Rock fan đâu hết rùi

Yuck!

Sao các bác cứ nghe toàn những band lạ hoắc vậy :D (thứ lỗi cho loại rock chick như iem)
Green Day nghe dc phết đấy chớ

Boulevard of Broken Dreams

I walk a lonely road
The only one that I have ever known
Don't know where it goes
But it's home to me and I walk alone

I walk this empty street
On the Boulevard of Broken Dreams
Where the city sleeps
and I'm the only one and I walk alone

I walk alone
I walk alone

I walk alone
I walk a...

My shadow's the only one that walks beside me
My shallow heart's the only thing that's beating
Sometimes I wish someone out there will find me
'Til then I walk alone

Ah-ah, Ah-ah, Ah-ah, Aaah-ah,
Ah-ah, Ah-ah, Ah-ah

I'm walking down the line
That divides me somewhere in my mind
On the border line
Of the edge and where I walk alone

Read between the lines
What's fucked up and everything's alright
Check my vital signs
To know I'm still alive and I walk alone

I walk alone
I walk alone

I walk alone
I walk a...

My shadow's the only one that walks beside me
My shallow heart's the only thing that's beating
Sometimes I wish someone out there will find me
'Til then I walk alone

Ah-ah, Ah-ah, Ah-ah, Aaah-ah
Ah-ah, Ah-ah

I walk alone
I walk a...

I walk this empty street
On the Boulevard of Broken Dreams
Where the city sleeps
And I'm the only one and I walk a...

My shadow's the only one that walks beside me
My shallow heart's the only thing that's beating
Sometimes I wish someone out there will find me
'Til then I walk alone...

chậc, nghe xong bài này iem thấy như tìm lại chính mình :eek:
 

WildBodom

Member
ngothutra said:
Trời, anh thấy bài nào chả có cả lyric lẫn link nhưng em có 3 đầu 6 tay đâu mà tìm ra link nhanh như vậy cơ chứ. Anh lười không đi tìm thì thôi, cứ gửi file mp3 đây em tạo link cho >:p
ý anh là nên post mấy thứ như: tiểu sử ban nhạc, thành viên, tên ban nhạc, hoặc là phân tích bản nhạc đó (hoặc đoạn mà em thích nhất), mấy bài đó hay thì đương nhiên hay nhưng nếu là do nghe melody thấy hay hay mà chẳng hiểu gì thì hay làm gì, thế thì nghe LinkinP là đã nhất, chất nhạc tuy ko thâm thúy, ko nhiều ẩn ý nhưng lyric rất rõ ràng, melody cuồng nhiệt, rất hợp với giới trẻ mới làm quen với âm nhạc mạnh, chắc vì nó dễ nghe nên các boys bi giờ thường thích LP. Còn mấy cái bài kinh điển đó thì chịu khó nghe phải bít lyric chứ, post lên làm gì mất công hả em gái??cái hay ko chỉ ở lyric mà chủ yếu là ở chất nhạc, các dụ ý mà người chơi đưa cả tâm hồn mình hòa vào bản nhạc.
Tuy nhiên post bài phân tích rất là hay nhưng nếu là post lại ở đâu đó của người khác thì nên chú thích... :D , hah kasim Hoàng Vũ??!! :D
GL HF
 

BlackDragon

Active Member
WildBodom said:
hehe nếu nghe Rhapsody và Stratovarius thì ko thể thiếu Helloween và Kamelot, 4 tên này là tứ đại (cái gì đó nghe chuối chuối) của xxxx (dòng nhạc gì đó, đố các nhóc bít là gì... hihi)
Power thì người ta nhắc đến 4 band này nhiều nhất (còn gọi là gì gì đó thì ko quan tâm :d ). Nhưng thực ra power còn nhiều Band nữa khá hay như Dark moor (Symphony power) , Sonata Arctica (Speed power) hay Hammerfall (band này thằng Vocal hơi chán nhưng được cái thằng oánh solo đỉnh :D )
 

WildBodom

Member
nhưng thật ra thì Rhapsody và Kamelot được xếp vào hàng Neo-Classic Metal
hehe vậy BD à, tại sao khi nói đến Power metal người ta lại nhắc đến 4 tên tuổi kia, trong khi có 2 trong số đó ko được xếp vào hàng power metal???
Thử tài bạn tý chơi.........; HIHI
 

WildBodom

Member
To Thu Trà: em gái à, ví dụ như thế này thì post mới đỡ mất công và nhiều thông tin kiến thức bổ ích...
Chắc ai cũng biết band Stratovarius có bài metal ballad rất nổi tiếng và đã được sử dụng trong bộ phim Hàn Quốc: Mối tình đầu. (Kể cả những người ko nghe rock cũng bít luôn, ít nhất ko bít là của Strat thì cũng bít bài này...)

Đây là bài viết của blind_guardian (1 người bạn đầy nhiệt huyết), ngộ xin được post lại bà con thưởng thức:


Forever...

Tiếng violin chậm rãi vang lên. Từng đoạn nhạc nhỏ cất tiếng. Những âm thanh đó đã gợi ngay cho ta một ca khúc buồn, một ca khúc cảm động, một ca khúc chan chứa tình cảm. Nghe đoạn nhạc này, rồi nhìn ra của sổ, bạn sẽ thấy sao nó lại giống khung cảnh hiện giờ đến vậy. Có vẻ như phần intro này muốn diễn tả một điều gì đó đã thuộc về quá khứ, một thứ gì đó mông lung mà ta không thể nắm bắt rõ, vừa trôi qua trước mắt mình. Và giờ đây, ta đang quay đầu lại ngước nhìn, và nhớ lại chính nó. Nó giống như những chiếc lá khô của mùa thu dần rụng xuống bên lề đường kia, hay những cơn gió thoảng cuốn bay những hạt bụi nhỏ bé đi xa...

I stand alone in the darkness
The winter of my life came so fast
Memories go back to childhood
To days I still recall

Cuộc đời con người ta cũng vậy, bao giờ cũng có lúc lên, lúc xuống, bao giờ cũng có lúc vinh quang, có lúc thất bại. Những gì đã có ở quá khứ, không dễ gì mà ta lại lãng quên chúng trong tâm tưởng của mình. Giọng hát của Timo Kotipelto cất lên nhẹ nhàng và nghẹn ngào. Nó cứ kéo dài, rồi xuống nhanh và lại ngân lên một cách da diết. Hãy lắng nghe những lời Timo đang hát: “ Cô đơn tôi đứng trong bóng tối. Mùa đông lạnh giá của đời tôi tới thật nhanh. Kí ức một thời thơ ngây, cho đến những lúc này, tôi vẫn không thể nào quên”. Một viễn cảnh đen tối đang mở ra trước mắt người nghe. Dường như nhân vật được nhắc tới trong ca khúc đã có một quá khứ đau đớn, một quá không mấy tốt đẹp, luôn in dấu trong ý nghĩ. Giờ đây, anh đang dằn vặt chính mình trong bóng tối. Mùa đông kia, không phải là mùa đông của thiên nhiên, mà đó chính là băng giá của tâm hồn anh. Lạnh lẽo và bóng tối, những thứ luôn đi đôi với nhau, thì nay nó hiện diện ngay trong anh. Đó chính là kết quả của những kí ức không đẹp của thời xưa cũ, nhưng giờ nó vẫn mãi bám đuổi, vẫn làm anh day dứt không nguôi. Ngày ngày, nó vẫn xuất hiện trong lòng anh, để rồi sau đó lại làm đóng băng trái tim anh trong bóng đêm. ...recall, giọng hát của Timo trầm xuống như để kết thúc một đoạn u tối trong lời ca. Giọng của Timo vào bài này thật hợp, vừa trầm bổng rõ rệt, lại vừa thể hiện phù hợp hoàn cảnh nhân vật trong ca khúc.

Oh how happy I was then
There was no sorrow
There was no pain
Walking through the green fields
Sunshine in my eyes

Tuy lời ca ở trên có thể làm ta nghĩ rằng đây là một bài ca kể về nỗi đau, nỗi buồn khổ, thì đến đoạn sau này, điều đó dường như đã biến mất. Chàng trai đã không còn sự bất hạnh, không còn đau đớn mà thay vào đó là niềm vui sướng. Đó là niềm vui sướng gì vậy? Tuy ở đây chưa nói hết, những ta cũng hiểu phần nào rằng: sau thời điểm đó, anh đã quên đi được mọi thứ, đang tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc hơn, đẹp đẽ hơn. Cánh đồng xanh mà anh đi, nó tràn đầy sức sống, tràn đầy vẻ vui tươi. Giờ thì anh có thê quên đi cái cảm giác khi đứng trong bóng đêm, mà hoà mình vào không gian thanh tịnh của đồng cỏ rộng lớn. Hướng mắt nhìn lên trời, những tia nắng đang chiếu xuống, thanh bình và trong sáng. Tiếng ngân dài của Timo trong “green fields...” có gì đó thật mênh mang, bâng khuâng, như một cảm giác thoả mãn niềm vui sướng trong yên tĩnh, vẫn một mình, nhưng không còn là cô đơn, mà là một mình của hạnh phúc và thư giãn, được thả tâm hồn vào chốn thiên đường, được thoát khỏi cảnh đau đớn trong bóng tối. “Sunshine in my eyes...” – câu hát dường như không có điểm dừng, cứ trôi, cứ đi mãi, bất tận kéo dài, khiến người nghe thật khó mà dứt ra được mà phải chú tâm lắng nghe tiếp đoạn sau. Nếu như ở trên, ta bắt gặp một nỗi niềm đau đớn vô vọng, không có lối thoát, thì ở đây, tạ lại thấy một niểm vui khôn xiết, không còn dấu vết gì của niềm đau đó nữa. Tiếng guitar và violin vẫn chạy đệm đằng sau, tạo thành một cái nền mượt mà cho lời hát của ca sĩ chạy qua. Không bass, cũng không trống, chỉ lấy guitar accord cùng giai điệu violin chậm rãi, Forever chắc chắn đã tập trung tất cả những gì đặc sắc nhất vào giọng hát của Timo Kotipelto. Giọng hát ấm, trong, lên cao xuống thấp rất chân thực đó có lẽ chẳng thể nào khiến các rock fan quên được. Chắc cũng chính vì thế mà Timo đã được bầu là ca sĩ được yêu thích nhất trong 1 thập kỉ qua của Power Metal... Trở lại với nội dung của ca khúc, Timo Tollki – tay guitar của nhóm, đồng thời là người sáng tác Forever – đã sắp đặt 2 viễn cảnh trái ngược nhau đó, cùng một giai điệu hát, cùng một cách thể hiện như thế bên cạnh nhau để làm gì? Điều đó chắc không khỏi làm các fan ngạc nhiên, vì nếu ghép 2 đoạn này vào, dường như chúng chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Đương nhiên không phải ngẫu nhiên mà nó lại như thế. Timo Tollki đã sắp đặt trước, để 2 điều đó diễn ra cạnh nhau, buộc các fan phải nghe cho đến cùng mới hiểu hết được mọi ý nghĩa của cả ca khúc. Đó cũng chính là điển hình trong lyric của Stratovarius, nhiều sự việc mâu thuẫn nhau được viết nên trong những đoạn verse, bridge và chorus là chỗ mà chúng được phơi bày.

I’m still there, everywhere
I’m the dust in the wind
I’m the star in the northern sky

I never stayed anywhere
I’m the wind in the trees

Đến đây thì có lẽ mọi việc dần sáng tỏ. Nhân vật được nhau đến trong bài hát đã tự nhủ: “Tôi như một hạt bụi nhỏ trong cơn gió”. Chính vì con người anh như một hạt bụi, mọi nơi anh đều có thể đến, đều có thể cuốn theo chiều gió – “I’m still there, everywhere”. “Tôi như ngôi sao trên khung trời phương bắc” – anh lại kể vể cuộc đời mình. Trông anh lúc này chỉ như một thứ gì đó nhỏ nhoi, không chút dấu ấn, không chút hữu ích, không ra gì cả. Trong cái xã hội rộng lớn này, anh chỉ là một kẻ cô đơn lạnh lẽo, không chỗ dựa, chỉ còn biết ăn bám vào số phận, nó ra sao thì ra. Cơn gió cuốn anh đi đâu, anh phải theo đó. Những hành tinh quay đâu, anh phải chạy theo nơi ấy. Hoàn cảnh của anh ra sao? Một kẻ sạt nghiệp, một kẻ thất tình, một kẻ vô gia cư, bị xã hội ghét bỏ, đối xử tàn tệ, coi như lũ đạo chích, nghiện ngập, AIDS...? Không rõ điều đó là thế nào, nhưng chắc chắn rằng những điều Timo Tollki viết ở phần đầu bài chính là lời diễn tả cho chính hoàn cảnh này. Sâu thẳm trong con người anh, đó chính là nỗi tủi nhục, nỗi hổ thẹn không thể nào rửa hết được. Đó chính là cuộc sống không tình cảm, cuộc sống không tiếng cười, cuộc sống của sự tổn thương trong tinh thần. Vẫn với giọng hát truyền cảm của mình, Timo Kotipelto đã đưa câu chuyện đến cái chốt của nó. Giọng hát được nhấn mạnh hơn, nhất là trong khoảnh khắc “...dust in the wind”. Thật sự, nó đã diễn tả vô cùng đậm nét cảnh buồn khổ này. Một điều dễ nhận thấy là, trong cả bài, Timo hát khá chậm rãi, phóng khoáng, không đẩy nhanh tốc độ lên khi đến đoạn chorus - đoạn mà nếu đúng theo phóng cách của Power Metal là phải hát cao và ngân dài. Điều đó cũng phần nào làm nên thành công của Forever: tiết tấu ngắn chậm thể hiện rõ hơn giọng hát và đặc biệt là tiếng violin, tất cả nghe đều giàu cảm xúc hơn.

To be continue...
 

WildBodom

Member
Kết thúc câu chuyện, là những lời nói mang thật nhiều ý nghĩa. “Giờ tôi như ngọn gió trên những tán cây”. Những ngọn gió, nó gợi lên trong ta cảm giác mát mẻ, thoải mái. Nó gợi lên cho ta sự tự do, không phải gò ép trong một khuôn khổ nào cả, được thoả mình bay đi khắp nơi, được vui vẻ. Chàng trai kia cũng vậy. Không rõ làm cách nào mà anh đã thoát ra khỏi số phận đen tối kia, chỉ biết rằng, khi đã rời xa khỏi nó, anh đã thực sự được đón nhận phúc vận. Có lẽ anh đã mãn nguyện khi ví mình như những cơn gió: ung dung hưởng niềm vui, trốn thoát ra được cảnh đau khổ của phận bạc. Ai cũng vậy, một khi phải hứng chịu một nỗi đau về tinh thần, hay thể xác, thì được làm lành lặn lại, tất cả đều sung sướng, để mặc những điều dó ở sau lưng mà tận hưởng kết quả tốt đẹp. Cũng giống như thế, nhân vật trong bài hát đã được giải toả mọi thứ để đến với những gì mà anh cần được có. Nhưng trong cái vui sướng này của anh, hình như vẫn ẩn sâu một điều gì đó... “I never stayed anywhere” – đây chính là điều khiến ta phải băn khoăn. Ở đây, ngoài ngọn gió mà anh so sánh với chính mình, thứ luôn luôn thổi mãi không ngừng nghỉ, không dừng lại ở một nơi đâu, thì có lẽ, đây chính là lời diễn tả về chính hiện trạng của tâm hồn anh. Không chỉ đơn giản là vẻ hạnh phúc thể hiện ở bên ngoài, tâm hồn anh hình như đang thoát li, một cuộc thoát li trong ý nghĩ. Anh chán chường khi phải sống trong cái thế giới mình đang sống, cảm tưởng như mình đang lạc lõng. Cái xã hội kia thật khắc nghiệt và cay đắng. Một ai đã từng phạm phải sai lầm, ngay lập tức nó dồn người đó vào cảnh khó khăn, buồn bã, cái xã hội làm cho con người ta xa dần nhau đi. Trong suy nghĩ của mình, anh đã thể hiện phản cảm với cái xã hội đó. Vậy là lúc này, tinh thần và thể xác của chàng trai như nhập vào một, cùng hưởng thụ niềm vui, cùng quên đi nỗi buồn. Đoạn “...wind in the trees”, giọng hát của Kotipelto lại được nâng lên một lần nữa, giống như khúc trên, nhưng cũng giống như trong đoạn verse, cùng một cách hát, nội dung của mỗi đoạn là thể hiện sự đối lập sâu sắc. Cầu nối giữa chúng, chính là giọng hát đầy cảm động này. Thực chất, trong cả bài, điều mà Tollki muốn nhắc tới, chính là nỗi niềm vui sướng ấy, và những gì còn lại, kể cả nỗi buồn kia, cũng chỉ là phần nền để người nghe thấm thía hơn ý nghĩa đó.

Would you wait for me forever?

Ai sẽ chờ đợi anh đây? Có thể là người tình của anh, hay một người thân, một người bạn thân thiết. Nhưng cũng có thể, đó là lời kêu gọi của anh về một chốn địa đàng nào đó, nơi anh mà anh có thể vứt bỏ mọi nỗi lo mà sống cuộc sống yên bình và tràn đầy tiếng cười. “Mãi mãi...”, tại sao anh lại nói vậy? Anh rất muốn có được kết quả đó, vậy tại sao không phải là “Would you wait for me?...” mà lại là forever? Bởi vì, có lẽ điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra được. Người bạn thân, người yêu của anh, hay chốn Eden (cõi cực lạc - thần thoại Hy Lạp), tất cả, không có gì sẽ chờ anh hết. Mọi thứ đều như một vòng xoáy, đến rồi lại đi, đi rồi lại đến. Nỗi buồn qua đi, nhưng nó cũng chẳng thể nào hết, có thể nó vẫn lại đến, lại dày vò anh. Anh nói vậy thôi, nhưng hiểu rằng, khó có thể thực sự thoả nguyện hết sự sướng vui, nên đặt một câu hỏi, câu hỏi để tự an ủi bản thân mình: “...vẫn chờ tôi....mãi mãi...?”. Điều đó còn thể hiện rõ hơn khi Kotipelto hát câu “forever...”, vẫn ngân dài, và nhẹ dần, nhẹ dần, và như có gì nuối tiếc...

Một khúc sáo solo vang lên để phụ hoạ thêm cho câu chuyện. Nghe nó thật cảm động. Tiếng sáo trong, bổng lướt một cách mượt mà, như một dòng suối đang chảy vậy, có đoạn chảy xiết, nhưng có đoạn lại chảy thật nhẹ. Rồi chorus lại cất lên một lần nữa, lần này có vẻ như đắm đuối hơn, xúc động hơn, vì nó chính là đoạn cuối cùng của bài hát. Để rồi kết thúc là câu hỏi kia được lặp lại:

Would you wait for me forever?
Would you wait for me forever?
Will you wait for me forever?

Câu hỏi đó cứ lặp lại, như một tiếng vang xa mãi mãi, vô tận. Chàng trai dường như cũng chỉ có thể làm vui mình với câu hỏi đó, câu hỏi mà mà chắc anh sẽ không có câu trả lời. Tiếng hát “for me...” cùng với tiếng guitar cuối cùng được đánh thấp xuống một cung so với đoạn trên, càng thể hiện rõ thêm điều đó. Và câu “...forever...”, kéo dài khiến nguời nghe không hề muốn nó chấm dứt ở đây, một câu hát vô cùng cảm động. Dù sao đi nữa, không có câu trả lời cho mình, mãi mãi anh vẫn giống như một câu hát khác của Stratovarius: “We are forever free” – The free of the spirit.
 

imagineT_T

Member
WildBodom said:
nhưng thật ra thì Rhapsody và Kamelot được xếp vào hàng Neo-Classic Metal
hehe vậy BD à, tại sao khi nói đến Power metal người ta lại nhắc đến 4 tên tuổi kia, trong khi có 2 trong số đó ko được xếp vào hàng power metal???
Thử tài bạn tý chơi.........; HIHI
Em nghĩ Rhapsody là Symphonic Power mà ( nghe đâu còn gọi là Hollywood Symphonic Power do nhạc của Rhap được dùng làm soundtrack mấy phim của Hollywood ^_^ )
 

BlackDragon

Active Member
Mình kết đoạn solo sáo trúc ở giữa bài này, hồi trước cũng tập thổi :D
Hôm nọ mình thử biểu diễn bài này bằng Flute, thằng bạn đệm guitar, hay phết .
 

imagineT_T

Member
Yeap, bài của anh blind_guardian này hay wa'. Năm ngoái, nhờ cũng làm một bài viết về Forever như thế này( nhưng còn kém bài của anh blind_guar này nhìu ) mà em được con 10 Anh đóa :D . Hồi cafe-rock còn , em có đọc được bài viết " stratovarius- mùa thu vàng" về Before the winter và Coming home rất hay, ko hỉu ở đây có ai đã từng đọc bài viết đó chưa ( hồi dọn ổ em lỡ xóa mất tiêu rồi ), và cũng từ ấy mà càng ngày càng khoái chất nhạc của Strato .
Kết luận : Stratovarius xứng đáng làm trùm của dòng Power (ý kiến cá nhân), nhạc đẹp cả về lyric lần giai điệu :p
 

WildBodom

Member
imagineT_T said:
Em nghĩ Rhapsody là Symphonic Power mà ( nghe đâu còn gọi là Hollywood Symphonic Power do nhạc của Rhap được dùng làm soundtrack mấy phim của Hollywood ^_^ )
Anh cũng đíu bít, điều này công nhận đúng, nhưng nói chung vẫn đang cãi nhau ầm ầm, Symphonic thì chắc rùi, nhưng có người cứ cho là vẫn xếp được vào Neo, và có rất nhiều người ủng hộ.
Ngộ miễn ý kiến để xem hạ hồi phân giải thế nào đã... hihi (nhưng ý kiến cá nhân thì R có thể coi kà cả 2 loại)
Oài, sao hôm nay mình chăm post bài thiế...
 

imagineT_T

Member
Wái, vừa viết bài có gần 5' ông anh đã rep lại rồi. Cái vụ dòng nhánh của Rock rõ chết tiệt, ko biết đường nào mà lần nữa, dòng này nó xọ dòng kia nên em cũng mặc kệ, coi như Rhap đúng là Power đi .
Ở đây có bà con nào fan ruột CoB ko ? có mấy cái lyric cần nhờ dịch đây =P~
 

WildBodom

Member
nè Imagine, chú em mày thích Stra à, thế thì làm đệ anh blind rồi, anh này thuộc lòng Stra và hiểu rõ những gì Timo Kotipelto muốn nói khi hát...
Stra là cuộc đời của anh chàng blind này đó
 

WildBodom

Member
To imagine: chú em ko thấy cái nick to tổ bố thèng ăn mày của anh à??
Wildchild là biệt danh của Alexi Laiho, trái tim của COB đó
còn Bodom (Children Of Bodom) là cái hồ Bodom bên Phần Lan, nơi xảy ra 1 vụ án khủng khiếp về 5 thanh niên cách đây 5 năm và cũng là lý do cái tên band này ra đời đó
HMM
 

imagineT_T

Member
Ay da, ngại wa', em đúng là rất khoái CoB ( 1st Strato 2nd Rhap , và Cob,..)
nhưng mới chỉ nghe và tìm hiểu lyric , chứ em ko bít về band mấy , chỉ biết Bodom là tên cái hồ ở Phần Lan. Ông anh nói thêm về band này đi :D
 

imagineT_T

Member
haha, lần đầu mới nghe Hatebreeder muốn ném cha cái đĩa đi ( thứ nhất : chẳng nghe rõ vocalist nó gào cái gì cả , lại còn điếc lòi tai , thứ hai : tưởng đĩa nó in láo kém chất lượng vì các track nối liền nhau, muốn nghe đủ từng bài phải nghe từ đầu đến cuối ), nhưng mà mấy lần sau nghe lại, đến bây giờ vẫn không dứt ra được :D . Hé hé, em có một cái Hatecrew Deathroll vác từ Nga về (zin 100%)
 

BlackDragon

Active Member
Nói về các bản Power Ballad có lẽ Stratovarius là đỉnh nhất. Tiếng guitar của Tolkki có sức cuốn hút lạ kì. Lyrics cũng hay và lãng mạn. ^ ^ Hãy nghe thử coming home , be4 the winter (Vision) , Keep the flame , dream with me (Intermission) , Forever (Episode) , season of faith perfection, Liberty (Element Pt2) ,... toàn những bản Ballad đỉnh :D

Còn Rhapsody thì đúng là chơi Symphony Power, gọi là Neo-Classic cũng được. Chất nhạc của Rhapsody mang đậm chất nhạc giao hưởng. 6 Album của Rhapsody cho tới nay đều là các phần của truyền thuyết về Emeral Sword (thanh kiếm lục ngọc bảo). Âm nhạc của Rhapsody nhìn chung là phức tạp, luôn có sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng và có khi là cả dàn hợp xướng. Điều này chứng tỏ được tài năng của các thành viên trong ban nhạc, đặc biệt là Luca Turilli .
 

WildBodom

Member
Bài này của dyingyoung, anh mày sưu tầm (chứ tánh ngộ lười nhác còn lâu bố mới ngồi viết bài... HMM)

Được thành lập tại Espoo thuộc Phần Lan (cái nước này đá banh thì kém mà sao đẻ ra nhiều nhóm rock khiếp, chắc đá thua miết nên dồn hết bực tức vào âm nhạc thì fải ).

Thành lập bởi Alexi Laiho , đồng thời là thành viên trong band Thy Serpent, vào năm 1993 cùng với tay trống Jaska Raatikainen. COB bắt nguồn từ 1 vụ án mạng bí ẩn được lưu truyền tại Phần Lan từ những năm 60 mang tên Lake Bodom , về 3 thiếu niên bị thảm sát bởi vài kẻ điên cuồng. Tuy nhiên, vào thời điểm khởi đầu, nhóm mang tên INEARTHED, và tung ra đoạn demo thuộc thể loại melodic death metal mang tên "'Ubiquitos Absence Of Remission" cùng với "Shining" dưới sự góp mặt của tay keyboard J.Pirisjoki .

INEARTHED ký kết được hợp đồng ghi âm tại Bỉ nhưng hãng ghi âm Phần Lan Spinefarm Record đã không kém phần nhanh nhẹn chiếm được cảm tình của nhóm. Với sự tham gia của tay keyboard Janne Wirman Pimeys , nhóm thay đổi tên thành COB và bắt đầu công cuộc chinh phục thế giới metal bằng album debut "Something Wild"

Album tung ra vào tháng 11/1997 tại Phần Lan. Ngoài ra, nhóm ghi âm thêm 1 ca khúc single mang tên "Children of Bodom", ngay khi tung ra cùng với ca khúc single từ CRYHAVOC và WIZARD vùn vụt thống trị vị trí đầu bảng xếp hạng. Các tour lưu diễn của nhóm dưới sự góp mặt của các metal band khác như DIMMU BORGIR vào 1997 và trong tháng 2 với HYPOCRISY, COVENANT ,BENEDICTION tạo nên luồng thế lực mới trong làng Metal Châu Âu. Xuất hiện cùng nhóm trong các chuyến lưu diễn này có Erna, người thay thế vị trí của Wirman Pimeys khi anh ko thể tham gia bởi lịch học dày đặc.

Đầu năm 99, COB kịp thời ghi thêm dấu ấn thành tích của mình trên bảng hạng nhất bằng album Downfall. Album single này đồng thời có sự xuất hiện của ca khúc No command, được cover lại từ STONE. Album kế tiếp Hatebreeder vừa tung ra nhưng cũng đã kịp góp mặt tại vị trí 75 của bảng xếp hạng tại Đức. Cùng thời điểm đó, nhóm bận rộn lưu diễn tại Nhật cùng đại gia đình của Nuclear Blast với IN FLAMES, DARK TRANQUILITY và ARCH ENEMY. Lần này Janne Wirman Pimeys giành lại vị trí quen thuộc của mình trong vai trò keyboard.

Không hề ngừng nghỉ, COB tiếp tục sự nghiệp ghi âm bằng đĩa đơn Hate me vào 2000 đóng góp thêm ca khúc cover Hellion của W.A.S.P , cùng với album Follow the Reaper phát hành tại Nhật "nhét" thêm ca khúc cover 'Shot In The Dark' của Ozzy. Như mong đợi, "Hate me" chiếm gọn Bạch kim với trên 10000 bản được tung ra. Con số vẫn ko dừng tại đó, 50,000 bản copy của album "Follow the Reaper" được bán ra tại Châu Âu, và chiếm gọn vị trí 46 tại bảng xếp hạng của Đức, và ngang nhiên lọt vào top 5 album tại Phần Lan.

Mặc dù Jaska Raatikainen bận rộn với các nhóm riêng của anh, COB phá vỡ sự im lặng của nhóm vào giữa 2002 bằng chươgn trình lưu diễn tháng 8 cộng với 1 ca khúc mới toanh 'You're Better Off Dead' , và cả ca khúc cover lại từ THE RAMONES 'Somebody Put Something In My Drink'. Album đơn này tuy ko mạnh mẽ nhưng cũng đủ kịp giật giải Vàng. Vào tháng 10, nhóm tiết lộ thêm album mới toanh " 'Hate Crew Deathroll", và quả ko hề nằm ngoài dự đoán, sự xâm lăng của album này thể hiện bằng vị trí đầu bảng tại Phần Lan, nhanh chóng vượt trội con số 15,000 bản copy tung ra tại nội địa.

Tuy nhiên những thành công đạt được ko đủ sức níu chân của tay Rhythm guitarist Alexander Kuoppala, và anh rời bỏ nhóm sau khi góp mặt chung tại July Helsinki 'Tuska' festival. Nhóm lập tức giới thiệu thành viên mới từ SINERGY và cựu-STONE Roope Latvala vào vị trí session guitar tạo nên bộ khung mới cho chuyến lưu diễn tại Moscow vào 16/08.

Kẻ cầm đầu:
Biệt danh: Allu, Wildchild

Ngày sinh: April 8th 1979

Nơi sinh: Espoo, Finland

Other bands : Sinergy

Former Bands:
-Inearthed
-Thy Serpent
-Impaled Nazarene

Nhóm nhạc ưa thích : Ozzy, Manowar, W.A.S.P., Judas Priest, Stone, Darkthrone, Twisted Sister, Skid Row, Impaled Nazarene, Suicidial Tendencies, Stratovarius, Annihilator

Chịu ảnh hưởng: Roope Latvala, Yngwie J. Malmsteen, Zack Wylde, Steve Vai, Randy Rhoads, Jake E. Lee, Jeff Waters, Paul Gilbert, Dimebag Darrell

Other musical influences: Ramones, Sex Pistols, Bach, Mozart, Beethoven

To be continue...
 

WildBodom

Member
Sinh ra vào ngày 8 tháng 4 năm 79 tại làng Espoo, trước khi tìm đến tiếng gọi của cây đàn guitar, cậu bé Allu đã có 1 khoảng thời gian 5 năm ngắn ngủi đến với cây vĩ cầm,và ngay cả làm quen với chiếc piano . Tuy nhiên, cậu bé "Hoang dã" không thể che giấu bản năng thật sự của mình được lâu, rock n roll nhanh chóng hòa nhập vào như 1 dòng máu chảy thật sự,và chẳng mấy chốc cậu bé Alexi tập tành sử dụng cây violon như 1 chiếc guitar điện trước gương. Sau đó, cty WASP n Co. giới thiệu Alexi vào thế giới heavy metal, ngay lập tức những đoạn riff và những cú solo thu hút toàn bộ tâm trí của chàng trai trẻ tuổi.

Tuy nhiên, chính Steve Vai mới là kẻ dắt tay cậu bé Alexi khi ấy chỉ mới 11 tuổi chập chững chạm vào chiếc guitar điện hoang dại nhưng đầy quyền lực qua album "Passion and Warfare" và đoạn video live sống động "For the love of God" . Cây đàn đầu tiên anh sở hữu là chiếc Tokai Stratocaster, 1 món quà tặng từ người cha. Tham gia vào khóa học tại Oulunkylä, Phần Lan mang tên "Pop & Jazz Konservatorio", Alexi cần mẫn trau dồi tự học qua từng album Glamrock của người chị, từ Gun n Roses, Metallica cho tới vài nhóm nhạc Black Metal như Darkthrone. Cũng như bao fan hâm mộ khác, thần tượng của Alexi bấy giờ là nhóm metal Phần Lan Stone, rất ấn tượng bởi phong cách chơi của tay guitar trong nhóm, Roope Latvala; Alexi nghiễm nhiên coi Roope như 1 tượng đài lớn nhất trong làng metal của Phần Lan...

Ngăn cản bước tiến của cậu bé Hoang dã là điều không tưởng, Alexi thoát ly khỏi những vướng víu trong chuyện học hành từ năm 16 tuổi nhằm toàn tâm tập trung cho sở thích riêng mình, chơi guitar và được chơi guitar. Với anh, Phil Anselmo (Pantera) và Mille Petrozza (Kreator) là 2 hình mẫu lý tưởng khi đề cập về vocal . Tuy nhiên, vocal vẫn chưa thu hút được sự chú ý thật sự rõ ràng với Alexi. Cũng bởi Alexi chưa hề lấy qua bất kỳ lớp luyện giọng nào mặc dù anh fải hát chút đỉnh bởi vì trường anh là trường dạy nhạc. (Nghe giống vocalist của Phục Hưng wá). Bước chuyển mình đầu tiên trong âm nhạc với Alexi khi anh tham gia vào 1 nhóm nhạc mang tên T.O.L.K trong trường . Hiển nhiên, nhóm tan rã nhanh chóng mặc dù có tung ra vài ca khúc trên cát-xé. Điều thú vị rằng ngay cả 1 ca khúc có giai điệu được chọn trong nhạc nền của Super Mario Brothers. Tuy nhiên câu chuyện thần thoại thật sự bắt đầu vào năm 1993 khi Alexi thành lập nhóm death metal mang tên Inearthed cùng với người bạn thân thiết Jaska Raatikainen.

Sau khi ghi âm 3 ca khúc demo đầu tiên với Inearthed, Alexi tìm đến với Thy Serpent vào tháng 6/97, bởi anh biết đến Sami Tenetz ( người đã gửi bản demo tới tay Ewo của Spinefarm) , nhưng vẫn dồn sức tập trung cho Inearthed. Vì thế ngay sau sự ra đời của Something Wild, Alexi rời bỏ Thy Serpent để dốc toàn lực vào Children of Bodom (COB)

Sau chuyến lưu diễn tại Moscow chung với Impaled Nazarene, ban này có đề cập với anh về việc tham gia nhóm với vai trò tay guitar lead chính của nhóm nhưng anh nhanh chóng từ chối bở vì COB hiện tại là quan tâm hàng đầu.

Bên cạnh đó, Alexi vẫn ko dừng lại với COB, anh bắt tay vào 1 nhóm nhạc cũng ko kém phần nổi tiếng : Synergy. Bởi Alexi biết tới Kimberly Goss, thành viên nữ chính của nhóm (người từng chơi keyboard cho Dimmu Borgir) , ngay cả thay thế cho vị trí keyboard của Janne trong COB với chuyến lưu diễn năm 1998.

Vào giữa tháng 10-11 năm 1998, Alexi ghi âm cùng Synergy album ""Beware the Heavens" ngoại trừ vai trò guitar lead, Alexi cũng góp phần trình bày vài đoạn keyboard trong album. Không dừng lại đó, Alexi thể hiện vai trò đầu đàn trong nhóm qua các ca khúc anh viết riêng cho album như "Venomous Vixens", "Beware the Heavens" và 1 ca khúc intrumental magn tên "Pulsation", đồng thời, đồng-sáng tác ca khúc "Swarmed" và "Virtual . Future". Alexi tham gia cả vào back-vocal cho "Beware the Heavens" và "The Fourth World" với Kimberly và Fredrik.

Tháng 9 năm 99, sau chuyến lưu diễn Tokyo Warhearts, Impaled Nazarane bắt tay vào ghi âm album Nihil của họ và Alexi nhanh nhẹn đóng góp vào bằng 2 ca khúc "Cogito Ergo Sum" và "Zero Tolerance", chưa kể 1 đoạn solo tuyệt vời trong "Angel rectums still bleed - the sequel" và "Nothing is sacred".

Thật khó hiểu về việc Alexi có thể viết ca khúc cho cả 3 nhóm nhạc khác nhau trong cùng thờii điểm lưu diễn, chỉ đơn giản bằng 2 chữ thiên tài. Vào 2001, Alexi rời bỏ Impaled Nazarane , Impaled Nazarane chưa hề là điểm nhấn quan trọng trong sự nghiệp của anh.

Như anh tâm sự "The Impaled tours were a bit different than the COB tours. When I was in Mexico with Impaled for the first time I was like "****, I can't take this anymore". Every morning when I woke up after a gig on a hotel their singer Luttinen came to knock the door at 9 am shouting me to get up and come to bar with him."

Giấc mơ của anh trở thành sự thật khi thần tượng thuở nhỏ Roope Latvala đồng ý gia nhập vào Synergy trứơc khi album thứ 2 "To Hell and Back" được tung ra.
 

WildBodom

Member
Vào năm 2001 và 2002, Alexi tham gia back-vocal cho Northern với Alexandre và Jaska. Người nghe có thể nhận ra ngay từ ca khúc cover lại của Skid row "Youth Gone Wild" và trong 3 ca khúc trong album thứ 2 "Mirror of Madness" ("Everything Is An End", "Dead" & "Mirror of Madness").
Synergy trở lại guồng máy cho ra đời album thứ 3, mặc dù rất bận rộn với COB, Alexi cũng kịp tung ra ca khúc chủ đề của album "Suicide By My Side", và cùng tham gia sáng tác vài ca khúc khác trong album.

Ngay sau tour lưu diễn châu Âu kết thúc, Alexi tìm đến Na Uy để hỗ trợ nhóm metal Na Uy Griffin trong album "No Holds Barred" của họ. Alexi biết đến Griffin khi họ tham gia cùng Sinergy & Dark Tranquility trong tour diễn 2002. Trước khi Alexi đến Na Uy, Alexandre rời khỏi COB, ngay lập tức Alexi chấm tay guitar của Griffin, Kai Nergaard vào vai trò Alexandre, nhưng đáp lại là 1 lời chối từ.

Mặc dù vô cùng bận rộn với 2 nhóm nhạc nhưng Alexi chọn con đường đó bởi âm nhạc luôn là nguồn sống đối với anh.


Hê hê sợ chưa.. haha đó hay ko, chỉ sợ mấy nhóc ko đủ kiên nhẫn đọc hết thôi.....................
GL HF
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top