Hồi kí: "12 năm ăn học và 3 giờ đồng hồ"

Vũ "nhị"

Member
Các bạn khóa 03-06 thân mến!
Đọc tựa đề của topic, chắc hẳn các bạn cũng đoán ra 1 phần nào những gì mình muốn nói sau đây. Vậy là kể từ ngày 19/1, chế độ cộng điểm cho học sinh tốt nghiệp giỏi đã kết thúc, và các bạn cũng không bao giờ phải chen chân trên chiếc cầu hẹp đó để cố gắng kiếm cho mình 1-2 điểm. Thế hệ 02-05 của mình thật "vinh dự" là khóa cuối cùng được thi trong "chế độ cũ". Mình cũng là một phần tử nhỏ nhoi trong đó, và đã từng trải qua những cơn sóng gió đó, cơn sóng đầu cho một trận bão, để đời học sinh PT... Chắc hẳn từ bây giờ đến khi các bạn khóa 03-06 thi TN, còn 1 khoảng thời gian dài nữa. Nhưng mình chỉ mong các bạn có thể nán lại 1 chút, 1 chút thôi để xem lại những gì đã trải qua...những gì mà mình đã từng chứng kiến: "12 năm và 3 giờ đồng hồ". Thật là khập khiễng! Nhưng sau nó là rất nhiều câu truyện, rất nhiều cảm xúc và mình cũng chỉ đóng góp một trong số đó. Hy vọng các bạn sẽ đồng cảm với mình vì nó cũng chính là một phần "xương máu" của mình và những người bạn khác.

PHẦN 1 : Thi tốt nghiệp

Ngày 5/6/2005, trước ngày thi.
Chính xác là đã 12h đêm...và đáng lẽ tôi đã ngủ từ lâu. Mà thực ra là tôi đang ngủ đấy chứ! Nhưng đó là một cực hình. Tôi không thể nào bắt bản thân mình không suy nghĩ về những gì sắp diễn ra tiếp sau. Cứ khi nằm xuống, nhắm mắt lại cũng là lúc những suy tư hiện về...chỉ có 2h30 phút thôi...và chỉ một sơ suất là tất cả những gì tôi phấn đầu sẽ trở về con số 0.
Đó là một đêm tệ hại!
5h30' sáng. Tôi mới nhận ra là mình đã ngủ và bây giờ là tiếng chuông đồng hồ báo thức. Tôi vẫn chưa đỡ mệt hơn tí nào so với hôm qua. Chỉ có điều khác là không khí hôm nay thật dễ chịu. Ngoài cửa sổ đã hiện lên những sắc vàng nhạt của một buổi sáng đẹp, tràn ngập trong màu xang của lá và cỏ...Điều đó cho tôi thêm một chút tự tin.
Ăn sáng nhẹ và chuẩn bị một hành trang thật gọn gàng cho buổi thi đầu tiên trong đời cấp 3 và cuối cùng trong đời học sinh- đó là những gì tôi phải làm trong 30' ngắn ngủi. Buổi sáng hôm đấy là môn VĂN - môn học mà những thằng D2 tôi rất dị ứng. Càng "sợ" hơn là tôi chưa bao giờ cảm thấy mình tự tin khi đừng trước nó, giống như tôi đứng trước cô Giáng Hương (chủ nhiệm D4 03-06). Vì vậy trong cặp sách yên vị quyển sách Văn lớp 12, vì tôi cảm thấy nó sẽ hữu dụng trong lần ra quân này. Và điều đó cũng có lí. Đơn giản vì lớp tôi được dạy rất ít phần văn học nước ngoài bởi tình hình sức khỏe cô giáo không ổn định. Chúng tôi cũng chẳng trách được ai, và phải cố gắng để vượt qua nó.
Vì hôm nay là hôm đầu, các thầy cho chúng tôi được ngồi ôn bài lần cuối trên sân. Phòng tôi là áp chót, được vinh dự thi cùng các bạn trường chuyên khác. Mọi người đều chuẩn bị cho mình tài liệu Văn làm tôi thấp thỏm không yên. Tôi đã thu đủ đề các năm trước về để phán và đưa ra một kết luận "không Đào thì Mị, không Mị thì Đào". Thấy trống phần dưới, tôi rời hàng đi bộ ra sau...nơi đám bạn đang tụ. Chắc chúng đã có đoán được đề qua hệ thông thông tin liên lạc của thời đại trí thức.
- "Hàng về rồi các anh ơi!" - Tùng "thọ" reo lên.
- "Về cái gì?" - Một lũ lớp tôi bu vào hỏi.
- "Hôm nay hàng về Lỗ Tấn, tóm tắt ý nghĩa truyện "Thuốc", văn xuôi về chị Đào"...
Tôi điếng người...Tôi nhớ ra là tôi chưa học tí gì về cái ông Lỗ này cả...Tôi liều học tủ và bây giờ nhìn thấy nó bị đè ngay trước mũi. Tôi vội mượn vở để học...tất cả lớp cũng xôn xao...Chỉ 5' đã là đủ để thuộc được từng ấy thứ, và tự nhủ mình phải cố. Vội vàng...và trống đã báo hiệu lên phòng thi kịp lúc.
Tôi phải ngồi cạnh những tên khác cũng tên là Vũ. Phía trên là 1 tên Anh 2 Ams, phía dưới là 1 tên Toán tổng hợp...Tôi hy vọng "nhờ vả" được chúng khi cần thiết. Ngồi lặng thinh và trật tự, tôi cảm giác mắt có vẻ hoa lên và mặt nóng bừng...Cố trấn tĩnh trước tờ giấy thi màu xanh đã để ngay trước mắt...Lỗ Tấn à, Ok rồi, còn chị Đào thì cũng tàm tạm...Nhưng đúng "mưu sự tại nhân thành sư tại thiên". Và có một cái gì đó đã sai hướng...
Đề thi phát ra. http://tintuc.vnn.vn/hssv/dethidapan_thpt2005/de_thpt/Van/DeCTVan.pdf Và tôi không khỏi ngạc nhiên vì những gì mình đọc phải...Cũng cái ông Lỗ...nhưng mà lại là một câu hỏi "hơi chuối". Ba nghề của Lỗ Tấn thì tôi đã kịp đọc qua, ảnh hưởng của nó thế nào cũng biết rồi...Nhưng kẹt là ở chỗ tôi không nhớ nổi 3 tên tác phẩm của LT là gì. Xem nào...đề 2 về "Tây Tiến", cũng khá thú vị, nhưng khổ nỗi tôi không dám chắc mình có thể viết tốt...Nên thôi! Tập trung vào đề 1, đành tùy cơ ứng biến vậy! Bấy giờ phòng thi mới bắt đầu xôn xao. Tuy nhiên theo phương châm "được đâu hay đó", tôi khai bút luôn! Chắc hẳn đã có tên lệch tủ - tôi nghĩ vậy, vì đề thi không vào chị Đào mà "về" chị Mị. Các bác Bộ ác thế, đề lộ đến phút chót rồi lại đổi đề khác. Phen này thì khối tử sĩ! Phù, đúng là trong cái rủi nó ló cái may...thằng bạn ở chuyên Sư phạm đã dặn mình học kĩ cái này, và hắn còn phán thêm "Cô giáo tao đoán đề thì chưa lệch bao giờ!". Bây giờ thì những gì tôi đọc được trong kính thưa các loại sách văn mới bắt đầu phát huy tác dụng đây! Tôi nghĩ bụng...Chợt! Mình vẫn chưa viết 3 tác phẩm của LT! Làm sao bây giờ:-S Thằng Vinh biển ở xa quá...Vân ngồi ngay bàn đầu...Chậc!
Tôi đành thương lượng với mấy tên bàn trên. Đơn giản tôi phát hiện ra là chúng bí câu 2. Sau một hồi làm hiệu, chúng cũng bắt được và chúng tôi quyết định tôi sẽ gà hắn câu Mị, còn đổi lại là LT. Nghe cũng có vẻ bất công cho mình. Nhưng mà thôi, có còn hơn không.
Chúng tôi trao đổi, hắn khẽ gà cho tôi về LT, còn tôi viết cho hắn cái dàn bài về "Vợ chồng đao phủ". Vì đã chuẩn bị kĩ nên việc này không mấy khó khăn. tôi đưa cho hắn rồi bắt đầu câu 2. Theo kinh nghiệm, mở bài không những nêu ra những ý trong đề mà còn phải đầy đủ thông tin về tác giả, năm sáng tác, địa điểm...như những gì tôi vẫn thường thấy trong các đáp án môn Văn. Chúng có thể có đến 1-1,5 điểm mà tôi không thể bỏ mất. Các ý phân tích bám sát nhân vật trung tâm là Mị, sau đó mới đến A Phủ...trình tự sắp xếp đúng như trình tự truyện. Việc đó cũng là điều mà tôi rút ra từ các đáp án văn. Dẫn chứng thật đầy đủ và "trúng". Có lẽ bây giờ tôi mới thấy việc xem trước các đáp án văn thật cần thiết. Nó gần như thành một con đường vô hình mà rất dễ đi lạc ra ngoài nó...và các vị giám khảo của chúng ta-những con người thật tuyệt vời ấy, cứ theo nó mà tiêu diệt! Chúng ta học bài, thuộc bài nhưng thế có khi chưa đủ...mà làm theo một cách nào đó để hạn chế việc đứt oan điểm, cũng là tránh đứt oan công sức của chính mình. Sau đó cần thiết vẫn là một kĩ năng viết văn thật tốt, triển khai bài bám sát ý đồ và chiến thuật...Mải viết, tên bài trên nhắc khẽ:"Tớ không viết được!" "Sao thế?" "Tớ không nhớ...dẫn chứng". Oạch! Thần tượng sụp đổ rồi! Dân Hóa Ams tưởng hắn phải giỏi văn hơn mình...ai ngờ! Thế là tôi đành đọc lại cho hắn, nhưng hình như hôm đấy là một ngày Chúa đi vắng, mà đọc đến đâu là hắn thộn mặt ra đến đấy, lại còn phải cố tránh giám thị nên dường như hắn chẳng có vẻ gì là nhớ ra cả, mà càng rối tinh rối mù như một mớ bòng bong. Sau khoảng 10', dường như không chịu nổi, hắn bảo tôi làm tiếp để hắn có thời gian "trấn tĩnh". Các đồng chí Tổng hợp cũng lấm lét hỏi bài...Dân Ams lặng lẽ xoay người chực giở "hàng". Đáng lẽ các câu lạc bộ lớn phải mua ngay các vị giám thị của chúng ta vì ngay trong ngày đầu xuất thần, họ đã chứng tỏ là những hậu về cừ khôi : kèm chặt, bọc lót tốt. Và tất nhiên là không tên nào dám đùa với cái án đình chỉ to đùng trên đầu. Mà chính những lúc như thế mới thấy dân Chu ta ngoan thật! Từ đầu đến cuối chưa thấy tên nào "có vấn đề"(ngoại trừ mình!:D ).Thời gian trôi đi từng nhịp...
Còn thừa khoảng 20' trước khi nộp bài... tôi cầm cái tờ giấy lên...nó đã nhằng nhịt chữ và trông thảm hại...Tôi đọc thật kĩ...không phải là để xem còn thiếu cái gì không vì cái thiếu duy nhất là sự sạch sẽ. Tôi dò từng góp một để đảm bảo các thầy sẽ đọc được hết những gì mình viết. Chỉ cần thế thôi! Đến lúc đấy, tên Hóa Ams vẫn ngồi hý hoáy, vò đầu bứt rứt không yên. Hắn có vẻ tuyệt vọng lắm. Tôi hỏi nhưng hắn không trả lời...thế đấy...hóa ra mình mới là ngư ông đắc lợi. :)) Nhưng cái đáng lo nhất là tôi không hiểu mình có qua nổi 7 điểm không:( Chỉ cần một vị hơi "khó gặm" thôi là đã khiến cho tôi đứt hoàn toàn rồi! Tôi mang luôn các cục lo ấy về nhà.
"Cậu làm bài thế nào?" - tên Hóa Ams hỏi."Bình thường thôi mà". "Bực thật, tự dưng lại vào đúng cái bài này, mà tớ có nhớ tí nào đâu!"
Mà quả đúng như vây, mấy tên lớp tôi theo tủ anh Tùng "thọ" cũng ra khỏi phòng thi trong dáng đi uể oải của người lệch tủ. Ôi! Văn là thế, anh hùng và liệt sĩ cách nhau mấy dòng chữ... Tủ đứng và tủ đè cách nhau có đúng tờ giấy.

Thôi...về ôn tiếp Lý nào...(hết tập 1)
 

Vũ "nhị"

Member
Tập 2: Môn Vật Lí.

Kết thúc buổi sáng hôm đấy, tôi cũng chẳng cần biết nó đi đến đâu nữa, chỉ biết mình đã làm hết sức. Tất nhiên là phó mặc luôn số phận cái bài văn ấy cho các vị giám khảo! Đó là điều mà tôi không muốn nhưng vẫn phải làm. Tôi cảm thấy bồn chồn cả trưa hôm đấy, đặc biệt luôn liên tưởng đến những gì mình đã viết ra, rồi tự hỏi như thế có được không? Thôi! Những cái đó đâu có lấy lại được! Nhưng không hiểu sao mình cứ nghĩ về nó! Tôi chỉ hy vọng một điều duy nhất : môn thi tiếp theo là sở trường của mình. Và tôi có quyền hy vọng vào nó...Nhưng vẫn là câu "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên"

Lần này tôi không mang theo gì đặc biệt ngoài quyển sách "Lý thuyết vật lí" vì đó là phần tôi dị ứng nhất. Những dạng bài đối với tôi nó đã quá quen thuộc như người ta cứ 7h là dắt xe ra khỏi nhà, nhưng với cái khác thì:( ...Tôi vẫn gặp Tùng "thọ" ngoài sân trường, và mặt hắn vẫn chưa hết bàng hoàng vì ca "sốc" Văn sáng nay. Tuy nhiên hắn vẫn tiếp tục công việc quen thuộc : đọc tủ cho anh em. Lần này thì không còn đọc mồm không mà tất cả đã được ghi vào một mảnh giấy. Hắn đọc trôi chảy nội dung đề 1 lẫn đề 2 Lý thuyết y như chính hắn là người làm ra nó. Chậc! Thi cử bây giờ tiêu cực quá! Hở tí là lộ đề! Với vận tốc truyền tin thì chẳng bao lâu nó sẽ lan đến hết cả trường...hê hê...và cả trường điểm cao hết!:) Lạc quan và tự tin lắm, nhưng đó là một sai lầm chết người.

Theo thông tin vỉa hè của Tùng "thọ", đề 1 gồm có giao thoa sóng cơ và định luật quang điện, đề 2 gồm sóng ánh sáng và công suất điện...Đại khái là như thế vì tôi cũng không cần hỏi cụ thể nó có những cái gì. Chắc chắn tôi sẽ làm đề 2 vì nó có vẻ dễ viết hơn. Còn bài tập có lẽ là không nên bàn ở đây vì tôi xác định luôn không lấy được hết điểm thì coi như không thi ĐH. Tôi bước vào phòng thi với không khí phấn chấn. Mọi người có lẽ sau một buổi sáng cũng có vẻ thân thiện hơn và chúng tôi bắt đầu bắt chuyện được với nhau. Lần này ngồi bàn trên sẽ không là tên Hóa Ams khốn khổ mà sẽ thay bằng một chàng Lý 2 Ams. Hắn đặc biệt ấn tượng với khuôn hình đẫy đà và một cặp kính trí thức.
- "Cậu nhắc lí thuyết cho tớ nhé!"- Tôi hỏi.
- "Tớ chẳng học gì đâu!" - hắn đáp rất vô tư.
- "Nhưng cậu học chuyên Lý cơ mà?"
- "Chuyên thì chuyên chứ, học hay không lại là chuyện khác". Nói xong hắn quay mặt nháy mắt với những tên Ams khác, chúng đều gật đầu ủng hộ. Bây giờ mình mới thấy thần tượng Ams sụp đổ! Chúng nó đối xử với môn chuyên còn thậm tệ hơn dân D2 ta với môn Tin. Thôi kệ, mặc xác hắn.

Đề vẫn về, http://tintuc.vnn.vn/hssv/dethidapan_thpt2005/de_thpt/Vat li/DeCtLi.pdf , và người thì vẫn chết. Tôi loay hoay đọc đi đọc lại nó. Mấy ông bộ ác quá, đề 2 lại ném thêm cái hệ số công suất vào. À mà nó là gì nhỉ? Mải suy nghĩ tôi quên béng mất không ôn cái phần chết tiệt này rồi! Công thức P=UI đâu có thấy hệ số công suất đâu! Thế mới chết! Hay là chuyển sang làm đề 1 vậy! Không được rồi, tôi quên luôn cả thí nghiệm Hetz rồi! Trời ơi, làm thế nào bây giờ? Tôi bắt đầu bối rối. Đề 1 thì không chắc làm đúng câu 1, quên câu 2, câu 3 thì không nhớ hết...đề 2 thì mang máng câu 1, mất 50% câu 2...Thôi làm đề 2 vậy. Tôi đánh liều và bắt đầu làm sau một hồi đấu tranh tư tưởng. Một đống văn và cái hình vẽ là những gì làm được ở câu 1. Tôi đâu có nhớ cụ thể nó thế nào, mà chỉ nhớ nguyên tắc rồi ngồi "bịa" thôi, may thì trời cho qua!
Bây giớ mới tới phần quyết định! Đó là cái hệ số công suất chết tiệt.X( Làm sao bây giờ? Tôi thộn mặt và cảm giác thời gian trôi đi thật nhanh sau lưng. Trời ơi, chẳng lẽ bao nhiêu công mình ăn học lại chết oan chết uổng như thế nào sao? Không! Hỏi mấy tên bàn trên xem...chúng cũng không làm được...mấy tên bàn dưới thì sợ giám thị. Hix...con sai rồi...không học các phần này...thế là hết...teo đời rồi! Làm gì bi quan thế, nó "chỉ có" 2 điểm thôi mà. Thế là tôi làm liều! Và một tên nào trong cái hoàn cảnh đó cũng làm đến thế thôi. Tôi đưa luôn phần công suất vào cái "hệ số" khỉ gió đó rồi bịa thêm một đống công thức...mà tôi đảm bảo không có trong sách giáo khoa. Bây giờ tôi mới ngỡ mình thật vô dụng! Và bây giờ là trả giá cho những gì mình đã làm. Tôi bần thần làm tiếp câu 3. Nó có vẻ dễ dàng hơn 2 câu đầu. Tuy nhiên tôi phải mất một thời gian để trấn tĩnh lại. Thời gian trôi gấp gáp...

"Còn bao nhiêu phút nữa?"..." tầm 1h".
Không xong rồi, mình đã mất đến 1h30' để làm cái mớ lí thuyết đấy thôi sao! Ôi thật xót xa...còn 1h nữa để làm 1 đống bài tập. Thôi! Coi như môn này hy sinh, không còn gì để mất nữa, chiến tiếp thôi! Tôi lại lao vào viết như điên. Cũng may là vì phần bài tập tương đối dễ nhưng trong đầu vẫn không nguôi ám ảnh bởi những gì đã xảy ra. Chỉ cần một sơ suất thôi là...tạch. Tay tôi bắt đầu run và mồ hôi đầm đìa...trong lúc thời gian thúc giục thì tôi lại không muốn, hay nói đúng hơn là không thể viết nhanh. Lúc nào cũng thường trực câu hỏi "mình có sai không?". Nó hiện ra sau từng câu viết, từng con tính. Tôi đã dừng lại rất lâu để cố gắng khẳng đinh một điều là cái thấu kính bài 1 là hội tụ! Tự tin bay đâu hết rồi? Chúng đã rời bỏ từ lúc nào. Và còn lại là một cực hình. Mỗi con tính tôi bấm máy tính đến 3 lần để khẳng định là tính đúng. Mỗi hình vẽ cái thấu kính hay giản đồ, sơ đồ giao động cũng được nghía đến mòn cả mắt. Tôi cố gắng làm xong con điện trước khi còn 30' cuối cùng nhưng không hiểu lúc đó ma xui quỷ khiến thế nào mà bài số 3 đã hoàn thành trước khi hết giờ 15'. Không còn đủ thời gian nữa, tôi không soát lại bài toán nữa mà cố gắng chỉnh lí đóng lí thuyết. Tôi vẫn không hiểu cái "hệ số công suất" nó là cái gì? Càng nghĩ tôi càng rối bời. Đầu óc mệt lử và thấp thoáng đâu đó là cái ý nghĩ buông xuôi...đằng nào cũng giã từ tốt nghiệp giỏi...Không thể! Tôi không từ bỏ nó dễ dàng như vậy! Tôi đã mất bao công sức và giờ đây không thể thảm hại như thế này được. Nhưng tôi phải làm gì đây! Bất lực nhìn mình mất 3 điểm Lý thuyết - đó là điều mà không một tên khối A nào được phép. Chìm nghỉm trong cái mớ hỗn độn của suy tư, tôi càng cảm thấy nhịp tim đập mạnh và đầu óc rối tung lên! Một bầu không khí u ám trước mặt! Tôi không thể làm gì hơn được nữa...Rồi trống đánh thu bài...

Tôi bần thần bước đi, cái nhịp dao động giữa hy vọng và thất vọng len lỏi theo từng bước chân. Chưa bao giờ tôi lại làm bài tệ hại như thế! Lúc tôi thấy tất cả sụp đổ...lúc thì bừng lên hy vọng...rồi lại tắt ngấm... Tôi không nghĩ là mình còn đủ sức để thi tiếp. Lặng lẽ về nhà trong mệt mỏi, thất thần...Tôi không thể nguôi nhớ lại những gì kinh hoàng đã qua! Và đừng chết lặng sau khi giở lí thuyết ra xem lại: tôi làm sai câu 2, thiếu ý câu 3 và câu 1 "có vấn đề". Ôi! Thảm hại thay! Tôi nằm một mình trước căn phòng trống trải...Chẳng lẽ tất cả đã kết thúc...một ngày đen tối...

Đó là một cú sốc tinh thần lớn. Và tôi đành ru ngủ mình bằng âm nhạc. Lựa chọn số 1 lúc đó là Mozart, tôi vẫn nhớ mình đã nghe bản Concerto số 2 cho Violin và điều đó làm cho tôi phấn chấn lên...sau đó chìm vào 1 giấc ngủ say...Trong mơ tôi cảm thấy mình vẫn le lói hy vọng mong manh, cảm thấy một thứ ánh sáng nào nó cũng rực rỡ như những nốt nhạc lạc quan, xua tan u uất...Để tôi có đủ dũng khí để tiếp tục con đường.
 

Vũ "nhị"

Member
Buổi tối ngày hôm đấy, tôi không hiểu tại sao mình lại có một ngày đen tối đến vậy. Bây giờ không còn thời gian để nghĩ về những gì đã xảy ra, mà quan trọng hơn tôi phải tính liệu xem mình sẽ giành được những cái gì...Văn 7, Lý cũng tầm đó. Thật mong manh quá! Tôi cảm thấy sợ khi nghĩ về điều đó. Mặc dù báo Tiền Phong có đăng đáp án Lý và lời giải Văn nhưng tôi không muốn xem và cũng không có dũng khí để xem. Tôi không thể nhìn vào sự thật đó.

Đêm hơn đó, tôi lại chìm vào giấc ngủ, một giấc ngủ bình yên để quên hết những gì đã xảy ra. Nhưng những ám ảnh đó vẫn theo tôi không rời. Nỗi băn khoăn 6-7 luôn lởn vởn trong đầu như những đám mây u ám. Thôi, đành nhắm mắt, chấp nhận những gì đã xảy ra. Tôi còn những 4 môn chưa thi, và tôi cũng không thể để lỡ chúng. Hãy làm lại tất cả như chưa có chuyện gì xảy ra...Thời gian lặng lẽ trôi mang theo ngày 6/6 khủng khiếp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tập 3: Một ngày tươi sáng bắt đầu bằng môn Hóa học

Tôi thức dậy có muộn hơn so với hôm qua, vào khoảng tầm 6h sáng. Người có vẻ khá hơn và đỡ mệt hơn. Tuy vậy những ám ảnh đó vẫn chưa thể tan đi... Bố biết tôi đã trải qua một ngày tệ hại nên cũng không nói gì nhiều, chỉ thỉnh thoảng nhắc "cái gì đã qua rồi thì không nên nhớ lại nữa". Tôi biết điều đó.

Con đường đến trường thật dễ chịu. Mặt trời không gay gắt và thỉnh thoảng có một vài hạt mưa nhẹ như lời chúc của mùa hè dành cho những con người nơi đây. Một buổi sáng đẹp và thanh bình. Cổng trường vẫn rộng mở, bác Mão vẫn làm nhiệm vụ tổng giám thị kiêm phát thanh viên như mọi khi. Bình thường như mọi ngày, Tùng "thọ" vẫn nhắc đề cho mọi người nhưng dường như vẫn chưa hết sốc sau vụ "chị Đào" ngày hôm qua. Tôi không đến xem nữa mà ngồi một chỗ để tránh áp lực. Bên cạnh, bọn Ams hình như đang hối hả học Hematit với Manhetit. Mặc kệ! Coi như mình không biết thêm bất kì một cái gì hết. Tôi sẽ đứng lên bằng sức của mình. Xung quanh tôi là những khuôn mặt xa lạ, và trên đó không khó để có thể nhìn thấy cái "điểm cộng" đang hiện hữu. Mọi người đều vì nó cả. Tôi cảm thấy lạc lõng và niềm an ủi duy nhất duy nhất bên cạnh hàng của tôi là các bạn thi TN Anh 7 năm, toàn...dân nhà mình cả. Tuy nhiên ai cũng chúi mũi vào quyển sách. Lý thuyết Hóa dài, khó nhớ...tôi không bận tâm, vì đằng nào nếu họ mà cho khó thì mình cũng không thể làm được. Mà nếu cho dễ thì chắc gì đến mình không ăn, đằng nào cũng thế cả. Tôi tự trấn an.

Lần vào phòng thi này, mọi người có vẻ thân nhau hơn. Đúng là "hoạn nạn có nhau" hay "trong gian khổ mới biết bạn hiền". Dù khác trường nhưng tinh thần "tương thân tương ái" thật xúc động, thật đáng biểu dương làm sao! Cái tên Hóa 2 chết văn ấy cũng tên là Nguyễn Anh Vũ giống tôi, 50% phòng thi cũng tên là Vũ, vì thế có tên nào trót dại gọi "Vũ ơi!" thì đảm bảo có từng ấy cái đầu quay lại:D . Vì thế nên bọn bạn cùng lớp gọi nhau theo "lớp tịch", khá thú vị. Tôi còn nhớ bọn nó trố mắt khi những tiếng "Nhị ơi", "Biển ơi", "quỷ ơi" lần lượt vang lên ...đặc sệt chất D2. Nhưng lần này thật không may: tôi phải ngồi bàn đầu. Mặc dù Vinh biển và Vương quỷ cách nhau không xa nhưng với vị trí ngay sát của ra vào thì tôi dễ dàng trở thành mục tiêu của thanh tra. Ặc! Đành tự thân vận động thôi!

Dường như đã "trơ" với thi cử rồi hay sao mà tôi đón nhận đề Hóa một cách vô cảm. http://tintuc.vnn.vn/hssv/dethidapan_thpt2005/de_thpt/Hoa/DeCtHoa.pdf Đôi mắt thẫn thờ nhìn vào tờ giấy...vẫn 2 đề lý thuyết như môn Lý, nhưng lần này đã quá rõ ràng, tôi sẽ làm đề 2 bởi có vẻ ngắn hơn. Quan trọng hơn là tôi nhớ đến bố Thông dạy hóa. Bố trên lớp vẫn hay hồn nhiên "các anh chị nào muốn gọi tôi là Lý Thông thì cứ thoải mái". Mà những đề lý thuyết bố ra cũng phải hàng Thạch Sanh mới bì kịp. Chẳng thế mà từ khi bố tuyên bố xác lập chủ quyền ở lớp, chúng tôi đề ngay khẩu hiệu "Sách vở là vũ khí, kẻ thù là Lý Thông!". Tôi nhớ đến các đồng chí đưa ra nhiều "sáng kiến" rất "đáng vỗ tay" như gắn Zn vào cái vành xe đạp để chống ăn mòn (theo lý thuyết ăn mòn điện hóa) hay chế tạo rượu vang từ mùn cưa...Nghĩ đến chùng, tôi cười một mình và tự nhiên cảm thấy thoải mái lạ thường. Những áp lực dần dần biến mất và nhẹ nhõm hơn. Trước tôi chẳng còn cái gì nặng nề nữa mà dường như chúng biến thành những món ăn ngon lành chờ người thưởng thức. Tôi nhanh chóng viết những dòng đầu tiên.

Theo chiến thuật đã vạch ra từ trước, tôi nhanh chóng tiêu diệt bài toán, lấy cho trọn 3 điểm đầu tiên. Và tôi không ngờ sự việc lại nhanh gọn như thế. Vì một bài toán mang thang điểm chẵn nên chắc chắn trong bài sẽ có 4 phương trình phản ứng, và tất nhiên không quên chú thích số mol vào ngay dưới các chất trong phương trình. Điều đó có thể giúp tôi tránh những nhầm lẫn tai hại mà chỉ cần một sơ suất có thể dẫn đến chập mạch cả bài. Cần thận, từng bước một như một chiến sĩ công binh đang bước đi với các quả mìn dưới chân, mỗi con tính đều thực hiện 2 lần để tránh sai sót, mỗi cân bằng đều được làm đi làm lại cho đến khi chắc chắn an toàn. Công việc còn lại thật nhẹ nhàng và đơn giản : tính toán số mol ban đầu và tìm % khối lượng. Kết quả 4,59g hỗn hợp cũng làm tôi hơi hoài nghi mặc dù nó có vẻ đúng. Vinh biển ngay đằng sau làm Lý thuyết trước nên chưa động đến bài toán. Thôi kệ, càng tranh thủ được thời gian thì càng tốt.

Bây giờ mới đến phần Lý thuyết. Sau khi giải quyết xong bài toán, phần còn lại có vẻ khả quan hơn và tôi không cảm thấy sức ép tâm lí. Phần Polime lại là phần tôi được luyện rất nhiều nên khá tự tin. Tôi không nhớ nguyên văn định nghĩa như trong SGK mà tự "bịa": Polime là...tất nhiên là hợp chất hóa học hữu cơ rồi...xem nào...khối lượng rất lớn bao gồm các...tôi chỉ biết như thế và viết ra dường như không cần kiểm tra. Ví dụ của nó là Cao su thiên nhiên và Polistyren, có thêm cả CTCT để đảm bào không mất điểm. Câu 1 trôi qua bình yên... Câu 2 mới thực sự nảy sinh một vấn đề, một chất có O mà không phản ững với Na... tôi hơi bối rối nhưng vì không có sức ép nên chỉ sau một lát có thể nhớ ra nó là Ete. Làm đến đây tôi mới cảm thấy hoàn toàn tự tin. Cái bóng đen ngày hôm qua đã biến mất hoàn toàn. Tôi càng tự tin hơn khi ăn mòn điện hóa và nhôm là những phần mà bố Thông đã mất bao công để "nhồi đầu" bọn tôi. Tôi thực sự không thích cách giảng của bố nhưng sao lúc này lại thấy nhớ bố ghê gớm! Đúng là trong những lúc thế này mới thấy được công lao của các thầy...chậc, biết thế mình đã chăm hơn:D

Tôi kết thúc phần Lý thuyết cùng lúc Vinh biển làm xong phần Bài tập. Chúng tôi chỉ trao đổi đúng 1 con số: 4,59g. Thế là quá đủ! Buổi sáng hôm đấy kết thúc thật nhẹ nhàng và tôi làm xong sớm 40'. Nhưng kì lạ hơn là một số đồng chí vẫn cặm cụi viết! Sau một hồi tôi mới nhớ là họ đang làm đề lý thuyết 1. Và chỉ cần nhìn số tờ giấy thi là có thể đoán được ai làm đề gì. Lần đầu tiên tôi làm chỉ có độc 1 tờ giấy thi! Nhưng tôi lại càng tự tin hơn. Những kẻ lười nhác làm đề 2 như tôi thảnh thơi ngồi nhìn những người còn lại. Đúng là chỉ một quyết định có thể thay đổi cả một cục diện. Tôi nhẹ nhõm bước ra khỏi phòng thi...đây là buổi đầu tiên tôi thắng lợi.
 

BlackDragon

Active Member
Lớp 12 không được học sinh giỏi nên coi như không để tâm đến thi TN nữa, tập trung vào các môn thi ĐH, âu lại là cái may cho 1 thằng lười như mình.
Trước ngày thi ĐH, thấy bọn nó nước rút, học quên ăn quên ngủ thì mình cũng vẫn kịp tụ tập các chiến hữu chiến 1 chầu Bi-a, âu cũng là thư giãn trước kì thi.
Kết quả là làm bài tâm lý khá thoải mái, không xuất sắc nhưng đúng sức mình.
Vì vậy đừng nên đặt gánh nặng quá nhiều vào các kì thi, nhiều khi điều đó lại hạn chế khả năng của bản thân.
 
Thi Lý, làm hết phần Lý Thuyết khá tự tin, bài tập làm 1 mạch, thừa 15 phút, quay lên so đáp án với 1 đồng chí nào đó, hình như tên Lâm, A2, A3 gì đó, phát hiện ra sai bài toán, xém chết, may mà đồng chí tận tình nhắc cho, lại ngồi bàn cuối, thu cuối cùng nên sửa kịp thời 2 câu cuối. Hú hồn...
Môn Hóa, đây là môn ăn chắc 80 % sẽ làm mất 1-2 điểm cộng bởi vốn đã ngu Hóa lại thêm chả học hành gì môn này suốt từ 11. Chọn đề 1, lý thuyết dài dã man nhưng ít ra còn có phần làm được, chứ đề 2, ngắn nhưng...chả hiều đề viết cái gì chứ đừng nói là làm được. Giải quyết bài toán trước, so kết quả, không có vấn đề gì. Tới lý thuyết, chết ...Glucozo, mới đọc đêm qua hay sao...viết lăng nhăng 1 hồi rồi cầu cứu bác Hiền Hưng A2. Ở hiền gặp lành, bác làm đề 2 nên xong sớm, tận tình chỉ bảo, nên dù ngồi bàn đầu nhưng 2 Liên ( tôi và 1 đồng chí Hương Liên A2 cũng qua).Làm xong còn thừa thời gian, 2 đứa soát lại từ đầu đến cuối, có tham khảo thêm ý kiến bác Hưng cho ăn chắc...
Kết quả ư??? Các bác đoán xem, out of my expectation...Thật ra về nhà đã thấy tờ đáp án 2 môn này nhưng nhất định không xem, không đọc, không nghĩ gì hết (cho đến giờ này, khi đã thi xong ĐH, tôi vẫn chưa 1 lần giở ra xem). Lý 9, ok. nhưng ngạc nhiên là cái mớ lộn xộn, viết vớ vẩn thế mà cũng được 9...Sướng.
Tuy nhiên đau đớn là môn Văn...KHông học tủ, chọn đề Lỗ Tấn nhưng ...chả hiểu kiểu gì...có 7. Mặc dù khá tự tin với đoạn phân tích thơ(bài gì của ai chả nhớ nữa)mà vẫn chỉ có thế...Từ lúc biết điểm môn Văn, đã nghĩ tới cảnh trượt ĐH...
Túm lại thi TN là 1 thất bại to lớn. KHông được cộng 2 điểm, chỉ được 1.5, thấp so với tình hình chung cả lớp, thất vọng xen lẫn sợ hãi và lo lắng cho kỳ thi ĐH sắp tới. Ở nhà, phụ huynh cùng toàn thể cô dì chú bác đều kêu ca, thúc giục làm cho áp lực càng lớn...Có lúc muốn quăng luôn quyển sách Văn 12 từ tầng 3 xuống, stress thực sự. Bội thực với Văn, nhìn thấy chữ là muốn nhắm mắt lại...Học Văn kiểu công nghiệp, có công thức, dàn bài, chả có 1 chút cảm hứng. Có lẽ thứ cảm xúc duy nhất khi đặt bút viết bài văn là kinh sợ, là lo lắng nếu mình quên mất 1 chi tiết nào đó trong cái dàn ý dài gần 3 trang vở??? Điều luôn hiện lên trong trí óc lúc đấy là: ngay sau khi thi Văn, nếu đỗ ĐH thì sẽ buôc tất cả sách vở Văn vào bao tải đem bán hoặc tiêu hủy (rất xin lỗi cô Nguyệt và nhưng ai yêu Văn). Văn trở thành ác mộng.
 

Vũ "nhị"

Member
{@ Blackdragon: Em trót phấn đấu cái HSG rồi anh ạ. Các bố suốt ngày dọa không được điểm cộng thì trượt chắc nên em nhẹ dạ cả tin, đâm lao đành theo lao vậy.:(
@ Giraffe: Có phần 4 ngay đây! Đúng môn chuyên của các em luôn nhé!}

Ôi nhẹ nhõm! Đấy là điều mà lần đầu tiên tôi cảm thấy trong buổi sáng hôm đó. Nhưng thực tế là trời đang mưa! Một cơn mưa lất phất mang theo hơi thở của mùa hè, chen theo là những tia nắng con con cố sức soi xuống khung cửa sổ nhà B. Mọi người không vội về mà nán lại để tránh mưa. Chàng Tùng "thọ" nhà ta sau vài "cuộc bể dâu" vẫn làm cái nhiệm vụ cao cả là đọc đề thi Lịch sử chiều nay.
- "Chiều nay nó về cái gì hả anh?" - Tôi hỏi.
- "Hôm nay về chiến dịch Hồ Chí Minh với Asean anh ạ" - Hắn hồn nhiên trả lời.
Tôi suy nghĩ một lát, nhưng rồi qua những gì xảy ra, tôi quyết đinh...không học chiến dịch vì đảm bảo các vị giám khảo sẽ lại đổi đề như môn Văn vừa rồi, còn Asean thì chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục ra vì nó bất thường trong thời điểm hiện nay. Tranh thủ những phút cuối cùng của buổi sáng, tôi lấy sách ôn lại tấp cả trừ...chiến dịch Hồ Chí Minh. Tôi không ngờ đó lại là một quyết định đúng...

Cổng trường đông nghẹt phụ huynh. Tuy các cháu nhà ta đều được học trong các trường danh giá đất Hà Thành nhưng đâu đó trên khuôn mặt các vị vẫn không dấu nổi nét bồn chồn...dường như điều đó làm cho khung cảnh thêm hỗn độn. Tiếng xe, tiếng người hỏi bài, tiếng reo lên sung sường...và đâu đấy vẫn có những tiếng khóc...nó não lòng và đầy day dứt khiến tôi cũng thoáng buồn. Chẳng lẽ 1-2 điểm thi đại học khiến một người nào đó phải khóc...Tất cả mới chỉ là sự khởi đầu cho một cái gì đó lớn hơn nhiều..."Đừng khóc nhé em, đừng buồn nhé anh, vì cuộc đời đâu chỉ có niềm vui..." Câu hát tự nhiên len lỏi vào tâm trí...

Về nhà sau những gì đã diễn ra của một ngày tươi sáng, tôi thưởng thức ngon lành những quả đào đầu mùa...Người ta nói ăn đào để trường thọ, và tôi hy vọng buổi chiều cũng thật "trường thọ". Môn Lịch sử tuy là một môn khó nhằn nhưng tôi cảm thấy nó thật nhẹ nhõm như việc ăn các quả đào vậy. Tôi sẽ lại viết về những gì tôi biết, những gì tôi đã được bà cô Hương truyền thụ trong những giờ giảng kinh trên lớp. Quyển sách Sử lúc này thật là vô dụng! Tôi chẳng muốn nhồi vào đầu thêm bất kì một chữ nào nữa...đó là một cảm giác buông xuôi nhưng thật sự lại không phải như thế! Học Lịch sử phải là một quá trình tích lũy lâu dài từ cái căn bản gốc rễ mới tiến được ra lá cành...mà càng hiểu được sử, thì càng đỡ phải học thuộc như những gì mà bà cô Hương đã làm trong suốt 45'+5' mỗi tiết. Thật sự, nếu nó là một cứu cánh hữu hiệu chăng nữa thì tôi cũng không muốn học. Lịch sử là phản ánh con người, và tôi muốn con người mình cũng thế, cũng trong sáng chân thực như lịch sử, cái đã qua là chân lí, và những gì mình đã tích lũy là vô giá! Tôi sẽ phản ánh nó như chính con người tôi, chứ không phải bất kì một ông viết SGK hay bà cô Hương...

Tôi tự tin bước lên cầu thang nhà B. Mọi người đã tụ tập đông đủ chờ giờ chết. Đúng là trong những lúc thế mọi người đều đổ dồn sự chú ý vào dân Chu ta.
- "Ở đây có bạn nào học chuyên sử CVA không nhỉ" Một tên hỏi.
- "Không có ai cả đâu, nhưng có thằng này nó học đội tuyển sử suốt"-Vinh biển chen luôn.
- "Đâu? Ai đấy?" - "Thì đây!"
Vinh "biển" chỉ vào tôi. Tôi hơi chột dạ. Đúng là tôi học đội tuyển Sử thật, nhưng đấy là chuyện...năm ngoái! Bây giờ vác Ai Cập với chả Napoleon vào đây thì chỉ có nước đi về sớm.
- "Tớ bỏ lâu rồi, lại học khối A nên có biết gì nữa đâu!"
- "Nhưng thế vẫn còn hơn bọn tớ, cậu giúp bọn tớ nhé"
- "Chỉ sợ tớ chết vì thiếu hiểu biết thôi!"
Đến đây thì giám thị đã điểm danh. Xin bật mí thêm là tôi thi ở phòng B2.4 nhà B, cái nơi mà lớp 11A7 vẫn đóng trại.

Bây giờ tôi đã yên vị ở vị trí bàn cuối, dãy 4, nơi có sát cạnh cửa sổ và có thể dễ dàng nhìn ra ngoài. Cơn mưa mùa hè bất chợt sáng nay tuy nhỏ nhưng cũng đủ làm cho chỗ ngồi của tôi bị ướt. Tôi đành lau nó và bắt chuyện với tên ngồi đằng trước. Hắn cũng tên là Nguyễn Anh Vũ và học hóa 2 Ams. Tôi cho hắn mượn đống giấy ăn và chúng tôi nói chuyện rất lâu. Hóa ra Ams cũng như ta, cũng phải học để cố sống cố chết bởi các môn chuyên và vì cái đống điểm thưởng hấp dẫn. Tôi bắt đầu xóa bỏ ý niệm về những công dân Ams đỉnh cao mà thay vào đó là những con người bình dị hơn, cũng rất "người", cũng có những lúc "chết đừng" trong phòng thi. Và tôi thấy thoải mái hơn...

Bàn và ghế khô cũng là lúc đề được phát ra sau 15' chờ đợi. http://tintuc.vnn.vn/hssv/dethidapan_thpt2005/dan_thpt/Su/HdcCtSu.pdf Đề vẫn gồm 2 đề như những lần trước. Và không phải suy nghĩ quá lâu, tôi lao vào làm đề 2, vì những gì nó yêu cầu tôi đều có thể đáp ứng tốt. Hơn nữa, đúng như tôi dự đoán, đề không có chiến dịch Hồ Chí Minh và xuất hiện Asean. Nó còn cực kì hấp dẫn bởi cái bảng "chiến lược xâm lược và tổng thống Mĩ" rất hoành tráng - đấy cũng là phần mà tôi chắc chắn làm hết điểm. Cũng như các lần khác, tôi tranh thủ làm ngay.

Câu 1 bắt đầu bằng việc phân tích ý nghĩa của việc ra đời ĐCS Việt Nam. Tổng điểm là 2 nên sẽ cần trình bày theo 4 ý lớn, mỗi ý lớn 0.5 điểm. Đây là phần không học kĩ nên tôi bắt đầu hơi dao động nhưng cũng kịp vạch ra bốn hướng sau : kết quả của quá trình đấu tranh, bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt khủng hoảng thống nhất đường lối, mở đầu thời kì mới. Tôi suy ra chúng không dựa theo bất kì những tôi đã ôn mà tuân theo một lôgic của khoa học xã hội phản ánh một sự kiện luôn luôn mang ý nghĩa của điểm đầu và điểm cuối, gây ra các thay đổi nội tại của không gian lịch sử...Phần còn lại là kĩ năng viết sử đã được rèn từ hồi lớp 10...Lần đầu tiên tôi sử dụng đến chúng trong một dịp đặc biệt như thế này. Và điều đó không những giải tỏa tâm lí mà còn làm cho tôi thêm hưng phấn. Nhưng đến câu 2 thì không thể dùng được nữa vì nó là "trình bày một sự kiện lịch sử" và yêu cầu rất cao về sự chính xác trong ngôn từ. Bây giờ mới là lúc môn này đòi hỏi người làm phải có trí nhớ tốt. Tôi ngồi nhớ, không phải nhớ nội dung "Đồng khởi" mà nhớ lại tôi đã học chúng thế nào. Tôi và Trường "dâm" vẫn ngồi cùng nhau tán phét suốt về khoản học thuộc và hễ cứ mở mồm ra là đọc được như in:"Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 huyện Phước Hiệp, Bình Khánh, Mỏ cày của tỉnh Bến Tre với gậy gộc giáo mác, súng ống đủ loại đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch và tạo thế uy hiếp chúng..." Đúng là sức mạnh của học tập thể! Tôi toan viết vào...nhưng có gì đó ở phần nguyên nhân...

Trước khi đi thi khoảng 1 tháng, tôi có đọc một bài báo hay về chiến sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo, và dường như nó cởi nút cho rất nhiều khúc mắc của tôi về "Đồng Khởi". Tại sao lại là Bến Tre mà không phải đâu khác? Nếu không có những con người như ông thì lịch sử đã theo một ngả khác. Tôi hiểu, người chiến sĩ thầm lặng ấy đã từng giữ cương vị rất cao của Sài Gòn. Và chính ông chứ không ai khác đã ngồi lên chiếc ghế tỉnh trưởng Bến Tre để thả 3000 tù chính trị, giải tán và di dời hàng loạt trại lính, bắt liên lạc với bà Nguyễn Thị Định để tổ chức "ngoài tiến vào, trong đánh ra"...Cũng như bao con người khác khi phải sống trong hiểm nguy, ông cũng hy sinh, cũng thầm lặng vĩnh biệt thế giới trong quên lãng. Tôi đã học ra nhiều điều, đã xúc động thật sự...Tôi sẽ không thể để lịch sử mãi mãi lãng quên con người này...Tôi sẽ viết tất cả vào bài, dù cho đáp án sẽ không có nó. Họ - những vị giám khảo có thể trừ điểm nhưng tôi sẽ không vì vậy mà nao núng...Chưa bao giờ tôi thấy trách nhiệm của một con người trước lịch sử...nhưng bây giờ thì khác rồi...

Câu 2 4 điểm coi như đã xong...Tôi tiến đến câu 3. Nó chính là cái bảng ghi tên chiến lược và tên tổng thống thực hiện. Vì là một fan hâm mộ của các bộ phim lịch sử như "Những hình ảnh chưa được biết đến" hay "Việt Nam - cuộc chiến 10000 ngày" nên tôi trả lời không mấy khó khăn. Ở đây chỉ có một cái bẫy nhỏ là "chiến tranh đặc biệt" do 2 vị tổng thống thực hiện và chiếm 0.5 điểm...Nhưng tên Hóa 2 lại quả quyết là chỉ có một Kenedy thôi. Tôi cũng ậm ừ cho qua...Đến bây giờ tôi mới cảm nhận được sự trôi qua của thời gian. Tôi nhìn ngắm khung cảnh cửa sổ trước khi làm phần lịch sử thế giới. Cơn mưa buổi sáng làm cho không khí ấm áp và dễ chịu hơn. Từng đợt gió hồ Tây mát lạnh hòa nhịp với tiếng chim dễ thương ngoài khung cửa. Đó là một cảm giác pha lẫn từ các giác quan. Đó là cảm giác mà dường như chỉ có nơi đây, ngôi trường này mới có. Tôi cảm thấy nhớ những năm tháng đã qua, nhớ những kỉ niệm đã thấp thoáng như cánh buồm xa xa...trong đó phảng phất nỗi buồn, nhẹ nhàng như gió thoảng...

Tôi cắm cụi làm phần Asean mặc kệ lời kêu cứu của mấy tên Ams bên cạnh. Lần này thì phải sử dụng những gì đã biết không chỉ là trong SGK mà cả trên các phương tiện khác về hội nhập của Việt Nam. Tôi cũng chỉ làm theo những gì mà mình hiểu, ngoại trừ những thông tin cố định như ngày tháng và nơi chốn. Những dòng chữ cũng thoảng qua trong đầu rồi đi ra tờ giấy trắng...Và tôi xong trước 30' với chỉ có 1 tờ giấy thi...Đây cũng là một ngày thành công!
 

giraffe

Member
Những bài học đầu tiên được rút ra :
- Phải tự tạo cho mình cảm giác thoải mái trước khi đi thi ( đặc biệt là trong môn văn vì văn có cảm xúc mới hay )
- Làm bài cẩn thận ( em đã cố gắng nhưng cũng tự thấy hổ thẹn vì cái tính cẩu thả bẩm sinh )
- Phải xem xét kỹ 2 đề và lập một dàn ý để dễ dàng triển khai
- Nhiều khi đưa vào bài làm một số ý tưởng là không cần thiết nhưng lại rất có ích ( trong một bài kiểm tra lịch sử ở lớp về HCM đi tìm đường cứu nước, nếu trong bài làm có câu đại khái như : công lao của Bác to lớn thì sẽ được một điểm. Không có thì tất nhiên là mất 1 điểm )
- Bi giờ điểm cộng không quan trọng nữa thì chắc chiến trường thi cũng không ác liệt như thế nên cứ giúp đỡ lẫn nhau ( mong là các bạn cũng nghĩ như thế này)
 

Vũ "nhị"

Member
{@ Deathknight: Anh post xong thi TN rồi sẽ đến đại học, cứ yên tâm là còn nhiều xương máu với cả đau thương.}

Tối ngày hôm đó, tôi ngồi một mình thật thoải mái và thanh thản. Theo ước tính ban đầu thì có thể 2 môn sẽ đều được 9. Điều đó thật sự quý giá đối với tôi trong thời điểm này. Dường như cơn hả hê sau một ngày thành công đã xoa dịu phần nào nỗi lo mang tên "ngày đen tối 6/6". Vậy là chỉ còn 2 môn thi trước mắt - trong đó có Toán và Tiếng Anh - những môn mà tôi biết chắc chắn rằng mình sẽ làm tốt. Tôi sẽ cố, thật cố gắng...tương lai đã dần hé mở trước mắt...và chỉ cần một bước nhỏ thôi...thành công...đang thật gần...

Ngày 8/6, ngày cuối cùng trong đời tôi được hiện diện trong ngôi trường CVA với tư cách là một học sinh. Và ngày đó cũng là ngày cuối cùng tôi được nỗ lực tại chính nơi tôi đã coi như ngôi nhà thân yêu suốt 3 năm qua. Hình ảnh mọi người...thầy cô...bạn bè...kỉ niệm...cứ hiển hiện ra trong tâm tưởng và phảng phất đâu đây dáng hình...thân thương và đầy cảm xúc. Ôi! Chỉ đến khi biết mình sẽ rời xa nơi này, lòng tôi mới quặn đau, mới thật sự thấm thía những gì mình đã trải qua. Tôi đến thật sớm, và dạo bước trên sân trường đón những ánh nắng đầu tiên của buổi sớm. Vừa đi, tôi lại tự hỏi mình, liệu bao giờ mình còn cơ hội để trở lại không? Lặng lẽ...khoảng không trống vắng...những chiếc lá cây trút xuống mang theo hơi nước còn chưa kịp tàn đi trong gió sớm. "Hãy tiến lên chàng trai! Chỉ có thành công mới là sự trở về vĩ đại! Và người con của nơi đây sẽ không bao giờ sợ hãi! Con không còn bé, con đã lớn khôn, và hãy tự chắp cho mình đôi cánh để đón nhận thế giới...Chao ôi, con người khi càng học thì sẽ càng thấy mình kém cỏi, còn khi càng lớn lên thì sẽ càng thấy mình nhỏ bé. Thế giới vĩ đại quá...chân trời kia còn xa quá! Con sẽ phải đi bao nhiêu lâu, bước bao nhiêu bước nữa để đến được nó? Và mẹ hiền sẽ không bao giờ giải đáp cho con biết, mà chính con - chứ không ai khác sẽ phải trả lời nó, khi con về lại chốn này...trong lòng mẹ yêu thương.

Tôi mời tên Vũ Hóa 2 Ams đi dạo một vòng quanh sân trường để bớt căng thẳng trước khi thi môn Toán. Hắn thi Kinh tế, tôi thi Bách Khoa...hai ngả đường...và hơi tiếc nuối. Mọi người tự chọn cho mình một con đường để đi, một con đường để theo đuổi...và có thể sau này sẽ gặp nhau ở một lối nhỏ nào đó. Cũng như khung cảnh sau hội trường cũ - cả một khoảng trời nhỏ đã mở ra trước mắt chúng tôi. Hắn chỉ có thể nhận xét được một câu:"trường của cậu rộng thật!". Vậy mà sau buổi sáng hôm nay, tôi sẽ phải từ biệt...Từng hồi trống như thúc giục thời gian trôi đi thật nhanh trong hơi thở gấp gáp của mùa hè...mùa thi...thời gian đâu trở lại...

Vẫn lớp học của 11A7, tôi ngồi yên trong sự tĩnh lặng. Môn toán, cái môn đã khiến tôi rời bỏ lớp D1, và là kẻ thù trong suốt 3 năm qua. Dường như nó đã đến trước mặt và đầy thách thức. Tôi đã mất căn bản Toán suốt 2 năm nay, và bây giờ mới có cơ hội để chiến thắng nó. Cơ hội vẫn ở phía trước... http://tintuc.vnn.vn/hssv/dethidapan_thpt2005/de_thpt/Toan/DeCtToan.pdf . Đề thi phát ra và tôi nghiền ngẫm từng chữ một...form đề thi rất quen thuộc: khảo sát, tích phân, hình giải tích, hàm số, tổ hợp. Chúng không có gì khó cả! Tôi nghĩ như vậy và sẵn sàng chiến đấu...

Đối với tôi, khảo sát hàm số không thật sự là một bài toán mà nhiều lúc tôi cảm giác như mình đang viết một bản báo cáo, theo khuôn khổ và bài trí xác định. TXĐ, đạo hàm, biến thiên, tiệm cận nối đuôi nhau như một thứ lôgic chặt chẽ...mỗi chi tiết đều được cách nhau 1 dòng và không thừa thiếu bất kì chữ nào. Đồ thị cũng được cho ra một khoảng không rộng rãi. Mỗi vạch đơn vị cách nhau 6.5mm làm cho nó thêm đều và chính xác. Tôi căn từng li trên tờ giấy...và tô đậm phần cần tính tích phân của câu b để nó được rõ nét trên đồ thị. Việc áp dụng công thức tích phân bây giờ thật dễ dàng. Kết quả là 1-ln2, một đáp án có vẻ đúng sau khi đã cân nhắc từng dòng tính nhỏ. Câu c phần khảo sát đơn thuần là giải hệ phương trình với ẩn k là hệ số góc tiếp tuyến. Và chỉ có một câu trả lời duy nhất: 1/4.

Tôi ngừng lại và cảm thấy người mình đang bừng lên một cảm giác khó tả. Đó là cảm giác nóng rát sau gáy và toát mồ hôi - một cảm giác thường thấy khi làm toán. Nhưng dường như câu 1 suôn sẻ đã làm tôi dễ chịu hơn...tôi dần lấy lại bình tĩnh. Đập vào mắt tôi là con tích phân kết hợp hàm lượng giác. Và chìa khóa không đâu khác chính là dấu "+" nhỏ bé ở giữa. Nguyên tắc vàng của tích phân :"càng chia nhỏ thì càng tốt". Nó nhanh chóng bị tách ra và 2 con tích phân sau được xử lí y như trong SGK: tp từng phần và đổi biến để trở về dạng cơ bản. Tôi lôi ngay chiếc mày tính FX500-MS của mình để dùng. Và tất nhiên trước khi nó có thể tính được tích phân thì cần nâng cấp lên FX570. Tiếng loẹt xoẹt phát ra từ bàn phím đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của giám thị. Nhưng việc đó không làm tôi bận tâm lắm. Kết quả đúng như in pi/2 - 2/3. Câu 2a nhanh chóng bị đưa vào quên lãng. Phần 2b đơn thuần chỉ là đạo hàm của hàm số và thử nó với giá trị x=2. Câu 2 nói chung chưa phải đụng độ với sóng to gió lớn. Và tôi vẫn lênh đênh...

Bước sang câu 3 là đã đến địa phận của hình học giải tích. Tuy nhiên tôi hơi bất ngờ vì nó dễ dàng hơn nhiều so với tôi tưởng tượng. Các động tác chỉ liên quan đến lí thuyết cơ bản của Parabol như công thức tiếp tuyến, đường chuẩn. Nhưng phần c thì hơi khó nhằn...lại thấy quen quen. Do đã chuẩn bị kĩ về hình phẳng nên tôi cũng kịp nhận ra phải dùng công thức bán kính qua tiêu của parabol: FA=x1+p/2. Bài toán cũng được giải quyết xong theo đúng cách mà những bác trên bộ đã mở. Phần còn lại là hình không gian...Nó chỉ đòi hỏi về công thức chuyển đổi dạng của đường thẳng. Những cũng phải mất 20' sau tôi mới giải và khẳng định được 2 dt đó chéo nhau qua nhiều phép thử cắt, song song. Đến đây tôi mới nhận ra là mình đang rất gần điểm chót của đề, chỉ một chút thôi...

Nhưng tai họa từ đâu ập đến...tôi sững sờ trước 2 từ "tiết diện"...sao lại thế này nhỉ? Quái gở thật! Một mặt cầu có vô số tiết diện. Vậy đề bài đang hỏi đến cái gì đây? Tôi bắt đầu mất dần sự tự tin vốn có và rơi vào vòng luẩn quẩn của suy nghĩ. Hay là đề sai? Hay còn gì khác? Tôi càng đọc càng thấy rối. Mắt bắt đầu hoa lên và các con chữ đang nhảy múa. Một cái gì đó không ổn...Tôi cảm thấy như vậy và trong đầu nghĩ về thất bại...Không! Không thể như thế được. Tôi nhanh chóng muốn thoát khỏi cái ý nghĩ đấy bằng cách bỏ qua câu 4c và làm câu 5. Lời giải của nó nhanh chóng hiện ra trên giấy nháp và cho ra một kết quả rất hợp lí : n>=6. Tôi không lo nghĩ về nó nữa. Việc giải quyết xong câu 5 làm tôi phấn chấn hơn. Tôi quay về làm nốt câu 4c vào phần giấy đã để trống sẵn. Và trong đầu vẫn băn khoăn về cái "tiết diện" đó. Tôi phải làm gì đây? Phải tiếp tục làm những cái đã sai? Hay bỏ qua nó một cách hèn nhát? Tôi đã hy vọng rất nhiều vào ngày hôm nay, và tôi không thể bỏ lỡ. Tôi sẽ làm theo cách của tôi! Đó là kết luận các tiết diện đều có dạng y+z+3+m với m²<=18. Tôi hy vọng là các ngài giám khảo sẽ cho qua nó.

Bất giác tôi mới chú ý đến thời gian. Tôi còn 20' để chỉnh sửa lại bài và phòng thi bắt đầu so kết quả. Tên Toán tổng hợp làm tôi giật mình khi kết quả câu 2b khác tôi. Ngay sau đó tôi mới phát hiện ra là đã tính sai đạo hàm bậc 2, và kết quả đúng về n=11. Đến câu 5 và 4c, hắn tuy làm khác nhưng tôi cảm thấy mình đã đúng và không cần sửa thêm. Tôi thanh thản rời khỏi phòng thi, không suy nghĩ gì nữa...trống trải...

Ngoài đường, phụ huynh vẫn đông nghịt như bình thường. Tuy nhiên tôi vẫn nhận ra anh Lam admin của chúng ta cũng đón em đi thi.
- "Em chào anh!"- Tôi niềm nở từ xa.
- "A! Chào chú! Hôm nay làm bài thế nào?"
- "Hết sạch anh ạ!"
- "À, ừ, chú mày học thế thì cũng phải đập chết ăn thịt ngay mới phải. Nhỉ?"
Tôi chào anh và ra về, tự tin...
 

Vũ "nhị"

Member
Tóm lược : Buổi thi tiếng Anh trôi qua nhanh chóng và tẻ nhạt. Đơn giản vì đề ngắn...đã thế lại còn được trao đổi tự do với các đồng chí bên cạnh. Đặc biệt bản trước là 1 tên Anh 2 Ams nhưng thi Anh 3 năm. Điều mà tôi sững sờ là khi biết mình đã làm sai 2 câu trong môn Toán buổi sáng. Tất cả đều do đồng chí Huy Anh A2 nhắc - và hắn cũng sai như mình. Ôi thảm hại...Nhưng không sao, tôi đã qua cái kì thi này rồi, và đã trút thêm một cái gánh nặng để chuẩn bị gánh thêm một cái mới và khó nhọc hơn. Và cái khó nhọc đầu tiên tôi phải chịu là "chờ kết quả".

Phần 2: Chờ kết quả và chuẩn bị cho những gì sắp tới.

Uể oải...không có từ ngữ nào có thể diễn tả đúng hơn tâm trạng tôi lúc này. Chờ kết quả thi TN ư? Đúng! Sợ trượt ư? Không! Tôi mà trượt thì thà đâm đầu xuống con sông quê hương (Tô Lịch) tự tử còn hơn. Cái mà tôi chờ ở đây là mình có được cộng thêm điểm cho thi ĐH không. Những ngày vui học tập miệt mài sau thi TN như chậm dần đều rồi bất chợt dừng lại...vào đúng cái ngày thứ tư 22/6.

Tôi nằm một mình trong phòng, không ngủ...mà chính xác là không thể ngủ được. Bữa sáng hôm đó thật vô vị...Đã 2 tuần trôi qua và có thể kết quả đã được công bố. Tôi cũng không biết. Trong đầu lúc nào cũng là sự ám ảnh của cộng / không và sau nó là sự gai rợn của 2 bài thi Văn và Lý. Liệu mình viết như thế có được nổi 7 không? Được chứ! Lỗ Tấn làm đúng, Mị viết chuẩn...nhưng lỡ cái vị chấm bài không cho là thế thì sao? Còn môn Lý nữa. Mình sai hẳn một câu lý thuyết, 1 câu thiếu ý... Tất cả chúng rối tung trong một mớ tơ vò. Tôi vật vờ. Từng bước chân đều cảm thấy cái bồn chồn đang chạy loạn xạ. Tôi sợ. Tôi sợ sẽ xa Bách Khoa thêm. Tôi sợ mình trượt...Sự sợ hãi là thứ hung thần khủng khiếp nhất mà tôi phải chịu đựng. Mùa hè đã đến rồi, đã đến ngự trị trên cao nhưng dường như nó không thể xuống được với mặt đất trong lúc này. Vì tôi đang run lên...thật sự. Thất bại sẽ mở đầu cho thất bại...tôi sẽ làm gì đây...*Tôi lại thấy mình ngồi ở lớp...Lớp D2 trên tầng 3 nhà A quen thuộc...Nó vắng tanh...và tạo một vẻ lạ lẫm đến đáng sợ. Hành lang tầng 3 cũng vắng ngắt...ngọn đèn trong lớp hiu hắt...ánh sáng đã chuyển sang màu xanh xám của buổi chiều...không một bóng mặt trời...không khí lạnh lẽo...lất phất những hạt mưa nhẹ...Tôi bước ra cửa...Cửa sổ nhà A đã mở khi nào...Trường cũng vắng lặng...Tôi cũng rợn người...Đâu đó có tiếng người..."Vũ trượt rồi!"...Nó vẳng ra ngày càng lớn...Tôi ngày càng sợ hơn...Tiếp sau nó là những con số 2,3,3.5 được đọc là lạnh lùng. Nó đuổi theo tôi...Tôi không tin là tôi trượt tốt nghiệp...không thể! Không thể thế được! Tôi lao ra sân...lạ quá, bảng tin đã dán sẵn kết quả từ lúc nào...và trên đó không khó để tìm được tên tôi...Văn 2, Lý 3, Sử 3.5...không thể! Tôi sững sờ...căng thẳng...và chạy trốn. Nhưng đáng sợ hơn là ở mỗi thân cây khi tôi chạy đến đều có 1 tờ kêt quả như vậy. Chúng bủa vây tôi...Và tôi chạy mãi như bản năng mách bảo...nhưng càng chạy con đường ra cổng trường càng xa và đâu đâu cũng là bảng điểm...*

Bấy giờ tôi mới nhận ra mình đang mơ. Một giấc mơ kì lạ giữa ban ngày. Tôi nói với bố mẹ và họ khuyên tôi nên ra ngoài cho thoải mái. Tôi cũng chẳng biết là mình phải đi đâu trong lúc này. Tôi lấy xe đi lung tung...nhưng cũng không thể xóa được nỗi ám ảnh của giấc mơ. Đó phản ánh đúng cái gì tôi lo lắng nhất. Liệu nó có là điềm báo của một cái gì không? Tôi nghĩ mông lung, không có điểm đầu và điểm cuối. Thất bại nếu có xảy ra sẽ ít ảnh hưởng đến quyền lợi mà cái to lớn nhất sẽ xảy ra là tôi sẽ mất đi tinh thần - điều đã quyết định số phận nhỏ nhoi của tôi. 5h15, thời gian phải đến lớp học thêm Lý.

Tôi hơi ngỡ ngàng vì hầu như mọi người đều biết hết điểm. Hạnh thì cười nhiều vì được thêm 1.5 điểm. Cường cận thì hơn rầu vì tổng 53.5 nhưng văn 6. Mấy tên xung quanh đều hỏi tôi bao nhiêu điểm, và câu trả lời đều là "không biết, chưa biết, không biết bao giờ biết..." Họ bàn tán xôn xao về kết quả thi lần này. Người thì thở phào, người thì biết chắc mình không được giỏi nên trầm xuống. Thầy vào và cười:
- Cháu biết điểm chưa? - Thầy hỏi tôi.
- Chưa bác ạ!
- Ơ, bác tưởng mọi người biết hết rồi chứ.
Tên bên cạnh bảo tôi tra trên www.hanoi.edu.vn hoặc tra bằng điện thoại. Tôi hơi ngỡ ngàng...Tôi bắt đầu vừa mừng vừa sợ. Mừng vì mình có thể kết thúc chuỗi ngày uể oải kia...nhưng sợ vì có thể nó sẽ không như ý. Thầy động viên tôi :"Cứ học đi, tí nữa bác cho mượn điện thoại để tra điểm". Tiết học trôi đi, và tôi luôn luôn nghĩ đến chuyện đó. Tôi sẽ ra sao? Cái đó sẽ đến sau 1h30' nữa...Và thời khắc đấy cũng đến thật nhanh. Tên Cường cận tình nguyện làm hộ tôi vì hắn hiểu tôi run đến mức nào.
- "Số báo danh gì nhỉ?"
- "160124"
- "Đợi tí..." Hắn chậm rãi bấm...rồi nghe..."Sao đọc chậm thế nhỉ? Lấy bút ra ghi đi này..."
"Văn 7" Tôi bất ngờ đến sung sướng khi nghe môn đầu tiên. Có thế chứ! Tôi không bao giờ nghĩ nó có thể dưới 7. Nó đúng như những gì tôi dự đoán.
"Lý 7.5" Tôi còn bất ngờ hơn nữa. Hóa ra nó còn cao hơn cả điều mà tôi lo sợ. Vậy là ổn rồi. Cánh cửa trước mắt đã hé mở. Mọi việc đã thuận lợi hơn nhiều.
"Hóa 9, Sử 9" - điều này tôi không bất ngờ vì ngày hôm đó là một ngày thành công.
"Toán 8" không khí hơi trầm xuống vì tôi đã làm sai đúng 2 câu. Và bây giờ tuy nó không bất ngờ nhưng thật sự tôi cảm thấy thoáng buồn. Không sao!
"Anh 9.5"- Ngay khi biết được con điểm này, tôi cảm thấy một cái gì đó nhẹ nhõm như người ta từ mặt đất được bước lên trời vậy. Tôi đứng yên một lúc lâu để tận hưởng cảm giác ấy...thậm chí quên cộng xem mình đã được tổng bao nhiêu.
-"Tổng 50, cậu được 1 điểm rồi". - Tôi reo lên trong niềm vui sướng. 1 phần là do 1 điểm, 1 phần là do gánh nặng đã tan biến.
- "Xong chưa, trả điện thoại cho bác nào. Thế Vũ được bao nhiêu điểm" - Thầy hỏi Cường cận.
- "50 bác ạ. Nó được 1 điểm đấy"
- "Thế Lý bao nhiêu?"
Tôi từ trên trời rơi xuống mặt đất với câu hỏi này.
- "7,5 bác ạ. Nhưng mà không sao đâu. Thi ĐH cháu sẽ làm tốt hơn!"
- "Thôi, được 1 điểm là tốt rồi..."
Tôi ra về...Cuộc đời vẫn đẹp sao...Khi lên www.hanoi.edu.vn, tôi mới biết lớp có 15 tên được thêm từ 1-2 điểm. Nói chung là không có vấn đề gì. Tất cả còn ở phía trước mà.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

25/6 : Tôi đến Tô Hoàng để lấy bài thi thử đợt 3. Và kết quả thật quá mĩ mãn : Toán 8.5, Lý 8, Hóa 10. 26.5 là một kết quả không tồi. Và chỉ còn 10 ngày nữa là tất cả sẽ thành sự thật. Tôi tự tin lên nhiều, và vẫn luôn nhìn về phía trước...
 

Vũ "nhị"

Member
Một ngày mùa đông tháng 12...cái rét căm căm của từng đợt gió mùa len lỏi vào từng ngõ ngách của những ngôi nhà vàng đan xen với nhau. Trời u ám đến lạnh người. Những cơn gió bay qua hồ điều hòa là là lướt nhẹ trên mặt đất cuốn theo lớp bụi mờ dưới những công trình mới xây - hiên ngang, vững chãi và nổi bật. Tôi đứng trước gió lạnh. Cái không khí ấm áp của giảng đường làm tôi quên đi cái lạnh, và bây giờ tôi lại muốn có cái cảm giác đó. Những lúc như vậy tôi càng cảm thấy những gì ngày xưa ấy như hiển hiện trước mắt. Và tôi tự hỏi: "Tại sao tôi lại có mặt ở đây lúc này? Tại sao tôi lại chọn nơi đây làm chốn nương thân? Nếu không phải như vậy thì mọi chuyện sẽ ra sao?" Ngồi xuống những bậc thang nhà D9, tôi ngắm bầu trời xám ngắt và buồn tẻ...Nhớ...
Người ta đã nói: hết phổ thông là phải lên ĐH. Tôi không muốn thế! Chẳng lẽ cuộc đời con người chỉ sống mãi theo một công thức cũ kĩ ấy? Tại sao mọi người phải nói về nó, viết về nó, lo lắng vì nó và đau khổ vì nó đến vậy? Chẳng lẽ nó là chân lí - một chân lí đáng ghét. Tôi ghét nhất những gì bước lên trên tất thảy mà cái địa vị đó không dành cho nó. Điều đó khiến tôi ngày càng đối lập với gia đình, với những người thân yêu nhất. "Tại sao con phải vào Bách Khoa?" - "Không vào đấy thì mày làm gì?" "Thế chẳng lẽ học cái trường khác ra là vô dụng?" "Nhưng nhà mình không có mả kinh doanh" "Thời buổi này không biết gì về KT thì làm ăn được cái gì được" ... Đó là sự tranh cãi tất yếu giữa Kinh tế và Kỹ thuật - 2 hướng đi chủ yếu của những con người trẻ. Bố mẹ tôi muốn Bách Khoa - còn tôi muốn Kinh tế. Không phải tôi cố ý chông lại họ nhưng tôi không bao giờ làm một việc gì mà không biết mục đích của nó. Huống hồ đây sẽ chính là tương lai của tôi. Và ý kiến của bố mẹ càng trở nên áp đặt nhiều hơn, còn tôi thì càng muốn chống lại.
Có lẽ thế, cái phương án Kinh tế trong đầu tôi ngày càng phát triển. Tôi chọn nó vì tôi cảm thấy nó làm tôi thêm tự chủ, được đàng hoàng quyết định số phận của mình. Nó ban đầu hoàn toàn chỉ mang mục đích thỏa mãn những lí do tâm lí của một tên mới lớn vì thực sự tôi không biết nhiều về BK cũng như KT. Điều đầu tiên tôi nghĩ tới là lí do để thi vào đó - và trong chuyện này KT đã thắng thế. Tôi ngày càng đối lập với gia đình và những bữa cơm tối trở thành nơi tranh luận căng thẳng của 2 thế hệ. Tôi càng ghét BK hơn. Nó không có quyền bắt tôi phải ở trong đấy. Tôi càng cần hơn một lí do - một lí do thật sự thuyết phục chứ không chỉ là những câu nói sáo rỗng "xin việc" và "gia đình". Tôi càng bất mãn.
Nhưng rồi tôi cũng gặp được chính số phận của mình. Đó chính là thầy giáo dạy thêm môn Lý của tôi. Vì bố tôi quen thầy từ trước nên tôi vẫn gọi thầy là "bác" - "bác Thiều". Nếu trái ngược với tâm hồn nổi loạn và ương ngạnh của tôi, bác thậy sự là một nhà triết gia và tâm lí giàu kinh nghiệm. Cái quý nhất của một người thầy không chỉ gói gọn trong những kiến thức thuần tuý, càng không phải là bài toán nọ, lời giải kia...mà nó phải là học cách làm người - một điều mà những người trẻ tuổi thật sự cần. Khi biết tôi có ý định thi KT, bác nói :" Bách Khoa hay Kinh tế đều không quyết định được sau này cháu sẽ làm những gì. Tuy nhiên có một điều là các cháu là con trai, mà con trai thì cần phải có một "nghề" kiếm sống trong tay để đảm bảo có thể gánh vác được gia đình của mình. Kinh tế còn cần nhiều thứ chứ không đơn thuần là kiến thức kinh tế. Đó còn là kinh nghiệm, quan hệ...mà cái đó thì cần có thời gian để tạo lập. Còn chỉ xét về khía cạnh kiến thức không thôi thì Cháu học BK xong có thể học 2 năm là có bằng NT. Còn có bằng NT thì vĩnh viễn không thể lấy được bằng của BK"
Câu nói này làm tôi bất chợt nhớ đến bài giảng vừa qua. Nó thậy khủng khiếp và chúng tôi gục xuống bàn liên tục. Tôi mới hiểu cái vất vả của những người kĩ sư tương lai. Nhiều tên trong số chúng tôi ước được vào các trường Kinh tế để đỡ khổ. Có sao đâu! Khổ trước sướng sau, mà cuộc đời lại quá dài so với 5 năm ĐH. Cái gai góc làm tôi bắt đầu thấm thía...
Mọi việc vẫn luôn ở phía trước! Ai biết được ngày mai mình sẽ thế nào? Chắc gì tôi đã không trượt Giải tích, hay Lý, hay Triết nữa...
Mà thôi, nó thật sự không có ích trong một cuốn hồi kí.
Ngày 3/7
Đó là một ngày trọng đại trong cuộc đời tôi! Tôi đã thực sự chọn lựa được một con đường để đi, và bây giờ mới chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường đó. Hôm nay là ngày tôi phải đến địa điểm thi - nhà C9 phòng 410 Bách Khoa để đăng kí và nộp lệ phí. Một ngày bình thường đúng không? Nhưng với tôi nó thật đáng nhớ, vì chỉ còn một ngày nữa là cuộc chiến sinh tử đã bắt đầu - và tôi đã quyết tâm thật cao để bước vào đó. Bách Khoa - dĩ nhiên rồi.
7h25, tôi lần đầu vượt qua cổng Parabol Đại Cồ Việt để bước vào trường trong với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh chị tình nguyện, mặc dù trời rất nóng và ánh nắng thật gay gắt. Họ vẫn đứng nối tay nhau để mở đường cho những sĩ tử. Liệu năm sau tôi sẽ có được hạnh phúc được làm như thế không? Tôi cũng sẽ đứng ở đấy - nếu có thể, để chào đón thế hệ sau vào trường như họ. Chỉ cần một ngày mai thôi! Chỉ cần có thế!...Con đường nhỏ rẽ vào ngôi nhà C9 cũng hiện ra mát mẻ đan xen trong những rặng cây xà cừ to mập - rất giống ngôi trường cấp 3 của tôi. Tôi nhanh chân về phòng...đã chậm mất 5 phút. Phòng thi của chúng tôi nằm trọn trong 1 giảng đường cỡ trung với 2 dãy bàn ghế lớn kéo dài với 2 cửa ra vào cách xa nhau đến 20m. Đây là điều mà tôi thật sự ngỡ ngàng. Giảng đường ĐH lớn quá! Còn phía trên cao bên phải đặt 1 chiếc biển với hàng chữ "Tự hào là sinh viên ĐH BK, chúng ta cùng nhau phấn đấu". Nó làm cho tôi phấn khích nhưng cũng thật nặng nề.
Công việc sáng nay không có gì cả ngoài đóng tiền và nghe phổ biến quy chế tuyển sinh - những điều mà chúng tôi đã quá quen. Tất cả chỉ gói gọn là "đến đúng giờ và không mang theo phao" - thời gian còn lại để chúng tôi giảm bớt căng thẳng trong cái nắng hè chói cháng tháng 7. Bên cạnh tôi là những con người xa lạ - đến từ khắp nơi : Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây...Với những ông bố đứng ngoài cửa chờ con. Tất cả đều chung một ước mơ - và việc thực hiện nó sẽ là...
NGÀY MAI - Cơ hội chỉ có một - ngày để sống hết mình - bạn trẻ.
 

Vũ "nhị"

Member
ngày 4/7:
Con đường đến Bách Khoa hôm nay thật đẹp và êm. Đúng như tôi dự đoán, trời vẫn ít nắng và mát. Nó khác hẳn ngày này 1 năm trước (Nghĩ đến đây thấy thương các anh chị khóa trên). Những bông bằng lăng đã nở khắp 2 bên hồ Bảy Mẫu, làm cho mặt nước rợp lên màu của nhớ. Đường vắng hơn mọi ngày vì cấm xe ôtô lưu thông gần khu vực Bách Khoa. Chiếc cổng Parabol bắt đầu kín đặc người, xe máy và bóng dáng những chiếc áo xanh tình nguyện đứng dẹp đường. Bố chúc tôi may mắn trong ngày thi đầu tiên...cánh cổng huyền thoại của Bách Khoa đã nằm phía sau...
Phòng 430 của tôi được ngồi cùng giảng đường với phòng 429, và hầu hết đều tên là Vũ. Thí sinh 2 phòng ngồi 2 bên hàng ghế vì giảng đường rất rộng, chí ít là gấp ba phòng học của một trường cấp 3. Tôi nhanh chóng ngồi xuống vị trí - bàn 3 từ dưới lên. Định thần...hồi hộp...lo âu...và tôi cảm thấy tôi cầm bút không còn vững được - nó đang run lên. Thời gian trôi chậm quá, mới 6h45 thôi, tức là còn 30' nữa mới được chính thức lao vào chiến trường. Toán hả...toán thì sao...cũng bình thường thôi. Xem ra cách trấn tĩnh này không hiệu quả mấy. Ước chừng ngày hôm nay có đến 1/4 thí sinh không thi, tức là tỉ lệ chọi đã giảm xuống còn đúng 1/3. Tôi gắng an ủi bản thân. Cả phòng thi im lặng và trùm lên màu sắc căng thẳng chờ số phận sẽ đến. Giám thị 2 rời phòng thi sau tiếng kẻng thứ nhất, chứng tỏ đề đã photo xong để phát về các phòng. Tôi nín lặng chờ đợi...túi đề xuất hiện...và khi tôi cầm được tờ giấy đó, tôi như nghẹn thở...
Tôi nhìn chết trân vào tờ giấy với vài kí hiệu gì đó trên nó, đến vài giây sau mới định thần là mình đang cầm trên tay đề thi đại học, cầm trên tay "kẻ thù" của mình. Lướt qua thật nhanh...nó cũng như các đề thi ĐH mà tôi đã làm, đã tập trình bày đến "nát nước nát cái", chỉ có điều lần này...hình như...dễ hơn thì phải. Toàn đề không rơi vào những phần khó gặm như đếm số nghiệm phương trình bậc 3, rồi hình học không gian mà chỉ đơn thuần là cực trị, phương trình lượng giác và giải tích hình. Tất nhiên chúng là những dạng tôi đã thành thạo. Tôi bắt đầu cởi bỏ được sự lo âu bên ngoài và hăm hở làm bài, "mở cờ trong bụng". Câu 1 bài 1 chỉ có khảo sát và vẽ đồ thị, trình bày đúng theo trình tự chặt chẽ từ tập xác định cho đến bảng biến thiên. Tôi cố gắng viết rõ, vẽ rõ để có thể ăn chắc 1 điểm đầu tiên. Bài 2 cũng chỉ có động tác là đạo hàm và lập công thức tính khoảng cách từ điểm đến đường như trong SGK, chấm hết. Nghĩ vậy, tôi viết lia lịa như đuổi theo thời gian, cố gắng hạ gục bài 1 sau 10'. Tôi khá tự tin. Nhưng cái tự tin tắt ngấm sau khi phương trình khoảng cách ra nghiệm lẻ. Quái lạ? Đề phải ra nghiệm chẵn mới đúng chứ nhỉ? Mình tính đúng cơ mà! Sao lại ra nghiệm lẻ? Tôi bắt đầu bối rối và hoảng loạn. Làm sao bây giờ? Tôi chống cằm và nhìn chăm chăm vào những dòng chữ bài 2. Tôi cảm thấy trán nóng bừng. Dường như "hệ thống tự tin" đã sụp đổ hoàn toàn. Và cảm giác bất an càng hiện rõ...
Tôi quyết định bỏ câu 2 để có thể bắt tay xử lí bài 2, bao gồm 1 bất phương trình và 1 phương trình lượng giác. Mặc dù đây đều là những dạng không khó nhưng những ám ảnh và hoài nghi về những gì đã qua vẫn hiện lên trong đầu. Tôi cố xua chúng đi để lấy chỗ cho các câu tiếp theo, mà cụ thể là bất phương trình bài 2. Việc đầu tiên là tìm điều kiện và tập hợp chúng thành điều kiện tổng quát, tiếp đó dồn căn thức sang 2 về sao cho khi bình phương bậc 2 triệt tiêu, rồi tiếp tục chuyển vế bình phương thêm 1 lần nữa như người ta lật mặt lúc rán cá vậy. Kết quả ra 2<x<10 có vẻ đúng nên tôi nhanh chóng kết luận và chuyển sang lượng giác. Hướng giải quyết đã rõ ràng : chuyển hệ về sin2x. Tôi nhanh chóng áp dụng các công thức hạ bậc để có sin6x, sau đó chuyển nó về dạng sin2x, chấp nhận giải phương trình bậc 3 vì biết chắc nhẩm được nghiệm. Nghĩ bụng và làm theo...tôi tiếp tục gặp những bất ngờ. Phương trình bậc 3 có 3 nghiệm hữu tỉ như tôi dự đoán, nhưng khi thử ngược kết quả lên phương trình chính thì chỉ có nghiệm sin2x=1 là khớp. Tôi tiếp tục hoảng loạn vì những trục trặc xảy ra. Tất cả đang theo một chiều hướng xấu. Rà đi rà lại cả bài những vẫn không tìm ra được lỗi sai, tôi càng thêm lúng túng. 1h trôi qua trong khi tôi thu về mới được 2 điểm. Thật là tồi tệ! Thời gian như đè nặng lên đầu óc tôi. Tôi quay cuồng trong suy nghĩ, nhưng cũng quyết định kết luận đầy đủ nghiệm như bình thường. Tôi cố quên đi sự cố của những câu 2...bước vào hình học giải tích.
Vẽ 2 đường thẳng để trấn tĩnh, đơn thuần là vậy. Nhưng tôi thật sự không ngờ nó lại có ích đến vậy! Nó hiển hiện lên vị trí tâm hình vuông và từ đó tôi có thể tính ra cái đỉnh còn lại 1 cách dễ dàng, tránh phải lập phương trình hình vuông phức tạp. Tôi viết vào bài, vừa viết vừa vui vì cầm chắc 1 điểm nữa. Tuy nhiên đấy mới là bài 1. Bài 2 là hình học giải tích không gian với những kiến thức, công thức về khoảng cách, thay đổi phương trình mặt phẳng...Quyết tâm không để sai lầm xảy ra, tôi dò theo từng bước một, mỗi con tính tính 2 lần để khỏi sai. Nó làm tôi gợi nhớ đến những gì xảy ra trong kì thi TN môn Toán, độ khó cũng như vậy. Các tọa độ đều chẵn làm tôi thấy yên tâm hơn về kết quả. Tôi xử lí câu 3 xong cũng là lúc chỉ còn vỏn vẹn 1h15' nữa. Phải làm nhanh con tích phân cho kịp! Hối hả và hối hả. Con tích phân chỉ đơn giản là chuyển sinx vào vi phân, sau đó là đặt biến phụ đối với mẫu số. Đây là phần đã "tinh nhuệ" nên không khó khăn để làm ra kết quả 34/27, những khẳng định nó đúng mới là thật sự quan trọng. Nhanh chóng nâng cấp con FX500MS thành 570, tôi tính tích phân và máy tính ra một kết quả khác...
Tôi mệt lử...Chẳng lẽ tất cả đã kết thúc? Tôi đã hy sinh ngay môn đầu tiên? Tôi bỏ bút và máy tính xuống, đầu nặng trĩu và người như lên cơn sốt. Cái cảm giác vô vọng xâm chiếm và đâu đó là sự buông xuôi. Tôi lại hỏng thêm 1 con tích phân nữa...như vậy đã mất chắc đến 3 điểm, trong khi con tổ hợp và bất đẳng thức khó ăn hơn. Vậy tối đa chỉ còn 5 điểm...cầm chắc suất trượt. Tôi nhìn lên trần nhà và nhìn ra ngoài để thư giản một chút. Dường như vẫn còn...và dường như trời đã không phụ lòng người. Liếc mắt qua chiếc máy tính, tôi nhận ra là tôi đang tính tích phân theo đơn vị độ, cần chuyển nó sang rad. Nìn lặng theo dõi...và vỡ òa khi nó về đúng kết quả 34/27. Tôi sung sướng quá, gỡ bỏ được 1 sức ép tâm lí. Tôi bỏ qua bài 1 và hiện đứng trước 2 sự lựa chọn:làm tiếp bài 2 câu 4 hay quay lại làm lại câu 1. Nhưng không hiểu sao đầu óc minh mẫn hơn sau con tích phân căng thẳng, tôi dễ dàng tìm được lỗi sai bài 2 câu 1, đó là viết thiếu số 2. Kết quả về nghiệm chẵn m=1 mĩ mãn. Tôi hứng khởi hơn, gạch hẳn phần sai và viết lại vào tờ số 3. Tôi hả hê...nhưng bây giờ chỉ còn 20'! Tôi phải tìm nốt lỗi ở bài lượng giác và làm câu tổ hợp. Cố gắng làm lại câu 2 nhưng vô vọng, lúc đó thời gian đã quá gấp. Tôi làm bài tổ hợp hoàn toàn theo cảm tính. Kết quả là không xác định. Trước khi hết giờ còn cố viết nốt trường hợp bằng nhau của bất đẳng thức mong tìm được 1/4 điểm cuối cùng.
Chuông reo lên 2 lần báo hiệu môn thi đầu tiên kết thúc. Tổng kết lại, tôi làm chắc đúng được 6 điểm, còn lại đành "phó mặc cho số phận". Thật tệ hại! Tôi lặng lẽ bước ra về...Nhìn vẻ mặt của tôi sau khi ra khỏi cổng Parabol, bố biết là tôi đã trải qua những giờ phút kình hoàng."Thôi, thi xong rồi thì không cần nghĩ gì về nó nữa" - bố an ủi. Tôi lặng lẽ lên xe về "bản doanh" cách Bách Khoa không xa để thưởng thức bữa trưa sớm...trong đầu tôi đã nghĩ đến thất bại...6 điểm toán...
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top