Tiểu thuyết gây xôn xao dư luận

HaThu

Member
Rừng Nauy

RỪNG NAUY
Tiểu thuyết Nhật Bản
Tác giả : Haruki Murakami
Tiểu thuyết Rừng Nauy sáng tác cách đây đã lâu, đã từng đc xuất bản tai Việt Nam nhưng gần đây đc, đc tái bản lại, Rừng Nauy là một cuốn sách khá hot. Mình đã đọc cuốn này rồi và muốn chia sẻ với nhưng bạn đã đọc, hoặc chưa đọc thì nên tìm đọc.
Đây là một cuốn tiểu thuyết mang tính tự truyện kể về cuộc sống hiện đại Nhật Bản với những nét vô cùng chân thực. Đây còn là một chuyện tình u sầu, sexy, lặng lẽ của Toru Watanabe với Naoko và Midori. Theo mình đây là một cuốn sách rất đáng đọc, nó chứa đựng nhiều tình tiết giật gân, nếu không cẩn thận sẽ dễ thành phản cảm, nhưng ẩn chứa đằng sau là rất nhiều suy nghĩ, quan niệm của tác giả về số phận con người giữa cuộc sống hiện đại đang dần dần khô cằn di cái gọi là tình người
 

samiminh

New Member
Bạn đọc bản cũ hay bản mới vậy, bên này sách khan hiếm, minh cũng mới có sách bản mới đọc được những dòng đầu tiên. Có lẽ đợi đọc xong mới dám bình luận...
 

HaThu

Member
Trích đoạn Rừng Nauy : ( Haruki Murakami)

Reiko đập cho tàn thuốc rơi xuống sàn. Lúc này, tôi đã ngừng ăn nho và chú ý hoàn toàn vào câu chuyện của chị.
" Được một lúc thì con bé bắt đầu sụt sịt khóc, " Chuyện gì vậy" - tôi hỏi. "Không có gì" nó nói. Tôi bảo :" Rõ ràng là không phải không có gì. Nói thật đi, em có chuyện gì vậy?" Thế là nó nói " Thỉnh thoảng em lại bị thế này. Em không biết phải làm gì. Em cô đơn và buồn lắm, em không thể nói chuyện với ai, cũng chẳng có ai để ý gì đến em. Đau đớn lắm cô ơi, và em lại bị thế này. Em không ngủ đc, cũng chẳng muốn ăn, và đến học với cô là việc duy nhất em chờ đợi hàng tuần". Thế là tôi bảo " Em có thể nói chuyện với cô. Kể cho cô nghe tại sao em lại đến nông nỗi này:. Con bé nói mọi chuyện ở nhà nó đều chẳng ra sao. Nó không thể yêu đc cha mẹ nó và họ cũng chẳng yêu gì nó. Cha nó cặp kè với một người đàn bà khác và rất ít khi ở nhà, và chuyện đó làm mẹ nó phát điên lên rồi đổ hết lên đầu con gái. Bà ấy đánh nó hầu như hàng ngày, và nó rất ghét phải về nhà. Đến đó thì con bé thực sự như than khóc và mắt nó đẫm lệ, cái cặp mắt đẹp đẽ ấy của nó. Cảnh tượng ấy đủ làm cho thánh thần cũng phải khóc theo. Thế là tôi bảo nó nếu về nhà mà khủng khiếp thế thì nó có thể đến chỗ tôi bất kì lúc nào. Nghe thấy thế, con bé choàng tay ôm lấy tôi và nói " Ôi, em xin lỗi, nhưng nếu không có cô thì em biết làm sao đây. Xin cô đừng quay lưng lai với em> Nếu cô làm thế, em sẽ chẳng biết đi đâu nữa"
" Thế rồi thì là, tôi cũng không biết nữa, tôi ôm đầu con bé vào lòng và vuốt ve nó, luôn miệng nói " nào, nào", còn nó thì ôm choàng lấy tôivaf vuốt ve lưng tôi, chẳng mấy chốc tôi bắt đầu thấy rất lạ, cả người tôi dường như nóng hổi lên. Nghĩa là, một con bé đẹp như tranh vẽ như thế, và tôi, đang ở trên giường và tay con bé đang vuốt ve lưng tôi với một nhục cảm nồng cháy ( chỗ này còn một đoạn nữa :) ) Và chỉ đến lúc ấy, tôi mới vỡ lẽ ra, con bé là một đứa đồng tính luyến ái từ trong máu thịt.............

Sau đoạn này là cảnh một đứa bé gái 13 tuổi lạm dụng một người đàn bà 31 tuổi, không tiện trích ra. Mọi người nếu thấy tò mò xin tìm đọc và cho ý kiến
 

Ohlala

Member
THEO BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG:
Thứ ba, ngày 1/8/2006

Tuổi hai mươi, ánh sáng và bóng tối

Rừng Na Uy, nơi chúng ta - những độc giả - chạm mặt tuổi hai mươi chính mình, kể cả tuổi hai mươi đã qua và tuổi hai mươi chưa tới. Nơi đó, hơi rượu Whisky và khói thuốc nặng nhọc kéo ta chìm xuống đầm lầy cô độc nhưng giấc mơ và tình yêu trong sáng mang chúng ta bay lên.

Cứ như thế, tuổi hai mươi nào mà không giằng co giữa các hướng bay. Như Toru Wantanabe, nhân vật hai mươi tuổi lang thang dọc các chiều giá trị. Đó có thể là Naoko, cô gái như ánh trăng, mỏng mảnh và không thể nắm bắt. Naoko là biểu trưng của tinh thần duy mỹ tuyệt đối, ước vọng về một tình yêu vượt lên trên những toan tính và các va chạm nhục dục thông thường. Một tình yêu mà chỉ các người trẻ tuổi giàu mơ mộng mới cưu mang nổi. Naoko là đại diện của phần tinh khiết tâm hồn thuở thiếu thời còn sót lại, những mơ mộng mà đau xót biết bao sẽ phải ra đi khi chúng ta lớn lên cùng tuổi hai mươi của mình.

Và Madori, cô gái hừng hực sức sống, với những đòi hỏi thực tế và cụ thể. Một tình yêu trần thế mà say mê, nó đòi hỏi sự sở hữu cũng như trách nhiệm của chúng ta với mặt đất mà chúng ta đang thuộc về. Một tình yêu đích thực của “trần gian muôn màu” là phải sống, phải có những em bé ra đời, phải có bữa cơm chiều với mọi người trong gia đình, Midori nghĩ thế. Những ảo ảnh về một cô gái không thể nắm bắt được, một cái đẹp hoàn hảo và không thể vươn tới như Naoko sẽ không còn chỗ đứng khi người ta yêu đích thực, người ta trưởng thành đích thực.

Dứt mình ra khỏi một giấc mơ đẹp là chuyện không dễ dàng, Wantanabe đã lang thang, mất phương hướng khi một phần quá khứ của mình chết đi cùng Naoko. Dù “cái chết là một phần của sự sống”, dù tất cả có vẻ nhẹ nhàng như bài hát Rừng Na Uy của Beatles “khi tôi thức dậy thì em đã không còn ở nơi đấy nữa”. Như một giấc ngủ muộn, nhưng trong giấc mơ có lẽ người ta đã khóc.

Trong sự giằng co ấy, người trẻ tuổi đã làm nhiều điều sai lầm (có người trẻ nào lại không sai lầm!), uống rượu, đánh nhau, qua đêm với bất cứ cô gái nào gật đầu, chán ngán mọi thứ, bao vây mình bằng một lớp vỏ cô độc cứng nhắc… nhưng may quá, tuổi hai mươi vẫn giữ lại cho mình ước mơ vươn tới một tình yêu hoàn hảo, một đời sống bình thường. Chưa bao giờ cũ, vấn đề của tuổi hai mươi vẫn luôn là suy nghĩ của người trẻ và người không còn trẻ. Một cuốn sách mà người đọc phải luôn soi lại bản thân là một cuốn sách thành công, Rừng Na Uy là như thế!
 

sen_beo_ngu

Member
Em đã đọc được 1 đoạn của truyện này, thấy bệnh bệnh. Toàn là chuyện... còn lại chả thấy tính nhân văn hay nội dung ji` cả. Đọc toàn thấy hơi tí là tự tử ><
 

HaThu

Member
Em đã đọc được 1 đoạn của truyện này, thấy bệnh bệnh. Toàn là chuyện... còn lại chả thấy tính nhân văn hay nội dung ji` cả. Đọc toàn thấy hơi tí là tự tử ><
Chuyện nào mà chẳng có nội dung :( .
Em không đồng ý với ý kiến của chị. Đối với tư tưởng phần nào còn chưa đc "thoáng" của VN thì những chi tiết dám phản ánh xã hội có thể bị coi là "bệnh bệnh" . Nếu mình chưa hiểu hoặc không hiểu, đừng vội kết luận nó là "không có tính nhân văn gì". Cũng có thể đó là tùy vào gu đọc văn của mỗi người nhưng hãy cảm nhận những điều mà tác giả muốn gửi đến, dù nó đc thể hiện dưới hình thức nào. Gia trị của cuốn tiểu thuyết này đã đc thời gian thẩm định rồi, nó đâu phải là một cuốn truyện ăn khách sáng tác gần đây!
 

sen_beo_ngu

Member
Thực ra thì ko phải là do chuyện ... của truyện này khiến chị ko thik, mà là do đọc xong nó ko để lại cảm xúc jì cho chị cả. Có những truyện cũng thuộc thể loại này nhưng khi đọc xong vẫn rớt nước mắt như thường (hic!). Phải công nhận ở VN ng ta vẫn chưa nghĩ thoáng về chuyện..., thế nên mình mới suốt ngày bị mắng vì đọc trộm truyện "người lớn" ><
 

HaThu

Member
Chán... Một số người đọc thật sự có tâm tưởng bệnh hoạn không nói làm gì, chứ đã đọc giờ tiểu thuyết hiện đại bây giờ, hầu như quyển nào chẳng có những đoạn miêu tả cuộc sống phòng the không ít thì nhiều. Thực ra các tác giả đề cập đến vấn đề này như một phần tất yếu của cuộc sống, cũng như ăn, như ngủ, hoàn toàn không có một chút ý niệm nào là sự bậy bạ bởi với họ đây đã là một chuyện cố hữu của cuộc sống. Tuy nhiên do khác biệt về văn hóa nên chúng ta chưa có cái nhìn thật sự đúng đắn về mặt này. Cũng chính về sự khác biệt về văn hóa này mà đã từng xảy ra chuyện con cháu của Hải Thượng Lãn Ông kiện một nhà văn Pháp là bôi nhọ danh dự của danh nhân này, do bà ta đã miêu tả cảnh sinh hoạt của Hải Thượng Lãn Ông trong cuốn sách viết về Việt NAm của bà ( vụ này chắc mọi người cũng biết). Nhà văn Pháp kia theo mình không hẳn đã sai mà cái sai còn nghiêng về phần ng đi kiện vì không hề hiểu rõ sự khác biệt bản sắc văn hóa của mỗi nước

Trên thực tế, cái gì càng cẫm đoán thì người ta lại càng tò mò hơn, muốn hiểu hơn. Các bậc phụ huynh cấm con cháu mình xem những chuyện bị coi là ô uế, làm hỏng đầu óc con trẻ thì chúng lại càng muốn coi hơn, cách giải quyết tốt hơn hết là hãy giáo dục để chúng ta hiểu, biết đâu là đúng, đâu là sai chứ đừng cấm đoán, dấu diếm. Như thế chỉ càng làm cho vấn đề thêm mập mờ ( có một chuyện rất buồn cười là ngày xưa, n Việt Nam ta thiếu hiểu biết đến nỗi hai n yeu nhau đi chơi cũng không dám cầm tay vì .... các cụ dọa....cầm tay nhau sẽ có con )

Nếu có ai đó ngại cầm quyển Rừng Nauy lên chỉ vì những chi tiết bị coi là phản cảm của nó thì theo mình, đừng ngại, hãy đọc thử để hiểu thêm một nền văn hóa mới, hiểu thêm những tư tưởng mới !
 

Sirius

Member
đợi chút, Rừng Nauy mình chưa đọc qua nên không dám bình luận gì cả.
Nhưng có một quyển mình đang dọc là THiếu nữ đánh cờ vây, bản thân truyện không có tình tiết lẫn cao trào gì nhiều, mấy đứa bạn lại kêu là bệnh và không hay.Nhưng mình thấy , đó thực sự là một tác phẩm rất khá.
Nó phản ánh đúng thực trạng về đất nước trung quốc trong thời kỳ bị nhật bản xâm lược.Trong cái bối cảnh loạn lạc đó, hai con người khác nhau về lịch sử , về đất nước vẫn có thể đến với nhau, bằng sự hòa điệu của tâm hồn.Và tâm hồn của họ lại không thể hiện ra lời nói , cử chỉ, mà lại là qua ván cờ vây.
Kết thúc khá buồn nhưng lại là lối thoát duy nhất.
Hôm nào rảnh mình sẽ post dài hơn ......chứ hôm nay bận quá.Bạn nào đã đọc truyện ấy rồi thì vào bàn luận nghe
 

HaThu

Member
Thế bạn đọc Rừng Nauy đi rồi nói chuyện, chứ đây là topic về Rừng Nauy mà. Mình cũng sẽ đọc thiếu nữ đánh cờ vây, mấy lần thấy nó trên sạp sách rồi mà không có ngân sách.
 

avirax

Member
Anh vừa đọc xong, lại lôi ra đọc lại lần nữa. Lần đầu tiên có một cuốn tiểu thuyết khiến anh làm vậy. Lần đầu đọc, anh bị cuốn vào Taru, trở thành Taru và cảm giác như chính mình đang sống trong câu chuyện. Lần này đọc thì anh gắng như một khán giả đang xem một bộ phim, thưởng thức câu chuyện ấy mà rồi thế nào lại bị lôi kéo vào y như lần trước. Đến chịu! Anh viết một chút góp vui với mọi người đây.
 

avirax

Member
Norwegian wood

I once had a girl, or should i say, she once had me.
She showed me her room, isn't it good, norwegian wood?
She asked me to stay and she told me to sit anywhere,
So i looked around and i noticed there wasn't a chair.
I sat on a rug, biding my time, drinking her wine.
We talked until two and then she said, "it's time for bed".
She told me she worked in the morning and started to laugh.
I told her i didn't and crawled off to sleep in the bath.
And when i awoke i was alone, this bird had flown.
So i lit a fire, isn't it good, norwegian wood.


Cho dù lâu, lâu rồi tôi không nghe lại ca khúc ấy, cũng như rất nhiều những ca khúc tuyệt vời của Beatles, tôi vẫn nhớ nó rất rõ. Không hoàn toàn nhớ lời, nhưng giai điệu và một vòng gam quay đều, lặp đi lặp lại nhưng ngày càng lôi kéo, tưởng chừng không có điểm dừng và kết thúc thì không thể nào quên được. Cũng như sự đơn giản, đơn giản và cuốn hút hoàn toàn. Haruki Murakami mở đầu câu chuyện bằng Norwegian Wood và kết thúc cũng bằng Norwegian Wood. Những cuộc tình trúc trắc của Taru Wanatabe cũng mở đầu bằng bài hát ấy, và kết thúc cũng bằng bài hát ấy trong tiếng guitar của Reiko. Những cuộc tình đến rồi đi qua, những cánh chim đã cất cánh bay đi đẹp như ánh trăng tuyệt mĩ chiếu ngang qua thân thể người con gái, giữ dội như ánh lửa cháy trên cánh rừng và u tối như vực thẳm.

Rừng Na Uy – “Dịu dàng, quyến rũ như thơ, căng thẳng như bi kịch và gợi tình một cách mê đắm”.

Rừng Na Uy là một tiểu thuyết dung hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Murakami mở ra một không gian, bao giờ cũng vậy, một không gian thật chân thực và bởi chính sự chân thực ấy nó khiến chúng ta mê đắm và thích thú. Trong những tiểu thuyết hiện đại ít khi nào ta cảm thấy được đang sống chính tại nơi nhân vật đang ở, tồn tại ở đó và hít thở khí trời ở đó, ta chỉ có thể cảm thấy nhân vật đang đi vào sâu trong bản ngã của ta, lọ mọ và trọc ngoáy lên những cơn ngứa ngáy mà ta đã vô tình hoặc cố tình để cho nó được ngủ một giấc ngủ đông thật dài, có thể dài đến hết cả cuộc đời ngắn ngủi - điều đó Murakami cũng đã làm rất tốt. Sự dung hòa ấy gần đến mức chạm vào cả nhau. Những hành động của nhân vật, những cuộc nói chuyện, những lần làm tình và những khắc khỏai bao giờ cũng tồn tại song song hành động và cảm thức. Chúng tồn tại cùng nhau, cùng hướng tới đích cuối cùng của câu chuyện (hay cuối cùng của đời người?) – cái chết, hay sự tan biến đi. Như những con domino, một phản ứng dây chuyền từ cái chết này sẽ dẫn đến một cái chết khác. Đi từ cái chết của Kizumi sang con đường tìm đến cái chết của Naoko, đi từ cái chết của tâm hồn Nagasawa đến cái chết của thân xác Hitsumi. Nhưng may thay, Murakami chọn một kết thúc có hậu cho câu chuyện của mình, làm dịu đi những u tối của bi kịch, và cho cuộc sống một màu xanh trong trẻo yên bình sau màu đỏ rực của đam mê và màu đen u tối.

Đọc những lời thoại trong Rừng Na Uy, tôi ước gì mình có thể diễn đạt với người con gái mình yêu được những lời như thế. Nó không phải những lời có cánh sáo rỗng mà ta thường nghe thấy trong những câu chuyện tình, nó hài hước, hồn nhiên bay bổng mà giản dị chân thực và đầy tình cảm.

“Nào, nói gì với tớ đi chứ”, Midori nói, vùi mặt vào ngực tôi.
“Cậu muốn tớ nói gì đây?”
Gì cũng được. Cái gì làm tớ thích ấy.
“Cậu thật xinh”, tôi nói
“Midori”, cô nói. “Nói tên tớ ấy”
“Cậu thật xinh, Midori à,” tôi chỉnh lại
“Thật xinh nghĩa là sao?”
“Xinh đến nỗi núi non mềm sụm xuống và đại dương khô hết đi.”
Midori ngẩng lên nhìn tôi. “Cậu thật đặc biệt với ngôn từ.”
“Tớ có thể cảm thấy lòng mình dịu đi khi cậu nói thế”, tôi nói và mỉm cười.
“Nói cái gì hay hơn nữa đi”
“Tớ thực sự thích cậu, Midori à. Thích lắm”
“Lắm là bao nhiêu?”
“Là như một chú gấu mùa xuân,” tôi nói
“Một chú gấu mùa xuân ư?” Midori lại ngẩng lên. “Thế nghĩa là sao? Một chú gấu mùa xuân?”
“Cậu đang bước đi trên một cánh đồng, chỉ có một mình, vào một ngày xuân, và chú gấu bé nỏ đáng yêu ấy, với bộ lông mượt như nhung và cặp mắt nhỏ sáng ngời chạy tới đi cùng với cậu. Và nó nói ‘ Xin chào tiểu thư, có muón lộn nhào với tôi không?’ Thế là cậu với chú gấu chơi với nhau cả ngày hôm đó, quấn quít trong tay nhau, lăn mình lên triền đồi phủ đầy hoa cỏ ở đó…”


Trong Rừng Na Uy, thứ được nói đến nhiều nhất, nhiều hơn cả cái chết, nhiều hơn cuộc sống, nhiều hơn cả niềm vui và nỗi cô đơn, là tình dục. Ở đó, vẻ đẹp của con người được biểu cảm qua hình ảnh của cơ thể, kể cả tâm hồn. Murakami viết về tình dục đầy nhục cảm, khoáng đạt và mạnh bạo. Tình dục thoát ra khỏi sự đụng chạm của thân xác đơn thuần, nó đưa hai tâm hồn tìn đến nhau tự nhiên và thuần khiết, biểu hiện cho tình cảm chân thực bằng cách thức chân thực nhất. Và họ đã làm tình với nhau triền miên, làm tình trong lời nói, trong ký ức, trong nỗi cô đơn, trong vòng tay ôm ấp và trong cả những cuộc làm tình chính xác như chính định nghĩa của từ ấy, và có cả những cuộc làm tình nhằm giải tỏa thân xác đơn thuần. Taru làm tình với Naoko trên đi văng, trên bãi cỏ bằng cơ thể và bằng tay, Midori bắt Taru hứa rằng lần thủ dâm sắp tới phải gắng nghĩ đến cô ấy rồi phải kể cho cô ấy nghe cảm giác… Làm tình trở thành một phương tiện biểu đạt nhận thức, biểu đạt suy nghĩ không thể nói thành lời, biểu đạt cảm xúc không thể nào diễn tả. Mà thôi, nói về tình dục trong Rừng Na Uy thì phải nói quá là nhiều, mà tôi thì hiện giờ cảm thấy lười không thể nào tả nổi.

Và vì cảm thấy lười quá rồi nên tôi sẽ chẳng viết tiếp gì nữa, mượn cái lời dịch giả cho vào đây để kết thúc thôi.

“… và thực sự cảm thấy sung sướng vì máu nóng đang chảy trong huyết quản bạn, vì bạn đang sống, vì tình yêu là có thực. Và bạn sẽ muốn chạy đến người mình yêu mến nhất để nói rằng bạn hỡi, chúng ta hãy trung thực với nhau, cùng làm quen và chấp nhận những bất hoàn của nhau, vì chỉ có vậy chúng ta mới có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc.”
 

avirax

Member
Khuyến cáo sử dụng chút ít. Anh nghĩ là đọc Rừng Na Uy thì chẳng có gì hại cả, nhưng dù sao đến anh cũng còn có cảm giác là bọn em có khi chưa đủ tuổi để đọc nữa là các bậc phụ huynh và thầy cô (họ luôn luôn nghĩ rằng em còn nhỏ cho dù em bao nhiêu tuổi). Vậy nên tránh cho các đồng chí ấy biết em đọc nó nhé, chỉ cần họ đọc vài trang là các em phiền đấy, bởi vì đọc vài trang thì sẽ chẳng thể nào hiểu được.

Chào thân ái và quyết thắng.
 

vichia

Active Member
Hài nhỉ. Thi xong rồi mình mới lấy Rừng Na Uy về đọc. Hôm trước để quyển Rừng Na Uy trên bàn, mẹ nhìn thấy. Mẹ bảo " bây h con mới đọc à ? Đáng lẽ con nên đọc sớm hơn. Mẹ đọc từ cách đây 15 năm rồi" ;) Và thực sự, Rừng Na Uy là 1 cuốn rất nhân văn. Mẹ cũng đang muốn đọc lại :D
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top