học sinh tiến tiến T____T

Vũ "nhị"

Member
Ôi - thém thuồng cái ngày xưa quá... Ngày đó 8 điểm là chuyện bình thường. Bây giờ thì 5 điểm là mơ ước của bao thằng=))

Toán thì hồi đấy anh học như c... Thầy Thái tâm huyết thế cũng phải bó tay! Ngượng nhất là hồi mới thi ĐH xong về trường thầy hỏi Toán được bao nhiêu?:( May mà không trượt không thì...8-X
 
Bó tay môn toán là em đây này Vũ Nhị.
Anh đã thấy thằng nào thi DH điểm cao hơn thi TN chưa? May mà em tai qua nạn khỏi chứ trượt thì giờ phiêu diêu nơi nào rồi.
 

fruit NHO

Active Member
Red Devil said:
Từ lớp 1 đến lớp 9 toàn HSG, lên cấp 3 nghe bố mẹ nhai mãi cái điệp khúc phải HSG, ghét đếch học.........thế là lớp 10 tt, HK này suýt TB................hơi quá tay. HK2 phấn đấu HSG cho sợ, chứng minh cho ba má thấy trình con thừa sức HSG..............kô biết có nổi kô đây.................học ,học nữa, học mãi.....đúp học tiếp....
lại kiểu " đề dễ quá , dek thèm làm " .......nhờ !!!!:* :x
 

kiwi_vn

Active Member
He he ! Tình trạng chung là học lệch nhỉ ? THPT cô giáo chỉ khen được mình mỗi 1 điều là học đều các môn , biên độ dao động chỉ khoảng 1,8 .
 

vichia

Active Member
Red Devil said:
Từ lớp 1 đến lớp 9 toàn HSG, lên cấp 3 nghe bố mẹ nhai mãi cái điệp khúc phải HSG, ghét đếch học.........thế là lớp 10 tt, HK này suýt TB................hơi quá tay. HK2 phấn đấu HSG cho sợ, chứng minh cho ba má thấy trình con thừa sức HSG..............kô biết có nổi kô đây.................học ,học nữa, học mãi.....đúp học tiếp....

Bệnh chung. Rồi cuối cùng thì bài dễ thì không thèm làm, bài khó thì không làm được, cuối cùng chẳng đọng lại cái gì trong đầu. :|
 

baby love

Moderator
Red Devil said:
Từ lớp 1 đến lớp 9 toàn HSG, lên cấp 3 nghe bố mẹ nhai mãi cái điệp khúc phải HSG, ghét đếch học.........thế là lớp 10 tt, HK này suýt TB................hơi quá tay. HK2 phấn đấu HSG cho sợ, chứng minh cho ba má thấy trình con thừa sức HSG..............kô biết có nổi kô đây.................học ,học nữa, học mãi.....đúp học tiếp....
nói cho anh biết tình nhân yêu quý của tôi ơi =)) tôi mà không thoát nổi môn Toán năm nay thì anh còn lâu =)) Làm sao bây giờ năm nay học Mr Lâm mới biết thế nào là địa ngục Toán:(( ai đời bê bết với 5,1 Toán:(( :(( đau nhất là khi papa và mama biết tin khóa luôn máy tính :((
 

fruit NHO

Active Member
thương thay !!!!!
học MR LÂM với MRS TÚ thì ai kinh khủng hơn ??
thấy một số anh chị khóa trc học cô Tú vẫn 9 phẩy đầy !
 

Vũ "nhị"

Member
baby love said:
Làm sao bây giờ năm nay học Mr Lâm mới biết thế nào là địa ngục Toán:(( ai đời bê bết với 5,1 Toán:(( :(( đau nhất là khi papa và mama biết tin khóa luôn máy tính :((
Làm sao Toán thảm thế hả em? Thảm kiểu không hiểu bài hay làm bài mà toàn sai?
Nhớ hồi lớp 10 học toán chuyên của bố Dũng, làm xong quả Test 90' của bố, mình xơi hết, tự tin nộp. Cuối cùng trả bài mình ăn 4 cái gạch đỏ (làm sai hết!), 4 điểm luôn. Xong rồi bố nói thế còn nhân đạo chán.
 
Đây học sinh giỏi thế này mà để làm gì

Những kỷ lục kinh hoàng của học sinh giỏi


Thí sinh dự thi đại học 2005. (Tuổi Trẻ)
Gần 300 học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi bị điểm 0 trong 3 kỳ thi đại học gần đây. Tại nhiều địa phương, trung bình hai học sinh giỏi thì có một em dưới 15 điểm. Ngay cả khi đã lọt vào giảng đường, các sinh viên được điểm thưởng cũng lập kỷ lục về thi lại, bị buộc thôi học.

Sau 2 tháng nghiên cứu, Tổ công tác nghiên cứu điểm thưởng của Bộ GD&ĐT đã hoàn tất thống kê về kết quả thi, học tập của hơn 50.000 học sinh được điểm thưởng giai đoạn 2003-2005. Trao đổi với VnExpress, Tổ trưởng tổ công tác nghiên cứu điểm thưởng Phan Văn Kha cho biết, chính ông cũng sửng sốt trước những dữ liệu kinh hoàng về học sinh giỏi.

Phát triển học sinh giỏi theo cấp số nhân

Năm 2003, toàn quốc có 13.332 học sinh được cộng điểm thưởng. Năm 2004, con số này là 20.624 và đến năm 2005 có 29.556 em tốt nghiệp THPT loại giỏi. Như vậy, chỉ sau 2 năm số học sinh tốt nghiệp loại giỏi trên toàn quốc đã tăng hơn gấp đôi.

Ba thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng đều có tốc độ phát triển học sinh giỏi chóng mặt. Chỉ trong 2 năm, số lượng học sinh giỏi của các địa phương này tăng 2-3 lần. Tại TP HCM, năm 2003 chỉ có khoảng 1.000 học sinh tốt nghiệp loại giỏi thì đến năm 2005 con số này lên tới hơn 2.800. Khiêm tốn hơn, năm vừa qua, Hà Nội chỉ có 2.747 học sinh giỏi so với 1.312 của năm 2003.

Theo Tổ công tác nghiên cứu điểm thưởng, trong điều kiện giáo dục còn nhiều bất cập thì tốc độ phát triển học sinh giỏi tăng đột biến như trên phản ánh không đúng thực chất học tập của học sinh. Thậm chí, có dấu hiệu chạy theo thành tích, tiêu cực. Đây cũng là điều nhiều lần QH chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển.

Tỷ lệ học sinh giỏi "ảo"được thể hiện khá rõ qua kết quả thi ĐH, CĐ. 20 tỉnh, thành có trên 20% học sinh giỏi điểm thi ĐH dưới 15. Đáng chú ý 263 học sinh giỏi có môn bị điểm 0, nhiều em cả 3 môn đều bị zero. Lập kỷ lục về thành tích ảo là các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang.... Năm 2005, tại các địa phương này, trung bình 2 học sinh giỏi thì có 1 em đạt dưới 15 điểm/3 môn.

Theo nguồn tin của VnExpress, Tổ công tác nghiên cứu điểm thưởng đã có danh sách cụ thể thành tích "ảo" của một số trường chuyên danh tiếng khu vực phía Bắc. Tại thành phố H., 29 học sinh giỏi của trường chuyên thi ĐH dưới 12 điểm/3 môn. Tại trường chuyên tỉnh S., 58 học sinh giỏi thi ĐH dưới 12 điểm, 11 học sinh dưới 9,5 điểm.

75% sinh viên diện thưởng điểm học trung bình, yếu

Đó là con số thống kê tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Cụ thể, gần 68% sinh viên có điểm thưởng (khi tuyển đầu vào) đạt kết quả học tập trung bình, 7% đạt kết quả học yếu kém. Y dược TP HCM có 63% sinh viên thưởng điểm đạt kết quả học tập trung bình, 10% đạt kết quả yếu kém. Tình trạng này cũng phổ biến ở Kinh tế Quốc dân, Kinh tế TP HCM.

Thảm hại hơn, tại ĐH Giao thông Vận tải, chỉ tính riêng khoá 43 có 8 sinh viên được điểm thưởng bị buộc thôi học, 7 sinh viên phải tạm dừng học tập. ĐH Thuỷ lợi năm 2004 có 29 sinh viên được thưởng điểm nhập học. Nhưng ngay năm học đầu tiên 27 sinh viên phải thi lại, học lại. Số sinh viên thi, học lại trên 10 môn chiếm tỷ lệ rất cao.

"Kết quả học tập yếu kém tại các ĐH đã phản ánh rõ năng lực của những sinh viên được thưởng điểm. Việc cộng điểm quá nhiều đã tạo lợi thế cho những em này trong cuộc đua vào giảng đường. Tôi cho rằng, cần phải bỏ ngay chế độ thưởng điểm, tạo sân chơi công bằng giữa các thí sinh", thày Dương Đức Hồng, Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội bày tỏ quan điểm.

Ngày 19/1, tại Hội nghi thi và tuyển sinh 2006, Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất phương án bỏ điểm thưởng với học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi, áp dụng từ năm nay. Theo thăm dò từ các Sở GD&ĐT, trên 50% đồng ý bãi bỏ. Hơn 70% lãnh đạo ĐH, CĐ được hỏi cũng đồng ý với đề xuất của Bộ GD&ĐT.
 

Volodia

Member
Nói thế chứ học sinh giỏi thì có gì là đáng trách đâu, con người ta luôn muốn đạt đc những thành tích để khẳng định bản thân mình, chỉ có điều là họ làm cách nào mà thôi! Và các luật lệ có đủ chặt chẽ, nghiêm khắc để quản lý mọi người hay ko thôi. Chứ bi h lôi chuyện đạt hs giỏi ra mà chê trách thì phỏng có ích gì, mà nói như thế thì cũng cần xét đến 1 lượng ko nhỏ các hs tự học bằng chính sức mình, họ xứng đáng đc khích lệ lắm chứ!
 

kiwi_vn

Active Member
Kể ra bỏ điểm thưởng cũng được , nếu HSG thực sự thì cũng không cần thiết cộng điểm thưởng , thi vào ĐH mặc dù có khá nhiều điểm thưởng nhưng nó không giúp ích gì cho mình bởi người ta phân khoa dựa theo điểm thi & thành tích THPT .
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top