Những cách phạt học sinh không nên có trong nhà trường hiện nay

lion

Moderator
Staff member
1) Học sinh đến muộn giờ, đóng cửa trường không cho vào, đợi tiết sau mới được vào:
Cách phạt này làm học sinh mất một tiết học và không có lợi cho việc quản lý học sinh, các em đi đâu, làm gì không ai biết, dễ hư và nếu có vấn đề gì xảy ra, nhà trường không thể không có trách nhiệm, không thể lấy lý do đó là việc ngoài nhà trường vì phụ huynh đã cho con em họ đến trường học. Cách giải quyết hợp lý là vẫn cho các em vào học, nhà trường tổ chức ghi tên và báo cho lớp sau.
2) Học sinh nói chuyện, nghịch ngợm trong lớp, không phạt bằng cách bắt đứng dậy vì các em không ghi được bài và tiếp thu có thể bị hạn chế, học sinh không hiểu bài, lại dễ sinh nói chuyện lần sau.
3) Không phạt học sinh bằng cách đuổi ra khỏi lớp, học sinh đứng bên ngoài lớp, không ghi chép và tiếp thu được bài, lần sau không hiểu bài, lại sinh nói chuyện.
4) Khi học sinh mắc khuyết điểm, không vội cảnh cáo hoặc nêu tên học sinh trước toàn trường một cách tuỳ tiện trừ trường hợp có hội đồng kỷ luật ghi mức kỷ luật này vì làm tuỳ tiện là chưa thể hiện được tính giáo dục sư phạm kiên trì, và vi phạm vào việc tôn trọng nhân cách học sinh.
5) Học sinh khó bảo hoặc hay đánh nhau không giải quyết bằng cách cho chuyển trường với cách ghi học bạ thuận lợi và đe dọa nếu ở lại, thì sẽ bị đuổi học. Cách làm này là gây khó khăn cho trường bạn. Nếu thấy cần thay đổi môi trường để học sinh tiến bộ thì có thể điều chuyển sang lớp khác trong trường.
6) Không được dùng những hình phạt gọi là “dọa” như đánh vào tay, vào chân, véo vào tai học sinh dù là nhẹ hoặc cho học sinh nọ đánh học sinh kia v.v… nhất là ở các lớp tiểu học. Cách phạt này cũng là vi phạm nhân cách học sinh, vi phạm Luật giáo dục.
Thay cho những cách phạt nói trên, nhà trường và thầy giáo cần nâng cao năng lực sư phạm để có những ứng xử phù hợp mà có hiệu quả,cần nâng cao trách nhiệm và nhiệt tình, sự nhẫn nại trong công tác giáo dục, quyết không đơn giản, giải quyết thô bạo sự việc.
Trên đây cũng là những điều giúp cho việc thực hiện tốt phong trào “Hai không” mà ngành giáo dục đã đề ra trong đó có việc: không vi phạm đạo đức nhà giáo.

GD&TD
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top