PMU18 vụ án lớn nhất năm.

Tướng Oánh vẫn giấu nhiều thông tin về Dũng “Huế”
Soạn: AM 751615 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tướng Cao Ngọc Oánh

Việc ông rút lui là để bảo đảm sự thành công của Đại hội mà thôi, còn trả lời báo chí, ông Oánh khẳng định ông có nhiều lần gọi điện, nhắn tin cho Tôn Anh Dũng (Dũng “Huế”) trong thời gian bị can này lưu lại Thái Lan đơn thuần chỉ nhằm mục đích hỏi thăm tình hình bệnh tật của cháu bé, con Dũng. Tuy nhiên, cho đến 14-4, đã có thể khẳng định ông Oánh gọi tới 89 cuộc điện thoại cho Dũng “Huế” ở Bangkok.

Nội dung này cũng đã được nhắc lại ngày 14-4 tại cuộc họp Tổng cục CSND. Một nguồn tin cho biết, tại cuộc họp này, cả hai vị đồng cấp của tướng Oánh là Phó Tổng cục trưởng phụ trách phía Nam Trung tướng Nguyễn Việt Thành và thiếu tướng Lê Thành đều khuyên nhủ vị đồng liêu nên thành khẩn hơn.

Đáng lưu tâm, chiều 14-4, khám xét nhà nghỉ Kim Chi, nơi Dũng “Huế” ngụ khi ra Hà Hội, cơ quan công an đã thu giữ được một số tài liệu. Mặc dù chưa khẳng định số tài liệu này có phải là bằng chứng trực tiếp chống lại ông Oánh hay không nhưng chí ít, có cơ sở để nói rằng tướng Oánh vẫn giấu diếm nhiều chi tiết, chứng tỏ ông chưa thực sự trung thực trong giải trình. Một số nhân chứng khác quanh đó cũng đã cung cấp cho các điều tra viên nhiều chi tiết về sự thiếu trung thực này.

Sau hội nghị TƯ 15, sẽ có hình thức kỷ luật đối với Bộ trưởng Đào Đình Bình

Do 420B là một chuyên án lớn và nhiều phức tạp, đến nay có nhiều dấu hiệu chứng tỏ có sự dính líu hoặc liên quan của nhiều quan chức ở các cơ quan tư pháp, hành pháp như Vụ Thực hành Quyền công tố và Kiểm sát án điều tra (VKSND Tối cao), Văn phòng Chính phủ và ngay trong Ban chuyên án mà thiếu tướng Cao Ngọc Oánh từng là Trưởng ban. Chính vì vậy, Bộ Công an đã có văn bản đề nghị các cơ quan TƯ thành lập Ban chỉ đạo liên ngành TƯ để chỉ đạo Ban chuyên án 420B. Được biết, đề nghị này đã được chấp thuận.

Ngày 14-4, Bộ Chính trị đã có văn bản cho phép thiếu tướng Cao Ngọc Oánh rút khỏi danh sách đại biểu Bộ Công an tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Cũng liên quan đến vụ tiêu cực tham nhũng ở PMU 18 và Bộ GTVT, liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu, sau Hội nghị TƯ 15, Bộ Chính trị sẽ có hình thức kỷ luật cụ thể đối với Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình.

Trong một diễn biến khác, Chính phủ gửi văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trách nhiệm của Bộ trưởng Đào Đình Bình khi để xảy ra tiêu cực khiến một thứ trưởng và một tổng giám đốc dưới quyền bị bắt giam. Theo đó, báo cáo này đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc báo cáo trường hợp này ra trước Quốc hội tại kỳ họp khai mạc ngày 15/5 tới để Quốc hội xem xét trường hợp ông Bình theo đúng quy định của luật định.

*
Nguyễn Hoàng Ngọc
 
Nguyễn Việt Tiến thừa nhận hành vi phạm tội

Nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết kết thúc đợt hỏi cung đầu tiên, bị can Nguyễn Việt Tiến, nguyên thứ trưởng thường trực Bộ GTVT, đã cơ bản thừa nhận các hành vi phạm tội.

Bị can Nguyễn Việt Tiến

Theo đó, bị can Tiến đã thiếu trách nhiệm khi để PMU18 cho mượn bảy chiếc xe tạm nhập tái xuất không nộp thuế, gây thiệt hại 4,827 tỉ đồng.

Riêng trường hợp ba chiếc xe của dự án cầu Bãi Cháy do Cienco 1 mua, ông Tiến khai nhận có biết chuyện nhưng đã lờ đi. Hành vi thiếu trách nhiệm này dẫn đến thất thoát 3,726 tỉ đồng của Nhà nước.

Về con đường dài 7,5 km đi qua xã Văn An (huyện Chí Linh, Hải Dương) ông Tiến cũng thừa nhận đã gợi ý cho địa phương để làm con đường này. Ngoài ra, ông Tiến còn ký văn bản số 6202 ngày 15-1-2004 cho xã Văn An 257 triệu đồng xây dựng chợ Trại Sen.

Tuy nhiên, ông Tiến không khai nhận trang trại 7ha đang đứng tên con rể là của ông. Tương tự, trong khi PMU18 chuyển về địa điểm 18 Phạm Hùng, ông Tiến đã chi sai nguyên tắc cho UBND và Công an phường Mai Dịch 255 triệu đồng.

Liên quan đến dự án xây dựng cầu Phả Lại, bị can Nguyễn Việt Tiến thừa nhận việc có ý kiến tại văn bản số 338 ngày 9-1-2001 ép nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành trước thời hạn và duyệt chi tăng hơn 6 tỉ cho việc thay đổi biện pháp thi công.

Riêng những câu hỏi về các dự án khác và trách nhiệm trong việc quản lý một số dự án như QL10, QL18 thì ông Tiến không thừa nhận.

Theo Tuổi Trẻ
 

winter09

Moderator
Dù ko nhận tội nhưng những bằng chứng cũng có thể chứng minh được Nguyễn Việt Tiến tham ô mà thôi.
Số tiền tham ô đấy , Việt Nam có thể trả nợ nước ngòai trong 1 năm. bây giờ mới biết tại sao nhiều người giàu như thế mà nước ta vẫn nghèo. Bao giờ thì những vụ như thế này mới hết nhỉ?
 

kiwi_vn

Active Member
Lâu lâu đang bận ôn thi không để ý . Nhưng lôi cả Tổng Bí Thư thì hơi lộng ngôn đấy . PMU 18 quản lý 2 tỷ USD tiền vốn , tất cả số đó mới đủ trả nợ 1 năm của VN thôi mà . Từ giờ tới 2010 Việt Nam phải trả nợ 11 tỷ USD ...Con số không nhỏ .
 
Đường chạy án của Bùi Tiến Dũng
14:46' 18/04/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) – Bùi Tiến Dũng (Dũng “tổng”) dự báo được ngày “đen tối”, biết mình không thoát lưới luật pháp, Dũng “tổng” sắp đặt đường dây chạy án ngay trước khi vào trại giam…

Ngày 13/12/2005, lực lượng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, bắt quả tang khoảng hơn 20 cán bộ, chiến sĩ công an đang đánh bạc tại công viên Bách Thảo. Số công an này đang theo học lớp tại chức bồi dưỡng nghiệp vụ, trong đó có Bùi Quang Hưng (SN 1978, cán bộ Phòng CSGT đường bộ Hà Nội).

Ngay sau khi hay tin Bùi Quang Hưng bị bắt trong vụ đánh bạc “cò con”, Bùi Tiến Dũng đã cảm nhận được điều bất lành. Bắt đầu từ đây, Dũng “Tổng” luôn nghe ngóng thông tin diễn biến vụ việc công an đánh bạc tại công viên Bách Thảo.

Khi được VKSND tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, khám xét nơi ở của Bùi Quang Hưng, cơ quan phát hiện ra nhiều đối tượng tham gia vào đường dây cờ bạc lớn của Bùi Quang Hưng.

Từ lúc này, Dũng “tổng” bắt đầu chăm chút lại các mối quan hệ, sắp xếp tất cả các tình huống dự trù sẽ diễn ra. Trong đó, không loại trừ khả năng cơ quan điều tra phát hịên ra Dũng “tổng” tham gia đường dây cờ bạc của Bùi Quang Hưng.

Đặc biệt, lúc thông tin về việc cơ quan điều tra đã giải mã được các thông tin được số hóa trong CPU của Bùi Quang Hưng và 1 số tài liệu thu thập được có liên quan đến một số quan chức. Lúc này, Bùi Tiến Dũng đã nhận thấy được “ngày đen tối” của mình.

Vì vậy, Dũng “tổng” sắp đặt các mối quan hệ, tung tiền ra đưa cho đàn em và người quen đi “lót” tội trước cho mình. Thậm chí, Dũng “tổng” đã sắp xếp việc chạy án khá bài bản trước khi Dũng “tổng” đã bị bắt vào chiều 20/1.

Kết quả của sự chu đáo và lo xa đó là mặc dù Dũng “tổng” đã nằm trong trại tạm giam của Bộ Công an, nhưng các nhánh chạy án cho Dũng “tổng” vẫn hoạt động khá tích cực. Điều đó đã khiến cho Dũng “tổng” mơ đến một ngày tại ngoại và bản thân mình sẽ vô can.

Dũng “tổng” đã giao tiền cho Tôn Anh Dũng (Dũng “Huế”) và Phạm Tiến Dũng (Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch PMU18), nhắm trực tiếp vào cơ quan điều tra để chạy án.

Một mũi khác được Dũng “tổng” thông qua mối quan hệ với một cán bộ cấp Trung ương hướng vào Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nơi kiểm sát điều tra vụ án.

Ngoài ra, một hướng do Nguyễn Mậu Thôn trực tiếp đảm trách, cầm số tiền nhắm đến một cơ quan hành pháp cấp Bộ để chạy án. Đồng thời, mũi thứ 4 nhắm đến các cơ quan ngôn luận.

Nhưng khi các hướng chạy án bị cơ quan điều tra phát hiện, một số đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam, lúc này bị can Dũng “tổng” mới thật sự lo lắng. Cho đến khi Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị khởi tố, bắt tạm giam, Dũng “tổng” mới thay đổi sự tin cậy của mình vào tiền chạy án và bắt đầu khai cung. Kết hợp nhiều nguồn điều tra của công an, đường dây gây án, chạy án của Bùi Tiến Dũng phải lộ diện.

*
Phan Công – Hà Trường
 
Nguyễn Việt Tiến 2 lần được đề nghị tặng huy chương <- vừa cười vừa khóc

Ông Nguyễn Việt Tiến 2 lần được đề nghị tặng huy chương

Cục An ninh kinh tế Bộ Công an (A17) từng đề nghị tặng huy chương và bằng khen Bảo vệ An ninh Tổ quốc cho ông Nguyễn Việt Tiến và Bùi Tiến Dũng.

Đề nghị này do Cục trưởng Cục A17 ký ngày 30/11/2000.

4 năm sau, ngày 9/2/2004, ông Nguyễn Việt Tiến lại tiếp tục được Cục trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Cục A17 đề nghị Tổng cục An ninh tặng huy chương Bảo vệ An ninh Tổ quốc lần thứ 2.

Theo một nguồn tin, về nguyên tắc, mỗi cá nhân chỉ được tặng một huy chương, không thể đến 2 lần, dù người đó là ai.

Trong khi đó, khi làm tổng Giám đốc PMU 18, ông Nguyễn Việt Tiến và Bùi Tiến Dũng (còn là Chánh Văn phòng PMU 18) từng gây ra một số vụ việc mất an ninh trật tự giữa thủ đô.

Cụ thể, ông Tiến và Dũng từng tham gia vụ ẩu đả với chủ quán cơm Thu Hằng ở đường Bưởi, khiến chủ quán bị gãy răng. Hai người cũng có mặt tại vụ ẩu đả tại số 2 Nguyễn Du, bị cơ quan công an tạm giữ.

Theo quy định của Bộ Công an, chỉ những người có thành tích xuất sắc trong việc giữ gìn, bảo vệ an ninh tổ quốc mới được tặng huy chương, Bằng khen của Bộ.
 
Dấu hiệu tham nhũng ở hàng loạt PMU
08:58' 19/04/2006 (GMT+7)

Vừa qua, cơ quan chức năng đã bước đầu làm rõ nhiều sai phạm tại một số dự án lớn do các Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải (PMU) như PMU 1, PMU Thăng Long, PMU Giao thông 9...

Dù không thể so sánh với mức độ nghiêm trọng tại PMU 18, các vụ việc trên cũng gây thất thoát không nhỏ và càng cho thấy rõ những người lãnh đạo ngành giao thông vận tải đã buông lỏng quản lý đến mức nào.

Thực tế, hầu hết các dự án xây dựng, cải tạo công trình giao thông của ngành giao thông vận tải đều được thanh tra, kiểm tra sau khi kết thúc, thậm chí ngay trong quá trình triển khai. Các cuộc thanh tra, kiểm tra đều phát hiện có sai phạm và đáng chú ý là các dạng sai phạm đều có dấu hiệu tham nhũng.

Lấy ví dụ như dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 16, tiểu dự án 1 (km 70-km 134) do PMU đường bộ II làm đại diện chủ đầu tư. Tại dự án này, khối lượng công việc tính sai so với thiết kế kỹ thuật của Ban quản lý dự án làm cho giá thầu tăng gần 555 triệu đồng. Các gói thầu đã được công nhận trúng thầu đều có giá cao hơn giá dự toán được duyệt trên 1,35 tỉ đồng. Và biểu hiện tham nhũng trắng trợn nhất là việc PMU nghiệm thu thanh toán cao hơn khối lượng được duyệt ở một gói thầu (gói số 4) trên 1,1 tỉ đồng... Nếu như các sai sót này không kịp thời được phát hiện, dĩ nhiên đã có hàng tỉ đồng của ngân sách bị thất thoát.

Tương tự như ở dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6, tiểu dự án 4 (km 264-km321) do PMU 1 làm đại diện chủ đầu tư cũng đã xảy ra những sai phạm khiến chất lượng công trình không đạt yêu cầu thiết kế. Bộ trưởng Giao thông vận tải đã phải ký một công văn yêu cầu giảm trừ giá trị trúng thầu của gói thầu 19 do đã kê "vống" lên so với dự toán đã được tính đúng là 554,5 triệu đồng của liên danh Cienco 8 và Vinaconex và thu hồi giá trị do thanh toán khối lượng cao hơn khối lượng đã thực hiện là 748,37 triệu đồng. Đã có 4 đơn vị "suýt" được thụ hưởng số tiền chênh lệch này, trong đó có Công ty xây dựng số 6 Thăng Long, Công ty xây dựng 99 Trường Sơn, Cienco 8 và Tổng công ty Vinaconex. Một khoản trị giá gần 280 triệu đồng khác đã buộc phải thu hồi từ Trung tâm công nghệ và xử lý bom mìn thuộc Bộ Tư lệnh công binh do PMU 1 đã phóng tay "thanh toán vượt khối lượng" cho đơn vị này.

Tại dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 30 do PMU Giao thông 9 làm chủ đầu tư, PMU này cũng buộc phải giảm trừ thanh toán ở gói thầu số 3 của Công ty xây dựng Lũng Lô số tiền 819 triệu đồng. Nhưng nghiêm trọng hơn, qua khảo sát, kiểm tra lại chất lượng công trình, cơ quan chức năng đã phát hiện chất lượng công trình chưa đảm bảo, mặt đường nhiều đoạn bị rạn nứt khiến thời gian bảo hành phải kéo dài thêm 12 tháng, làm tăng chi phí công trình.

Không chỉ vậy, dường như ở các PMU của Bộ Giao thông vận tải, việc tiêu tiền của dự án (là vốn vay ODA hoặc vốn cấp phát trực tiếp từ ngân sách Nhà nước) rất tùy tiện. Ở PMU 5, chỉ kiểm tra sơ bộ, thanh tra của Bộ Giao thông vận tải cũng đã phải buộc lòng thu lại của Ban này trên 526 triệu đồng với các lý do chi phí không hợp lệ là: hỗ trợ tư vấn giám sát và khảo sát thiết kế... PMU Thăng Long cũng đã phải trả lại cho ngân sách 591 triệu đồng ở một số khoản chi không rõ ràng khi thực hiện dự án cầu Tạ Khoa (dự án thành phần của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6).

Tất cả các sai phạm trên, mặc dù có trách nhiệm từ các các đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế... nhưng trên hết, vẫn là trách nhiệm của những người được Bộ Giao thông vận tải giao phó trách nhiệm quản lý PMU. Tuy nhiên sẽ cụ thể hơn nữa, nếu như cơ quan chức năng làm rõ được việc: tại sao các PMU lại dễ dàng phóng tay chi, duyệt các khoản sai chế độ, không rõ ràng, chấp nhận cả các khoản kê khống, báo cáo sai của các đơn vị thi công ? Trên đây là những sai phạm “nhìn là thấy ngay”. Những thất thoát trong thực tế chắc chắn lớn hơn nhiều so với những gì đã phát hiện. Bởi vậy trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục vào cuộc, thanh tra một loạt các dự án do các PMU của Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Mạnh Quân(Thanh Niên)
 

kiwi_vn

Active Member
Thứ Năm, 20/04/2006, 14:30

PMU - Sự sơ hở chết người!

Vụ án PMU 18 cho dù được xử lý nghiêm đến đâu cũng chỉ là chuyện "ngắt ngọn", bởi tham nhũng kiểu này chắc chắn không phải là cá biệt. Do vậy, cần phải mổ xẻ tận gốc...


Bùi Tiến Dũng lúc bị bắt
Tham nhũng "chui" từ đâu ra ?

Khi đi tìm nguyên nhân của tình trạng tham nhũng chui từ đâu ra và phát triển từ nguy cơ (mới nhen nhóm, đe dọa) lên tai họa (có sức phá hoại, trong đó quan trọng hơn là phá hoại lòng tin), lên hiểm họa (sự mất còn), các chuyên gia đã đưa ra nhiều nguyên nhân.

Có nguyên nhân từ sự tham lam, lại có quyền lực và lợi dụng quyền lực. Có nguyên nhân từ sự sơ hở của cơ chế quản lý. Có nguyên nhân từ sự yếu kém, thậm chí là sự tê liệt của tổ chức. Có nguyên nhân từ sự buông lỏng, thậm chí là che chắn của các cơ quan quản lý. Có nguyên nhân từ sự thờ ơ, thậm chí bạc nhược, ươn hèn, từ sự ăn theo, thậm chí đồng lõa của một bộ phận cán bộ, công chức trong đơn vị...

Vụ tham nhũng động trời tại PMU 18 đã chứa đựng và cộng hưởng của hầu hết các nguyên nhân trên.

Do khuôn khổ một bài báo, chúng tôi xin lạm bàn về sự sơ hở của cơ chế quản lý, với mong muốn các nhà hoạch định chính sách vĩ mô nghiên cứu để không còn xảy ra tình trạng tương tự ở các dự án khác, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA).

Đây là một nguồn vốn Nhà nước do người dân làm chủ; nguồn vốn có vay có trả, nếu để thất thoát thì sẽ bị "lỗ đúp" (lỗ do phải hoàn đủ vốn, do phải trả lãi suất, do sự tăng lên của tỷ giá nội tệ/ngoại tệ). Việc trả nợ không phải đợi đến thế hệ con cháu mà ngay từ bây giờ đã phải trả những khoản nợ đầu tiên sau 10 năm ân hạn tính từ năm 1993; quan trọng hơn là lòng tin của quốc tế đối với đất nước hiện đang rất cần nhiều vốn để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội nhằm sớm thoát khỏi nước kém phát triển, chống tụt hậu xa hơn...

Sơ hở của cơ chế quản lý

Thứ nhất, PMU 18 không là đối tượng điều chỉnh của bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào, từ Luật Doanh nghiệp nhà nước, các Luật điều chỉnh về các đơn vị sự nghiệp, các Luật điều chỉnh đối với cơ quan nhà nước.

Một đơn vị mà không bị điều chỉnh bởi luật nào, tức là nằm ngoài các luật, nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước, thì làm gì chẳng tự tung tự tác, hoặc làm gì mà lãnh đạo Bộ muốn can thiệp kiểu gì mà chẳng được, làm gì mà các Bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chẳng không với tới được.

Giữa một đất nước thực hiện quản lý nhà nước pháp quyền mà có một "ốc đảo" siêu ban, siêu lãnh thổ đến như vậy? Nếu chỉ là một đơn vị tư vấn thì chẳng bao giờ trực tiếp quyết định một cái gì cả. Đây là một sự sơ hở chết người!

Thứ hai, một đơn vị không biết thuộc loại hình nào, mà lại được giao quản lý một lượng vốn khổng lồ như vậy thì chẳng khác gì là giao nhầm chủ. "Vô chủ" đã là nguy hiểm chết người, thì "nhầm chủ" còn nguy hiểm chết người đến hai lần.

Lần thứ nhất làm Bùi Tiến Dũng tưởng mình là ông chủ, mà đã là ông chủ thì muốn bao nhiêu xe cũng được, muốn mua xe loại gì cũng được, khi mua về rồi thì muốn cho ai mượn cũng được, miễn là phục vụ cho mục đích của mình, muốn dưới danh nghĩa cho, tặng vốn để "mua" hay làm đường vào trang trại cũng được..., muốn ép nhà thầu chính phải chia sẻ cho nhà thầu phụ là công ty "sân sau" của Bùi Tiến Dũng cũng được, đến nỗi "chính" còn sợ cả "phụ", phụ còn "át ngược" cả chính.

Lần thứ hai, bộ máy của đơn vị tự coi mình là người đứng ngoài cuộc giám sát, làm việc theo lệnh của ông chủ, miễn là được trả công cao hơn ở các đơn vị khác. Điều nguy hiểm là ở đây Tổng giám đốc, các Trưởng phòng là kiêm luôn Bí thư Đảng ủy, Bí thư chi bộ thì thôi rồi, đảng viên cũng chẳng dám đấu tranh nói chi quần chúng và chi bộ trong sạch vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh hay cơ cấu lên cao nữa cũng là do ý của ông chủ cả.

Dân chủ bị hợp thức hóa, bị đội danh còn nguy hiểm hơn cả không có dân chủ, bởi nó đánh lừa được cả các cấp, các ngành. Bị tê liệt cũng chính là do nguyên nhân này.

Thứ ba, việc quản lý ở PMU 18 gần như bị buông lỏng, bị bỏ ngỏ. Một lượng vốn lớn đến như vậy nhưng lãnh đạo Bộ không biết là thất thoát, sai phạm bao nhiêu, và khi có ý kiến nghi ngờ về tỷ lệ chia chác cho lãnh đạo Bộ thì lại coi đó là bịa đặt.

Một số lượng ô tô xịn đến như vậy, nhiều đến như vậy mà các cơ quan tài chính nhà nước, những cơ quan có trách nhiệm theo dõi, quản lý, từ kế toán trưởng của PMU 18 đến Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính Bộ Giao thông vận tải đến các đơn vị quản lý tương ứng của Bộ Tài chính... cũng không biết.

Thứ tư, việc kiểm tra giám sát - một công cụ hữu hiệu của quản lý gần như bị tê liệt. Lãnh đạo Bộ thì "đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng" nhằm tránh bị xem là yếu kém; vụ việc vỡ lở đến như vậy rồi mà còn che chắn hết ở cấp Phó bí thư Đảng ủy đến Thứ trưởng Thường trực kiêm Bí thư Đảng ủy, Phó ban thường trực Ban phòng chống tham nhũng, đến Bộ trưởng Bí thư Ban Cán sự Đảng...

Đã mấy lần các cơ quan kiểm tra thanh tra phát hiện sai phạm, nhưng công việc xử lý "thí tốt", còn những nhân vật có nhiều sai phạm nhất lại không. Đối với một công chức bình thường, sự tránh né, thờ ơ, thậm chí vì miếng cơm manh áo đã có thể coi là bạc nhược, ươn hèn - một nguyên nhân quan trọng để kẻ tham nhũng lộng hành, nhưng với một người lãnh đạo Bộ sẽ được quy kết là gì, nếu không phải đồng lõa, thì cũng là bao che (với đằng sau sự bao che là chia chác), là góp phần làm nghèo, làm nhỏ đất nước.

Theo Ngọc Minh
Thanh Niên
 
Thủ tướng: Kỷ luật cảnh cáo Bộ trưởng GTVT
23:03' 21/06/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hôm nay (21/6), Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định 885/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đào Đình Bình.
Bộ trưởng Đào Đình Bình nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo- Ảnh: TV

Bộ trưởng Đào Đình Bình bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ GTVT và Bộ trưởng Đào Đình Bình chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng GTVT, ngày 31/3/2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có văn bản gửi Bộ Chính trị đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm liên quan đến các sai phạm ở PMU 18 và Bộ GTVT.

Ngày 4/4/2006, ông Bình đã nộp đơn lên Thủ tướng xin từ chức Bộ trưởng Bộ GTVT. Tuy nhiên, theo quy trình thì phải có ý kiến của Bộ Chính trị và thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nên ông Đào Đình Bình vẫn chưa thể thôi chức. Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu Bộ trưởng Đào Đình Bình tiếp tục làm việc cho đến khi có quyết định của Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trước đó, Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ rõ, bản kiểm điểm của Bộ trưởng Đào Đình Bình chưa thực sự cầu thị, chưa thấy hết trách nhiệm của người đứng đầu và chưa tự nhận hình thức kỷ luật trước Đảng và Chính phủ.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 11 chuẩn bị xem xét miễn nhiệm Bộ trưởng Đào Đình Bình.

*
Thế Lê Vinh
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top