Vì những tác phẩm của cha con nhà Dumas được xuất bản rất nhiều, với số lượng lớn và bán rất chạy nhưng tác phẩm thiên về giả trí nên ở Pháp đã bàn cãi rất nhiều về việc đưa Dumas cha vào Panthéon. Tác phẩm của cha con nhà Dumas tuy vậy cũng mang nhiều ý nghĩa về giáo dục. Mình thích nhất là "Ba người lính ngự lâm" và "Bá tước Monte Cristo". Truyện "Ba người lính ngự lâm" thì khỏi phải nói, còn "Bá tước Monte Cristo" thì cho ta thấy một nghị lực phi thường, sự trả thù và đền ơn xứng đáng. Ta nhận ra rằng không có điều ác gì lại không phải trả giá cả, cuộc đời rất công bằng, nếu như trời không làm điều đó thì chính con người làm thay cho trời. Đó chính là sự công bằng.
Còn Victor Huygo với những tác phẩm kinh điển như "Những người khốn khổ", "Thằng gù nhà thờ Đức Bà Paris", "Thằng cười"... thì không thể phủ nhận được vị trí của ông trong nền Văn học Pháp cũng như thế giới. Những tác phẩm của Victor Hugo là hiện thực của xã hội Pháp khi đó, có thể ta sẽ mệt mỏi khi đọc những đoạn tả thành phố Paris với những con phố, với những bức tường... hay nhà thờ Đức Bà với những chi tiết chạm trổ, với những bức tượng... nhưng hãy đọc kĩ rồi ta sẽ nhận ra ý đồ của tác giả muốn nói gì qua những chi tiết đó. Phải đọc, phải nghiền ngẫm mới nhận ra được cái hay, cái sâu sắc trong văn của Victor Hugo.
Trên thế giới còn một nền Văn học lớn nữa đó là nền Văn học Xô Viết với nhũng tác phẩm như "Chiến tranh và hòa bình", "Anna Carenina", "Sông Đông êm đềm", "Đất vỡ hoang", "Chúng tôi sẽ chết như đã sống", "Tiếng gọi vĩnh cửu", "Thép đã tôi thế đấy", "Ba bộ mặt của Ianut", "Nam tước Phôn gôn ring", "Cỏ ngải đắng"... hay những tập truyện ngắn của Lep Tônxtôi. Khi ngày xưa tiểu thuyết của nhà xuất bản Cầu Vồng, xuất sang Việt Nam chỉ đáng giá 1 cây kem, nghĩ mà muốn quay về thời đấy mua sách quá.
Ngoài ra còn một số nhà văn in đậm dấu ấn trong mình từ khi còn nhỏ. Đó là Jack London với "Tiếng gọi nơi hoang dã", "Nhóm lửa", "Đoạn kết một câu chuyện cổ tích", "Gót sắt"...là Ernet Henminway với "Giã từ vũ khí", "Ông già và biển cả", "Chuông nguyện hồn ai"...
Còn một số tác phẩm nữa mình nghĩ là các bạn cũng nên đọc, mình không có đủ thời gian để phân tích hết:
Trăm năm cô đơn
Ruồi trâu
Bông hồng vàng
Đồi gió hú
Tiếng chim hót trong bụi mận gai
Bố già
Bức họa maja khỏa thân (viết về họa sĩ Goya nổi tiếng của TBN)
Cô gái thành Rome
............................
Các tác phẩm của TQ thì không cần kể ra các bạn cũng đã biết đó là các bộ: Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Hồng lâu mộng. Đã có ai đọc hết các bộ này chưa? Riêng bộ Tam quốc diễn nghĩa thì mình đọc đi đọc lại không biết đến mấy chục lần.
Còn nhiều, nhiều lắm, không thể nhớ nổi ngay ra trong một lúc được.
Còn các bạn nào thích đọc truyện cổ tích thì đừng bỏ qua "Truyện cổ Andersen" và truyện của anh em nhà Grimm nhé (đặc biệt là "Những cánh buồm đỏ thắm" --> chỉ có thể nói một câu là tuyệt với)