Appassionata
Member
Nhạc trẻ: Ca từ nhạt, vì sao?
Nội dung ca từ tiếng Việt cho đến nay… có thể đoán được. Dường như có một lượng từ vựng mặc định cho ca từ, và các nhạc sĩ cứ thế lấy từ đó ra xếp vào bài hát...
Các ngôi sao nhạc trẻ đang phải sử dụng những bài hát với những ca từ nhàm chán.
Những từ được quay vòng nhiều nhất đương nhiên là: anh, em, chia tay, tình, yêu, trái tim, giấc mơ, mưa, thu, lá... Vì sao ca từ Việt bấy lâu cứ quẩn quanh trong yêu đương và sự sáo mòn? Hầu hết những lý do sau đây chỉ là phỏng đoán:
Người Việt thích nghe tình khúc. Đó là thực tế đã được kiểm chứng, nên các nhạc sĩ cứ theo hướng ướt át mà viết lời. Dựa trên việc phân tích ca từ, một cuộc khảo sát mới đây (Bến Thành A&V phối hợp Vitek thực hiện) cho kết quả trong 1.000 ca khúc, lượng bài viết về tình yêu chiếm 50,38%, tình tan vỡ chiếm tới 33,45%.
Các đề tài còn lại: quê hương, tuổi học trò, gia đình, danh lam thắng cảnh, thiếu nhi…
Thói quen tư duy: Cứ lời (tình) ca là phải lãng mạn, bóng gió xa xôi - kéo dài từ thời kỳ đầu tân nhạc. Và ca khúc, nhất là tình ca cứ phải giữ một khoảng cách với đời sống.
Văn học có thể có chủ nghĩa hiện thực, ca từ thì không. Người ta nghe ca nhạc bao giờ cũng là để thư giãn, quên đi phiền muộn, cho nên ca khúc không nỡ nào đả động những ưu tư trong đời thường!
Tính kín đáo có từ nghìn xưa của người Việt và người Á Đông nói chung, miêu tả tình yêu chỉ đến… hôn môi xa là quá lắm! Từ những bản tình ca tân nhạc đầu tiên cho đến tận Mùa xuân bên cửa sổ của Xuân Hồng, đôi tình nhân mới lần đầu “hôn” trong ca khúc.
Ca khúc từng chứng tỏ khả năng to lớn trong cổ vũ quần chúng mà ca từ đóng vai trò cơ bản. Còn ca khúc đương thời dường như lại quá thiên về chức năng giải trí, lời ca “đi thẳng vào vấn đề”: Có yêu thì bảo rằng yêu, không yêu thì nói một điều cho xong (Yêu nhau ghét nhau - Vi Nhật Tảo).
Có thể nói, chưa bao giờ công chúng được yêu chiều như bây giờ, nhưng những “lời tình” nhan nhản trong ca khúc hiện nay thực ra chỉ “chiều” được một bộ phận công chúng đang tuổi vị thành niên mà thôi.
Khả năng đặt lời của nhạc sĩ chỉ đến thế! Sự này có liên quan đến tài năng, kiến thức và một phông văn hóa. Học Nhạc viện xong mải chạy sô kiếm tiền, cho nên vốn sống của nhạc sĩ, ca sĩ chỉ… toàn yêu đương. Tất nhiên đây chỉ là suy đóan. Rất có thể nhiều chủ sở hữu còn chưa muốn công bố của những ca khúc để đời.
Đời sống xã hội nói chung và của những người viết ca khúc nói riêng hiện nay đã quá đầy đủ hoặc bình lặng. Vả lại, viết tình ca cũng hoàn toàn không cần phải đi thực tế, “ba cùng” tại nhà máy nông trường như thời bao cấp.
Người viết cảm thấy không có gì bức xúc hoặc không nhất thiết phải đem bức xúc của mình vào bài hát. Có cảm giác đa số bài hát không xuất phát từ đáy lòng nhạc sĩ, hoặc đặt lời chỉ là một thao tác thủ công để hợp thức hóa giai điệu.
Vì sự thật ở VN, nếu nhạc sĩ không phải người viết ca khúc sẽ không được ai biết đến! Gần đây đã xuất hiện hình mẫu ca sĩ tự viết bài hát. Đây chính là một điều kiện thuận lợi để người nghệ sĩ dễ bề bày tỏ cái tôi nhỏ bé trong ca từ.
Sự lo xa và không nhất quán của một số cơ quan có thẩm quyền về văn hóa khi không cho phát hành ca khúc với lý do liên quan đến ca từ. Một vài ca từ trong album Nhật thực của Ngọc Đại muốn ra mắt cũng từng phải đổi lời.
Thậm chí, một số bài đã rất quen thuộc của Trịnh Công Sơn như Này em có nhớ, Ca dao mẹ, Còn mãi tìm nhau… cũng bị làm khó dễ - nguyên do có khi chỉ vì thiếu thông tin.
Về phía người sáng tác, để khỏi phấp phỏng về việc phát hành, chi cho bằng cứ đặt lời vô thưởng vô phạt cho an toàn. Và thế là cứ anh anh em em mà diễn thập kỷ này qua thập niên khác…
(Theo Tiền Phong)
Nội dung ca từ tiếng Việt cho đến nay… có thể đoán được. Dường như có một lượng từ vựng mặc định cho ca từ, và các nhạc sĩ cứ thế lấy từ đó ra xếp vào bài hát...
Các ngôi sao nhạc trẻ đang phải sử dụng những bài hát với những ca từ nhàm chán.
Những từ được quay vòng nhiều nhất đương nhiên là: anh, em, chia tay, tình, yêu, trái tim, giấc mơ, mưa, thu, lá... Vì sao ca từ Việt bấy lâu cứ quẩn quanh trong yêu đương và sự sáo mòn? Hầu hết những lý do sau đây chỉ là phỏng đoán:
Người Việt thích nghe tình khúc. Đó là thực tế đã được kiểm chứng, nên các nhạc sĩ cứ theo hướng ướt át mà viết lời. Dựa trên việc phân tích ca từ, một cuộc khảo sát mới đây (Bến Thành A&V phối hợp Vitek thực hiện) cho kết quả trong 1.000 ca khúc, lượng bài viết về tình yêu chiếm 50,38%, tình tan vỡ chiếm tới 33,45%.
Các đề tài còn lại: quê hương, tuổi học trò, gia đình, danh lam thắng cảnh, thiếu nhi…
Thói quen tư duy: Cứ lời (tình) ca là phải lãng mạn, bóng gió xa xôi - kéo dài từ thời kỳ đầu tân nhạc. Và ca khúc, nhất là tình ca cứ phải giữ một khoảng cách với đời sống.
Văn học có thể có chủ nghĩa hiện thực, ca từ thì không. Người ta nghe ca nhạc bao giờ cũng là để thư giãn, quên đi phiền muộn, cho nên ca khúc không nỡ nào đả động những ưu tư trong đời thường!
Tính kín đáo có từ nghìn xưa của người Việt và người Á Đông nói chung, miêu tả tình yêu chỉ đến… hôn môi xa là quá lắm! Từ những bản tình ca tân nhạc đầu tiên cho đến tận Mùa xuân bên cửa sổ của Xuân Hồng, đôi tình nhân mới lần đầu “hôn” trong ca khúc.
Ca khúc từng chứng tỏ khả năng to lớn trong cổ vũ quần chúng mà ca từ đóng vai trò cơ bản. Còn ca khúc đương thời dường như lại quá thiên về chức năng giải trí, lời ca “đi thẳng vào vấn đề”: Có yêu thì bảo rằng yêu, không yêu thì nói một điều cho xong (Yêu nhau ghét nhau - Vi Nhật Tảo).
Có thể nói, chưa bao giờ công chúng được yêu chiều như bây giờ, nhưng những “lời tình” nhan nhản trong ca khúc hiện nay thực ra chỉ “chiều” được một bộ phận công chúng đang tuổi vị thành niên mà thôi.
Khả năng đặt lời của nhạc sĩ chỉ đến thế! Sự này có liên quan đến tài năng, kiến thức và một phông văn hóa. Học Nhạc viện xong mải chạy sô kiếm tiền, cho nên vốn sống của nhạc sĩ, ca sĩ chỉ… toàn yêu đương. Tất nhiên đây chỉ là suy đóan. Rất có thể nhiều chủ sở hữu còn chưa muốn công bố của những ca khúc để đời.
Đời sống xã hội nói chung và của những người viết ca khúc nói riêng hiện nay đã quá đầy đủ hoặc bình lặng. Vả lại, viết tình ca cũng hoàn toàn không cần phải đi thực tế, “ba cùng” tại nhà máy nông trường như thời bao cấp.
Người viết cảm thấy không có gì bức xúc hoặc không nhất thiết phải đem bức xúc của mình vào bài hát. Có cảm giác đa số bài hát không xuất phát từ đáy lòng nhạc sĩ, hoặc đặt lời chỉ là một thao tác thủ công để hợp thức hóa giai điệu.
Vì sự thật ở VN, nếu nhạc sĩ không phải người viết ca khúc sẽ không được ai biết đến! Gần đây đã xuất hiện hình mẫu ca sĩ tự viết bài hát. Đây chính là một điều kiện thuận lợi để người nghệ sĩ dễ bề bày tỏ cái tôi nhỏ bé trong ca từ.
Sự lo xa và không nhất quán của một số cơ quan có thẩm quyền về văn hóa khi không cho phát hành ca khúc với lý do liên quan đến ca từ. Một vài ca từ trong album Nhật thực của Ngọc Đại muốn ra mắt cũng từng phải đổi lời.
Thậm chí, một số bài đã rất quen thuộc của Trịnh Công Sơn như Này em có nhớ, Ca dao mẹ, Còn mãi tìm nhau… cũng bị làm khó dễ - nguyên do có khi chỉ vì thiếu thông tin.
Về phía người sáng tác, để khỏi phấp phỏng về việc phát hành, chi cho bằng cứ đặt lời vô thưởng vô phạt cho an toàn. Và thế là cứ anh anh em em mà diễn thập kỷ này qua thập niên khác…
(Theo Tiền Phong)