EURO 76: Ánh pha lê xứ Bohemian
Tây Đức với Beckenbauer ở đỉnh cao phong độ, đội Da Cam với Cruyff cuối cùng chỉ giành được giải nhì và giải ba ở EURO'1976. Ngôi vô địch thuộc về Tiệp Khắc, một đội bóng còn bị coi là đội chầu rìa ở vòng bán kết.
Hai vị khách bất ngờ đã lọt vào vòng tứ kết sau khi bị thất bại ở trận ra quân. Và một trong số họ đã đi tới đích cuối cùng.
Chiến thắng trước Áo đưa xứ Wales lần đầu tiên và duy nhất lọt vào VCK. Leighton James là một tiền đạo cánh nguy hiểm bậc nhất châu Âu và một tiền vệ cần cù ghi được nhiều bàn thắng. Nhưng đội Wales bị thủng lưới ngay ở phút đầu của trận tứ kết ở Zagreb, đá hỏng một quả penalty, bị đuổi một cầu thủ ở trận lượt về và bị loại bởi thế hệ những tài năng Nam Tư.
Johan Cruyff không thể đưa đội Da Cam vào chung kết.
Không ai chờ đợi gì ở đội Tiệp Khắc, nhất là sau thất bại 0-3 của họ ở Wembley trong trận ra quân. Nhưng 2 bàn thắng nhanh của tiền đạo nhỏ Masny đã đưa họ vào tứ kết. Và trước sự kinh ngạc của mọi người họ đã loại đội Liên Xô gồm những cầu thủ tài năng của Diamo Kiev vừa đoạt Cup C2 châu Âu và Oleg Blokhin giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong năm.
Tiệp Khắc thắng 2-0 trên sân nhà và 2-1 trên sân khách. Nhưng họ vẫn bị coi là đội chầu rìa ở vòng bán kết gồm đội Nam Tư chủ nhà và hai đội vào chung kết Cúp thế giới (1974) Tây Đức và Hà Lan. Tây Đức lúc này không còn Gerd Mueller và Guenter Netzer nhưng Uli Hoeness và Herbert Wimmer vẫn còn đó, Berti Vogts đã trở lại và Franz Beckenbauer đang ở đỉnh cao phong độ. Tây Đức đã hạ Tây Ban Nha để vào vòng bán kết. Đội Hà Lan vẫn được Johan Cruyff và những danh thủ quốc tế dẫn dắt (Ruud Krol, Johnny Rep, Johan Neeskens...). Họ đã đè bẹp đội Bỉ (5-0 và 2-1) ở tứ kết và đầy khí thế đi tới phục thù trận thua Tây Đức tại World Cup 1974.
Pha sút hỏng ăn của Uli Hoeness (Đức).
Những cơn lốc Da cam đã bị Tiệp Khắc chặn đứng ở bán kết với một tỉ số khá đậm (3-1), còn đội Đức với tinh thần chiến đấu ngoan cường truyền thống đã lội ngược dòng một cách ngoạn mục trong trận bán kết thứ hai trước Nam Tư bị dẫn trước 2-0, gỡ hoà 2-2 chỉ vài giây trước khi kết thúc 2 hiệp chính và thắng lại 4-2 ở hiệp phụ.
''Trận chung kết với kịch tính cao, chất lượng và nội dung phong phú, là một trận mà nhiều năm nay không có ở các sân cỏ châu Âu'' (báo Sport). ''Trận đấu đã đạt được trình độ mà người ta chưa hề biết tới'' (báo L'Equipe). Sau khi hoà 2-2 (sau 120 phút) đội Tiệp Khắc đã thắng ĐKVĐ thế giới (World Cup 1974) 5-3 bằng thi đá luân lưu 11mét, tước đi luôn cả danh hiệu vô địch châu Âu của Đức (Đức vô địch EURO' 72).
Cú sút phạt đền quyết định của Panenka (Tiệp Khắc)
Ngày 20/6 năm đó quả thực là một ngày xui xẻo đối với nhà vô địch kép. Sau khi bị 2 đòn choáng váng của tiền vệ Svehlik và Dobias trong 25 phút đầu tiên (phút 8 và 25), mãi tới cuối chót trận, phút thứ 90, tiền đạo Hoelzenbein mới vất vả cứu được đội Đức khỏi bị thảm bại bằng bàn gỡ hoà 2-2. Nhưng chính Uli Hoeness đá quả 11m thứ tư vọt xà ngang, ''miễn'' cho đội trưởng Beckenbauer khỏi phải đá quả cuối cùng vì Tiệp Khắc đã thắng 5-3.
Trận thứ 100 của Beckenbauer dưới mào áo ĐT Đức kết thúc đáng buồn dù chỉ vài tuần trước đó anh cùng Bayern Munich nâng cao chiếc Cúp C1 đoạt được lần thứ 3 liên tụ
EURO 80: Một đội Bỉ tuyệt vời, nhưng Đức là vô địch
Nhằm gia tăng sức hấp dẫn cho cuộc tranh tài, UEFA quyết định mở rộng số lượng các đội bóng tham dự Vòng chung kết EURO lần thứ 6 này. Vậy là 8 ĐTQG chia thành 2 bảng đấu, mỗi bảng 4 đội (hai đội đứng đầu bảng sẽ vào tranh trận chung kết), đua tài ở EURO 1980 tổ chức tại Italia.
Do kết quả ngẫu nhiên của bốc thăm chia bảng, trận đấu mở màn là cuộc tái đấu của hai đội dự trận chung kết EURO trước. Và Tây Đức đã rửa được mối hận với Tiệp Khắc (1-0) nhờ cú đánh đầu chớp đúng thời cơ của Rumenigge (chính đội Tiệp Khắc ấy đã đánh bại ở vòng đấu loại một đội Pháp thiếu vắng Platini đã quá lâu do anh bị chấn thương...). Tuy nhiên, trên các khán đài lại là một nỗi thất vọng: trận đấu mở màn đầy ý nghĩa này chỉ thu hút được 150.000 khán giả tới SVĐ Olympico.
Hai thủ quân Keegan (Anh) và Dino Zoff (Italia) bắt tay trước trận.
Công chúng không mấy nhiệt tình, bình quân mỗi trận không quá con số 2.500 khán giả. Hơn nữa, những hooligan của Anh còn làm xấu xí thêm hình ảnh của EURO thất bại này bằng những hành vi nhiễu loạn mỗi khi đội tuyển Anh xuất hiện, đặc biệt là ở trận Anh - Bỉ, một trận đấu khởi đầu dưới làn khói hơi cay.
Ngày 14/6/1980, trọng tài người Pháp Robert Wurtz được vinh dự cầm còi cho trận tranh tài hấp dẫn nhất của giải. Tại Napoli, hai đội Tây Đức và Hà Lan gặp lại nhau để tái bản không biết lần thứ bao nhiêu trận cầu cổ điển này của bóng đá châu Âu. Bữa đó, Klaus Allofs lập một hat-trick quyết định (3-2). Và mặc dù bất ngờ bị cầm chân bởi những người Hy Lạp (0-0) tại trận đấu thứ ba của họ, đội quân của HLV Jupp Derwall vẫn vững vàng tiến tới trận chung kết thứ ba liên tiếp của mình.
Trận Đức - Hà Lan.
Ở một bảng khác, trận cầu quyết định diễn ra ở Roma, giữa hai đội Italia và Bỉ gây kinh ngạc. Dĩ nhiên Squadra Azzurra được xem là đội chắc thắng hơn hẳn, nhất là trước khán giả rất sôi động của nó. Thế nhưng, những cầu thủ của ông Enzo Bearzot đã tỏ ra thiếu hẳn đầu óc phán đoán nên đã liên tục bị sa vào cái bẫy việt vị ưa dùng của người Bỉ.
Các đồng đội của Eric Gerets sử dụng đến mức hoàn hảo mẹo này, khiến Bettega, Graziani, Causio và chiến hữu của họ không kịp xoay sở để thoát ra. Thủ môn hay bông lơn của Bỉ, Jean - Marie Pfraff, chơi suất sắc, đẩy lùi được những tấn công sắc bén những hiếm hoi của đội Italia, và đội Bỉ giành được một tỷ số hoà 0-0, đồng nghĩa với việc dự trận chung kết! Thậm chí đội Italia sẽ không cứu vãn được danh dự khi để thua đội Tiệp Khắc ở trận tranh giải ba, sau một loạt vô tận những cú thi sút 11 mét (tổng cộng tới 18, chỉ một cú sút hỏng của Collvati).
Hrubesch, người hùng trong trận chung kết.
Trận chung kết được cầm tinh con ''Hươu cao cổ''. Đó là biệt hiệu của Horst Hrubesch, tác giả của một cú đúp quyết định, từ hai quả đánh đầu bậc thầy. Nước Đức giành được danh hiệu vô địch châu Âu lần thứ 2 một cách rất logic, bất chấp sự kháng cự anh hùng của đội ''chầu rìa Bỉ''. Sau khi gỡ hoà ở một quả phạt đền hào hiệp do ''lỗi'' của Stielike đã đẩy ngã Van der Elst... Ở bên ngoài khu vực cấm, đội quân của Ceulemans tiếp tục chiến đấu một cách kiên cường. Nhưng như thế chưa đủ.
Chiếc máy ủi Hrubesch, đón một quả phạt góc của Rummenigge khi trận đấu chỉ còn 2 phút, tâng cả bóng và thân hình đồ sộ vào lưới. Và nước Đức một lần nữa trở thành quốc gia bóng đá số một châu Âu.
Tây Đức với Beckenbauer ở đỉnh cao phong độ, đội Da Cam với Cruyff cuối cùng chỉ giành được giải nhì và giải ba ở EURO'1976. Ngôi vô địch thuộc về Tiệp Khắc, một đội bóng còn bị coi là đội chầu rìa ở vòng bán kết.
Hai vị khách bất ngờ đã lọt vào vòng tứ kết sau khi bị thất bại ở trận ra quân. Và một trong số họ đã đi tới đích cuối cùng.
Chiến thắng trước Áo đưa xứ Wales lần đầu tiên và duy nhất lọt vào VCK. Leighton James là một tiền đạo cánh nguy hiểm bậc nhất châu Âu và một tiền vệ cần cù ghi được nhiều bàn thắng. Nhưng đội Wales bị thủng lưới ngay ở phút đầu của trận tứ kết ở Zagreb, đá hỏng một quả penalty, bị đuổi một cầu thủ ở trận lượt về và bị loại bởi thế hệ những tài năng Nam Tư.
Johan Cruyff không thể đưa đội Da Cam vào chung kết.
Không ai chờ đợi gì ở đội Tiệp Khắc, nhất là sau thất bại 0-3 của họ ở Wembley trong trận ra quân. Nhưng 2 bàn thắng nhanh của tiền đạo nhỏ Masny đã đưa họ vào tứ kết. Và trước sự kinh ngạc của mọi người họ đã loại đội Liên Xô gồm những cầu thủ tài năng của Diamo Kiev vừa đoạt Cup C2 châu Âu và Oleg Blokhin giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong năm.
Tiệp Khắc thắng 2-0 trên sân nhà và 2-1 trên sân khách. Nhưng họ vẫn bị coi là đội chầu rìa ở vòng bán kết gồm đội Nam Tư chủ nhà và hai đội vào chung kết Cúp thế giới (1974) Tây Đức và Hà Lan. Tây Đức lúc này không còn Gerd Mueller và Guenter Netzer nhưng Uli Hoeness và Herbert Wimmer vẫn còn đó, Berti Vogts đã trở lại và Franz Beckenbauer đang ở đỉnh cao phong độ. Tây Đức đã hạ Tây Ban Nha để vào vòng bán kết. Đội Hà Lan vẫn được Johan Cruyff và những danh thủ quốc tế dẫn dắt (Ruud Krol, Johnny Rep, Johan Neeskens...). Họ đã đè bẹp đội Bỉ (5-0 và 2-1) ở tứ kết và đầy khí thế đi tới phục thù trận thua Tây Đức tại World Cup 1974.
Pha sút hỏng ăn của Uli Hoeness (Đức).
Những cơn lốc Da cam đã bị Tiệp Khắc chặn đứng ở bán kết với một tỉ số khá đậm (3-1), còn đội Đức với tinh thần chiến đấu ngoan cường truyền thống đã lội ngược dòng một cách ngoạn mục trong trận bán kết thứ hai trước Nam Tư bị dẫn trước 2-0, gỡ hoà 2-2 chỉ vài giây trước khi kết thúc 2 hiệp chính và thắng lại 4-2 ở hiệp phụ.
''Trận chung kết với kịch tính cao, chất lượng và nội dung phong phú, là một trận mà nhiều năm nay không có ở các sân cỏ châu Âu'' (báo Sport). ''Trận đấu đã đạt được trình độ mà người ta chưa hề biết tới'' (báo L'Equipe). Sau khi hoà 2-2 (sau 120 phút) đội Tiệp Khắc đã thắng ĐKVĐ thế giới (World Cup 1974) 5-3 bằng thi đá luân lưu 11mét, tước đi luôn cả danh hiệu vô địch châu Âu của Đức (Đức vô địch EURO' 72).
Cú sút phạt đền quyết định của Panenka (Tiệp Khắc)
Ngày 20/6 năm đó quả thực là một ngày xui xẻo đối với nhà vô địch kép. Sau khi bị 2 đòn choáng váng của tiền vệ Svehlik và Dobias trong 25 phút đầu tiên (phút 8 và 25), mãi tới cuối chót trận, phút thứ 90, tiền đạo Hoelzenbein mới vất vả cứu được đội Đức khỏi bị thảm bại bằng bàn gỡ hoà 2-2. Nhưng chính Uli Hoeness đá quả 11m thứ tư vọt xà ngang, ''miễn'' cho đội trưởng Beckenbauer khỏi phải đá quả cuối cùng vì Tiệp Khắc đã thắng 5-3.
Trận thứ 100 của Beckenbauer dưới mào áo ĐT Đức kết thúc đáng buồn dù chỉ vài tuần trước đó anh cùng Bayern Munich nâng cao chiếc Cúp C1 đoạt được lần thứ 3 liên tụ
EURO 80: Một đội Bỉ tuyệt vời, nhưng Đức là vô địch
Nhằm gia tăng sức hấp dẫn cho cuộc tranh tài, UEFA quyết định mở rộng số lượng các đội bóng tham dự Vòng chung kết EURO lần thứ 6 này. Vậy là 8 ĐTQG chia thành 2 bảng đấu, mỗi bảng 4 đội (hai đội đứng đầu bảng sẽ vào tranh trận chung kết), đua tài ở EURO 1980 tổ chức tại Italia.
Do kết quả ngẫu nhiên của bốc thăm chia bảng, trận đấu mở màn là cuộc tái đấu của hai đội dự trận chung kết EURO trước. Và Tây Đức đã rửa được mối hận với Tiệp Khắc (1-0) nhờ cú đánh đầu chớp đúng thời cơ của Rumenigge (chính đội Tiệp Khắc ấy đã đánh bại ở vòng đấu loại một đội Pháp thiếu vắng Platini đã quá lâu do anh bị chấn thương...). Tuy nhiên, trên các khán đài lại là một nỗi thất vọng: trận đấu mở màn đầy ý nghĩa này chỉ thu hút được 150.000 khán giả tới SVĐ Olympico.
Hai thủ quân Keegan (Anh) và Dino Zoff (Italia) bắt tay trước trận.
Công chúng không mấy nhiệt tình, bình quân mỗi trận không quá con số 2.500 khán giả. Hơn nữa, những hooligan của Anh còn làm xấu xí thêm hình ảnh của EURO thất bại này bằng những hành vi nhiễu loạn mỗi khi đội tuyển Anh xuất hiện, đặc biệt là ở trận Anh - Bỉ, một trận đấu khởi đầu dưới làn khói hơi cay.
Ngày 14/6/1980, trọng tài người Pháp Robert Wurtz được vinh dự cầm còi cho trận tranh tài hấp dẫn nhất của giải. Tại Napoli, hai đội Tây Đức và Hà Lan gặp lại nhau để tái bản không biết lần thứ bao nhiêu trận cầu cổ điển này của bóng đá châu Âu. Bữa đó, Klaus Allofs lập một hat-trick quyết định (3-2). Và mặc dù bất ngờ bị cầm chân bởi những người Hy Lạp (0-0) tại trận đấu thứ ba của họ, đội quân của HLV Jupp Derwall vẫn vững vàng tiến tới trận chung kết thứ ba liên tiếp của mình.
Trận Đức - Hà Lan.
Ở một bảng khác, trận cầu quyết định diễn ra ở Roma, giữa hai đội Italia và Bỉ gây kinh ngạc. Dĩ nhiên Squadra Azzurra được xem là đội chắc thắng hơn hẳn, nhất là trước khán giả rất sôi động của nó. Thế nhưng, những cầu thủ của ông Enzo Bearzot đã tỏ ra thiếu hẳn đầu óc phán đoán nên đã liên tục bị sa vào cái bẫy việt vị ưa dùng của người Bỉ.
Các đồng đội của Eric Gerets sử dụng đến mức hoàn hảo mẹo này, khiến Bettega, Graziani, Causio và chiến hữu của họ không kịp xoay sở để thoát ra. Thủ môn hay bông lơn của Bỉ, Jean - Marie Pfraff, chơi suất sắc, đẩy lùi được những tấn công sắc bén những hiếm hoi của đội Italia, và đội Bỉ giành được một tỷ số hoà 0-0, đồng nghĩa với việc dự trận chung kết! Thậm chí đội Italia sẽ không cứu vãn được danh dự khi để thua đội Tiệp Khắc ở trận tranh giải ba, sau một loạt vô tận những cú thi sút 11 mét (tổng cộng tới 18, chỉ một cú sút hỏng của Collvati).
Hrubesch, người hùng trong trận chung kết.
Trận chung kết được cầm tinh con ''Hươu cao cổ''. Đó là biệt hiệu của Horst Hrubesch, tác giả của một cú đúp quyết định, từ hai quả đánh đầu bậc thầy. Nước Đức giành được danh hiệu vô địch châu Âu lần thứ 2 một cách rất logic, bất chấp sự kháng cự anh hùng của đội ''chầu rìa Bỉ''. Sau khi gỡ hoà ở một quả phạt đền hào hiệp do ''lỗi'' của Stielike đã đẩy ngã Van der Elst... Ở bên ngoài khu vực cấm, đội quân của Ceulemans tiếp tục chiến đấu một cách kiên cường. Nhưng như thế chưa đủ.
Chiếc máy ủi Hrubesch, đón một quả phạt góc của Rummenigge khi trận đấu chỉ còn 2 phút, tâng cả bóng và thân hình đồ sộ vào lưới. Và nước Đức một lần nữa trở thành quốc gia bóng đá số một châu Âu.