Ca khúc Việt đi về đâu?

Ca khúc Việt đi về đâu?
17:09' 06/11/2005 (GMT+7)

Thị trường CD vừa có thêm hai album “nhạc xưa” là “Bảy ngày đợi mong” của Thanh Thảo và “Lệ đá” của Cao Thái Sơn, bổ sung vào danh sách các ca sĩ của dòng nhạc “vượt thời gian” vốn đã khá dài, nhưng lần này lại là hai gương mặt trẻ mà người ta cứ nghĩ là không thích hợp với dòng nhạc ấy.

Hiện tượng các giọng hát cả trẻ lẫn không trẻ kéo nhau vào “thâm canh” những vùng đất cổ có thể là một tín hiệu đáng lo ngại của nhạc Việt. Những tín hiệu đáng lo ngại như thế cũng … hơi bị nhiều nên có thể chẳng còn làm ai làm quan tâm, và dường như cũng không có một giải pháp nào khả thi để kéo nhạc Việt ra khỏi tình trạng trì trệ hiện tại. Tiếp theo các giọng ca “chuyên trị nhạc xưa” như Ánh Tuyết, Lan Ngọc, Thanh Long bass, Quang Minh, … là các giọng ca thuộc thế hệ kế tiếp định vị mình ở nhạc Trịnh Công Sơn và cả nhạc tiền chiến như Quang Dũng, Lô Thuỷ, Đức Tuấn … Các giọng ca nữ lẫy lừng một thời được xưng tụng là “diva”, “nữ hoàng nhạc nhẹ’’ cũng đi vào từ trường của nhạc Trịnh như Hồng Nhung, Thanh Lam … với các “phá cách” quanh quẩn. Và bây giờ là Cao Thái Sơn, Thanh Thảo hát “nhạc xưa”. Rồi sẽ còn những ai nữa?

Nguyên nhân của hiện tượng này thì rất nhiều, nhưng điều dễ thấy nhất đó là cuộc khủng hoảng có tính chất định hướng của ca khúc Việt. Tâm lý thưởng ngoạn của công chúng chỉ là một vế phương trình, dẫu ca sĩ ra CD là để đáp ứng thị hiếu công chúng, bởi còn có các nhạc sĩ “đương đại”, họ đi đâu? Một vài cố gắng đương đại hoá ca khúc Việt lọt thỏm trong một đời sống âm nhạc sôi động bề ngoài nhưng lại “hoá thạch” bên trong. Những nỗ lực đơn độc và yếu ớt dù là theo hướng nào cũng có một số phận đáng buồn. Rock Việt chẳng hạn. Có cả một trào lưu sáng tác rock Việt, cover rock phương Tây, lập ra không ít rockbands và rockfan-clubs … nhưng rồi cũng lụi tàn như tất cả những thứ có tính “phong trào”. Bây giờ hip-hop đang là mode của giới trẻ, nhưng có lẽ những người lạc quan nhất cũng chỉ dám dự đoán là hip-hop Việt “thọ” như rock Việt là cùng. Một số tác giả trẻ cựa quậy theo hướng jazz, world music hay new age, như Jazzy Dạ Lam với CD “Trăng & Em”, Quốc Trung với “Đường xa vạn dặm” …, cũng cảm nhận được hành trình vạn dặm của mình để đến với công chúng Việt.

Công cuộc thách đố thói quen thưởng ngoạn của công chúng không hứa hẹn thành công cho các ca khúc gia nên một số ca khúc gia quay sang hy vọng vào việc xuất khẩu sản phẩm của mình. Nói ra thì thêm buồn nhưng con đường đến với công chúng Việt đã là vạn dặm thì để đến với thế giới mênh mông ngoài kia sẽ là bao xa? Nên chẳng thể trách các ca sĩ trẻ cứ theo gót đàn anh đàn chị “thâm canh” nhạc tiền chiến và nhạc Trịnh. Người ta nói rằng những loại nhạc này “sang”, nghe nó là những đôi tai “sang” và hát nó cũng là những cổ họng “sang”! Nhưng nó “sang” hơn cái gì? Dĩ nhiên là “sang” hơn nhạc “sến”! Nói như vậy có nghĩa là ngoài nhạc tiền chiến và nhạc Trịnh ra, thế giới ca khúc Việt chỉ còn toàn là “sến”? Nếu quả thực “menu” âm nhạc của chúng ta chỉ có thế, bạn sẽ chọn món nào? Văn hào Pháp A.Gide có viết trong tác phẩm “Nourritures terrestre” rằng, lựa chọn thực ra là một nỗi đau khổ vì nếu ta chọn thứ này có nghĩa là ta không được có thứ kia. Trong đời sống ca khúc Việt thời điểm hiện nay, lựa chọn còn là một nỗi đau khổ gấp đôi, nhất là khi chúng ta biết thiên hạ còn có vô số cao lương mỹ vị!

Nhưng nếu cứ coi như chúng ta không biết điều đó thì liệu chúng ta có hạnh phúc hơn không, hay ít ra thì cũng đỡ đau khổ hơn không, khi thấy mình còn được lựa chọn giữa hai thực đơn nghèo nàn ấy? Các mỹ từ như “vượt thời gian”, “bất tử” … có thể an ủi những người biết chấp nhận hiện thực, thậm chí làm ù tai những người luôn tỏ ra “kiên định” với ký ức của mình, nhưng không thể làm ngưng chuyến tàu thời gian. Các thế hệ đến sau trên các chuyến tàu ngày một tốc hành hơn sẽ chỉ thấy chúng ta đang thâm canh những mảnh đất bạc màu bên đường ray - những mảnh đất có thể là vô giá với chúng ta vì đó là “tình tự quê hương” hay hoài niệm một thời - nhưng cũng chứng kiến chúng ta đang quay lưng lại tương lai. Chuyến tàu rồi sẽ đi thật xa và có thể chỉ còn lại chúng ta với mớ hành lý âm nhạc “vượt thời gian” bên một nhà ga rất xép!

Bạn là người hoài cổ thì sẽ không có niềm vui nào lớn hơn là ngồi giở lại những kỷ vật của một thời xa xưa. Bạn là người giàu cảm xúc thì sẽ luôn bận lòng với mảnh đất đã cùng mình vui buồn những tháng năm dĩ vãng, và bao người dẫu đi xa vạn dặm vẫn mong một ngày trở lại tắm trong dòng sông tuổi thơ. Nhưng đừng lẫn lộn những cảm xúc ấy với sự trì trệ và bảo thủ. Chẳng có gì vui khi cả một cộng đồng âm nhạc loay hoay với mớ gia tài nhỏ bé hết năm này sang tháng khác, hết thế hệ trước đến thế hệ sau. Mảnh đất ba sào có thể chôn giấu nhiều kho tàng cổ tích nhưng nếu chân trời chỉ dừng ở “bờ xôi ruộng mật” ấy thì có lẽ một ngày nào đó, niềm vui của chúng ta sẽ chỉ còn là đứng chống cuốc nghe tiếng còi xe lửa tít ngoài xa cùng một tiếng thở dài …

Bạn đừng nghĩ rằng hình ảnh ấy không đẹp. Nó rất lãng mạn và rất … tiền chiến! Chỉ có điều nó quá quyến rũ với những ai trót buông mình vào một giấc ngủ trưa “vượt thời gian”, để rồi không thể cưỡng lại được thói quen ngủ nướng ấy trong … sáng tạo và cảm thụ âm nhạc!

Trúc Quỳnh

Work cited

http://www.giaidieuxanh.com.vn/bantronamnhac/2005/11/508523/
 
Mình không theo dõi tình hình âm nhạc ở nhà. Không biết bình luận thế nào cả. Mong được lắng nghe ý kiến mọi người.
 

chuabietgi

Member
thị trường nhạc Việt đầu năm các ca sĩ ra album liên tục . nhưng thấy nghe đc mỗi cái bộ VCD-CD Myta Sức mạnh của những ước mơ - CD:dường như ta đã ... Phong cách nhạc unplugged - rock ballat cho thấy người ca sị đã chọn đúng đường.
kết nhất bài Dường như ta đã và đóa hoa vô thường ...mấy bài còn lại nghe cũng hay !

có cái demo CD .. mọi người nghe thử này >> nó gồm nhiều trích đoan của các ca khúc
0.Tôi yêu Việt Nam
1.Nhớ
2.Ước gì
3.Tình về mai sau
4.Nhiều khi
5.Tình phai
6.Yêu dại khờ
7.Mặt trời trong em
8.Dường như ta đã
9.Đóa hoa vô thường
10.Lên đàng
11.Niềm tin chiến thắng
12.Ending + Tôi yêu Việt Nam (cont)

[MUSIC]http://209.245.59.15/Gimme/65179985/684713752/87875391/963D6A4C-3455-4BC6-BF90-CEF2D78256DC/0.822963/2/Demo_by_SE_2.mp3[/MUSIC]
 

rikku

Active Member
Thật sự Mỹ Tâm đã gây thất vọng rất lớn đối với thính giả trong thời gian gần đây.
Ko phải vì những vụ Scandal của cô: quá bình thường, người ta đón nhận nó như ko có chuyện gì rồi . .
Mà vì giọng hát . .
Sau một thời gian "phá giọng" ; giờ đây giọng hát của Mỹ Tâm ko hơn gì một ca sĩ phong trào; kiểu sinh viên là mấy; có thể nói là không bằng.
Nổi lên từ Bài hát Việt VTV3 vài năm trước, đã có lúc người ta tôn cô lên thành một diva mới; tiếp bước những Thanh Lam, Hồng Nhung lẫy lừng. Nhưng những gì cô đáp trả là những hợp đồng quảng cáo "ngắm người chẳng thấy nhạc đâu"; dù rằng cô cũng chẳng xinh đẹp hơn ai . .
Giờ nghe những Album Mỹ Tâm có thể thấy rõ sự xuống cấp kinh khủng của giọng ca này . . Những buổi Live show nghe Tâm hát người ta thấy "thương" hơn là thấy "chán". Mỹ Tâm giờ chắc chỉ còn sống nhờ kỹ thuật thu thanh hiện đại mà, chữ không còn đủ khả năng nữa. Dù rằng lượng Fan hâm mộ của Tâm vẫn chưa giảm xuống; nhưng nếu cô không có một bước chuyển thì có lẽ cô đã lại như phần nhiều ca sĩ trẻ, nổi được một thời rồi . . tắt.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top