

Khó có thể tả đúng được sự cần thiết của âm nhạc Trịnh Công Sơn ở mỗi chúng ta. Khó có thể giải thích vì sao một bé thơ thích nghêu ngao: "Em sẽ là mùa xuân của mẹ/Em sẽ là màu nắng của cha...", hay vì sao hoạ sĩ Bửu Chỉ tồn tại trong lao Thừa Phủ kỳ đấu tranh thắt ngổt khi trong anh luôn ngân lên: "Một buổi sáng mùa xuân/một chú bé ra đồng...", nhưng Trịnh Công Sơn thực sự là một cái gì gần gũi, cần thiết cho ta từ khi anh "Ướt mi" cho đến bây giờ. Và cả sau này nữa.

Nếu như chẳng bao giờ tìm lại được sự thăng hoa giữa Văn Cao và Trịnh Công Sơn cùng bạn bè ở Hà Nội mùa thu 1983, thì cũng chẳng thể nào tìm lại được cảm giác như thế cuối mùa xuân 1985 ở Sài Gòn. Đấy là những khoảnh khắc nồng men và nồng điệu đến tận cùng mà tôi được tận hưởng. Hai tri kỷ Văn Cao và Trịnh Công Sơn cứ hồn nhiên "phóng điện". Còn đám trẻ chúng tôi thì sung sướng "tích điện". Mùa xuân 1988 cũng thật dễ thương. Ngày ấy, con hẻm Phạm Ngọc Thạch nhà Sơn và căn gác phố Trần Quốc Toản của Đinh Cường luôn là nơi đi về của những chia sẻ, những chất ngất. Và sau đấy, một cao trào đổi mới, mở cửa ập đến mang tới sự phục sinh cho biết bao thân phận văn nghệ sĩ. Xuân ấy, Trịnh Công Sơn còn khá phong độ, tuy đã phải giữ gìn trước rượu.

Một điều gì đó ập đến với Sơn kiểu như "Tình yêu mật ngọt/mật ngọt trên môi/tình yêu mật đắng/mật đắng trong đời..." khiến anh trẻ ra lạ kỳ. Sơn viết nhiều và uống lại. Vẫn giai điệu của thuở nào, nhưng Sơn đã được làm mới nhờ sự xuất hiện của những ca sĩ trẻ tài năng như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Thu Phương...

Sự ra đi của Văn Cao hồi tháng 7.1995 khiến Sơn buồn nhiều. Có hẫng hụt gì đó không thể thốt nên lời. Và hai năm sau, năm 1997, cũng tháng 7, bước hẫng ấy đã đưa Trịnh Công Sơn hôn mê vào bệnh viện. Chính khi trên sân khấu chương trình "Một thập kỷ tình khúc" do báo Lao Động tổ chức, khi "Sóng về đâu" của Sơn vang lên thì trong bệnh viện, Sơn tỉnh lại.

Mùa xuân 1998, Trịnh Công Sơn hồi phục dần trong "tiến thoái lưỡng nan". Bạn bè vẫn luôn bên anh vui vầy.

Mùa xuân 1999, Trịnh Công Sơn tròn tuổi lục tuần. Khi thì ghé "quán Trịnh" của Trinh, khi thì dừng "Quê hương" của Tịnh, Sơn tưởng như mình đã bình phục sau chuyến ra kỷ niệm 100 năm TP. Quy Nhơn để dào dạt lại một thời "Biển nhớ". Nhưng ai dè, những thăm thú vô tình ấy lại dự báo một sự thật của "lá rụng về cội". Và năm 2000, khi mùa xuân vừa khép lại, khi giọng nói của anh qua điện thoại cùng tôi về "Đoá hoa vô thường" dường như còn ấm trong căn phòng, Sơn đã làm ra điều phải tin trong ngày "cá tháng tư" bằng chính sự ra đi của mình.

Tự nhiên thấy trống vắng thế, mùa xuân "trống vắng, quá trống vắng từng giọt máu". Và trống vắng thủ thỉ: "Mùa xuân lại đến xin mãi ăn năn mà thôi"...


Hai ngày sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất tôi có duyên cơ may mắn, có mặt vào đêm tưởng niệm nhạc sĩ TCS, ngày 3 tháng 4, năm 2001. Ðấy là đêm Nhạc sĩ lão thành Phạm Duy đã đọc một chương trong Hôì Ký của mình, trong phần tưởng niệm của ông về Trịnh Công Sơn. Sau đó ông có thêm một đoạn cuối viết khi nghe TCS qua đờị Tất cả baì noí chuyện của Phạm Duy đều được đăng trong Tập San Thi Văn số 14.

Bài đăng này không phaỉ là baì tường trình, cho nên không noí đến cảm xúc của nhạc sĩ Phạm Duy lúc đó. Nhạc sĩ Phạm Duy đầu trắng bạc phơ, nhưng giọng nói còn rất hùng hồn, mạnh mẽ. Trước khi bắt đầu phần noí chuyện của mình, ông đứng một đôi giây trước bàn thờ cuả Trịnh Công Sơn. Trên bàn thờ, là một tấm ảnh hiện nay còn nằm trlên Net, do hoạ sĩ Hồ Thành Ddức vẽ, một Trịnh Công Sơn còn trẻ, mắt mở lớn, có đôi chút ngơ ngác, ngây thợ Ðoạn cuối nhạc sĩ Phạm Duy xúc động. Cả phòng im lặng, chỉ có tiếng noí rất nghẹn ngào, đầy lệ của ông. Noí về TCS, hình như ông nói lên cảm nghĩ của chính ông, về thân phận của những ngươì nghệ sĩ, "rồi cũng phải mang số phận cô đơn truyền kiếp, ở quê hương hay xa quê hương, vào thời bình hay chinh chiến, giữa đám đông hay khoảng trống, nơi thiên đàng hay địa ngục... Chỉ còn có thể về với mình, về với tôi như Sơn đã nóị "

Xen kẽ buôỉ noí chuyện là những bài hát của Trịnh Công Sơn, vơí những giọng hát tên tuôỉ. Thật ra sự có mặt của những người tên tuôỉ hôm ấy, hay vô danh tiểu tốt, bạn thân hay chỉ là người aí mộ TCS, cũng đều mang một tâm sự bàng hoàng, tiếc nuôí như nhaụ Mộ.t phần tiếc nuối người ra đi, một phần tiếc nuối một thời đã quạ Baì "Cuối cùng cho một tình yêu", Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ thơ họa sĩ Trịnh Cung, được ca sĩ Như Mai trình bày :

"Ừ thôi em về trơì mưa giông tới
Bây giờ anh vui, hai bàn tay đói "..

Baì "Cát Bụi", vơí giọng ca, hơi khàn, hơi có âm hưởng Khánh Ly, và với cách trình diễn say sưa, man dại, có chút gì hippy được Lê Uyên gào thét, cho ta caí cảm giác cô ta gào dùm TCS.

Khi Lệ Thu cất tiếng hát, thì thật sự đã hoàn toàn đem lại cái không khí Saigon xưa trở về. (Một SaìGòn mơ hồ trong trí nhớ, trong văn chương, báo chí, vì hồi ấy tôi chưa tơí tuôỉ ra vào phòng trà).

Lệ Thu bắt đầu vơí bản "Hạ Trắng", một bản mà Hoàng Thi Thao, ngươì giới thiệu Lệ Thu, dám noí không ai vượt qua được giọng ca này, ngay cả Khánh Lỵ Sau bản Hạ Trắng, Lệ Thu có vẻ thư thái hơn. Cô đứng tựạ người lên đàn dương cầm, mắt sáng long lanh, miệng hơi mỉm cươì. Bản Hạ Trắng đã đem quan khách trở về với thuở ba mươi năm về trước, chắc hẳn gơị nhớ cho người ca sĩ này thuở vàng son cuả riêng cô và Saì Gòn trong lòng moị ngườị

Tôi lớn lên trong thời nhạc Trịnh Công Sơn. Những bản "Diễm Xưa", "Hạ Trắng", "Chiều một mình qua phố", đi vào lòng ngườị Không nhỏ lắm để có thể quên những điệu nhạc, lời rất thơ, rất mới, tạo cho người nghe cái cảm giác mênh mông, tâm trạng của những người sống giưã chiến tranh, của đất nước chia haị Nhưng vì còn nhỏ, vã không quen ai trong giới làm văn nghệ, nên không rõ xuất xứ cuả những bản nhạc nàỵ Nhờ " Ðêm tưởng nhớ ", tôi được nghe và được sống lại thời điểm lịch sử này, qua câu chuyện kể cuả những thân hữu hay những người cùng thời của Trịnh Công Sơn, những Trịnh Cung, Ðỗ Ngọc Yến, Hồ Thành Ðức vvvv…

Caí cảm giác đặc biệt khi ra về thật là khó tả. Mang mang, buồn buồn, xót xa cho thân phận của tất cả những người sống giữa chiến tranh, nhất là giới trẻ Việt Nam, và cho những nghệ sĩ đứng giữa thời cuộc.

Cả tháng sau, nhiều baó chí và nhất là nhiều trang web, đem Trịnh Công Sơn ra phê bình. Kẻ binh, người chệ Có khi tôi cũng góp tiếng nói của mình. Một lúc sau, tôi nhận thấy mọi lời nói rồi cũng thế thôị Một người đã mất , đem đi tất cả. Người ta phê bình, chỉ trích ông hay ca ngợi ông, tất cả cũng trở thành cát bụi, bay vào khoản không. Chẳng biết một trăm năm sau, người ta còn hát nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn không nhỉ. Chắc chắn những bản hát để đời thế nào cũng đi vào lòng ngườị

Ai không xót xa, không cảm số phận con người khi nghe:

"Hát bụi nào hóa kiếp thân tôi
Ddể một mai vương hình hài lớn dậy
Ôi cát buị tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi

… Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Bỗng một chiều tóc trắng như vôi"
Sau một lần, đọc lời phê bình khen chê Trịnh Công Sơn, cá nhân tôi xin góp một baì thơ sau đây, chắc đôi phần mang tâm trạng của nhiều người cùng một thời với nhau, nay nhìn đời với một chút hửng hờ, một chút triết nhà Phật.
 

fruit NHO

Active Member
Từ “Diễm Xưa” đến “Một Cõi Đi Về”
Lê Hữu


Gió trời xin ngủ bình yên
coi như giấc mộng ưu phiền đấy thôi
Nguyễn đình Toàn


Nói về Trịnh Công Sơn (TCS) thì chẳng bao giờ hết chuyện. Chỉ cần ghi lại một buổi tranh luận giữa bạn bè về nhạc, về con người TCS, là đã có biết bao điều để nói. Người ta cũng có thể viết những cuốn sách rất dày nói về ông, về nhạc của ông, với những phê phán, nhận định, khen chê hay dở... Cái khó bao giờ cũng vẫn là bắt đầu như thế nào...

Khi ấy là vào những năm 66-67 thì phải. Tôi nhớ, lần đầu nghe tình khúc TCS, cái cảm giác ấy lạ lắm, thú vị lắm. Một vài ca sĩ đã trình bày Diễm Xưa trước đó, nhưng phải đợi đến lúc TCS tìm ra được Khánh Ly, người nghe mới thực sự nghe ra Diễm Xưa. Sau đó là những Nhìn Những Mùa Thu Đi, Lời Buồn Thánh, Tuổi Đá Buồn, Hạ Trắng, Mưa Hồng, Nắng Thủy Tinh..., tất cả đều rất mới, rất lạ, rất là cuốn hút người nghe. (Những Ướt Mi, Thương Một Người trước đó ít được biết đến dù được thể hiện qua những giọng ca khá nổi tiếng thời ấy).

Người ta chờ đón những tình khúc tiếp theo nữa của TCS, và ông đã không làm mọi người thất vọng. Những Biển Nhớ, Tình Nhớ, Tình Xa, Tình Sầu, Như Cánh Vạc Bay, Ru Ta Ngậm Ngùi... lần lượt theo nhau ra đời, lần lượt được người nghe tán thưởng. Có thể nói đây là thời kỳ viết nhạc sung sức nhất của TCS, và những tình khúc hay nhất, phổ biến nhất, quyến rũ người nghe nhất đã ra đời trong thời kỳ này. Nhạc tình TCS đã hoàn toàn chinh phục trái tim người nghe vì cái mới, cái lạ, cái đẹp, đến mức có một lúc nào đó mọi người tưởng như đã quên đi tên tuổi của các nhạc sĩ khác, quên đi những ca khúc thịnh hành trước đó, và chỉ còn lại có nhạc TCS. ở mỗi quán café, mỗi góc phố, mỗi con đường đều nghe vẳng ra tiếng đàn guitar bập bùng, những nốt nhạc đệm rời rạc, và giọng hát khao khao cất lên những lời buồn bã kể lể về thân phận, về quê hương chiến tranh và cả về tình yêu của những lứa đôi trong thời buổi ấy nữa. (Ngày nay không còn ai hát nữa những Ca Khúc Da Vàng của một thời -những ca khúc có số phận bèo bọt, được tung hê ở miền Nam, nhưng bị cấm ngặt tại miền Bắc thời ấy-, chỉ nhạc tình TCS là còn ở lại).

Nhạc TCS có ma lực gì mà cuốn hút, mê hoặc người nghe đến như vậy. Chắc không phải là một loại “thời trang nhạc tuyển”. Nếu chỉ là nhạc thời trang hoặc một cái mốt thời thượng thì đâu có sống lâu đến vậy, nhiều lắm cũng chỉ qua được mấy mùa. Thử nghe lại bài Diễm Xưa xem sao. Về giai điệu, cũng chẳng có gì đặc biệt lắm, cũng là tiết tấu chầm chậm, dễ dãi, những ngắt câu ngắt nhịp, lặp đi lặp lại. Câu nhạc đầu lại na ná câu đầu một bài hát thể điệu slow rock phổ biến từ những năm trước đó (Bước Chân Chiều Chủ Nhật, Đỗ kim Bảng). Không có gì đặc biệt. Vậy thì cái hay, cái lạ của nhạc TCS, của bài hát, là ở lời chứ đâu phải ở nhạc. Đến cái tựa “Diễm Xưa” cũng đã là lạ, cũng đã gợi ra nhiều dấu hỏi. Tại sao là Diễm, Diễm nào vậy, Diễm xưa thế nào, Diễm nay ra sao? Diễm xưa, mà sao lại chỉ kể toàn chuyện mưa. (Hạ trắng, mà sao lại chỉ kể toàn chuyện nắng). Mưa TCS cũng lạ, không giống những cơn mưa của những bài nhạc khác. “Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ...”, rồi lại “trên bước chân em âm thầm lá đổ...” Vậy thì mưa rơi hay lá rơi, nghe tiếng mưa hay nghe tiếng lá? Ngôn ngữ TCS nghe cũng lạ với những “tầng tháp cổ, vết chim di, xanh buốt, đau vùi, bia đá, đá sỏi, phiêu lãng, lãng du...” Người ta vẫn nói chuyến xe, chuyến tầu, chuyến đò, chuyến phà, chưa thấy có ai nói “buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua”. Lại còn những câu hỏi: “Làm sao em biết bia đá không đau? Làm sao em nhớ những vết chim di?”. Biết đâu mà trả lời. Những ý tưởng có khi chẳng dính dấp, liền lạc gì với nhau. “Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động” thì có liên hệ gì đến chuyện bia đá đau hay không đau. “Xin hãy cho mưa qua vùng đất rộng” thì có liên quan gì tới vụ “người phiêu lãng quên mình lãng du”. Nghe như ông nói gà bà nói vịt, hoặc lấy câu trong bài hát này bỏ vào bài hát kia vậy. Vậy mà tuổi trẻ ngày ấy đã phải lòng Diễm Xưa, đã nghe đi nghe lại, nghe mãi nghe hoài không biết chán. Diễm Xưa, Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn, Diễm Xưa. Tôi không rõ từ thành đến tỉnh đã có bao nhiêu quán café mang tên Diễm Xưa, bao nhiêu quán café mang tên Tình Nhớ, Hạ Trắng, Mưa Hồng..., và những cô chủ quán hay những cô cashier xinh đẹp không đợi khách yêu cầu đã tự động cho chạy liên tục hết cuốn băng này đến cuốn băng khác những Ca Khúc Da Vàng, những Tình Khúc Trịnh Công Sơn, mà không cần phải bận tâm lắm đến chuyện café ngon hay không ngon.

Nhạc TCS quyến rũ người nghe đến như vậy, nhưng có một điều lạ là không phải ca sĩ nào cũng hát được nhạc TCS. Con số những ca sĩ hát nhạc họ Trịnh này nghe được không có nhiều, chỉ một vài. Ngay đến những ca sĩ tên tuổi thời ấy, hát thử TCS vài bài, cũng không thành công, cũng không nghe ra TCS. Từ đó, biết là không ăn, thôi không hát thêm nữa. Những ca sĩ khác, tự lượng sức mình, không chơi nhạc TCS, vì không muốn “như cánh chim chìm xuống”. Làm sao biết được giọng hát nào là thích hợp, là thể hiện được nhạc TCS? Cứ thử hát đi, thính giả sẽ nói cho biết, người nghe sẽ trả lời. Nghe nhạc TCS từ một giọng ca không phải để hát nhạc TCS giống như là uống rượu giả vậy. Từ khi những giọng ca chuyên hát nhạc TCS bỏ nước ra đi, ở trong nước người ta vẫn loay hoay tìm kiếm, cố gắng tìm cho bằng được những giọng ca khác để thay thế, cố gắng lăng-xê một vài tên tuổi, nhưng kết quả vẫn là “gần như niềm tuyệt vọng”, và người nghe vẫn nhắc nhở đến tên những ca sĩ cũ gắn liền với nhạc TCS. Có vẻ nhạc TCS thích hợp với giọng nữ nhiều hơn, chỉ một vài nam ca sĩ thể hiện được một đôi bài... Phải nghe Khánh Ly hát Diễm Xưa mới biết thế nào là “trong cơn đau vùi”, mới thấy đau xót “làm sao có nhau”, mới thấy “hằn lên nỗi đau”, mới hiểu được tại sao “sỏi đá cũng cần có nhau”. Còn phải nghe “sầu thôi xuống đầy” bằng những nốt nhạc luyến láy mềm mại ở chữ “xuống”, và bằng chính giọng hát ấy, mới thấy được cánh lá khô lả tả xoay vòng trước khi chạm đất, là dấu chấm “cuối cùng cho một tình yêu”. Phải nghe Lệ Thu hát Hạ Trắng mới nghe ra được tận cùng cái thê thiết của “gọi tên em mãi suốt cơn mê này” trong tiếng kèn saxo réo gọi. Và còn phải nghe cả “Ru Ta Ngậm Ngùi”, bằng chính giọng hát ấy, mới nghe ra nỗi cô đơn sâu thẳm của “người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm”.
 

fruit NHO

Active Member
Cái mới trong ngôn ngữ TCS:


Trong những lời nhạc TCS, người ta nhặt ra được rất nhiều cái mới, từ cách dùng chữ cho đến những ý tưởng. Về màu sắc chẳng hạn, trước đây ta đã có xuân hồng, hạ đỏ, thu tím, thu vàng... thì nay lại có thêm “hạ trắng”, và cả những cơn “mưa hồng” (của những cánh phượng rơi), “mưa xanh” (của những lá me bay) cho đủ sắc màu. Về nắng thì có “nắng thủy tinh vàng”. Sau tóc mềm, tay mềm, vai mềm, nay lại có thêm “ngoài kia không còn nắng mềm” (Chiều Một Mình Qua Phố). Đôi lúc cái mới được đẩy đi quá đà: hết nắng sớm, nắng chiều, lại đến “có khi nắng khuya chưa lên” (vẫn Chiều Một Mình Qua Phố). Tại sao không? Nhạc sĩ họ Trịnh có thể nói, “Có mưa khuya thì cũng phải có nắng khuya chứ.” Và “nắng như môi hoàng hôn trên phố” (Chiều Trên Quê Hương Tôi) cũng phải được kể là... nắng mới.

Ta có nghe bể mắt, hồ mắt, giếng mắt, giòng mắt... chứ chưa nghe ai nói “chiều đã đi vào vườn mắt em” (Nắng Thủy Tinh).

Ta có nghe giọt buồn (chắc là giọt café), sợi buồn (con nhện giăng mau) chứ chưa thấy ai nói “ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô” (Rừng Xưa Đã Khép). Nghe hay hơn là “cọng cỏ khô buồn”. Tương tự, “tóc xanh mấy mùa”, “hoa vàng mấy độ”, “sen hồng một nụ”, “quỳnh hương một đóa” nghe hay hơn là mấy mùa tóc xanh, mấy độ hoa vàng, một nụ sen hồng, một đóa quỳnh hương.

Ta cũng đã nghe giọt mưa, giọt nắng, giọt đắng, giọt sầu... nay lại có thêm “giọt chiều trên lá, như mắt người cười giữa chiều phai” (Chiều Trên Quê Hương Tôi).

Có rất nhiều những cái mới như vậy trong lời nhạc TCS.

Lối sử dụng tính từ như một danh từ, và ngược lại, trước ông vẫn có người dùng, thế nhưng những chữ ông dùng nghe vẫn cứ mới và thú vị, như “nghe những tàn phai”, “tôi là ai mà còn trần gian thế?...”

Có những chữ dùng rất cũ, qua tay TCS, như được làm mới lại, vì được sử dụng với những ý mới mẻ:

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về... (Một Cõi Đi Về).

“Nhật, nguyệt” là những chữ thật xưa cũ, đi với “trên hai vai ta” và “rọi suốt trăm năm” lại nghe như có vẻ mới.

Chữ “cõi” trong cõi sống, cõi chết, cõi nhân gian, cõi người ta..., dùng trong “một cõi đi về” như được khoác cho chiếc áo mới. Nói “một chốn đi về” nghe vừa hẹp, vừa không được trọn ý.

Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng... (Một Cõi Đi Về)

“Nhân gian” thì cũ, nhưng “đôi tay nhân gian” quả là chưa có ai dùng, và cũng không thể tìm ra được chữ nào hay hơn để thay thế.

Em theo đời cơm áo, mai ra cùng phố xôn xao... (Yêu Dấu Tan Theo).

“Cơm áo” là chữ dùng quá thường, nhưng “đời cơm áo” thì nghe lại mới, nhất là đi với “phố xôn xao”.

Thôi em đừng khóc nuối, cho môi còn chút thanh tân... (Yêu Dấu Tan Theo).

Thực khó tìm ra được chữ nào hơn “thanh tân” để chỉ đôi môi chưa hôn ai một lần.

Chữ “chút” ở câu trên cũng hay được ông dùng. Cái gì cũng chỉ chút chút thôi, không nhiều lắm, chỉ là một thoáng mong manh. Chữ ấy tuy cũ mà lại mới, làm đẹp thêm câu hát:

Có chút tình thoảng như gió vội... (Như Một Lời Chia Tay)

Có chút nắng trong tiếng gà trưa... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)

Đi về đâu hỡi em, khi lòng không chút nắng... (Đời Gọi Em Biết Bao Lần)

Tôi xin làm chút gió, mát thêm những bờ vai... (Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời)

Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên... (Ru Ta Ngậm Ngùi)

Dịu dàng trao chút hương hoa mùa xuân... (Vẫn Có Em Bên Đời)

Cho ta còn mãi mãi, chút mùi phấn hương bay... (Yêu Dấu Tan Theo)

Có rất nhiều “chút” như vậy trong những lời nhạc TCS.


Khi nói “tự do như gió thổi trên đồng rộng”, hoặc “hạnh phúc như đón mẹ đi chợ về” là mượn hình ảnh để cụ thể hóa những ý niệm trừu tượng. ở TCS, ta gặp rất nhiều những lối diễn đạt như vậy. Sau mỗi chữ “như” là mỗi hình ảnh, mỗi ý tưởng giàu tính sáng tạo:

Tôi như từng cánh diều vui... (Nguyệt Ca)

Chuyện trò với lá cây, rồi buồn như lá bay... (Tình Sầu)

Nhìn người đi như mây vô danh... (Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày)

Em cười em nói, như sóng đùa biển khơi... (Tuổi Đời Mênh Mông)

Đời sao im vắng như đồng lúa gặt xong, như rừng núi bỏ hoang...

(Ru Ta Ngậm Ngùi)

Cho con mắt người tình, ấm như lời hỏi han...

(Những Con Mắt Trần Gian)

Có rất nhiều, rất nhiều những cái “như” như vậy trong lời nhạc TCS.


Ta còn gặp những cách ví von khác: “Chiều nay em ra phố về, thấy đời là những quán không” (Nghe Những Tàn Phai), hoặc: “Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do” (Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ).

Trái tim TCS dễ bắt được những rung động của thiên nhiên. Trong những lời nhạc của ông, hoa cỏ, núi đồi, sông suối, nắng gió, mùa màng... cũng đều biết cảm xúc, biết nhớ biết thương, biết cười biết khóc, biết vui biết buồn...

Tóc em cười trong gió... (Yêu Dấu Tan Theo)

Gió đến chơi từ bờ biển xa... (Chiều Trên Quê Hương Tôi)

Gió sẽ mừng vì tóc em bay, cho mây hờn ngủ quên trên vai...

(Như Cánh Vạc Bay)

Suối đón từ bàn chân em qua, lá hát từ bàn tay thơm tho...

(Như Cánh Vạc Bay)

Dưới chân ngày cỏ xót xa đưa... (Cỏ Xót Xa Đưa)

Nhớ gì mà nắng vàng cánh rừng... (Vẫn Có Em Bên Đời)

Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ, sỏi đá trông em từng giờ... (Biển Nhớ)

Phải có một trái tim thật là nhạy cảm, những giác quan thật là bén nhạy, mới có thể đọc được, nghe được và hiểu được ngôn ngữ kỳ diệu của thiên nhiên, mới có thể “chuyện trò với lá cây”, hay “hôn một nụ hồng, hỏi thăm về giọt nắng”, hoặc “đi trong sương mù, gọi cây lá vào mùa”.

Thử làm một sự so sánh giữa TCS và các nhạc sĩ khác trong cách diễn đạt lời nhạc: Trong lúc Phạm Duy viết: “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi...” (Nghìn Trùng Xa Cách), thì ông viết: “Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng...” (Như Cánh Vạc Bay). Cung Tiến viết: “Lòng cuồng điên vì nhớ...” (Hoài Cảm), thì ông viết: “...chợt từng bước em là từng mũi đinh cuồng điên” (Tưởng Rằng Đã Quên). Phạm đình Chương viết: “Người đi qua đời tôi...” (Người Đi Qua Đời Tôi, thơ Trần Dạ Từ), thì ông viết: “Đời tôi có ai vừa qua...” (Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ).

Ngôn ngữ TCS đôi lúc cũng được đi vào những sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống. Bạn hỏi thăm sức khỏe: “Hồi này có gì lạ?”, trả lời: “Thì cũng một ngày như mọi ngày thôi.” Bạn rủ ra quán nhậu, không muốn đi, bèn nói: “Ngồi nhà nhậu thoải mái hơn, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.”
 

fruit NHO

Active Member
Cái lạ trong ngôn ngữ TCS:


Cái mới được đẩy đi xa chút nữa dễ trở thành cái lạ. Cái lạ dễ thấy trong lời nhạc TCS trước tiên là những điều không lý giải được. Những ý tưởng trong một bài nhạc lại như có vẻ chắp vá, thiếu mạch lạc, thậm chí đứt đoạn, rời rạc, thường tạo những khó hiểu hoặc bất ngờ cho người nghe:

“Tim nào có bình yên” mà sao lại “ta rêu rao đời mình”?

“Từ khi trăng là nguyệt” mà sao lại “trong tôi có những mặt trời”? (mà không phải là mặt trăng).

“Đôi khi thấy trăm vết thương” mà sao lại “rồi như đá ngây ngô”?

“Mặt trời nào soi sáng tim tôi” mà sao lại “để tình yêu xay mòn thành đá cuội”?

“Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng” mà sao lại “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”?

Người nghe tuy có thích nhạc TCS nhưng lại ít khi thuộc được trọn bài nào của ông cũng vì những chỗ khó hiểu và những ý tưởng không liền lạc như vậy.

Ta còn gặp những cái bất ngờ thú vị khác. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không?” Ông hỏi vậy, và người nghe chưa kịp suy nghĩ để trả lời thì ông đã giải đáp luôn: “Để gió cuốn đi”. Lát sau lại hỏi tiếp: “Sống trong đời sống cần có một mối tình, để làm gì em biết không?” Câu trả lời vẫn là “để gió cuốn đi”. Một người bạn tôi gọi những câu hát này là “đố vui để học”.

Đến cả những cái tựa bài hát nghe cũng là lạ. “Gần Như Niềm Tuyệt Vọng” nghĩa là sao? Mới chỉ gần gần thôi, chưa đến nỗi tuyệt vọng lắm, vẫn còn có chút hy vọng (?). Vậy thì cũng được an ủi phần nào. “Cỏ Xót Xa Đưa” nghe cũng hay hay, nhưng đến “Tình Xót Xa Vừa” thì lại hơi khó hiểu. Biết thế nào là vừa. Là xót xa vừa phải thôi, không nhiều lắm chắc? “Nghe Những Tàn Phai” nghe cũng hay hay, nhưng đến “Xanh Lòng Phai Tàn” thì lại hơi lấn cấn. Nghe giống như ... “xanh vỏ đỏ lòng”.

Có những chữ TCS hay dùng đi dùng lại nhiều lần, đôi lúc có hơi lạm dụng, nghe không được ổn lắm. “Khói trời mênh mông” hoặc “tuổi đời mênh mông” nghe vẫn hay và dễ hình dung hơn là “mắt cười mênh mông giữa đôi bàn tay” (Vẫn Có Em Bên Đời). Dù là mắt cười hay môi cười thì cũng khó mà mênh mông được (không giống như “mắt em mênh mông buồn”). Tương tự, không dễ gì hình dung được thế nào là một tiếng hát... rực rỡ, xanh xao, hay vàng vọt, như là “nghe tiếng hát xanh xao của một buổi chiều” (Lời Buồn Thánh). Nhưng cũng không hề gì, người hát vẫn cứ hát, người nghe vẫn cứ nghe, có khi lại thấy thích vì những cái là lạ ấy.

Có khi những cái sai vẫn cứ được mọi người chấp nhận, và đấy cũng là một cái lạ nữa. “Một trăm năm đô hộ giặc Tây” (Gia Tài Của Mẹ), câu ấy một đứa bé lên mười ở Việt nam cũng biết là sai, vậy mà vẫn cứ được hát đi hát lại một thời nào ở trong nước. Lỗi ấy hoặc vì thiếu chữ (để sánh đôi với “môt ngàn năm nô lệ giặc Tầu” ở câu trước), hoặc vì trong lúc đặt lời phải chịu gò ép theo những nốt nhạc cao thấp, trầm bổng. (Phạm Duy chẳng hạn, cũng không vượt qua được cái khó tương tự. “Chuyện đôi ta... buồn ít hơn vui” là câu hát mà ông rất muốn viết ngược lại để kể về một chuyện tình buồn thảm mà hai kẻ yêu nhau nay đã “Nghìn Trùng Xa Cách”). Hoặc, trong một lúc vội vàng, nhạc sĩ họ Trịnh đã viết nhầm một chữ trong câu hát, đọc thành “công viên chiều qua rất... ngắn” (Nhìn Những Mùa Thu Đi), và đến nay nhiều người vẫn cứ hát theo như vậy mà không bao giờ chịu đổi lại thành “rất nắng”, cũng không bao giờ tự hỏi đâu là sự khác biệt giữa... công viên ngắn và công viên dài.

Sau một quá trình nhiều năm nghe nhạc TCS, và lắm lúc còn hát nghêu ngao nữa, tôi thấy cần phải thú nhận một điều, có đôi khi nghe những lời nhạc của ông, tôi thực tình không hiểu ông muốn nói điều gì, và tôi nghĩ may ra chỉ có ông mới giải thích nổi. Tôi nói “may ra” là bởi vì, nói thật, nhiều khi tôi chắc ông cũng không hiểu gì... hơn tôi lắm. Có khác một điều, ông viết ra những lời ấy là xong, là “thân nhẹ nhàng như mây”, còn lại người nghe là chúng tôi thì cứ phải suy gẫm, phải loay hoay giải đoán này nọ, thật là mệt mỏi.

Tôi có đứa cháu thích nhạc TCS. Có hôm cháu hỏi: “Cháu thích bài này. Nhưng mà có mấy câu cháu không sao hiểu được. Tại sao “trong khi ta về lại nhớ ta đi”? Nghe giống như “Vân Tiên cõng mẹ chạy vô chạy ra” quá. Còn “từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe” nghĩa là sao?” Sau khi loay hoay giải thích những đối nghịch và tương quan giữa đi, về, sông, biển mà đứa cháu có vẻ vẫn không chịu hiểu, tôi đành phải nói: “Vấn đề là cháu thích nghe hay không thích nghe, thế thôi. Nếu thích là tốt, cứ tiếp tục nghe. “Đừng băn khoăn, đừng nghi ngại”. Nhạc TCS là nhạc “đừng hỏi tại sao”. Tất nhiên là câu trả lời không làm đối tượng thỏa mãn, nên sau đó tôi lại phải đưa ra lối giải thích khác: “Câu hỏi của cháu là những “lời bể sông”, mà cách đây ba mươi năm, nghĩa là “từ độ suối khe”, chú cũng đã từng hỏi như vậy.” Không rõ đối tượng có thỏa mãn hơn, nhưng từ đó không thấy hỏi han gì thêm nữa, trong lúc nghe thì vẫn cứ nghe. Nói điều này để thấy rằng đã có đến hai thế hệ nghe và yêu thích nhạc TCS.


Cái lạ được nâng lên một bậc nữa lại đi đến chỗ cầu kỳ, lập dị, hoặc sáo rỗng, vô nghĩa, thường thấy trong những bài nhạc TCS viết ở thời kỳ đầu, như: “Ngựa hồng đã mỏi vó, chết trên đồi quê hương...”, hay “người hãy nhớ mang theo hành trang qua khoang trời vắng chân mây địa đàng” (Xin Mặt Trời Ngủ Yên); hoặc như: “Có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím...” (Chiều Một Mình Qua Phố); hoặc như: “Bài ca dao trên cồn đá, trên ngai vàng quê nhà... (Vết Lăn Trầm), hoặc như: “Rồi dòng sông cũng mang theo tên người vào huyền thoại, tay hư vô che dấu, chiều qua truông mây sâu...” (Lời Của Dòng Sông). Những lời lẽ khiến người nghe cứ phải suy gẫm mãi và dễ cảm thấy mình... “rồi như đá ngây ngô”.

Tôi nhớ có lần nghe TCS loay hoay giải thích ý nghĩa về cái tựa một bài hát của ông và câu “giật mình ôi chiếc lá thu phai”, và về chữ “da du” do ông sáng chế trong câu “chờ ta da du một chuyến” (Vết Lăn Trầm). Ông sợ người nghe không hiểu rõ ý nghĩa những từ này, thế nhưng, ông càng cố gắng giải thích, người nghe là tôi lại càng... thấy khó hiểu. Ông muốn nói gì thì nói, với tôi, chiếc lá thu phai là... chiếc lá thu phai. Như thế là đủ, như thế là hay rồi, đâu có cần lời giải thích nào thêm nữa. Ngày xưa chúng tôi đã không đòi ông phải cắt nghĩa thế nào là “lời buồn thánh” với lại “vết lăn trầm”, thì bây giờ có lẽ nào lại đi thắc mắc vớ vẩn về chữ nghĩa của TCS.
 

fruit NHO

Active Member
Cái đẹp trong ngôn ngữ TCS


Có người gọi TCS là thi sĩ. Tôi không cho là như vậy. Ông có làm thơ, và trong những câu nhạc của ông ta nhặt được những ý thơ và cả những câu thơ thật là đẹp nữa, nhưng ông mãi mãi là nhạc sĩ, không phải là thi sĩ. (Cũng như ông có vẽ tranh, nhưng không phải họa sĩ). Nếu ông chỉ làm thơ, tôi không chắc ông sẽ được bao nhiêu người biết tên. Không có ông, ta còn nhiều thi sĩ khác. Nhưng chỉ có một TCS thôi. Tôi có đọc ít bài thơ ông, có bài hay, nhưng vẫn không gây cho tôi ấn tượng nào rõ nét lắm, nghĩa là dưới mỗi bài thơ ông không để lại dấu ấn đậm nét nào có khắc tên ông. Thế nhưng nhạc của ông thì đúng là nhạc TCS. Dường như chỉ khi ông viết lời nhạc, cái thi hứng mới trào ra, những lời ấy như hóa thành thơ, và nhạc lẫn thơ bay lên. Người nghe đôi lúc khó phân biệt những câu dưới đây là nhạc hay thơ, là thơ hay nhạc, vì nhạc thơ, thơ nhạc quyện lẫn vào nhau:

Ta vẫn mong, ta chờ mãi trong từng ngày quạnh hiu

Ta vẫn mong em về đây cho đời bày cuộc vui...

(Rừng Xưa Đã Khép)

Vườn năm xưa em đã đến, nay trăng quá vô vi

Giọt sương khuya rụng xuống lá, như chân ai lần về...

(Nguyệt Ca)

Ta nghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh...

(Như Cánh Vạc Bay)

Những giọt mưa, những nụ hoa, hẹn hò gặp nhau trước sân nhà...

(Bốn Mùa Thay Lá)

Sau lưng ngày con gái. Môi son đừng biếng lười. Cho ta còn mãi mãi.

Chút mùi phấn hương bay... (Yêu Dấu Tan Theo)

Lời TCS hay đến mức, ở một đôi bài, nhạc không bắt kịp lời. Gặp phải những bài như thế tôi vẫn cứ tiếc, và đôi lúc nghĩ rằng ông ghép nhạc vào lời hơn là ghép lời vào nhạc. Những Nắng Thủy Tinh, Như Cánh Vạc Bay, Ru Ta Ngậm Ngùi, Yêu Dấu Tan Theo, Nguyệt Ca, Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ... là những bài thơ hơn là những bài nhạc. “Nắng Thủy Tinh” hoặc “Nhìn Những Mùa Thu Đi” chẳng hạn là những bài đẹp cả về lời thơ lẫn ý nhạc. Những nốt nhạc mềm mại rót xuống ở cuối câu “đưa em về nắng vương nhè nhẹ...”, nghe sao mà “nhè nhẹ”. Và tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu quấn quýt, đan quyện vào nhau đã luôn luôn là những tiếng hát của một mùa nào lãng mạn, ru tôi trong chiếc nôi đời êm ái, nhìn những cụm mây mùa thu bay đi, bay đi.


Trong nhạc TCS không phải chỉ có thơ mà còn có cả tranh vẽ nữa, và những bức tranh sinh động của ông cũng thể hiện qua những lời nhạc giàu hình ảnh, có khi chỉ là những nét ký họa, có khi là những bức tranh cảnh vật đầy mầu sắc, có khi là những bức chân dung của... “người về soi bóng mình, giữa tường trắng lặng câm”, hoặc những tranh tĩnh vật như “... thấy đời là những quán không, bàn im hơi bên ghế ngồi”, và còn có cả những bức vẽ trừu tượng nữa. Thử dạo qua một vòng phòng tranh TCS:

Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi. Mầu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời... (Nhớ Mùa Thu Hà Nội)

Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng, trời làm cơn mưa xanh dưới những hàng me... (Tuổi Đời Mênh Mông)

Trong lòng phố mưa đêm trói chân, dưới hiên nhìn nước dâng tràn, phố bỗng là dòng sông uốn quanh... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)

Một vài bức khác, đòi hỏi cần có chút tưởng tượng:

Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô. Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa... (Rừng Xưa Đã Khép)

Giòng nước mắt sẽ bay trong trời, làm cơn mưa rớt trên chăn gối, lời cỏ cây hát trên da người... (Hãy Khóc Đi Em)

Có rất nhiều những bức vẽ giàu hình ảnh và màu sắc như vậy.


Cái đẹp, cái hay có khi chỉ nằm ở một chữ trong câu hát, như là chữ “suốt” trong những câu dưới đây chẳng hạn:

Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì... (Một Cõi Đi Về)

Gọi tên em mãi suốt cơn mê này... (Hạ Trắng)

Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy... Hạ Trắng)

Hãy nghiêng đời xuống, nhìn suốt một mối tình...

(Để Gió Cuốn Đi)

Lá hát như mưa suốt con đường đi... (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)

Rọi suốt trăm năm một cõi đi về... (Một Cõi Đi Về)

Chữ “suốt” ở câu trên hay đến vậy lại bị một số ca sĩ đổi thành “xuống” thì quả là “nỗi đau phiền muộn” cho những người yêu nhạc TCS. Tương tự, trong “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, ở câu hát “thanh bình tiếng guốc reo vui...”, tiếng “guốc” bị một số ca sĩ đổi thành tiếng “hát” cũng là một “nỗi đau” khác, vừa vô nghĩa (tiếng hát làm sao mà reo được), vừa không nghe ra được những âm thanh rộn rã rất “thanh bình” trong tiếng guốc khua vang trên những vỉa hè, đường phố Hà nội, và hình ảnh thướt tha của những tà “áo mầu tung gió chơi vơi”. Hát sai một chữ làm hỏng một câu nhạc, có khi cả một bài nhạc.

Có những bài nhạc tôi chắc là TCS thích, vì vẫn nghe ông nhắc đến, nhưng lại ít có người hát, ít có người nghe. Có khi ông muốn nói nhiều quá, người nghe lại ít chịu nghe. Những bài hát được ông lồng vào những triết lý, những thiền vị chẳng hạn, dường như ít được thành công, hiểu theo nghĩa ít được phổ biến. Người nghe dễ đón nhận hơn nếu chỉ một vài nét chấm phá và một chút thi vị: “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ...” (Ru Em), hoặc “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...” (Mưa Hồng).

Cái đẹp còn ở những lời tả tình tả cảnh về một quê hương, một nơi chốn thân quen trong mỗi trái tim người Việt:

Chiều trên quê hương tôi, có những chốn riêng cho mọi người, những con đường lứa đôi, những góc hè phố vui... (Chiều Trên Quê Hương Tôi)

Hoặc: ... quê nhà đó năm xưa có em, có bóng dừa, có câu hò, có con đò chở nắng mưa đi.” (Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên)

Thật khó mà viết được những lời đẹp đến vậy nếu không có trái tim nặng trĩu tình yêu quê hương. “TCS đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui, và đau tận cùng những nỗi đau của tổ quốc mẹ hiền,” Văn Cao đã viết về ông như vậy.

“Đời Gọi Em Biết Bao Lần”, “Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời”, và “Tuổi Đời Mênh Mông” nữa...., là những bài hát thể hiện cái đẹp của lòng nhân ái.

Tôi có nghe đâu đó nói rằng nhạc TCS được cả người Nhật yêu thích, hoặc được dịch ra thứ tiếng này tiếng nọ. Tôi không tin lắm. Phải đau cái đau của thân phận máu đỏ da vàng, của một đất nước chìm ngập trong khói lửa chiến tranh, phải mang trong tim mình một quê hương rách nát, phải nghe được những lời “đại bác ru đêm”, phải thấy được “từng vùng thịt xương có mẹ có em”, phải thấy được xác những người lính chết vội chết vàng, “nằm chết như mơ”, và còn phải sống phải yêu thiết tha, sôi nổi trong những máu xương lửa đạn ấy, nghĩa là phải có trái tim hòa cùng một nhịp đập với trái tim người Việt mới nghe ra được từng lời nhạc TCS thấm vào từng mạch máu, từng tế bào. Nếu họ có tìm đến TCS, nhiều lắm cũng chỉ để “khảo sát một hiện tượng” được nhiều người Việt nói đến. Còn nếu nói rằng họ chỉ yêu thích những tình khúc TCS, tôi cũng còn chút ngờ vực cho đến khi có ai đó nói rằng có thể chuyển dịch được những lời nhạc của ông sang thứ tiếng nào đó để người ngoại quốc có thể hiểu được thế nào là “tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh”.

Ngôn ngữ TCS quả đã làm giàu và đẹp thêm cho kho tàng tiếng Việt, hoặc ít ra có thể nói mà không sợ lầm, ông là người viết lời đẹp nhất cho những ca khúc. Những lời đó trước đây và cả về sau nữa, tôi tin vậy, chưa từng có ai viết, và cũng không ai bắt chước, không ai làm giả được. (Nếu có hàng mạo hóa, người nghe sẽ nhận ra ngay những TCS “giả”). Như thế thì cái chết của ông, ít nhiều gì cũng gây nên những mất mát và thiệt thòi, ít ra là đối với những người có cái nhìn khách quan về những đóng góp của ông.
 

fruit NHO

Active Member
Tất nhiên không phải mọi ca khúc TCS đều hay cả. Có một số những bài hay, một số những bài trung bình, có bài chỉ nhặt ra được một hai câu, có bài không được kể là nhạc vì không bắt nguồn từ một cảm xúc nào, hoặc được làm theo đơn đặt hàng, như bài hát về công trình xây đắp thủy điện Trị an: “Dòng điện như dòng sông, cho đời một tấm lòng...” chẳng hạn. Cũng nói đến “dòng sông”, cũng nói về “tấm lòng”, nhưng người nghe thấy gượng ép, giả tạo. Những bài nhạc ấy không tồn tại được, không được ai hát. Chúng biến mất ngay khi vừa mới ra đời, và không được người đời nhắc tên. Những bài hát mang một số phận khác.

Nghe nhạc TCS giống như là nhấm nháp từng ngụm café hay từng ngụm trà nhỏ, từng ngụm nhỏ thôi, để nghe được cái hương vị đậm đà chầm chậm, từ từ thấm vào đầu lưỡi. Nghe nhạc TCS là phải nghe trong những lúc thư thả, không bận rộn, nghe “không cần vội vã”, nghe với “trái tim thật thà”, để nghe được từng câu, từng chữ, từng lời nhạc khe khẽ, nhẹ nhàng len lỏi, luồn lách vào mọi ngóc ngách trong cơ thể, thấm vào từng mạch máu, chạm khẽ đến trái tim.


Tình yêu trong nhạc TCS


Mùa xuân thay lá mùa đông, để nghe chim hót chuyện tình...

(Thành Phố Mùa Xuân)

Câu hát ấy là một trong những câu tôi thích trong những ca khúc TCS. Có hai lý do: thứ nhất, câu ấy làm nhớ tới câu thơ ngày xưa của Vũ Thành:

Đàn chim về hót trong thành phố

kể chuyện hai người xa cách nhau

Thứ hai nữa, đấy là một câu hiếm thấy trong những câu viết về tình yêu trong nhạc TCS: có mùa xuân, có cây lá đâm chồi nẩy lộc, có chim hót líu lo kể chuyện tình. Tình yêu trong nhạc TCS có một khí hậu riêng, có một bộ mặt khác, không giống như những ca khúc viết về tình yêu của những người viết nhạc khác. Dường như ông ít khi viết một chuyện tình nào trọn vẹn, tròn đầy, ông chỉ viết phần cuối, hoặc về một tình yêu đã mất. Cứ đọc thử những cái tựa bài hát là đủ thấy: Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu, Hãy Khóc Đi Em, Tình Nhớ, Tình Xa, Tình Sầu... Ông viết về những hạnh phúc buồn bã, những nỗi vui ngậm ngùi, những bất an và bất trắc của những cuộc tình không may... Những kẻ yêu nhau trong nhạc TCS có vươn tay về phía nhau nhưng không chạm tay vào nhau được.

Nghe nhạc TCS cũng là nghe những lời đau xót, những nỗi dằn vặt, giằng xé, dày vò, những “mưa quanh chỗ nằm”, những “đêm đổ xuống đời ta”, “đêm thì thầm tiếng buồn”... ở những lời ông viết ta đọc thấy những lần chia tay, những nỗi chia lìa:

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ... (Tình Xa)

Dù ngày mai em như chim bay, bỏ quên đây một người... (Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày)

Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng... (Như Cánh Vạc Bay)

Đâu ngờ tình như lá úa, khiến tôi chia lìa từng giấc mơ... (Trong Nỗi Đau Tình Cờ)

Ông cũng có những lần tự thú trong tình yêu, trái tim ông quá đỗi yếu mềm đến độ lắm lúc ông rất muốn quên đi một hình bóng mà vẫn không sao quên được. “Tưởng Rằng Đã Quên” chỉ là “Tình Nhớ” nối dài. Chỉ có khác một điều, “những bước chân mềm mại đã đi nhẹ vào đời” ở “Tình Nhớ”, đã đổi thành “chợt từng bước em là từng mũi đinh cuồng điên” ở “Tưởng Rằng Đã Quên”. Ông đã phải thú nhận, “Tưởng rằng có thể quên đi dễ dàng một cuộc tình, nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được.” Trái tim ông cũng đầy những mảnh vá. “Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia chỉ là một sự vá víu cho tâm hồn,” ông nói, “những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi....”

Có lắm lúc ông thật hồn nhiên trong tình yêu: “Tôi đã yêu em như trẻ thơ...”, hoặc “tôi đã yêu em bao ngày nắng, tôi đã yêu em bao ngày mưa, yêu em bên đời lặng lẽ..., yêu em trái tim thật thà” (Trong Nỗi Đau Tình Cờ). Cách yêu của ông cũng có vẻ hơi khác thường. Ông yêu thật từ tốn, thật chậm rãi, không phải vội vàng, như người ngồi nhấm nháp và thưởng thức từng ngụm trà nhỏ, hoặc ngồi nhìn từng giọt café rót xuống từng giọt, từng giọt, trong lúc lắng nghe từng nốt nhạc... “Yêu em không cần vội vã, yêu trong nỗi vui đợi chờ.” (Trong Nỗi Đau Tình Cờ). Thậm chí, còn có những khi “yêu em, yêu thêm tình phụ, yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ.” (Ru Em) nữa. Những lời lẽ nghe thì dịu dàng, nhẹ nhàng và đơn sơ như vậy, nhưng lại có bao nhiêu là vết thương. Những vết thương sâu mà ông gọi là... “vết thương hồn nhiên”. Những nỗi đớn đau mà ông gọi là... “niềm đau ngọt ngào” hay “nỗi đau tình cờ” (trong khi ông cũng biết chắc là khó mà ngọt ngào hay tình cờ nổi). Trong lòng ông luôn luôn dâng lên nỗi khát khao muốn được đi lại từ đầu, muốn được yêu thêm một lần nữa, muốn được bắt đầu lại một chuyện tình với trái tim mới biết yêu. Ông khẩn khoản: “Cho tôi đi xây lại chuyện tình...” (Xin Cho Tôi), những chuyện tình chắc hẳn đã để lại trong ông rất nhiều hối tiếc.

Trong những tình khúc TCS, tình yêu vừa là mật ngọt, vừa là mật đắng, “mật ngọt trên môi, mật đắng trong đời”. Tại sao lại như vậy? Người viết những ca khúc ấy không có lời giải thích, chỉ nghe ông nói, “Con người không thể sống mà không yêu. Có người yêu thì hạnh phúc, có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù dau khổ hay hạnh phúc, con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại.”

Những chuyện tình ông viết thường là những chuyện tình lặng lẽ, không sóng gió, không sôi nổi, nhưng không phải là không đắm say, nồng nàn.

Tôi xin làm cây xa, đứng nhìn em rực rỡ. Tôi xin làm nụ cười, chờ em giữa đôi môi. Tôi xin làm mộng nhỏ, em vừa giấc ngủ say... (Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời).

Trong nhạc tình TCS, không có những lời thề non hẹn biển, mà chỉ có “ta gặp tình cờ như là cơn gió”, và những lời hẹn thề chỉ “là những cơn mưa”. Cũng không có những lời thở than, sướt mướt “duyên kiếp lỡ làng rồi”, mà chỉ có những lời cố làm ra vẻ hững hờ, dửng dưng như “ừ thôi em về...”, hoặc là “em về hãy về đi, ta phiêu du một đời...” Chuyện gì cũng cho là tình cờ, như cơn mưa bất chợt, vội vàng đến vội vàng đi. Ngay đến cả tuổi thọ của những chuyện tình xem ra cũng chẳng dài lâu, chỉ “mong manh như nắng” và “thoảng như gió vội”.

Ta gặp tình cờ như là cơn gió... (Hoa Vàng Mấy Độ)

Em ra đi như thoáng gió thầm... (Tạ Ơn)

Tình đến lặng lẽ, “tình đi âm thầm, lạnh lùng như dấu chim...”, trong khi ông còn ngồi lại đó, “bên đời hiu quạnh”, khi mà hạnh phúc đã khô queo như một dòng suối cạn, nhưng vẫn cứ mong đợi hoài những giấc mơ sẽ không bao giờ đến.

Ta vẫn mong, ta chờ mãi trên từng ngày quạnh hiu.

Ta vẫn mong em về đây cho đời bầy cuộc vui... (Rừng Xưa Đã Khép).

Ông cũng hay nói về những giấc mơ. Một bài hát có những lời và hình ảnh thật là đẹp nhưng lại ít được người nghe ở đây đón nhận chỉ vì có những câu mà người ta không muốn nghe chút nào, chẳng hạn “thành phố vẫn có những giấc mơ...” Nghĩ cho cùng, chẳng ai ngăn cấm được những giấc mơ. Ngay cả khi thân ta bị giam hãm tù đày, những giấc mơ vẫn còn được tự do. Người ta đã không thể nhốt được gió thì cũng không thể nào giam giữ, bỏ đói, hay giết chết được những giấc mơ. Và cuộc sống không thể nào thiếu được những giấc mơ. TCS có một cái tội mà ngay chính ông cũng khó lòng tha thứ cho ông được (vì có tha thứ rồi cũng sẽ tái phạm): đó là ông đã có những giấc mơ (chẳng hạn giấc mơ về thành phố mà ông đang sống, và giấc mơ nối được một vòng tay lớn). Ông đã sống cùng những giấc mơ đó, và đã chết cùng những giấc mơ đó. Chính những giấc mơ đó, chứ không phải ai khác, không phải điều gì khác, đã khiến ông bị oán ghét. Nhưng ông không thể nào đổ lỗi cho những giấc mơ, mặc dầu ông đã phải trả giá cho những giấc mơ ấy. Đã có người nào đó nói rằng ca khúc TCS là “những bản tình ca không có hạnh phúc”, tôi nghĩ, đấy còn là những bản tình ca về những giấc mơ rạn vỡ.

 

fruit NHO

Active Member
“Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề... Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn,” ông nói vậy, và ta cũng nhận là đúng thôi. Khi còn sống, trong những năm cuối đời, ông có được lắm kẻ yêu và cũng nhiều người ghét, ông nhận được cả những lời ngợi ca và những câu nguyền rủa, cho ông thấy “những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh câm” (Những Con Mắt Trần Gian). Yêu và ghét, cũng như tốt và xấu, hai mặt của cuộc sống, có khi chỉ là một. Những người ghét ông, là bởi vì trước đó họ đã trót yêu ông quá đấy thôi. Nếu không yêu ông lắm người ta đã không ghét ông nhiều đến vậy. Tình yêu biến thành tình hận. Ông giống như một người tình phụ bạc vậy. Đúng là do lỗi ông thôi, ông không thở than vào đâu được. “Đời tôi ngốc dại, tự làm khô héo tôi đây...” (Chiếc Lá Thu Phai), ông cũng chẳng từng đấm ngực tự thú đó sao. Nhưng cũng đâu có phải vì mối hận tình đó mà tấm nhan sắc kia bỗng đổi thành xấu xí, những bản tình ca kia chẳng còn ai muốn nghe... Còn những người yêu ông thì lại càng yêu ông hơn sau ngày ông lặng lẽ rời bỏ “một cõi đi về” này...
Thế còn ông, vì ông đã nói những lời trên, tôi chắc ông cũng chẳng cay đắng, hờn trách chi cuộc đời. Một người từng có những lúc “chuyện trò với lá cây” thì khó mà có thể giận hờn ai được. “Đời Cho Ta Thế,” ông nói trong một ca khúc, có nghĩa là, dẫu có hay dở, tốt xấu thế nào ông cũng sẵn sàng và vui vẻ mở gói quà tặng của cuộc đời. TCS, ông là ai vậy? “Tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau,” ông nói. Nếu không muốn nghe những lời chim hót, tôi chắc cũng chẳng ai đành lòng ném đá xua đuổi để con chim nhỏ ấy phải bay đi nơi khác.

Tôi có người bạn, nghe tin TCS mất và thấy nhiều người tỏ lòng thương tiếc người nhạc sĩ tài hoa, anh nhún vai nói: “Chẳng nên bi lụy thái quá. Có những kẻ chết nhiều lần trước khi chết thật. Cái tin này chẳng qua chỉ là xác nhận lại một cái chết từ năm bảy mươi lăm mà thôi.” Thế nhưng sau đấy, có một lúc nào đó tôi nghe được từ miệng anh câu hát vu vơ: “Tình mong manh như nắng, tình còn đầy không em?...” Như vậy là anh bỏ TCS, chứ TCS đâu có bỏ anh. Tôi nghĩ là chúng ta sẽ dễ dàng quên TCS thôi nếu một ngày nào đó không còn ai hát nữa những câu nhạc tình vu vơ như vậy. Chắc là phải đợi cho đến lúc ở quanh ta không còn có những cặp tình nhân, không còn có những kẻ yêu nhau và phụ nhau, cũng không còn ai muốn nói với ai những lời tình tự ngọt ngào. Và nếu như thế, cuộc sống sẽ buồn tẻ biết chừng nào.

Nghe nhạc TCS có được chút hạnh phúc là có ông chia sớt, san sẻ cùng ta những nỗi vui, niềm đau. Ông nói hộ ta những điều ta muốn nói. Ông cũng bày tỏ, thố lộ dùm ta những tình cảm sâu kín nhất trong ta. Khi nghe những lời ông tự vỗ về, an ủi, ta như cũng được vuốt ve, xoa dịu. Trong những ca khúc TCS, ông đã vừa nói với ông lại vừa nói với ta nữa. Nhạc TCS, như vậy, cũng có thể được gọi là những “tự tình khúc”, như là tựa một bài hát của ông vậy.

Có ai trong mỗi chúng ta lại chẳng có mộạt chút TCS, theo cái nghĩa đó. Chỉ cần một chút thôi (nói theo chữ ông hay dùng) cũng đủ giúp ta có lúc tạm quên đi cái gánh nặng “đời cơm áo”. Vậy thì cũng nên cám ơn ông lắm chứ, vì ông đã gánh nhẹ dùm ta những nỗi phiền muộn của đời sống, và cũng vì chút lẽ công bằng (biết đâu lại chẳng khiến ông phải ân hận mà rút lại lời trách móc nhẹ nhàng “đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng”). Và, cuộc đời như thế cũng sẽ đẹp thêm lên một chút.


Nỗi cô đơn và cái chết trong nhạc TCS


Như hầu hết các nhạc sĩ sáng tác, TCS không có giọng ca tốt. Ông chỉ là người soạn ca khúc, muốn những ca khúc đó tới được người nghe, ông phải mượn đến những giọng ca khác. Ông nói giọng Huế và khi hát, ông không thoát ra được âm hưởng nằng nặng của chất giọng địa phương đó. Những ca sĩ khác làm được nhưng ông không làm được. Điều này cũng hơi bất tiện cho ông, chẳng hạn khi ông muốn giới thiệu một ca khúc mới, người nghe không dễ gì “cảm” được ca khúc ấy khi nghe ông hát lần đầu. Có thể người ta vẫn chịu khó nghe ông vì họ muốn được nghe bằng chính giọng ca của người làm nên ca khúc đó. Còn nếu ông có ý định thực hiện một đĩa nhạc chỉ với giọng hát của ông thôi, tôi e rằng đấy sẽ là một trong những đĩa nhạc bán chậm nhất. Tuy nhiên, có một lần nào đó được nghe ông hát “Một Cõi Đi Về”, tôi lại có cái cảm giác thật khác với những lần tôi nghe những ca sĩ khác hát cùng bài hát ấy. Khi ông cất giọng, giọng của ông nghe vốn đã yếu, lại như vẳng ra nỗi cô đơn thăm thẳm từ một đáy vực nào. Cái giọng hiu hắt ấy theo tôi từ câu đầu tới cuối bài hát. Lại thêm tiếng đàn đệm guitar nữa, không rõ có phải tiếng đàn của ông, nghe sao thật rã rời. Cùng với những lời buồn bã của bài hát ấy, tất cả như toát lên nỗi tuyệt vọng thảm sầu... Rõ ràng là tôi chưa hề nghe một giọng hát nào cô đơn đến vậy.

Nếu những ca khúc ông viết ra từ những bài đầu tiên đến những bài cuối cùng, là những bài gần đây nhất, đã trải dài suốt cuộc đời ông, đọc lại lời nhạc trong những ca khúc đó, ta như thấy nỗi cô đơn ấy cũng trải suốt những năm tháng cuộc đời ông, cũng chẳng khác chi “ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì” vậy. Những chữ “hoang vu”, “âm u” được ông dùng nhiều lần trong lời nhạc của ông. Ông như một người bước đi chập choạng trên nỗi cô đơn từng ngày. Ta tưởng tượng chỉ có một mình ông thôi trên “con đường dài vắng người” ấy. Ông hay nói “một mình”, cái gì cũng chỉ “một mình” thôi. “Một ngày như mọi ngày, đi về một mình tôi”, “bóng đổ một mình tôi” (Một Ngày Như Mọi Ngày), hoặc “trời cao đất rộng, một mình tôi đi; đời như vô tận, một mình tôi về, một mình tôi về với tôi” (Lặng Lẽ Nơi Này). Câu hát “làm sao em biết đời sống buồn tênh” nghe như tiếng thở dài thật nhẹ, nhưng cũng đủ thấy lòng chùng xuống. Ông từng trải qua những nỗi cô đơn cùng tận đến có lúc ông phải tự thốt lên lời vỗ về, an ủi chính mình: “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”, nghe như lời kêu cứu thảm thiết để ông phải chạy lại mà cứu lấy chính ông ra khỏi vũng lầy tuyệt vọng.

Không phải là thế giới quanh ông không mang đến được cho ông chút ý nghĩa nào để ông thấy cuộc đời đáng sống, hoặc chẳng có ai chia sớt cùng ông những niềm vui nỗi buồn trong cõi sống mịt mùng này, ông vẫn có những khi hạnh phúc, vẫn có những thú vui, thế nhưng ngay cả khi ông nói về những nỗi vui, ta vẫn nghe pha chút ngậm ngùi: “Hãy cứ vui chơi cuộc đời, dù ngày mai em như chim bay...” (Chim bay xa rồi làm sao vui được!), hoặc “hãy cứ vui như mọi ngày, bên trời còn nắng, lá trời còn xanh, phố còn người đông, rồi quên rồi quên...” (Quên được chắc cũng còn lâu lắm!), hoặc “ôi trái tim phiền muộn, đã vui lại một giờ...” (Một giờ thì có ăn thua gì!).

Những ý tưởng trong bài “Một Cõi Đi Về” thực ra không mới, chỉ là tổng hợp những ý đã từng được ông lập đi lập lại nhiều lần, rải rác trong những bài trước đó. Trong những lời của bài hát ấy, có một câu khiến tôi phân vân. “Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”. ở ngoài nước người ta đã hát như vậy, ở trong nước người ta cũng hát như vậy. Vậy thì quê hương thực sự ở đâu? ở trong tim mỗi người có lẽ. Tôi chắc là ý ông cũng muốn nói như vậy. Ông không nói ra điều này với những người lớn, nhưng với những em bé thì ông bảo rằng: “Tim mỗi người là quê nhà nhỏ” (Em Là Hoa Hồng Nhỏ), và còn dặn dò, khuyên nhủ: “Này em trong mỗi con tim, nhớ mang quê hương của mình” (Như Hòn Bi Xanh). Còn riêng ông thì sao? Liệu có đúng là mỗi người đều cần có một quê hương, một nơi chốn để mà trở về...(?)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top