Thi lại...

kiwi_vn

Active Member
Xưa nay có 1 câu truyền nổi tiếng , không chỉ trong sinh viên VN mà cả sv nước ngoài :" chưa thi lại chưa là sinh viên ".Không hiểu xuất phát từ đâu ? Học ĐH thực sự là không đến nỗi khó để sv phải thi lại . Nhưng tại sao lại phải thi lại nhiều đến vậy ?Lười học ?????
Phấn đấu cả năm học , đạt tiêu chuản về rèn luyện & học lực , được đưa vào danh sách kết nạp đảng viên năm học thứ 2 , vậy mà chỉ 3 trình của môn Tâm lý đại cương vừa được báo đã phủ nhận thành quả của 38 trình trong suốt học kỳ . 4 điểm . Sau 6 năm nó lại quay trở lại , 1 sự trở lại vào thời điểm không thích hợp 1 chút nào , 14 năm đi học rồi cũng phải thi lại . Tại sao không phải thời điểm khác ?
Trước khi thi môn này đã được các tiền bối cảnh báo về độ rắn của GV & môn học rồi , vậy mà vẫn cứ chủ quan , 1 ngày để học tất cả , mình không đánh giá mình quá cao đến tầm đó , nhưng có lẽ " chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ " ?
Mất tết . :|
 

effi

Member
kiwi_vn said:
Xưa nay có 1 câu truyền nổi tiếng , không chỉ trong sinh viên VN mà cả sv nước ngoài :" chưa thi lại chưa là sinh viên ".Không hiểu xuất phát từ đâu ? Học ĐH thực sự là không đến nỗi khó để sv phải thi lại. Nhưng tại sao lại phải thi lại nhiều đến vậy ?Lười học ?????
Bạn học trường nào mà sướng thế? Có những giáo sư chủ trương đánh trượt đến 90% (và làm như thế thật bằng cách lấy từ trên xuống), SV nghe đến tên mấy bác đấy đã nghẹn cả họng lại đấy bạn ạ, tại học tóe khói mà thi vẫn rớt. Tớ tuy không ủng hộ những ng cực đoan đến mức đấy nhưng ủng hộ các thầy nên mạnh tay hơn nữa, chứ để SV phát biểu 1 câu như trên thì chẳng còn ý nghĩa của việc học DH ở đâu nữa.

Thôi, tớ hơi bức xúc 1 tẹo nên nói thế, chứ tớ mà chẳng may có lúc phải thi lại chắc cũng buồn như bạn. Bạn đừng buồn nhiều nhé, vui lên mà ăn Tết. Thất vọng đấy nhưng mà quan trọng hơn là người ta biết đứng dậy mà đi tiếp bạn ạ. Chúc bạn ăn Tết vui vẻ nhé!
 

kiwi_vn

Active Member
Chắc bạn nói đến trường ngoài VN . Mình biết có 1 số trường chấm điểm cực rẻ , một số trường ( như DHBKHN ) trượt ở mức 50% trở lên , đó là chuyện bình thường , chất lượng giáo dục của họ chưa cao lắm , mang tính hình thức , riêng với trường mình , một Học viện mà người ta không cần nhiều đến hình thức mà quan tâm đến chất lượng nhận thức để ra làm việc sau này -> ý thức sinh viên hầu hết là tốt, giáo viên chấm khắt khe đến nỗi điểm 8 bao giờ cũng phải do cả hội đồng chấm thi bàn bạc , mỗi năm trung bình chỉ có khoảng 4% sinh viên thi lại , riêng các khóa thuộc hệ chuẩn như bọn mình còn ít hơn nhiều , đến nỗi nếu thi lại thì có khi cả khóa biết tên , biết mặt .Nó là nỗi nhục .
để đi tiếp thì tất nhiên phải bỏ ra 5 ngày tết ít ỏi để học lại từ đầu Tâm lý đại cương thôi , vẫn còn Tôn giáo học & Tâm lý học tội phạm của Bộ môn này nữa .
 

effi

Member
Chẳng biết an ủi bạn này thế nào, hic. Thấy bạn ý mất tinh thần quá. Tớ chỉ biết bảo bạn lấy hết sức mà đứng dậy thôi. Những lúc khủng hoảng (có thể từ tớ dùng hơi mạnh, nhưng mà tớ cũng hiểu tâm trạng của bạn tại cứ mỗi lần đến lúc ôn thi thôi là tớ đã ko ăn ko ngủ dc vì sợ điểm ko tốt/trượt, chẳng hiểu đến lúc thi trượt thì thế nào nữa) thế này thì ăn nhau là ở chỗ bạn có đứng dậy mà đi tiếp dc ko.

Cố lên nhé! Hôm nào thi tớ cầu may cho.
 

BlackDragon

Active Member
Tôi thấy chú trọng vào bệnh thành tích, nó phù phiếm lắm. Thi lại không phải là cái gì ghê gớm cả, nếu ta cảm thấy môn học đó thật sự không cần thiết, dành thời gian vào nhiều việc khác có ích hơn.
 

effi

Member
Ơ hay bạn này ko đọc tâm sự của bạn Phúc trên kia à? Ở những trường công an, bộ đội chuyện thi lại với vào Đảng ảnh hưởng đến tương lai nhiều phết đấy, không (chỉ) là thành tích với hám danh gì đâu.

Quan điểm của ấy chỉ hợp với mấy trường dân sự thôi.
 

kiwi_vn

Active Member
Trường dân sự theo mình được biết thì thi lại lần 1 cũng ko ảnh hưởng đến kết quả học tập . Nhưng với trường mình dù chỉ thi lại 1 môn thôi thì được đến 9,0 vẫn chỉ là học sinh Trung bình khá , cùng với nó thua học sinh trung bình khá thục sự ở chỗ là mất quyền lợi tham gia học lớp cảm tình Đảng .
Định mấy ngày tết học nhưng phải trực mệt quá , về nghỉ tết 4 ngày liệu có học được hay phải đi thăm thầy cô , họ hàng mất hết thời gian ./
 

GiangNguyen

Member
Mình nghĩ k nên đề cao quá chuyện thành tích , học cho bản thân là chính , nhưng k thể nói rằng học ĐH là đơn giản , nhiều trường SV học bở hơi ra mà vẫn phải thi lại , có thể đó k phải ở VN nhưng mỗi nơi đều có những khó khăn riêng của nó .
Nói thẳng ra chuyện chạy điểm ở ĐH VN k phải là hiếm , nếu muốn có thành tích tốt mà k cần cố gắng nhiều thì cũng đơn giản .
 
Tại DH ở VN cả kì chỉ thi có 1 lần nên có khi may hơn khôn, hình như bài thi này chiếm đến 80% - 100% tổng điểm? ( nhưng chủ yếu là cái gì cũng có nguyên nhân của nó ). Nếu đi học buổi nào cũng có bài kiểm tra, bài cuối kì chỉ chiếm có 20 - 40 % điểm thì trượt thế nào được. Sinh viên VN có lẽ nhiều người không có thói quen học hàng ngày đúng không ạ? ( Theo tình trạng tất cả những người em quen biết ) Nếu cứ thử mỗi ngày lên thư viên đọc trăm trang sách để chuẩn bị bài cho hôm sau thì chắc cũng chẳng trượt đâu ( Chắc là vẫn có nhưng không nhiều lắm )

Phong cách giáo dục DH của nước ta nói chung vẫn mang nặng ảnh hưởng của Liên Xô nên nặng nề quá.
 

chouchou

Member
Thi lại, công nhận là buồn. Cho dù trường dân sự hay quân sự đều buồn cả. Nhưng dù gì thì mọi chuyện đã xảy ra, phải chấp nhận thôi. Nếu đau khổ mà thay đổi được tình thế thì chắc ai cũng tình nguyện đau khổ quá :D

Tôi cũng học trong trường mà tốt nghiệp chỉ có 4-5/200 học sinh đạt loại giỏi. 94/180 học sinh chỉ vì nghỉ 1 buổi học mà ko được thi, mà ko phải là được tham gia thi lại đâu nhá, mà phải học lại. 50% đi thi lại là chuyện thường. Nhưng nếu bây giờ được chọn lại tôi vẫn chọn ngôi trường mà tôi đã học.

Kỷ luật cũng có cái hay của nó.
 

chouchou

Member
Hì, nói chưa hết. Tôi cũng đã từng được dạy mấy bạn học sinh trường quân sự (học chính khoá hẳn hoi). Vấn đề kỷ luật ko phải là tốt lắm, tỷ lệ là 50-50, vì thế nên ko phải ai học trường quân sự cũng ngoan đúng ko. Nên chắc các thầy cô giáo trường bạn muốn "thiết quân luật" thì sao nhỉ?
 

effi

Member
Appassionata said:
Tại DH ở VN cả kì chỉ thi có 1 lần nên có khi may hơn khôn, hình như bài thi này chiếm đến 80% - 100% tổng điểm? ( nhưng chủ yếu là cái gì cũng có nguyên nhân của nó ). Nếu đi học buổi nào cũng có bài kiểm tra, bài cuối kì chỉ chiếm có 20 - 40 % điểm thì trượt thế nào được. Sinh viên VN có lẽ nhiều người không có thói quen học hàng ngày đúng không ạ? ( Theo tình trạng tất cả những người em quen biết ) Nếu cứ thử mỗi ngày lên thư viên đọc trăm trang sách để chuẩn bị bài cho hôm sau thì chắc cũng chẳng trượt đâu ( Chắc là vẫn có nhưng không nhiều lắm )
Mình nghĩ chuyện một bài thi quyết định kết quả của một kỳ học cũng OK, câu hỏi là đề thi như thế nào. Nhiều bạn VN sang đây cứ nghĩ như ở nhà chơi cả kỳ rồi tới lúc thi học cấp tốc vài ngày là xong, đến lúc thi mới thấy đề thi cực kỳ bao quát + dài, đòi hỏi người học phải có cả kiến thức chắc lẫn kỹ năng tốt. Nếu không học hàng ngày thì rất khó mà qua được chứ ko nói được điểm tốt.

Ngoài ra trường DH là chỗ dành cho người lớn, tức là nó đòi hỏi ý thức tự giác cao. Mình rất phản đối chuyện điểm danh ở DH, vì giáo sư giảng hay, bài giảng chuẩn bị công phu thì tự khắc người ta sẽ đi nghe. Khả năng tự học của ai cao thì người đó hoàn toàn có thể học ở nhà. Quan trọng ở chỗ học xong có đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra ko. Nếu trường muốn có chất lượng đào tạo tốt thì phải đào thải mạnh, cạnh tranh lành mạnh sẽ làm nên chất lượng. Bên mình chỉ cho thi tối đa 3 lần/môn (trong vòng 1 năm, ko cho kéo dài), nếu ko qua được dù chỉ 1 môn sẽ bị tước quyền học ngành đó trên cả nước, sau 4 HK đầu tiên thường trường chỉ giữ lại 40% SV là tối đa. Sức ép lớn nên SV không học hoặc lười là chết.

Học ở VN có cái sướng là ko phải chạy long sòng sọc lên đi tìm cty thực tập (bù lại hình như toàn thực tập ko lương) , điểm TN lại cao chót vót, toàn 9, 10 :D

@Huyền : ấy được dạy DH rồi à? Sướng nhỉ. Cô giáo giọng nghe như chim hót thế chắc SV mê tít. Tớ vẫn nhớ hồi cấp I ấy toàn đọc mẫu cho cả lớp.
 
Vậy thì giáo dục của Đức chặt hơn ở Mĩ chị ạ. Nhưng cũng có 1 số điểm tương đồng như nghỉ 1 tuần ( tức là khoảng 3 buổi 1 môn ) là bị loại. Chuyện bài thi cuối kì cũng ảnh hưởng khá nhiều, có điều nếu qua được các bài thi hàng ngày thì chắc cũng trang bị kha khá kiến thức để đi thi rồi.

Nói chung đó là phong cách giáo dục nơi em đang học. Các trường ở Mĩ đều có cách giảng dạy riêng nhưng nhìn chung vẫn dựa trên 1 số nét cơ bản.
 

kiwi_vn

Active Member
Mình ủng hộ kiểm tra nhiều bài cho 1 môn thi , nếu chỉ làm 1 bài thi thì hầu như ko thể đánh giá thực lực của 1 học sinh . Hãy nghĩ xem , 1 học sinh học rất khá môn Luật Hình Sự , nhưng khi thi do nhầm lẫn ghi nhầm tên tội " thiếu trách nhiệm " thành " thiếu tinh thần trách nhiệm" trong phần bài tập nên bị đánh trượt thẳng tay . Mà luật Hình lấy điểm 17 trình cho Khối cảnh sát điều tra -> die hoàn toàn .
Hầu hết các trường đều áp dụng phương pháp thi lại 2 lần , nếu ko đạt thì nợ môn đến năm cuối trả nợ .
Tại sao ko thể để học sinh kiểm tra nhiều bài hơn tính vào điểm tổng kết ?
 

effi

Member
kiwi_vn said:
Mình ủng hộ kiểm tra nhiều bài cho 1 môn thi , nếu chỉ làm 1 bài thi thì hầu như ko thể đánh giá thực lực của 1 học sinh .
Tớ nói ở trên rồi, đánh giá được hay không là phụ thuộc vào đề thi. Khó mà nói chung chung như bạn P được. Vả lại những môn thực nghiệm như Lý với Hóa thì kiểm tra chặt đầu vào ở từng thí nghiệm và thi cuối kỳ là đủ, không cần ktra giữa kỳ nữa.

kiwi_vn said:
Hãy nghĩ xem , 1 học sinh học rất khá môn Luật Hình Sự , nhưng khi thi do nhầm lẫn ghi nhầm tên tội " thiếu trách nhiệm " thành " thiếu tinh thần trách nhiệm" trong phần bài tập nên bị đánh trượt thẳng tay . Mà luật Hình lấy điểm 17 trình cho Khối cảnh sát điều tra -> die hoàn toàn .
Chuyện làm chặt đến mức nào tùy thuộc vào việc trường có muốn loại bớt SV ra không và vào tầm quan trọng của bộ môn. Lấy vd môn Dược, chỉ cần sai một chữ cái là ra chất khác ngay, thế là thành một loại thuốc khác, có thể gây chết người. Nếu trường làm nghiêm thì SV sẽ có bài học "xương máu" để không bao h viết nhầm nữa. Đối với những môn như thế thì tớ thấy phải thẳng tay thôi. (môn Luật hình tớ ko biết gì nhé nên ko phán bừa, mà tớ học Luật dân sự ở đây ko dã man như thế.)

kiwi_vn said:
Hầu hết các trường đều áp dụng phương pháp thi lại 2 lần , nếu ko đạt thì nợ môn đến năm cuối trả nợ .
Hồi học BK tớ thấy có bác thi xác suất đến 8 lần vẫn chả đỗ. Vả lại ai dốt một môn mà không khá lên được ngay sau 2-3 lần thi lại (khoảng cách giữa mỗi lần cung ít là 2 tuần) thì có đợi đến 4 năm sau cũng chẳng khá hơn được, họa chăng là đến lúc đấy sẽ có cửa khác để qua thôi.

kiwi_vn said:
Tại sao ko thể để học sinh kiểm tra nhiều bài hơn tính vào điểm tổng kết ?
- Đối với những trường đông SV như BK thì khó mà đủ người chấm bài.
- Trường ĐH khác với PT ở chỗ ý thức tự học. Kiểm tra nhiều là một hình thức ép ng ta học. Còn nếu người ta không ktra thường xuyên mà bạn vẫn đáp ứng tốt yêu cầu bộ môn tức là bạn chứng tỏ được ý thức tự giác của mình.
- Nếu giáo sư cứ suốt ngày phải đi chấm ktra thì hết thời gian nghiên cứu mất. Và nếu họ không nghiên cứu được thì họ sẽ dốt đi theo năm tháng => SV dốt theo. Đấy là chưa kể đến giáo sư mà không nghiên cứu ra cái mới là mất việc. (ở nước ngoài là như thế).
- Còn nhiều cách đánh giá + cho điểm khác ngoài kiểm tra như: viết tiểu luận, đồ án, dự án thử....
 

kiwi_vn

Active Member
He he . May là mấy môn thuộcn khối A mình đều được 7 điểm . Luật Hình thì công nhận sai là giết dân rồi .Nhưng dù sao mình vẫn cho rằng nên thi hơn 1 lần để đánh giá kết quả của sinh viên ,để tạo điều kiện cho sinh viên sử sai những lỗi lầm mà mình phạm phải .
 

Vũ "nhị"

Member
Cũng thường thôi xxxzzz ạ. Ban đầu mình không quen nhưng vào đấy mới dần dần quen. Căn bản là nếu trường đánh giá kiểu gì đi nữa mà mình đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thì đảm bảo không bao giờ phải đá lượt về. Theo mình nghĩ thì đá lượt về hay không là do bản thân mình chứ đâu phải do kiểm tra nhiều hay ít (Tất nhiên là ở các trường "nghiêm" thật sự).
 

effi

Member
Vũ nói thế này thì em xxxzzz vẫn chưa hết chán vì ĐH nước mình đâu. Không biết em có thi BK không? Chị khẳng định là BK không chán và không kém đâu. BK dạy nghiêm chỉnh và tốt đấy em ạ. Các thầy BK nhiều người đi học nước ngoài về lắm, mà có những thầy gạo cội là tiến sĩ danh dự ở Mỹ Đức đấy (GS Nguyễn Anh Tuấn khoa Cơ khí, GS Đỗ Sanh cũng khoa Cơ khí..). Mà BK có nhiều chương trình hợp tác đào tạo lắm, GS chị bên này thỉnh thoảng lại sang VN giảng bài đấy. Thế là OK quá rồi còn gì.
 
Thi vấn đáp: 10.000 đồng đổi 1 điểm!
13:34' 17/01/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Thấy L vẫn nhìn quanh, có vẻ ngần ngại, thầy tóm luôn chiếc phong bì rồi dốc ngược xuống bàn. Có 5 tờ 10.000 đồng, "thế thì vẫn 3 điểm nhé. Anh chị nào muốn lên 5, cứ đưa ra đây 100.000 đồng."
Soạn: AM 678671 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phong bì 50.000 đồng = 5 điểm; 60000 đồng = 6 điểm. Còn 100.000 thì đồng loạt điểm 8 (Ảnh minh họa)

Dù đã được dặn trước, rằng "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", rằng "thi môn này khóa nào cũng phải làm thế mới qua" nhưng khi nhét tờ polyme mới coóng vào phong bì, tôi vẫn ngần ngại không biết có bị trả lại tiền và bị mắng cho một trận hay không. L, bạn thân của tôi, vốn học khá vững và chuẩn bị bài tập rất công phu, thì khăng khăng cam kết "không đời nào làm cái chuyện phi lý đó".

Để hoàn thành bài tập lớn này, lớp chúng tôi đã phải bỏ ra suốt một tháng trời đi thực địa, mỗi tổ đo đạc một tuyến đường, ghi chép số liệu đưa về phân tích. Số học trình của môn này khá cao, và các anh chị đi trước, không hiểu sao khi nhắc đến môn học này đều lắc đầu, lè lưỡi. Hỏi, thì chỉ bảo: "Cứ đi đi, về thì biết".

Buổi thi đầu tiên diễn ra khá căng thẳng. Tôi đã chuẩn bị bài tập khá công phu, nhớ chi tiết các số liệu. Nhưng không hiểu sao, nghe câu hỏi của thầy giáo, tôi lại quên sạch, không tài nào nhớ ra được thầy đang hỏi ở phần nào. Lũ bạn tôi cũng thế, hầu như đứa nào cũng ngơ ngác, lúng túng. Và kết quả, chỉ có 10/55 SV qua, còn đâu, phải thi lại lần 2. Mà nếu lần 2 vẫn không qua, đương nhiên chúng tôi phải đợi đến kỳ thi của khóa sau. Phải đi thực tế, phải làm bài tập thêm một lần nữa ở tuyến đường khác.

Kỳ thi lại diễn ra một tuần ngay sau đó. Trông thi lần này, vẫn là 3 thầy giáo đã vấn đáp chúng tôi ở vòng 1. Nhưng chỉ có 2 thầy ngồi trước bàn lớn để hỏi. Thầy thứ 3 rít thuốc liên tục và thường xuyên bỏ ra ngòai, có lẽ là giám thị hành lang. Giờ vào thi đã bắt đầu, nhưng 2 thầy giáo trong phòng hình như vẫn chần chừ, loay hoay điểm danh đến mấy lần.

Nhớ lại lời các anh khóa trên đã dặn, đúng lúc thầy giám thị hành lang đứng dậy đi ra ngoài lần thứ 3, tôi chạy theo ngay, đi sát lại phía thầy, run lẩy bẩy nhét chiếc phong bì vào túi áo khoác, rồi khẽ khàng: "Thầy ơi, thầy giúp em với. Tên em là H". Lập tức, thầy móc luôn danh sách lớp từ túi quần, rồi đánh dấu bút bi đỏ chói vào tên của tôi. Lớp có hai H, tôi phải lấy bút chỉ đúng tên mình để chiếc phong bì không bị... oan uổng.

Thế là, tôi được gọi lên thi đầu tiên. Tôi cũng chẳng nhớ thầy đã hỏi gì. Vì vẫn là câu hỏi cũ, và tôi vẫn không trả lời được. Nhưng hai thầy gật đầu hài lòng. Tôi liếc thấy mình được... 8 điểm. Qua rồi.

Thấy tôi trót lọt, lũ bạn bắt đầu lũ lượt, từng đứa một, thi nhau chạy theo nhét phong bì vào túi áo thầy giáo, ghi tên, rồi lên trả lời vấn đáp. Phong bì phải mở, không được dán kín. Phong bì 50.000 đồng = 5 điểm; 60000 đồng = 6 điểm. Còn 100.000 thì đồng lọat điểm 8.

Buổi thi diễn ra nhanh và suôn sẻ hơn dự tính. Ấy thế mà vẫn có 3 SV bị rớt, tất nhiên trong đó có L, bạn tôi, những SV không chịu mang theo phong bì và không chịu chạy theo thầy giáo. Lúc nghe điểm, L và 2 cậu bị rớt tái xám mặt mũi, chạy khắp phòng hỏi mượn tiền và phong bì.

Thấy tình hình có vẻ căng thẳng và ba thầy đang chuẩn bị rời phòng thi, chúng tôi bèn xúm cả lại quanh chiếc bàn, năn nỉ thầy để 3 bạn "thi thêm lần nữa". L thi trước, cậu ta vừa chạy lên, vị giám thị hành lang đã dằn giọng: "Mở ra, nhanh lên". Thấy L vẫn nhìn quanh, có vẻ ngần ngại, thầy tóm luôn chiếc phong bì rồi dốc ngược xuống bàn. Có 5 tờ 10.000 đồng, "thế thì vẫn 3 điểm nhé. Anh chị nào muốn lên 5, cứ đưa ra đây 100 000 đồng".

Và thế là, cả lớp chúng tôi đã qua trót lọt, phần lớn điểm 7, 8.

Kết thúc buổi thi, chúng tôi nhẩm tính, không biết 10 anh bạn đã thi trót lọt vòng 1 đưa cho thầy bao nhiêu. Và còn rất nhiều lớp khác cũng phải thi vấn đáp môn này như chúng tôi nữa chứ. Khi chúng tôi rời nhà xe, vẫn thấy cửa phòng học đóng chặt...

*

Xuân Hải

Lời tòa soạn: Trước khi đăng tải câu chuyện, chúng tôi đã cân nhắc khá kỹ và trao đổi với các sinh viên đã trải qua kỳ thi này. Hy vọng, đây chỉ là câu chuyện cá biệt trong đời sống học tập và chỉ xảy ra với các trường hợp học sinh thi lại.

Bình luận:

Thế thì thi đỗ và thi lại khác nhau ở đâu?
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top