thầy giáo đã chấm điểm bài văn như thế

ark

Active Member
chưa đáp ứng đủ yêu cầu về mặt thể loại văn
Chẹp, cái gì cũng phải "đáp ứng yêu cầu", "theo lý thuyết" thì bài của ai cũng như ai , cũng phải theo đúng sách "Làm Văn" . 2 quyển "làm văn" với "tiếng Việt" thì bỏ xừ đi cho rảnh nợ . Giáo viên thì như mấy cỗ máy, "sản xuất" ra thế hệ sau , cũng chỉ là máy móc ,sản xuất hàng loạt :D và mình cũng sắp thành 1 sản phẩm. Chương trình học thì lớp 10 hay lớp 5, bây giờ hay cả trăm năm trước, cũng chẳng khá hơn mấy, như nhau cả . Nền giáo dục Việt Nam cũng chỉ tồn tại trên lý thuyết , đứng bét đến nơi mà chẳng chịu thay đổi, hết nhồi nhét lại đến bắt buộc, theo đúng khuôn mẫu , ko quá "giới hạn" . Thảo nào chỗ đứng của giáo dục Việt Nam, văn học Việt Nam cũng chỉ có "giới hạn" .
 

xoai

Member
Cái này gọi là ngông không có nghề. chú éc đi so NCT với chú Rikku kệc cỡm quá. người ta ngông nhưng ngông không ai nói được. Đằng này ngông nhưng để thầy vứt con 2 vào mặt thế thì đâu gọi là ngông mà là ngu khi không biết ngông :)) Trong xh phong kiến thì nó còn hà khắc tởm lợm hơn bây giờ nhiều. NCT vẫn ngông được. Ông thầy đã làm đúng. ôgn thầy chứ chẳng phải cái nền giáo dục VN nhé :))
 

xoai

Member
Truyện ngắn HHT đặc sắc nhất alf cái đợt "thơ văn xuyên thế kỷ" và hồi báo hoa còn to cồ cộ như tờ nhi đồng ý. Hồi đấy ít hs sáng tác nên có rất nhiều tay viết nghiệp dư nhảy vào. thậm chí hồi đấy có mấy ông nổi tiếng còn viết truyện dài đăng báo hoa. Nhớ nhất Trần Anh Tuấn, Hoàng Anh Tú, Hải Miên, ........ những cây bút SV xuất sắc. nhưng giờ thì biến đâu mất rồi =))
 

fruit NHO

Active Member
thật sự là truyện HHT dạo này rất nông....đọc đúng là ko để lại ấn tượng gì...nhưng nhiều khi 8X vẫn thích và chờ đợi đấy!giải thích sao?
 

fruit NHO

Active Member
vậy thời nào thì hợp với thể loại truyện đấy đây?
ark đã đọc những truyện của thế hệ trcs chưa?ví dụ truyện của ma văn kháng chẳng hạn ,hay như truyện nam cao.. cái mà mình đang học đó!??
 

ark

Active Member
Bài văn "lạ" gây xôn xao làng giáo
11:03' 12/05/2005 (GMT+7)

Một sự kiện gây xôn xao dư luận làng giáo dục: Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3/2005, có em học sinh thay vì phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm như đề bài yêu cầu, đã viết rằng mình không thích tác phẩm đó, đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy văn và học văn trong nhà trường hiện nay.


Rất nhiều sách vở, nhưng rất ít... tính sáng tạo

. Dưới đây là trích đoạn của bài thi:

"... Đề bài thi HS giỏi năm nay là giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 HS như em, có tới 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế, khi mà thực sự là bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...

Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...

Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở, nhưng dường như HS bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.

Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một HS, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thầy cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".

"Qua bài làm của HS, có thể nhận thấy tuy còn thiếu hụt khá nhiều về kiến thức cơ bản, tuy sự hiểu biết còn nhiều phiến diện, nhưng đây là một HS có chính kiến, đáng quý là đã dám thể hiện chính kiến của mình một cách chân thành, trung thực bằng một bài văn nghị luận, ít nhiều có lý lẽ với cách diễn đạt lưu loát, uyển chuyển. Theo tôi, ở một phương diện nào đó, các thầy cô giáo nên trân trọng, khích lệ những HS này".
"Lời phê" của thầy Hà Bình Trị - chuyên viên phụ trách môn văn, Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD-ĐT.


Bài văn đã được nhiều HS và thầy cô giáo chuyền tay nhau đọc, bình luận. Rất nhiều HS tán đồng với ý kiến này. Còn các thầy cô giáo thì dè dặt hơn. Có người bảo rằng phải cho 20 điểm mới xứng đáng, có người khẳng định bài văn chỉ đáng điểm 0. Còn thực tế, người chấm đã cho bài văn này 3/15 điểm với lý do: Viết lạc đề.

(Theo Lao Động)
 

ngothutra

Member
Cái này không phải là mới. Cách đây mấy năm đã có 1 bài thi Đại học của một thí sinh trong tp HCM phân tích và phản đối cách giảng dạy Văn khô khan và cứng nhắc trong nhà trường. Bài văn đó viết dài và hay hơn thế này nhiều nhưng cũng chỉ được 0 khi mà viết lạc đề thôi =)) . Còn bài viết này thì quá thường, không hiểu một hs không hiểu được ngay cả cái hay của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà cũng được chọn đi thi hs giỏi Văn thì lạ thật đấy. Vẫn biết rằng khi học Văn thì thầy cô chả bao giờ giảng kĩ càng đến từng từ ngữ trong bài có nghĩa như thế nào. Đặc biệt là các bài thơ của Bác trong tập Nhật kí trong tù, các thầy cô toàn dùng bản dịch thôi. Nhưng phải tự tìm hiểu xem từng từ ngữ trong bản gốc thì mới thấy được cái hay của nó. VD một bài thơ của Bác:

Lục nguyệt nhị thập tứ
Thượng đáo thử sơn lai
Cử đầu hồng nhật cận
Đối ngạn nhất chi mai.

Hai câu đầu thì chỉ là nói về địa điểm và thời gian, không nói làm gì vì nó không hay. Nhưng hãy đọc hai câu sau đi, có hiểu được nó thì mới thấy hay, mới thấy hình ảnh trong đó đẹp đến thế nào.

Chỉ đáng tiếc một điều là hs bây giờ cũng chẳng có thời gian mà đi tìm hiểu thêm những cái không có trong SGK nữa. Mà bài thi ở trong tp HCM lúc đầu cũng bị giấu nhẹm đi, chỉ khi một thành viên chấm thi nói ra thì nó mới được biết đến. Vậy mà từ đó đến nay vẫn nguyên như vậy, có gì thay đổi đâu :d: Thế nên lại xuất hiện thêm bài này nữa và rồi lại sẽ còn nhiều bài nữa ấy chứ he he :cool:
 

fruit NHO

Active Member
ngothutra said:
Cái này không phải là mới. Cách đây mấy năm đã có 1 bài thi Đại học của một thí sinh trong tp HCM phân tích và phản đối cách giảng dạy Văn khô khan và cứng nhắc trong nhà trường. Bài văn đó viết dài và hay hơn thế này nhiều nhưng cũng chỉ được 0 khi mà viết lạc đề thôi =)) . Còn bài viết này thì quá thường, không hiểu một hs không hiểu được ngay cả cái hay của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà cũng được chọn đi thi hs giỏi Văn thì lạ thật đấy. Vẫn biết rằng khi học Văn thì thầy cô chả bao giờ giảng kĩ càng đến từng từ ngữ trong bài có nghĩa như thế nào. Đặc biệt là các bài thơ của Bác trong tập Nhật kí trong tù, các thầy cô toàn dùng bản dịch thôi. Nhưng phải tự tìm hiểu xem từng từ ngữ trong bản gốc thì mới thấy được cái hay của nó. VD một bài thơ của Bác:

Lục nguyệt nhị thập tứ
Thượng đáo thử sơn lai
Cử đầu hồng nhật cận
Đối ngạn nhất chi mai.

Hai câu đầu thì chỉ là nói về địa điểm và thời gian, không nói làm gì vì nó không hay. Nhưng hãy đọc hai câu sau đi, có hiểu được nó thì mới thấy hay, mới thấy hình ảnh trong đó đẹp đến thế nào.

Chỉ đáng tiếc một điều là hs bây giờ cũng chẳng có thời gian mà đi tìm hiểu thêm những cái không có trong SGK nữa. Mà bài thi ở trong tp HCM lúc đầu cũng bị giấu nhẹm đi, chỉ khi một thành viên chấm thi nói ra thì nó mới được biết đến. Vậy mà từ đó đến nay vẫn nguyên như vậy, có gì thay đổi đâu :d: Thế nên lại xuất hiện thêm bài này nữa và rồi lại sẽ còn nhiều bài nữa ấy chứ he he :cool:
thực ra thì chính tay em đã đc cầm bản photo của bạn anyf <giờ tự dưng quên tên bạn ý rùi >thự ra bạn nì học văn khá tốt!
chỉ tiếc là cô giáo dạy văn lớp a18 sau khi bít vụ việc này thì ......mọi ng bít bạn ý bị làm sao rùi đó vì trong bài viết có 1 đoạn cũng phê phán cách dạy của cô giáo văn
nếu nói chung cả bài viết thì cũng khá chặt chẽ nhưng thiếu thuyết phục vì ý kiến chủ quan hơi nhiều
:cool:
 

rikku

Active Member
huhm, có thể nói người viết bài trên đúng là..
thế nhưng dù sao, xét trên khía cạnh một con người khoa học, viết bài như thế là lạc đề..
tôi không giỏi. người viết bài trên cũng chẳng giỏi gì. chẳng qua là những kẻ ngông cuồng chưa biết trời cao đất dày.. phải làm thế nào để không lạc đề mà vẫn có thể sáng tạo, thế mới là một con người tài năng thực sự. tôi đã cố tuy nhiên chưa đạt tới cái mức ấy..
Về việc các tác phẩm khô cứng hay cách giảng dạy, cái này dĩ nhiên VN chưa tốt, nhưng một người tài năng sẽ phải nghĩ được mình phải chứng tỏ được mình ngay cả khi đứng trên cái nền lầy lội và mục nát ấy..
Những người cầm bút trên cảm quan (trừ một số kiệt xuất, như Hoài Thanh,..) thì sẽ mãi mãi chẳng thể chứng tỏ được gì cho đời cả. Bài viết trên sẽ gây xôn xao dư luận, nhưng ngoài đó ra thì chẳng có gì tiếp diễn..
 

Nhoc_Maruko

Member
Thú thật thơ Nguyễn Công Trứ thì mình cũng ko thích lắm , cho nên khi đọc bài của Rikku cũng thấy đôi chút thích thú :D.
Nhưng bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" lại khác, đó là một áng văn bất hủ , ko thua j` "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi cả. Ko thấy được cái hay của bài văn đó là thiếu sót , hạn chế về mặt nhận thức.Bản thân mình nghĩ rằng bạn hs đó có thể ko phải là 1 người yêu văn cho lắm, mặc dù đáng khen ở chỗ là rất tự tin , dám bày tỏ ý kiến của mình. Nhưng hs đó đánh trượt là đúng , ko có j` phải bàn cãi hay oan ức cả.Học sinh giỏi văn mà quay lưng lại với 1 kiệt tác của dân tộc như thế là ko xứng đáng , thế thôi !!!
:cool: :>>
 

ngothutra

Member
Lại nói đến Bình Ngô Đại Cáo, sao Nguyễn Trãi không đặt là Bình Minh Đại Cáo mà lại đặt là Bình Ngô Đại Cáo. Hay tác giả lại sợ mọi người tưởng là tác giả viết một bài đại cáo tả buổi bình minh =)) Câu này thì chắc là dễ, mọi người có thể trả lời được ngay nhỉ :D
 
Tui ko thik bài Văn tế nghía sĩ CG .......... dù nó bất hủ cỡ nào thì cũng chịu......... Nếu tui sống cùng thời điểm muh có ra đời thì chắc đã khác ............ Nhưng bi h...........thif thực sự thấy nó khô khan.............Tuyf nhận định của mỗi người........... Tôi ko nói bạn j` j` đó trượng D nói là đúng nhưng cũng ko thể khẳng định những điều bạn ý nói là sai .......... Chỉ là hơi ngông cuồng chút thôi..........Ko thể nói bạn ý ko yêu Văn đc.......... Đâu phải ai thik học Văn cũng thik tất cả những bài văn thơ trong SGK đâu........... mỗi ng` một suy nghĩ chứ........... Kể cả dân lớp chuyên Văn cũng khối ng` ko thik bài này :D
 

ark

Active Member
Văn thơ trong SGK là người viết sách thik chứ ko fải học sinh thik :) sách cho "bác học" mà
Cá nhân tớ khoái "Bài ca ngất ngưởng" hơn cái VTNSCG :)
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top