Sirius
Member
Thiên Long Bát Bộ 97 - Một bộ phim hay của TVB trong thập niên 9009:07' PM - Thứ tư, 04/05/2005Mộ Dung Phục - Vương Ngữ Yên trên núi Thiếu ThấtBộ Thiên Long Bát Bộ 1997 xoay quanh 3 nhân vật chính là Kiều Phong, nguyên Bang chủ Cái Bang, người gốc Khiết Đan, cha mẹ bị hãm hại và bị người Hán giết chết; Đoàn Dự, độc tử và là người nối ngôi duy nhất của vương tộc Đại Lý, là con của Đoàn Diên Khánh đệ nhất ác nhân; Hư Trúc, xuất phát từ một chú tiểu của Thiếu Lâm Tự, sau được chức cung chủ và chưởng môn của Tiêu Dao Phái, con của Nhị ác Diệp nhị Nương và phương trượng Thiếu Lâm Huyền Từ đại sư.
Tóm tắt sơ lược cuộc đời của 3 nhận vật chính trong Thiên Long Bát Bộ 1997:
a/ Kiều Phong/ Tiêu Phong: Tại đại hội Cái Bang, Kiều Phong phát hiện thân thế thật sự của mình là người Khiết Đan chứ không phải người Hán và cha mẹ đã bị hãm hại khi vượt ải Nhạn Môn Quan. Người cha quá đau khổ vì không bảo vệ được vợ con đã ôm 2 người nhảy xuống vực thẳm nhưng phát hiện đứa con trai còn sống sót nên đã quăng ngược lên. Kiều Phong từ chức bang chủ và tầm nã số người năm xưa đã hãm hại cha mẹ mình, đặc biệt là người cầm đầu cuộc tấn công ngày hôm đó. Và định mệnh đã sắp đặt cho Kiều Phong trên đường truy tầm gặp và cứu thoát A Châu, sau đó ở lâu sanh tình, hai người dần dần hướng về nhau và có ý định sau khi Kiều Phong trả thù sẽ về Nhạn Môn Quan chăn dê thả cừu. Đáng buồn là Kiều Phong đã ngộ sát A Châu tại Tiểu Kính Hồ khi A Châu giả dạng làm Đoàn Chính Thuần để cứu mạng cha (Kiều Phong nghi ngờ Đoàn Chính Thuần là người cầm đầu sát hại cha mẹ mình). Đau buồn và tuyệt vọng, Kiều Phong đã hứa với A Châu sẽ sống để chăm sóc đứa em gái nghịch ngợm là A Tử và hoàn thành trách nhiệm trả thù phụ mẫu. Kiều Phong sau đó cứu mạng vua Khiết Đan, được vua kết nghĩa và phong làm đại vương. Đồng thời Kiều Phong cũng phát hiện Phương Chứng đại sư, phương trượng Thiếu Lâm Tự thực chất là người cầm đầu cuộc thảm sát năm xưa và cũng phát hiện cha mình vẫn còn sống và đang núp trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm tự. Bị vua Khiết Đan ép đánh người Hán, Kiều Phong tự sát để trọn nghĩa vẹn tình với cả người Hán lẫn người Khiết Đan. Kiều Phong nổi tiếng nhờ Giáng Long Thập Bát Chưởng.
b/ Đoàn Dự ban đầu là độc tử của Đoàn Chính Thuần (sau này phát hiện Đoàn Diên Khánh mới là cha ruột) và là người thừa kế ngai vàng duy nhất của vương tộc họ Đoàn nước Đại Lý. Thích văn hơn võ, và không muốn học Nhất Dương Chỉ truyền đời của họ Đoàn, Đoàn Dự trốn khỏi Đại Lý đi ngao du. Số phận đưa đẩy Đoàn Dự quen biết với rất nhiều cô gái trẻ, Mộc Uyển Thanh, Chung Linh, Vương Ngữ Yến, v.v... để rồi phải đau đầu khi biết rằng họ đều là em gái cùng cha khác mẹ của mình (lúc đó Đoàn Dự chưa biết Đoàn Diên Khánh mới là cha mình). Đoàn Dự ăn nhằm loại cóc trị rắn độc nên trong người xuất hiện hiện tượng hút nội công của người khác. Và trên đường lãng tích cũng nhận ra rằng cần phải biết võ công, không phải để giết người như hắn vẫn nghĩ mà là để bảo vệ mình và người mình yêu (là Vương Ngữ Yến ). Đoàn Dự tình cờ học được Lăng ba vi bộ là thuật khinh công vô cùng ảo diệu và Lục Mạch Thần Kiếm, vốn là kiếm khí thượng thừa trấn sơn của quốc tự nước Đại Lý. Đoàn Dự gặp và yêu Vương Ngữ Yến nhưng trái tim của cô tiểu thư lại hướng về Mộ Dung Phục, con cháu của vương tộc nước Đại Yên thất truyền. Mộ Dung Phục chỉ chú tâm tới việc dựng lại Đại Yên, không từ một thủ đoạn nào và vốn không có lòng để tâm tới Vương Ngữ Yến. Vương Ngữ Yến cuối cùng cũng nhận ra điều đó và quay về với Đoàn Dự - người sau này là vua của Đại Lý.
c/ Hư Trúc vốn là một chú tiểu vô danh ở Thiếu Lâm Tự một lần xuống núi tình cờ bị ép nhận 70 năm công lực của chưởng môn Tiêu Dao Phái sau khi may mắn giải được một cuộc cờ bí hiểm. Hư Trúc sau đó bị buộc nhận chức chưởng môn Tiêu Dao phái với trọng trách trùng hưng môn phái này. Sau đó Hư Trúc dính vào ân oán giữa Lý Thu Thủy - hoàng phi của Tây hạ và một lão bà tiền bối võ lâm và bị bà này bắt cóc xuống dưới hầm đá của Hoàng cung Tây hạ. Ở đây số phận đưa đẩy cho Hư Trúc gặp và kết duyên Tần Tấn (có phận mà chưa có danh he he ) với Mộng Cô là công chúa của Tây Hạ. Sau này khi lão bà tiền bối và Lý Thu Thủy đồng quy tự tận thì chức Phiêu Diễu cung chủ được lão bà giao cho Hư Trúc. Sau cùng Hư Trúc cưới Mộng Cô và về làm Phiêu Diễu cung chủ (sau khi bị Thiếu Lâm trục xuất vì phá giới ). Hư Trúc vốn là con tư sinh của phương trượng Thiếu Lâm và Diệp nhị nương - đệ nhị ác nhân trong một lần phương trượng xuống núi gặp nạn và được Diệp nhị nương cứu thoát cách đó 20 năm. Sau đó Huyền Từ đại sư ân hận quay về chùa và dứt áo với mẹ con Diệp nhị nương. Cha Kiều Phong đã chứng kiến tất cả và khi Diệp nhị nương sanh nở đã cướp đi Hư Trúc và đẩy Hư Trúc vào Thiếu Lâm tự làm chú tiểu. Khi cha Kiều Phong nói ra chuyện này thì Huyền Từ đại sư và Diệp nhị nương đều tự vẫn bỏ lại Hư Trúc.
Tóm tắt sơ lược cuộc đời của 3 nhận vật chính trong Thiên Long Bát Bộ 1997:
a/ Kiều Phong/ Tiêu Phong: Tại đại hội Cái Bang, Kiều Phong phát hiện thân thế thật sự của mình là người Khiết Đan chứ không phải người Hán và cha mẹ đã bị hãm hại khi vượt ải Nhạn Môn Quan. Người cha quá đau khổ vì không bảo vệ được vợ con đã ôm 2 người nhảy xuống vực thẳm nhưng phát hiện đứa con trai còn sống sót nên đã quăng ngược lên. Kiều Phong từ chức bang chủ và tầm nã số người năm xưa đã hãm hại cha mẹ mình, đặc biệt là người cầm đầu cuộc tấn công ngày hôm đó. Và định mệnh đã sắp đặt cho Kiều Phong trên đường truy tầm gặp và cứu thoát A Châu, sau đó ở lâu sanh tình, hai người dần dần hướng về nhau và có ý định sau khi Kiều Phong trả thù sẽ về Nhạn Môn Quan chăn dê thả cừu. Đáng buồn là Kiều Phong đã ngộ sát A Châu tại Tiểu Kính Hồ khi A Châu giả dạng làm Đoàn Chính Thuần để cứu mạng cha (Kiều Phong nghi ngờ Đoàn Chính Thuần là người cầm đầu sát hại cha mẹ mình). Đau buồn và tuyệt vọng, Kiều Phong đã hứa với A Châu sẽ sống để chăm sóc đứa em gái nghịch ngợm là A Tử và hoàn thành trách nhiệm trả thù phụ mẫu. Kiều Phong sau đó cứu mạng vua Khiết Đan, được vua kết nghĩa và phong làm đại vương. Đồng thời Kiều Phong cũng phát hiện Phương Chứng đại sư, phương trượng Thiếu Lâm Tự thực chất là người cầm đầu cuộc thảm sát năm xưa và cũng phát hiện cha mình vẫn còn sống và đang núp trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm tự. Bị vua Khiết Đan ép đánh người Hán, Kiều Phong tự sát để trọn nghĩa vẹn tình với cả người Hán lẫn người Khiết Đan. Kiều Phong nổi tiếng nhờ Giáng Long Thập Bát Chưởng.
b/ Đoàn Dự ban đầu là độc tử của Đoàn Chính Thuần (sau này phát hiện Đoàn Diên Khánh mới là cha ruột) và là người thừa kế ngai vàng duy nhất của vương tộc họ Đoàn nước Đại Lý. Thích văn hơn võ, và không muốn học Nhất Dương Chỉ truyền đời của họ Đoàn, Đoàn Dự trốn khỏi Đại Lý đi ngao du. Số phận đưa đẩy Đoàn Dự quen biết với rất nhiều cô gái trẻ, Mộc Uyển Thanh, Chung Linh, Vương Ngữ Yến, v.v... để rồi phải đau đầu khi biết rằng họ đều là em gái cùng cha khác mẹ của mình (lúc đó Đoàn Dự chưa biết Đoàn Diên Khánh mới là cha mình). Đoàn Dự ăn nhằm loại cóc trị rắn độc nên trong người xuất hiện hiện tượng hút nội công của người khác. Và trên đường lãng tích cũng nhận ra rằng cần phải biết võ công, không phải để giết người như hắn vẫn nghĩ mà là để bảo vệ mình và người mình yêu (là Vương Ngữ Yến ). Đoàn Dự tình cờ học được Lăng ba vi bộ là thuật khinh công vô cùng ảo diệu và Lục Mạch Thần Kiếm, vốn là kiếm khí thượng thừa trấn sơn của quốc tự nước Đại Lý. Đoàn Dự gặp và yêu Vương Ngữ Yến nhưng trái tim của cô tiểu thư lại hướng về Mộ Dung Phục, con cháu của vương tộc nước Đại Yên thất truyền. Mộ Dung Phục chỉ chú tâm tới việc dựng lại Đại Yên, không từ một thủ đoạn nào và vốn không có lòng để tâm tới Vương Ngữ Yến. Vương Ngữ Yến cuối cùng cũng nhận ra điều đó và quay về với Đoàn Dự - người sau này là vua của Đại Lý.
c/ Hư Trúc vốn là một chú tiểu vô danh ở Thiếu Lâm Tự một lần xuống núi tình cờ bị ép nhận 70 năm công lực của chưởng môn Tiêu Dao Phái sau khi may mắn giải được một cuộc cờ bí hiểm. Hư Trúc sau đó bị buộc nhận chức chưởng môn Tiêu Dao phái với trọng trách trùng hưng môn phái này. Sau đó Hư Trúc dính vào ân oán giữa Lý Thu Thủy - hoàng phi của Tây hạ và một lão bà tiền bối võ lâm và bị bà này bắt cóc xuống dưới hầm đá của Hoàng cung Tây hạ. Ở đây số phận đưa đẩy cho Hư Trúc gặp và kết duyên Tần Tấn (có phận mà chưa có danh he he ) với Mộng Cô là công chúa của Tây Hạ. Sau này khi lão bà tiền bối và Lý Thu Thủy đồng quy tự tận thì chức Phiêu Diễu cung chủ được lão bà giao cho Hư Trúc. Sau cùng Hư Trúc cưới Mộng Cô và về làm Phiêu Diễu cung chủ (sau khi bị Thiếu Lâm trục xuất vì phá giới ). Hư Trúc vốn là con tư sinh của phương trượng Thiếu Lâm và Diệp nhị nương - đệ nhị ác nhân trong một lần phương trượng xuống núi gặp nạn và được Diệp nhị nương cứu thoát cách đó 20 năm. Sau đó Huyền Từ đại sư ân hận quay về chùa và dứt áo với mẹ con Diệp nhị nương. Cha Kiều Phong đã chứng kiến tất cả và khi Diệp nhị nương sanh nở đã cướp đi Hư Trúc và đẩy Hư Trúc vào Thiếu Lâm tự làm chú tiểu. Khi cha Kiều Phong nói ra chuyện này thì Huyền Từ đại sư và Diệp nhị nương đều tự vẫn bỏ lại Hư Trúc.