ai là fan của Pink Ployd vào đây!

BATDAN

Member
phongvan said:
hic
Pink thì gần đây em mới cảm đc 1 ít
(nghe Pink từ trc rồi n thấy chán òm, dạo này nghe lại thấy sướng k0 chịu đc)
Điều tương tự:

Mấy ai mới nghe Beethoven, đặc biệt là synphonie chẳng hạn mà thấy hay đâu. Music thường là vậy. Có loại nhạc làm ra để sinh nhai, đại chúng, dễ nghe, rồi qua đi mau. Có những loại không bao giờ nghe được, trừ cho trâu nghe. Có những loại nhạc cần phải thời gian mới thấm, hoặc người nghe lớn lên để đến với nó.
 

phongvan

Member
k0 hiểu sao nghe Pink Floyd và Secret Garden mình có cảm xúc giống nhau vật

nó cứ buồn buồn thế nào ah

nghe P thì cảm thấy lạc lõng, như kiểu 1 mình giữa 1 cái j đó to lớn khủng khiếp

con nghe S thì như có bac nào đang an ủi mình

ps:anh giai có biết mấy band kiểu
camel,yes,genesis,.. k0?
hic
mấy band này đang định tìm hỉu nhưng khó kiếm quá
 

BATDAN

Member
phongvan said:
...ps:anh giai có biết mấy band kiểu
camel,yes,genesis,.. k0?
hic
mấy band này đang định tìm hỉu nhưng khó kiếm quá
Em muốn nói là tìm băng đĩa hay là tìm hiểu về tin tức?

Nói chung các nhóm này thuộc loại progressive rock của những năm 70, biết đến nhiều nhất là genesis (có thể vì Peter Gabriel và Phil Collins sau này khi hát solo cũng nổi) và yes (những năm 80 Jon Anderson nổi cùng vangelis) thuộc 4 nhóm nổi của hướng progressive rock. Thời đấy anh thích gu nhạc khác như Pink Floyd, Cat Stevens, Jethro Tull, Janis Joplin, Joan Baez... và những năm 80 như Barclay James Harvest, Supertramp, Tracy Chapman, Mike Oldfield... nên anh không sưu tầm các nhóm trên nhiều lắm. Thời đấy con gái Tây cũng như Việt thích Genesis, Queen... lắm, nhiều khi trong nhà có một vài LP để "tiếp khách" thôi, sau thất lạc gần hết. Em tra trong wikipedia có đấy. Bây giờ anh chỉ còn bài "follow you follow me" của Genesis và 1 vài clip mới của Phil Collins thôi.
 

BATDAN

Member
phongvan said:
he` he`
thông tin lên wiki cũng có
link để down đi anh
anh đâu phải nhà nghiên cứu hay phê bình âm nhạc mà tham gia vấn đề này trên wikipedia. Mấy bands này loại nổi tiếng, mấy bài về họ trên wikipedia khá dài, ngắn một vài giòng còn dịch chơi ra được, dài hàng bao nhiêu trang anh đâu có thời gian. Em chịu khó tra từ điển hoặc in ra nhờ ai dịch hộ. Dịch để cho hiểu ý còn nhanh, chứ dịch để cho mọi người đọc đòi hỏi yêu cầu kiến thức chuyên môn về ngành mình muốn viết.
 

phongvan

Member
BATDAN said:
anh đâu phải nhà nghiên cứu hay phê bình âm nhạc mà tham gia vấn đề này trên wikipedia. Mấy bands này loại nổi tiếng, mấy bài về họ trên wikipedia khá dài, ngắn một vài giòng còn dịch chơi ra được, dài hàng bao nhiêu trang anh đâu có thời gian. Em chịu khó tra từ điển hoặc in ra nhờ ai dịch hộ. Dịch để cho hiểu ý còn nhanh, chứ dịch để cho mọi người đọc đòi hỏi yêu cầu kiến thức chuyên môn về ngành mình muốn viết.
trời ơi
ông anh này k0 bao giờ hiểu đc ý mình
ý em là anh có chỗ nào dơn nhạc mấy band kiểu này k0 ah
phù
 

phongvan

Member
metal_boy_2412 said:
TW chán fèo!!!
:D
hồi trc mình cũng nghĩ thế này

bây giờ mỗi lần xem cảnh thằng bé ở công viên thấy thg k0 chịu đc
còn hôm nọ nghe comfortably numb đến đoạn solo fe quá
đang ngồi ghế ngửa về đằng sau
ngã cái oạch
đầu đập thẳng xuống đất
vậy mà vẫn fe tiếp với quả guitar tưởng tượng->sức cuốn hút ngang với opeth
 

BATDAN

Member
Anh cũng chưa có kinh nghiệm về mấy cái sever này. Gửi mail qua [email protected] anh gửi cho, nói rõ muốn ra sao, vì số lượng khá lớn. Provide của anh chỉ dùng max. 5 GB / tháng, hơn phải trả tiền extra, nhiều phải chia ra nhiều lần.
 

phongvan

Member
thấy topic này chìm quá
em làm 1 bài cho nó lên top

Ra đời sau album DOTM- 1 album đc coi là xuất sắc bậc nhất của PF nhưng WYWH lại có một vẻ đẹp riêng, một vẻ đẹp lạ lùng đến khó ngờ
WYWH là 1 album nói về sự tàn bạo trong nền CN âm nhạc bấy giờ. Mặt khác WYWH cũng là 1 album của các thành viên trong PF dành để tg nhớ thủ lĩn trc kia của mình Syd Barrett.
Đây có vẻ giống 1 album tribute của PF dành cho chính mình hay chính xác hơn là PF giai đoạn đầu dưới sự dẫn dắt của Syd. Về phần âm nhạc, WYWH là 1 album khá phong phú với những tiếng key board mông lung ảo diệu, những tiếng guitar lúc thánh thót lúc dằn vặt, cả tiếng saxophone (đc chơi bởi Dick Parry), và đôi khi là jazz nữa. Về mặt thg mại, WYWWH là album đầu tiên của PF giành đc vị trí Nó trên các bảng xếp hạng của Anh và Mĩ. Bìa album này cũng đc đánh giá cao (ngay cả RS cũng cho rằng đây là bìa album đẹp nhất mà họ từng thấy), bìa của WYWH đc thiết kế bởi Storm Thorgerson.
Một giai thoại khác trong quá trình thu âm WYWH. Trong khi các thành viên của PF đang thu âm bản Shine on your crazy diamond thì 1 người đàn ông-râu tóc, lông mành đã bị cạo nhẵn hết, các thành viên của PF rất ngạc nhiên vì người đó chính là Syd-lúc này đáng lẽ phải trong bệnh viện tâm thần. Tất nhiên lúc này căn bệnh thần kinh đã làm Syd kiệt quệ và tàn tạ lắm rồi. Trong buổi tiệc cưới của David Gilmour(đc tổ chức cùng ngày), Syd đã trốn đi khi mọi người mời ông lên phát biểu.
Nói thêm về Syd. Vào thời điểm thu âm WYWH, Syd đã chính thức k0 còn là thành viên của PF. Dự định để Syd là 1 thành viên chuyên sáng tác trong ban nhạc của Roger cũng phá sản vì căn bệnh thần kinh và việc sử dụng chất kíc thíc quá kiều khiên Syd trở nên đờ đẫn k0 còn suy nghĩ đc nữa. Trc khi chính thức rời khỏi PF thì Syd đã có dấu hiệu rất rõ khi lên sân khắu chẳng chịu mở miệng ra hát mặc dù nhạc đã đánh tưng bừng rồi.
Về cơ bản chỉ có album đầu tay của PF The Piper At The Gates Of Dawn(1967) là Syd thâm gia 1 cách toàn vẹn. Nhưng chỉ với 1 album đầu tay Syd đã định hình cho PF một phong cách Psychedelic đậm nét. Các album sau này k0 còn Syd nhưng cấc thành viên của PF vẫn sáng tác 1 ythuws âm nhạc mạng nặng tính mơ hồ ảo diệu như hồi đầu (tất nhiên là sự kì quái ăn thế dek nào đc Syd)
Cần nói thêm, Syd sau khi ra khỏi PF k0 chết ở tuổi 27 như nhiều người nghĩ, ông vẫn sông trong trại tâm thần mà rất tiếc là em k0 nhớ tên.
 

phongvan

Member
về âm nhạc
trong album này em thấy có 2 bài đáng chú ý là SOYCD và WYWH
trong khi SOYCD pt1 là một bản nhạc cực kì cầu kì với keyboard đc chơi một cấch tài hoa, lãng đáng như những đám mây mù. Ngược lại guitar trong SOYCD pt1 lại thổn thức. Lúc đầu tiếng key làm chủ, guitar chỉ thỉnh thoảng vang lên 1,2 tiếng. Tiếng guitar cực kì mảnh và thuần khiết. Nó giống như một tiêng nắng mỏng manh xuyên qua mà sương mờ của key. Tuy nhiên ví là nắng cũng chưa ổn, bởi vì tiếng guitar của David Gilmour k0 hề có cái sự âm áp dịu dàng như nắng. Nói về độ thanh mảnh, tiêng guitar như 1 tiếng chuông ngọc, khe ngân. Âm thanh của nó lẩn khuất trong tiếng key, len lỏi để rồi câu này tiếng câu kia xé toạc cả cái mảng sương mù do key gây nên. Càng về cuối tiêng guitar cảng thổn thức, nó như tiếng kêu khóc của hàng ngàn tế bào trong cơ thể, vật vã quằn quại. Khó có thể diễn tả đc hết cảm xúc khi nghe những tiếng guitar trong SOYCD, lúc này guitar k0 còn là 1 nhạc cụ nữa. Nó như 1 người bạn thân thiêt đang cùng ta nỉ non về sự đau khổ day rứt nhưng cảm xúc này lại k0 hề đau đớn. Đau khổ day rứt nhưng chẳng hề đau, ngc lại còn êm dịu 1 cách lạ lùng. SOYCD kết thúc bằng 1 đoạn saxophone khá xuất sắc
 

BATDAN

Member
Đang ngồi đọc sách, trong đầu nghĩ đến Pink Floyd nên lấy đĩa 'The Dark Side Of The Moon' ra nghe. Đến bài 'The Great Gig in the Sky', khi đoạn ngân cao ở nốt c hoặc có thể cis, anh đoán vậy, vì nó cao quá, lại nhớ lại có 1 năm thời 80 er TV Tây Đức có quay 1 liveshow của Pink Floyd tại Roma(Ý), bữa đấy không biết họ thuê 2 sopran ở đâu, đến khi lên đoạn trong 'The Great Gig in the Sky' thì bị vỡ, không lên được. Đúng là quay live nên mới được chứng kiến như vậy. Các em nghe thử tiếng rên trong 'The Great Gig in the Sky', càng nghe nhiều càng thấm, nhưng phải công nhận khó hát. >:) >:) :(( :(( :((

Mà cái tên của album 'The Dark Side Of The Moon' kể cũng kỳ quái, tinh nghịch, đánh đúng cái tính tò mò của con người. Các em thử tưởng tượng cảnh ngủ trên gác thượng hay ngoài sân những ngày trăng sáng, mắt ta nhìn lên dán vào chú cuội đang ngồi gốc cây đa, cố tìm từng dấu vết của chị Hằng, mấy ai đã để ý đặt câu hỏi, mặt sau chị Hằng như thế nào nhỉ? Từ sự tưởng tượng ấy, cộng với cuộc sống thực tại nhọc nhằn của con người trên trái đất, 'The Dark Side Of The Moon' đã được đẻ ra.
 

phongvan

Member
'The Great Gig in the Sky' là 1 bài mà giọng bè thuộc loại đỉnh cao (chính ra em thấy gọi là phiêu cũng đc)
trong 1 số album của Dream Theater cũng có một bà da đen hát bè
nhưng rõ ràng là k0 hay đc như Pink
trong film SoR, cũng nhắc tới bài này như sgk cho việc hát bè
 

phongvan

Member
post luôn cho mọi người đọc
Ca sỹ, nhạc sỹ, nghệ sỹ Syd Barrett, người đồng sáng lập nên nhóm nhạc huyền thoại Pink Floyd vừa qua đời ở tuổi 60.

Chính xác thì Syd qua đời từ hôm 7/6/2006 nhưng gia đình ông đến hôm nay mới quyết định công bố nhưng không nói nguyên nhân cái chết. Website riêng của Syd lẫn Pink Floyd vẫn chưa thấy thông tin chính thức. Lý do của sự chậm trễ này là Syd muốn được ra đi yên bình.

Sẽ khó có đủ ngôn từ trọn vẹn để diễn tả sự ra đi của một tượng đài như Syd Barrett, người đồng lập nên một Pink Floyd huyền thoại, người tạo nên một thứ ảo giác tinh thần cho giới trẻ nhiều thế hệ đến giờ vẫn chưa phai mùi. Hơn 30 năm nay, Syd quyết định rời xa làng nhạc về ở ẩn. Cũng kể từ đó ông trở thành kẻ cô độc có tầm ảnh hưởng rất lớn đến làng nhạc quốc tế.

Giai đoạn 7 năm (1965-1972) là thời kỳ sung sức và rực rỡ nhất trong sự nghiệp âm nhạc của Syd Barrett. Ông cùng những người bạn cùng trường (Roger Waters, Nick Mason và Rick Wright) thành lập Pink Floyd và đưa nhóm nhạc này trở thành nhóm Rock được yêu thích nhất ở Anh và sau đó lan rộng ra thế giới.

Pink Floyd thời kỳ đầu với Syd làm linh hồn trong sáng tác, soạn ca từ, trở thành một trong những nhóm nhạc tiên phong mở ra thời kỳ nhạc ảo giác (psychedelic) gây mê hoặc cho cả một thế hệ cài hoa trên tóc, thà ở trần còn hơn đi chinh chiến thập niên 60, 70 thế kỷ trước. Syd biến ảo ca từ, sáng tạo thêm nhiều màu sắc âm thanh mới lạ bằng kỹ thuật điện tử. Album đầu tiên của Pink Floyd (và cũng là duy nhất khi Syd còn trong nhóm), The Piper at the Gates of Dawn, trở thành một ngọn gió đưa nhóm bay thẳng vào ngôi đền rock. 1967, nếu như Beatles không tung ra Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band bất hủ thì hẳn album đầu tay Pink Floyd sẽ là người thế chỗ trên bảng tổng sắp của năm.

Syd được ca tụng bởi lối diễn kích động và đầy biến ảo. Ông có thể hóa trộn âm thanh bằng tiếng căn âm méo tiếng, hồi âm, nghịch giọng để tạo màu sắc cho ca từ. Kỹ thuật đó sau này được khá nhiều nhóm nhạc áp dụng và được xem là bản lề cần thiết nhất để tạo ra được chất ảo giác gây kinh hoàng đôi tai người nghe.

David Bowie, cựu trào của glam rock đã từng phát biểu "Không thể chịu nổi khi xem Syd diễn, ông có thể bắt cục gạch cũng phải phát ra mùi. Đó là viên kim cương sáng nhất và luôn tỏa rực rỡ trong cuộc đời âm nhạc của tôi".

Thế nhưng viên kim cương ấy càng về sau lại tỏa ra sắc màu quẫn trí. 3 năm sau khi thành lập Pink Floyd, ông nhận quyết định về hưu non bởi những rắc rối tâm thần gây ra cho nhóm. Để tạo ra được chất ảo giác trong âm nhạc, Syd đã dùng đến những liều ma túy cực mạnh để phiêu diêu. Ma túy đã làm ông không đứng vững được trên sân khấu trình diễn. Rất nhiều lần khán giả ngơ ngác khi thấy Syd lảo đảo không cầm nổi micro. Tuy luôn là tinh thần chính của nhóm nhưng sau này bên cạnh Syd luôn xuất hiện thêm David Gilmour để có thể giúp nhóm nhạc trình diễn khi Syd đang say lảo đảo. 2 tháng sau khi David xuất hiện thì Syd chào tạm biệt Pink Floyd và bắt đầu từ đây nhóm nhạc bước vào thời kỳ mới.

Nhiều người đoan chắc Syd bị rối loạn thần kinh nhưng có khá nhiều người cho rằng chẳng qua là không ai hiểu nổi thế giới của ông, một tinh cầu ngập tràn những sắc màu chói tông. Sau khi tách ra khỏi Pink Floyd, Syd Barrett cho ra thêm 2 album thành công và sau đó đoạn tuyệt với làng nhạc (1972). Ông đổi tên họ về nguyên gốc, trở về ngôi nhà ở Cambridge ở ẩn từ đó cho đến khi qua đời.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top