PMU18 vụ án lớn nhất năm.

Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đòi đối chất với Bộ trưởng
01:42' 29/03/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sáng 28/3, ông Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ GTVT đã gặp nhiều nhà báo và ngỏ ý sẵn sàng trả lời các câu hỏi xoay quanh trách nhiệm của ông về những sai phạm ở PMU 18. Những lời cuối thật- thà- bị- thua- thiệt hay là cuộc phản công?!

Cơ quan CSĐT đã có văn bản chính thức gửi các cơ quan cấp trên (Thường trực Ban Bí thư và Thủ tướng) đề nghị tạm đình chỉ chức vụ Thứ trưởng Bộ GTVT của ông Nguyễn Việt Tiến. Theo nguồn tin từ Bộ GTVT, trong ngày 28/3 các lãnh đạo cấp trên đã nhất trí với đề xuất trên. Như vậy, khả năng ông Tiến bị khởi tố có thể không còn xa.

Cũng trong ngày 28/3, Cơ quan điều tra đã triệu tập thêm hai người: Kế toán trưởng PMU18 và nguyên Trưởng phòng Quản lý dự án 3 của PMU18 là Vũ Anh Tuấn. Chính ông Tuấn đã trực tiếp phụ trách một dự án nhiều tai tiếng của PMU18 là Quốc lộ 2 đoạn từ Đoan Hùng (Phú Thọ) đến Thanh Thủy (Hà Giang).

Cơ quan CSĐT vẫn đang tiếp tục thẩm vấn ông Nguyễn Nhật Anh (con rể của Thứ trưởng Tiến) về các bút tích trong vụ mua 7ha đất ở Chí Linh (Hải Dương) để làm rõ chủ sở hữu thực của lô đất này. Giám đốc Công ty THHH Thái Bình, ông Lê Tiến Thông cũng đang bị thẩm vấn tiếp về vai trò môi giới mua 17ha đất ở Chí Linh cho các lãnh đạo của PMU18, cũng như về việc làm con đường dẫn vào khu đất này.

Ông Nguyễn Việt Tiến nói "Tôi nghĩ rằng đồng chí Bộ trưởng gần như đã đứng ngoài cuộc" khi cho rằng, vừa qua có một làn sóng dư luận chĩa mũi dùi vào ông để đòi ông phải chịu trách nhiệm chính trong những sai phạm xảy ra tại PMU18 (đánh bạc, đưa và nhận hối lộ, chạy án...)

Trong vụ tiêu cực ở PMU18, ông thừa nhận trách nhiệm trong công tác quản lý cán bộ, quản lý tài chính, tài sản và vấn đề phân công, song ông chịu trách nhiệm một mình.

Khúc dạo đầu: "Lỗi tập thể!"

Ông không che đậy ý "cá nhân phụ trách nhưng tập thể phải chịu trách nhiệm chung" khi khẳng định việc để xảy ra những tiêu cực nghiêm trọng ở PMU18 là lỗi của cả Ban cán sự Bộ GTVT. Nhân danh Bí thư Đảng ủy Bộ GTVT, giờ đây ông Tiến đã công khai "Đảng ủy cơ sở ở PMU18 cực kỳ yếu kém".

Trước ý kiến của ông Vũ Quốc Hùng, ủy viên T.Ư Đảng, Thường trực ban chỉ đạo T.Ư 6 (2) "Đảng bộ và lãnh đạo Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm" trong việc để "tổ chức Đảng ở PMU18 bị tê liệt. Ủy ban kiểm tra của đảng bộ này không hoạt động, không kiểm tra khi thấy đảng viên có dấu hiệu vi phạm".

Ông Tiến vớt vát: Việc qui trách nhiệm cho ông trong các lĩnh vực: bổ nhiệm cán bộ, quản lý vốn đầu tư, chi tiêu tài chính, cho mượn xe công vô tội vạ, v.v... là không thỏa đáng vì không chỉ mình ông có quyền điều hành PMU18.

"Tôi đề nghị được đối chất với Bộ trưởng" (?!)

Trọn ngày hôm qua (27/3), Ban cán sự Đảng ủy Bộ GTVT đã có cuộc họp kiểm điểm trách nhiệm của Bộ trưởng Đào Đình Bình và 3 Thứ trưởng: Nguyễn Việt Tiến, Ngô Thịnh Đức, Phạm Duy Anh. Được biết, cả 4 người đã có bản kiểm điểm sẵn sàng trình Thủ tướng, chậm nhất vào ngày 31/3/2006.

Đề cập đến nội dung cuộc họp này, ông Tiến nói "cơ bản là thống nhất ý kiến", tuy nhiên, ông cho rằng, có khá nhiều nội dung ông không đồng ý với cách quy trách nhiệm của Bộ trưởng: "Nếu cần, tôi đề nghị được đối chất với Bộ trưởng, cho dù tại cơ quan điều tra hay trước sự chứng kiến của báo chí" về trách nhiệm của mình trong vụ tiêu cực ở PMU18.

Bộ trưởng bổ nhiệm Bùi Tiến Dũng đấy !!!

Liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ, ông Tiến khẳng định: Việc bổ nhiệm Bùi Tiến Dũng làm Tổng GĐ PMU 18 năm 1998 là do Bộ trưởng cũ. Việc bổ nhiệm này được tiến hành sau 8 tháng theo dõi, thử thách, chứ không phải là kế nhiệm vị trí của ông và cũng đã được thông qua ý kiến của Ban cán sự Đảng Bộ GTVT.

Năm 2003, Bùi Tiến Dũng được bổ nhiệm lại (theo quy định 5 năm một lần), cũng chính Bộ trưởng Đào Đình Bình ký quyết định. Đáng chú ý, việc tái bổ nhiệm này được Bộ GTVT "phát phiếu" thăm dò theo kiểu hỏi ý kiến từng thành viên Ban cán sự, chứ không tổ chức cuộc họp toàn thể như thông lệ.

Thứ trưởng Tiến cho hay, việc bổ nhiệm Tổng GĐ, Phó Tổng Giám đốc các PMU, các Tổng công ty thuộc Bộ hay các chức vụ tương đương thuộc các Cục, vụ... của Bộ GTVT đều do Bộ trưởng "quyết". Tại thời điểm tái bổ nhiệm vào "ghế" Tổng GĐ PMU18, Bùi Tiến Dũng chỉ đạt 7/8 phiếu. Thứ trưởng Phạm Thế Minh trong lá phiếu của mình ghi "không bình luận" về trường hợp của Bùi Tiến Dũng.

Chưa hết, việc điều chuyển ông Nguyễn Việt Bắc (đã khởi tố bị can về tội đánh bạc) từ vị trí thư ký riêng của ông Tiến ở Bộ GTVT về giữ cương vị Phó Tổng GĐ Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng là quyết định của Bộ trưởng Đào Đình Bình.

Ông Tiến còn thông tin rằng việc điều chuyển ông Bắc là do một cán bộ "cấp trên" gợi ý, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết và cũng không đưa ra bằng chứng nào.

33.000 tỉ: Chuyện nhỏ? Tôi chỉ là người giúp việc...

Đề cập đến Bộ GTVT giao cho PMU18 quá nhiều tiền (gần 30 ngàn tỷ vốn ODA và hơn 3 ngàn tỷ vốn trong nước), Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến cho rằng thế là vẫn... còn ít (?!). Trước câu hỏi: "Chỉ với hơn 200 con người và một ông Tổng GĐ như Bùi Tiến Dũng, chẳng lẽ có bộ óc "thiên tài" để quản lý tốt số tiền khổng lồ ấy?", ông Tiến cho rằng số tiền đó vẫn còn... ít. Nếu chia trong thời gian hơn 10 năm, thì mỗi năm PMU18 quản lý chỉ... vài nghìn, nếu nhiều hơn thì vẫn quản lý được.

Nguyên nhân được ông Tiến lý giải là trong quá trình quản lý các dự án, PMU18 luôn được đánh giá rất cao từ cơ quan cấp Bộ.

Giải thích về trách nhiệm Thứ trưởng thường trực được phân công phụ trách các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, ông Tiến cũng thừa nhận một điều "đúng...y như sách": công việc chính của ông là giúp việc cho Bộ trưởng.

Trong việc phân bổ nguồn vốn các dự án về cho các PMU, Bộ trưởng luôn là người giữ vai trò quyết định. Ông nói, việc phân bổ nguồn vốn dự án cho các PMU, đặc biệt cho PMU18, trước đây thỉnh thoảng Bộ trưởng Bình có hỏi ông, tuy nhiên, đến vài năm gần đây thì Bộ trưởng Bình hoàn toàn "tự quyết", gần như không hỏi qua ý kiến ông, là người được giao phụ trách lĩnh vực này (?!).

Cho mượn xe vô tội vạ: Ai chịu trách nhiệm?


Liên quan đến việc cho mượn xe "vô tội vạ" ở PMU18, thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến cho rằng: Ngoại trừ 6 chiếc xe cho mượn ngoài ngành là "hoàn toàn sai", thì số còn lại (28 chiếc) chỉ điều chuyển trong ngành.

Trong thời kỳ ông Tiến làm TGĐ PMU18, có 4 xe được điều lên Bộ, thì sau đó Bộ đã điều trả lại 2 xe, như vậy chỉ còn... 2 chiếc.

Và rồi, ông Nguyễn Việt Tiến bình luận: Nếu bảo việc điều chuyển xe lên Bộ là sai, thì Bộ trưởng là người sai đầu tiên. Cụ thể, hiện tại Bộ GTVT sử dụng 23 chiếc xe, thì Bộ Tài chính chỉ cấp cho 8 chiếc. 15 chiếc còn lại, toàn là xe do Bộ có văn bản điều... từ nơi khác về (?).

Nhưng về cái sai này, ông Tiến lại cho là đúng vì do nhu cầu phương tiện đi lại, việc điều xe từ các đơn vị thuộc ngành lên Bộ cũng chỉ là điều chuyển tài sản Nhà nước. Chỉ có thiếu sót là nhiều xe điều lên Bộ nhưng thủ tục hành chính chưa đủ.
 
Theo ông Tiến, việc các Ban quản lý mua xe nhiều là để phục vụ chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát.

Việc PMU18 mua xe ồ ạt theo ông mới chỉ là "đúng và đủ" so với nhu cầu, thậm chí còn thiếu (?!). Riêng chuyện mua chiếc xe Mercedes E240 BKS 31C 6868 giá hơn 1,5 tỷ đồng và chiếc Land Cruiser Prado BKS 31A-6226 có giá lên tới 115.000 USD, ông Tiến thừa nhận là sai và PMU18 cho "mượn" xe vô tội vạ tất nhiên không thể nói là "vô tư" được.

Nhưng để kết luận cụ thể về việc này, ông Tiến cho rằng phải chờ CQĐT.

Hiện nay, CQĐT đã xác định việc cho mượn xe vô tội vạ của Bùi Tiến Dũng là một hình thức hối lộ tinh vi.

Nếu là Bộ trưởng, tôi sẽ từ chức!

Cũng trong cuộc gặp gỡ báo chí này, ông Tiến biện minh không hề có ý định vụ lợi trong việc bút phê vào các văn bản được xem là "ưu ái" cho các nhà thầu... dù rằng có bút phê ông nhớ, có cái ông đã quên.

Trước câu hỏi về việc nhiều công văn tới thẳng tay ông không đưa qua đường văn thư, ông "tiết lộ": Bộ GTVT chỉ mới có quy định về việc phải chuyển công văn qua văn thư từ năm 2005(?).

Rất có thể đã có những công văn không có dấu văn thư chuyển tới ông trong thời gian trước đó, hoặc qua phòng tổng hợp nên không thông qua văn thư, và bởi ông "ký quá nhiều công văn nên không thể nhớ hết được". Một vài nhà báo bình luận: Mông lung quá, chắc phải chờ cơ quan điều tra thôi !

Một lần nữa, trước khi kết thúc cuộc gặp, câu hỏi về trách nhiệm cá nhân của ông trong vụ tiêu cực ở PMU18 lại được đạt ra. Có vẻ cứ lặp lại mãi điệp khúc "trách nhiệm tập thể" không ổn, Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến "dũng cảm" xác nhận ông phải chịu trách nhiệm với tư cách là Bí thư Đảng ủy Bộ và là Thứ trưởng thường trực phụ trách nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên (lại vẫn tuy nhiên) trách nhiệm cụ thể đến đâu phải chờ đợi cơ quan chức năng làm rõ.

Và không rõ có hàm ý thách thức không, Ông Nguyễn Việt Tiến nói: sau vụ tai tiếng năm 2005(?) và đến nay là vụ tiêu cực ở PMU18, "nếu là Bộ trưởng, tôi sẽ từ chức".

Còn nhiều nội dung chất vấn khác không mấy dễ chịu được ông Nguyễn Việt Tiến tìm cách "giải thích" sẽ được thông tin tiếp.

· Hà Trường ghi
 
Vụ này càng lúc càng thú vị. Nếu bạn theo dõi vụ này sát sao sẽ thấy nhiều tình tiết mâu thuẫn trong bài phỏng vấn này với các ý kiến của các nhà lãnh đạo trước đây.

Đơn cử

Trong bài viết trên nói: Ông không che đậy ý "cá nhân phụ trách nhưng tập thể phải chịu trách nhiệm chung" khi khẳng định việc để xảy ra những tiêu cực nghiêm trọng ở PMU18 là lỗi của cả Ban cán sự Bộ GTVT. Nhân danh Bí thư Đảng ủy Bộ GTVT, giờ đây ông Tiến đã công khai "Đảng ủy cơ sở ở PMU18 cực kỳ yếu kém".

Trước đó 1 vị lãnh đạo đã khẳng định Đảng ủy cơ sở ở PMU18 luôn đạt danh hiệu vững mạnh trong sạch trong nhiều năm. (Đã đăng trên VNN nhưng mình không thể tìm lại)
 
Còn đây là chuyện ngộ nghĩnh nhất nhưng cũng đau lòng nhất trong vụ án này.

Cọc tiêu bê tông cốt tre, ''sáng tạo''... bi hài trên QL18

(VietNamNet) - Cách đây 2 năm, những sai phạm của PMU18 và các đơn vị thi công đã được các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện. Chuyện lạ chỉ có ở Việt Nam, cọc tiêu đường được làm bằng bê tông, nhưng cốt bằng tre. Một ''sáng tạo'' của đơn vị thi công trong thời điểm... ''tre rẻ hơn thép''!

Khi TGĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng bị bắt, những dự án tai tiếng của PMU18 trước đó bị phanh phui, nhiều người dân ở địa bàn huyện Yên Phong (Bắc Ninh) mới nhớ lại chuyện mờ ám liên quan đến PMU18 có từ trước đó 2 năm.

Đó là chuyện ''cười ra nước mắt'' ở Quốc lộ 18 (QL18) khi bị làm gian dối để ăn cắp một cách trắng trợn. Thật may, vụ việc ''lộ sáng'' từ những đứa trẻ chăn trâu thiếu tiền, phải đập cọc tiêu lấy sắt bán... nhưng chỉ thấy cọc tre!

May có trẻ chăn trâu!

Năm 2004, sự việc bị phát hiện một cách... nực cười. Đó là, qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng công an huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đã phát hiện và bắt quả tang một số trẻ chăn trâu đang đập vỡ cọc tiêu bê tông để lấy sắt đem bán.

Đấu tranh từ những trường hợp này, lực lượng công an còn làm rõ 22 cháu nhỏ cùng trong độ tuổi này chủ yếu ở thôn Trác Bút (Thị trấn Chò- huyện Yên Phong) đã đập phá cọc tiêu bê tông lấy sắt vụn đem bán cho đồng nát lấy tiền. Các cháu khai nhận đã đập 33 cọc tiêu bê tông.

Tuy nhiên, một điều bất ngờ từ lời khai của các cháu nhỏ này. Khi đập vỡ những cọc tiêu bê tông đầu tiên, trong lõi cọc tiêu không hề có lõi sắt mà chỉ có... cọc tre! Vì thất vọng không có sắt, lũ trẻ chăn trâu tiếp tục đập những cọc tiêu bê tông khác và cũng chỉ thấy toàn lõi tre.

Trong khi đó, theo tiêu chuẩn quy định, một cọc tiêu bê tông cao 90cm phải có 4 lõi sắt phi 10 và từ 3-4 đai sắt phi 6.

Thời điểm đó, vụ việc đã được công an huyện Yên Phong vào cuộc và một số báo đưa tin. Trưởng công an huyện Yên Phong, Trung tá Lê Đức Thanh cho biết, sau sự việc này công an huyện đã làm việc với 2 đơn vị thi công là Công ty Công trình giao thông Hải Phòng và Công ty xây dựng số 8 Thăng Long (thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long) về việc mất trộm cọc tiêu bê tông 2 bên đường (đoạn từ cầu vượt Kim Lũ đến cầu vượt thị trấn Chò).

Có một điều lạ lùng là tình trạng mất trộm cọc tiêu không hề được đơn vị thi công trình báo với cơ quan công an địa phương. Họ đã trực tiếp cắm thay thế vào đó những cọc tiêu bê tông mới! Theo báo cáo của các đơn vị này, số lượng cọc tiêu bị mất phải trồng lại của mỗi đơn vị khoảng 500 chiếc.

Lý do của việc hai đơn vị thi công không trình báo tình trạng mất cọc tiêu ở đây rất dễ hiểu. Đó là do lũ trẻ chăn trâu đập phá cọc tiêu bê tông mà không hề có lõi sắt, vậy nếu đơn vị thi công mà trình báo công an hoá ra ''lạy ông tôi ở bụi này'' !?

Lũ trẻ chăn trâu chỉ có chút tội do non dại và nghèo túng, nhưng chúng đã ''có công'' phát hiện ra cách làm ăn gian dối của các đơn vị thi công. Nhưng câu chuyện sẽ không dừng lại ở đó. Vấn đề đặt ra là chất lượng các hạng mục khác của dự án nâng cấp cải tạo QL18 sẽ được xem xét như thế nào? Trách nhiệm của đơn vị thi công, đơn vị giám sát kỹ thuật ra sao?

Một vài tờ báo thời điểm đó đã cảnh báo: ''Cả hàng nghìn cọc tiêu bị ăn cắp chất lượng, vấn đề tài chính của dự án cần được xem xét làm rõ. Rộng hơn nữa là chất lượng của toàn bộ gói thầu trong dự án này phải được xem xét lại một cách hết sức nghiêm túc, bởi những cọc tiêu bê tông mà được đúc bằng lõi tre là điều không thể chấp nhận được ở một công trình giao thông gắn liền với sinh mạng hàng triệu người tham gia giao thông...''

''Do tre rẻ hơn thép''!?

Trước sự việc ''bê tông cốt tre'' này, thời điểm đó các đơn vị liên quan đã có những thông tin giải thích với báo giới. Tuy nhiên, đó chỉ là những lý giải thiếu thuyết phục khiến dư luận càng thêm bất bình.

Đại diện Ban điều hành dự án nâng cấp QL18 đoạn Nội Bài- Bắc Ninh khi đó đã giải thích với báo giới, vào thời điểm cuối tháng 12/2003, trong giai đoạn cuối hoàn thành đoạn tuyến này để chuẩn bị cho việc thông xe kỹ thuật ngày 14/1/2004, nhà thầu đã chôn đầy đủ cọc tiêu với mật độ 20m/cọc.

Gói thầu số 1 thuộc dự án Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh, có giá trị 433 tỷ đồng. Quốc lộ 18 được xây dựng với vốn hỗ trợ ODA của Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á, nối liền sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế lớn nhất ở miền Bắc với cảng Cái Lân, cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam và cảng nước sâu duy nhất của miền Bắc.

Theo vị đại diện Ban điều hành này, sau đó khoảng một tuần, trên một số đoạn đường này đã xảy ra hiện tượng cọc tiêu bị phá để lấy thép. Do phải trồng đi trồng lại cọc tiêu nhiều lần nên đơn vị thi công là Công ty Công trình giao thông Hải Phòng đã ''sáng kiến'' ra biện pháp dùng lõi tre... thay cho cốt thép. Lý do thay lõi tre được đưa ra: ''để nếu người nào đập ra thấy lõi tre sẽ không lấy nữa'', nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho tuyến đường.

Thay mặt Ban điều hành dự án, vị lãnh đạo này đã khẳng định khi nào dự án được nghiệm thu bàn giao chính thức thì số cọc cốt thép ''chuẩn'' đang dự trữ sẽ được chôn lại thay cho các cọc bê tông cốt tre kia. Tuy nhiên, dư luận khi đó đã đặt ra câu hỏi, nếu không có việc mấy đứa trẻ chăn trâu phát hiện ra bê tông cốt tre thì số cọc tiêu ấy có được thay thế?

Chuyện hài hước hơn, Ban điều hành dự án khi đó đã thanh minh, việc đơn vị thi công lắp đặt cọc tiêu bằng bê tông cốt tre như một ''biện pháp tình thế''. Sự ''sáng tạo'' này đơn vị thi công không thông báo cho Ban điều hành dự án biết. Khi đó, Ban điều hành dự án đã thừa nhận không thống kê được số lượng cọc tiêu đã thay thế và không thể phân biệt được cọc bê tông cốt tre và cốt thép.

Đại diện cho Ban quản lý các dự án PMU18 giải thích về hiện tượng ''bê tông cốt tre'' lại chính là Phạm Tiến Dũng (đã bị bắt), khi đó là Trưởng phòng triển khai dự án 6, chủ đầu tư QL18 đoạn Nội Bài- Bắc Ninh.

Phạm Tiến Dũng đã nói thẳng: ''Đây là lỗi của nhà thầu và lỗi của các cơ quan quản lý. Trước hết, chúng tôi xin nhận trách nhiệm và lỗi này. Đây là lỗi không thể chấp nhận được''.

Tuy nhiên, cách lý giải về sự cố ''cọc tiêu bê tông cốt tre'' mà vị đại diện chủ đầu tư đưa ra vẫn chỉ là ''giải pháp tình thế'' của một số đơn vị thi công! ''Do quá trình thay thế cọc tiêu mang tính nhỏ lẻ nên chưa quản lý được. Đây là việc rất đau đầu cho Ban điều hành và chủ đầu tư''- Phạm Tiến Dũng cho biết.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, có 5 đoạn đã bị thay thế cọc và chủ đầu tư đã yêu cầu phải thay thế lại toàn bộ số cọc ở 5 đoạn này bằng cọc bê tông cốt thép chuẩn. Phạm Tiến Dũng đã từng thừa nhận không thể khẳng định được 100% cả mấy nghìn chiếc cọc tiêu không còn cái nào là cái cốt tre, nhưng ít ra là đã thay thế số cọc tiêu có sai sót trên 5 đoạn. Những đoạn còn lại được cho là không có cọc cốt tre chỉ dựa trên xác định ban đầu...
 
''Thật là một sự bi hài khi các cọc tiêu bê tông cốt tre chỉ được phát hiện từ những vụ lấy cắp. Liệu có cách giải thích nào đây cho kết quả của toàn bộ các khâu thi công, giám sát, nghiệm thu công trình?''- Năm 2004, một tờ báo đã bình luận như vậy.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, với 3.000 cọc tiêu trên QL18 đoạn Nội Bài- Bắc Ninh khi đó, không thể biết được đâu là lõi tre, đâu là lõi thép. Phạm Tiến Dũng cũng đã từng thừa nhận không thể giám định chất lượng của toàn bộ cọc tiêu trên. Bởi vì, muốn xác định cốt thép hay cốt tre thì ngoài cách đập vỡ chỉ còn giải pháp... ''siêu âm''! Tuy nhiên, giá để siêu âm một chiếc cọc lên tới vài trăm ngàn đồng, đắt hơn rất nhiều so với giá của một chiếc cọc là 39.000 đồng.

Quy định về cọc tiêu cho QL18 đoạn Nội Bài- Bắc Ninh phải có 2,6kg thép. Trong thời điểm đầu năm 2004 giá thép tăng, thì riêng 2,6kg thép này đã có giá tới 25 ngàn đồng. Và, các đơn vị thi công đã ''sáng tạo'' khi giá tre rẻ hơn giá thép!?

Sai phạm bị lãng quên?


Vào thời điểm đó, biết được sự việc ''bê tông cốt tre'', ông Trần Chủng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước, Thường trực Hội đồng giám định nhà nước đã nói: ''Dù là làm tạm cũng không thể chấp nhận được, không có quy chuẩn xây dựng nào cho phép làm như vậy. Việc này cần phải xem xét nghiêm túc. Hoàn toàn có thể phải nghi ngờ đến chất lượng của cả công trình!''

Ông Nguyễn Ngọc Long, Cục trưởng Cục giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) khi biết được sự việc đã giao cho PMU18 phải có báo cáo giải trình để làm rõ bản chất vấn đề. ''Khi đó, công trình này chưa bàn giao, nếu là công trình hoàn chỉnh để nghiệm thu bàn giao mà để xảy ra tình trạng như thế thì phải kiểm điểm, kỷ luật nghiêm khắc, thậm chí phải truy tố người làm sai''- Ông Long phát biểu trước báo chí.

Trước sự kiện ''bê tông cốt tre'', PMU18 đã có Công văn số 1750/PID6 do Phó TGĐ Đỗ Kim Quý ký: '' ...Do tình trạng trẻ em đập phá cọc tiêu lấy cốt thép trên tuyến diễn ra thường xuyên và nhiều lần, đơn vị thi công trực tiếp là Công ty xây dựng Hải Phòng đã đối phó bằng cách tự ý dùng bê tông cốt tre thay vào vị trí các cọc tiêu đã bị mất, đồng thời cũng chuẩn bị sẵn cọc tiêu đảm bảo thiết kế để trước khi nghiệm thu sẽ cắm lại. Mặt khác, nhà thầu đã không có phiếu báo thi công cho tư vấn giám sát, nên khi các cọc tiêu cốt tre trồng xong, tư vấn giám sát và chủ đầu tư mới phát hiện ra.

Ngày 10/4/2004, tại cuộc họp sau khi kiểm tra hiện trường bao gồm các đại diện của Cục Giám định, Cục Đường bộ VN, các đơn vị quản lý liên quan và tư vấn, nhà thầu, do phát hiện được có đơn vị thi công của nhà thầu sử dụng bê tông cốt tre làm cọc tiêu, Ban quản lý các dự án 18 đã chỉ đạo tư vấn, nhà thầu loại bỏ cọc tiêu này, thực hiện đúng thiết kế và yêu cầu kỹ thuật. Ngày 6/5/2004, nhà thầu đã nhỏ bỏ các cọc tiêu này và hiện nay đã sản xuất theo đúng thiết kế, đang chờ tư vấn giám sát kiểm tra cho chấp nhận để lắp đặt.

Ban đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo, các cá nhân và đơn vị trực tiếp thi công của Công ty Xây dựng Hải Phòng, các cán bộ liên quan thuộc Ban điều hành Nội Bài- Bắc Ninh.

Về chất lượng thi công các hạng mục đã nghiệm thu của gói 1 QL18 thông qua tài liệu đánh giá của cơ quan kiểm định chất lượng, đã đáp ứng các yêu cầu và thiết kế, đảm bảo chất lượng. Một số các hạng mục còn tồn tại, Ban quản lý các dự án 18 đã có thái độ kiên quyết yêu cầu tư vấn, nhà thầu thực hiện đúng yêu cầu chất lượng công trình...''

Tuy nhiên, sự khẳng định của PMU18 bằng thái độ ''kiên quyết yêu cầu tư vấn, nhà thầu thực hiện đúng yêu cầu chất lượng công trình'' được trả lời bằng hàng loạt sai phạm đoạn Nội Bài- Bắc Ninh sau đó 2 năm.

Sau khi TGĐ PMU18 bị bắt, hàng loạt sai phạm của PMU18 được báo chí phanh phui. Ngày 21/3, báo Tiền Phong đưa tin, Dự án đường Bắc Ninh-Nội Bài cũng gây thất thoát hàng chục tỷ đồng. Tại dự án này, PMU 18 đã lập hồ sơ mời thầu không sát thực tế dẫn đến việc giá trị dự toán (phê duyệt theo hồ sơ trúng thầu) tăng 22,6 tỷ đồng. Trong đó, sai khối lượng trong hồ sơ mời thầu dẫn đến giá trị dự toán tăng 13,4 tỷ đồng; Thay đổi chủng loại vật liệu nhưng chưa làm thủ tục điều chỉnh giảm giá dự toán 1,5 tỷ đồng.

Thêm nữa: ''Một trong những sai phạm nghiêm trọng của PMU 18 là lập hồ sơ “ma” và chấp thuận thay đổi vật liệu gây ra thất thoát lớn. Ví dụ, hồ sơ của PMU 18 lập có khối lượng cọc cát đường kính 40 cm là 270 ngàn mét, nhưng thực tế thi công lại chỉ có 90 ngàn mét. Với sai phạm này đã làm thiệt hại cho nhà nước 3,4 tỷ đồng''.

Những sai phạm của PMU18 sẽ tiếp tục được VietNamNet thông tin tới bạn đọc trong thời gian tới.

*

Thế Lê Vinh
 
Đây đây hãy xem ý kiến của 1 giáo su bình luận về chuyện này. Trong đó có chuyện Bùi Tiến Dũng là đảng viên trong sạch được đề cử bằng khen =)) mà mình đã nêu trước đó.

Hãy lật chiếc "áo giáp" che đậy những hư hỏng

(VietNamNet)- Trả lời về những khối tài sản khổng lồ Nguyễn Việt Tiến và Bùi Tiến Dũng, Phó bí thư đảng uỷ nói rằng không được biết vì cả hai ông này thuộc diện cấp trên nữa quản lý! Nỗi đau nằm ở đây.

Nhà xã hội học, GS Tương Lai đã thốt lên như vậy trong bài sau đây gửi cho VietNamNet.

Cuộc trả lời báo chí của Nguyễn Việt Tiến thật sự gây bức xúc trong dư luận vì sự tê liệt của một tổ chức Đảng, một cơ quan quá bê bối như Bộ GTVT. Dồn tội cho Bộ trưởng của mình, Nguyễn Việt Tiến mong gỡ tội cho mình. Trước luật pháp, điều ấy hoàn toàn có thể hiểu được. Thực ra thì cách đây mấy hôm, trả lời báo chí của vị “Phó bí thư Đảng uỷ Bộ GTVT” mà Nguyễn Việt Tiến là Bí thư, đã khẳng định rằng trước khi bị khởi tố, họ đều là Đảng viên tốt của Đảng bộ được liên tục công nhận là trong sạch vững mạnh, liên tục được xếp là đảng viên loại A. Thậm chí Nguyễn Việt Tiến còn được Đảng uỷ khối tặng bằng khen!

Ông ta còn nói rằng “nếu nói tổ chức Đảng ở đây bị tê liệt là không đúng. Trong các nhiệm kỳ qua, Đảng uỷ cơ quan Bộ GTVT luôn được đánh giá là hoạt động tốt, đoàn kết nhất trí và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong mọi công việc”(1). Những đánh giá xếp loại này “đều theo đúng quy trình”! Họ được bầu vào Thường vụ Đảng uỷ “là do đại hội bỏ phiếu một cách dân chủ, công khai”. Trả lời về những khối tài sản khổng lồ mà họ có trách nhiệm quản lý thì vị Phó bí thư đảng uỷ nói rằng Đảng uỷ không được biết vì “ông Tiến thuộc diện cấp trên nữa quản lý”. Điều dư luận bức xúc là cả Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến đều thuộc loại “được quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ cấu vào Trung ương khoá X tới”! Nỗi đau nằm ở đây.

Lập luận của Nguyễn Việt Tiến không phải là không có những điều đáng phải suy nghĩ. Theo ông Tiến thì ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thì Dũng “được Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng lúc đó giao là quyền Tổng giám đốc, sau đó mới bổ nhiệm. Tiếp đó, đến nhiệm kỳ mới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Đình Bình chỉ tái bổ nhiệm” chứ không phải là tội của mình...

Vậy thì ai thao túng, ai bảo kê cho những sai trái và hư hỏng của Bùi Tiến Dũng? Liệu những danh hiệu “đảng viên xếp loại A”, “Chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, những “quy trình”, “quy hoạch” có là những cái áo giáp che đậy cho những hư hỏng? Đã đến lúc phải phanh phui cái cơ chế và những nguyên nhân dẫn dắt sự tha hoá của cả tổ chức lẫn một số không ít Đảng viên cán bộ có chức, có quyền.

Hãy nhìn nhận sự thật ẩn náu đằng sau những con số của “cuộc bỏ phiếu “tín nhiệm” theo quy trình bổ nhiệm, Bùi Tiến Dũng chỉ được 9/138, trong Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT thì Dũng được 1/8. Tại sao 129 Đảng viên nhận ra sự sa đoạ của Dũng đã không lên tiếng? Ai và cái gì đã đã khiến họ khó lên tiếng? Và ai trong các Uỷ viên Ban Cán sự Đảng của Bộ GTVT đã ủng hộ bổ nhiệm Bùi Tiến Dũng ?

Hãy nhớ lại lời khuyến cáo của C.Mác: “Cần phải bắt những trật tự đã cứng đờ phải nhảy múa lên bằng cách hát cho chúng nghe những âm điệu của chính bản thân chúng!”

Trước thềm của Đại hội X, cần phải xử lý nghiêm nhưng sai trái đã được phơi bày để lấy lại niềm tin của dân.

*
GS Tương Lai


Thú vị thật thú vị thật!
 

kiwi_vn

Active Member
Em rất hay quan tâm đến tình hình đất nước thì chắc cũng hiểu mấy chuyện đó quá ... thường ngày . đâu đến nỗi lạ lẫm để mà buồn cười . Chỉ buồn thay là mấy kẻ đạo đức giả như Bùi Tiến Dũng , với người ngoài thì tỏ ra giản dị , với nhân viên lại là 1 hung thần . Sao không giả với cả nhân viên ?
 

rikku

Active Member
bác bộ trường Đào Đình Bình từ chức roài. Vụ này xem ra sẽ không dừng lại mà sẽ còn phải khui ra nữa.
 

Vampire

Member
Ờ, làm đến thế thôi. Bộ trưởng chỉ có mỗi khuyết điểm là không kiên quyết thôi mà, có gì to tát đâu. Nếu làm tiếp thì có bao nhiêu người không kiên quyết nữa phải từ chức, lúc đó thì lấy ai làm đầy tớ cho nhân dân đây :)
 

hoangnhat2999

New Member
chung ta deu biet vu an PMU18 la mot vu an nghiem trong nhat trong 1thap ky gan day o vietnam.chung ta deu nhan thuc rat dung dan ve hanh vi pham toi tay troi cua nhung bio can nhu N.V.T hay B.T.D.nhung hanh vi "co y lam sai", dua hoi lo chay an,quan he nam nu bat chinh...la nhung dieu khong the chap nhan doi voi 1 dang vien.tu mot vu an ban do bong da,ma nguoi ban do khai "chi nhan" so tien chi "vai chuc trieu VND",den phanh phui ra mot duong day ca do bong da "tri gia" hang trieu DOLA.thuc su chung ta phai len tieng CAM ON van quyen,quoc vuong, quoc anh va nhung dong doi cua ho.nho co vu ban do cua ho ma chung ta, nhung nguoi cong dan vietnam,biet duoc nhung so tien khong lo de xay dung dat nuoc vietnam,mot nuoc ngheo dang phat trien,duoc su dung nhu the nao???
toi khong de cap den nhung thiet hai ma vu PMU18 gay ra nua,vi cac ban da noi qua day du roi.toi chi mun noi ngay hom nay,04/04/2006, VietNamNet) - 17h30 chiều nay, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Cố ý làm trái
http://vietnamnet.vn/xahoi/phapluat/2006/04/556975/
day la dieu cot yeu ma THU TRUONG BO GTVT phai nhan cho nhung sai phai mang tinh lien tiep trong thoi gian qua cua minh.toi,mot cong dan nuoc vietnam ,rat lay lam doi vui mung.
nhung tat ca nhung phanh phui,bat giu tam giam tren doi voi nhung nguoi pham toi chi la dieu bat dau.
toi va cac ban deu muon biet rang hinh phat cua phap luat doi voi ho la gi,mot cai chet sau nhung loat dan AK47 sao??
toi muon cac ban hay neu len nhung y kien cua rieng minh ve hinh phat danh cho cac bi cao ne cac ban la "phap luat"
thank you


Grenouille_vert said:
ĐỀ NGHỊ VIẾT CÓ DẤU!
 
Vụ án ở PMU18 chưa kết thúc nhưng kéo theo nó là hàng loạt cán bộ chủ chốt của ngành giao thông đã mất ghế. Có thể nói rủi ro với người này lại là cơ hội cho người khác, tới đây không biết chính phủ sẽ bổ nhiệm những thay vào những vị trí còn trống, hi vọng đó sẽ là những người đủ tài lực và lương tâm để lãnh đạo Bộ GTVT phát triển hơn.
 

rikku

Active Member
hehe, cứ ngồi đây tưởng bác Bình ko dính; có ai tin là bác ý là to nhất mà ko ăn 1 đồng nào ? ko khai ra thôi. Thủ tướng chấp nhận đơn từ chức roài; + phải kiểm điểm. Cũng nhẹ nhàng, nói chung chân tay của bác ý cài lại còn nhiều; về sau ko ăn được nhiều nữa nhưng sẽ thi thoảng lại được chút ít.
 

kiwi_vn

Active Member
hehe, cứ ngồi đây tưởng bác Bình ko dính; có ai tin là bác ý là to nhất mà ko ăn 1 đồng nào ? ko khai ra thôi. Thủ tướng chấp nhận đơn từ chức roài; + phải kiểm điểm. Cũng nhẹ nhàng, nói chung chân tay của bác ý cài lại còn nhiều; về sau ko ăn được nhiều nữa nhưng sẽ thi thoảng lại được chút ít.
Đoán mò vừa thôi em . Em cho rằng về rồi lại còn " ăn" à ?Vụ từ chức này không phải do Bộ trưởng tự nguyện đâu , danh nghĩa là vậy , nhưng thực ra là bị buộc từ chức , giống như ở trường anh , Học viên nào không đủ tiêu chuẩn học nữa thì nhà trường gợi ý viết đơn xin ra khỏi ngành , hình thức đuổi khéo mà .
 

God bless u

Member
rikku nói đúng lắm. Cả bộ máy nhà nước hiện nay này này em nghĩ cũng toàn dây dưa rễ má với nhau cả thôi. Hy vọng từ vụ này người ta có thể tìm ra một chục, một trăm vụ án khác cũng bẩn thỉu không kém liên quan đến bộ máy nước nhà.
Cái xã hội này có lẽ phải chờ vài chục năm nữa mới có những người 100% có đủ tài lực quản lí đất nước, khi đó mới mong có những người được đào tạo hẳn hoi để làm chuyện đó. chứ như mấy ông bây giờ á, trình độ thiếu, đút lót, tham nhũng, càng nghĩ càng ức chế.
 

kiwi_vn

Active Member
Vụ PMU 18 nghiêm trọng hơn vụ án Năm Cam

TP - Ông Trần Đại Hưng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính TW đã nói như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Tiền phong về vụ án ở PMU 18. Vì sao tính chất tội phạm lại nghiêm trọng như vậy?


Cảnh bắt giam nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến

Ông Trần Đại Hưng cho biết:

Đến thời điểm này, cơ quan điều tra (CQĐT) đã làm rõ được những hành vi sai phạm của Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng và một số đồng phạm ở PMU 18 trong việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước khi thực hiện các dự án:

Thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái gây thất thoát lớn tiền ngân sách; sử dụng sai nguyên tắc ô tô công vụ...

Bên cạnh đó, những vấn đề khác đang được điều tra là trách nhiệm của những cán bộ được Nhà nước giao quản lý PMU 18, kể cả trực tiếp, gián tiếp lẫn những người tiền nhiệm; những mối quan hệ của họ trong công việc, trong sinh hoạt...

Điều đáng nói ở vụ án này là tính chất đặc biệt nghiêm trọng trong hoạt động tội phạm, nó còn nghiêm trọng hơn các vụ án lớn trước đây như vụ án Năm Cam và đồng bọn.

Cụ thể, những đối tượng phạm tội hầu như là những cán bộ trong các cơ quan nhà nước. Mặt khác, CQĐT còn phát hiện thêm hành vi chạy tội.

Các đối tượng phạm tội trong vụ án đã móc nối với một số người ở các cơ quan chức năng hòng dùng tiền chi phối để thoát tội, hạn chế công tác điều tra. Chúng đã trực tiếp “đánh” vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, tính chất phạm tội như vậy là rất nghiêm trọng.

Ông có thể nói cụ thể hơn về việc chạy án ?

Chúng đã tổ chức chạy án bằng 4 đường dây để chạy các cửa là các cơ quan chức năng. Hiện nay, CQĐT đã phát hiện được thủ đoạn của chúng nhưng còn đang điều tra làm rõ xem chạy đến đâu, chạy những ai và những người đó có hành vi tiếp tay hay không.

Đây là bài học sâu sắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm: ngay lực lượng mũi nhọn trong việc đấu tranh chống tội phạm mà bọn tội phạm còn len lỏi và có những thủ đoạn, hành vi trắng trợn và tinh vi để mua chuộc.

Do đó, nếu không nâng cao cảnh giác thì ngay lực lượng mũi nhọn này cũng có thể bị gục ngã trước sự tấn công của tội phạm.

Ông có thể nói cụ thể hơn về 4 đường chạy án đó?



Ông Trần Đại Hưng
Đó là cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an), cơ quan kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và những cơ quan quản lý Nhà nước. Tóm lại là bọn chúng chạy đến các cơ quan trực tiếp điều tra, đấu tranh chống tội phạm và cả các cơ quan không trực tiếp đấu tranh nhưng có thể có tác động đến việc điều tra vụ án.

Dư luận đang nêu trường hợp ông Cao Ngọc Oánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), Thủ trưởng CQĐT có liên quan đến việc chạy tội cho những đối tượng trong vụ án này?

Hiện nay mới có lời khai của tội phạm là có chuyện gặp gỡ với đồng chí đó. Nhưng gặp gỡ để làm gì thì còn chưa rõ, chưa cụ thể. Trong lúc tội phạm đang bị truy xét mà gặp gỡ những người có chức vụ và trách nhiệm quan trọng như vậy thì đương nhiên cơ quan chức năng phải làm rõ xem việc gặp gỡ ấy nhằm mục đích gì.

Tôi tin rằng, với trách nhiệm quản lý cán bộ của mình, Đảng ủy cơ quan Công an Trung ương sẽ nhanh chóng làm rõ vấn đề này. Bản thân đồng chí thủ trưởng cơ quan điều tra cũng sẽ phải báo cáo sự thật việc gặp gỡ đó như thế nào và để làm gì. Hiện việc này đang được xem xét.

Như thế, dư luận về ông Cao Ngọc Oánh đang được làm rõ. Thế nhưng ông Cao Ngọc Oánh thuộc diện được chuẩn bị nhân sự để vào Trung ương và dự kiến đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Công an, vậy mà nghe nói cả hai việc chuẩn bị vào Trung ương và dự kiến đề bạt này hiện đã bị dừng lại. Vì sao lại có việc dừng lại ấy, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng không chỉ riêng trường hợp của đồng chí thủ trưởng CQĐT mà bất cứ người nào rơi vào hoàn cảnh như thế cũng vậy thôi. Tức là trong quá trình đang được xem xét, chuẩn bị nhân sự mà liên quan đến những việc chưa rõ ràng, cần phải được kiểm tra, kết luận thì đều phải dừng lại. Đó là nguyên tắc để bảo vệ sự trong sáng của tổ chức Đảng. Đã là đảng viên thì phải chấp hành nguyên tắc đó.

Để được vào diện dự kiến nhân sự Trung ương, dự kiến đề bạt Thứ trưởng thì người ta phải phấn đấu trong một thời gian dài. Nay chỉ vì một điều chưa rõ ràng mà đưa ra khỏi diện dự kiến nhân sự thì có gì đó chưa thỏa đáng, ông có nghĩ như vậy?

Đã là cán bộ Nhà nước, là đảng viên thì dù có được bầu vào Trung ương hay không cũng phải phấn đấu, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt công việc của mình. Đương nhiên, nếu sau này kết luận rằng đồng chí đó không có dính dáng gì đến tiêu cực thì đó cũng là điều đáng tiếc.

Nhưng tôi tin rằng trong bối cảnh nhạy cảm hiện nay của vụ án, việc có cuộc gặp gỡ ở Khách sạn Melia như thế thì buộc tổ chức phải xem xét làm rõ. Không thể vì một cá nhân mà để tổ chức Đảng không yên tâm, vì mục đích cao nhất của Đảng là xây dựng tổ chức trong sạch, vững mạnh. Trên quan điểm như thế, tôi tin rằng đồng chí đó chắc cũng vui lòng.

Có những thông tin cho rằng đã có những chứng cứ rõ về việc những đối tượng trong vụ án này đã chạy cả đến nhiều cán bộ trong các cơ quan tố tụng và cả nội bộ ban chuyên án, thưa ông?

CQĐT phát hiện ra mối quan hệ giữa tội phạm và cán bộ thì dù chưa có kết luận cuối cùng, vẫn phải khẩn trương làm rõ. Đương nhiên phải tạm thời rút những người đó ra khỏi chuyên án để đảm bảo việc điều tra được khách quan, trung thực, rõ ràng.

Việc điều tra những đối tượng trong vụ PMU18 hối lộ những ai, bao nhiêu tiền để có điều kiện lũng loạn trong một thời gian dài đã được tiến hành thế nào, thưa ông?

"Trong lúc tội phạm đang bị truy xét mà gặp gỡ những người có chức vụ và trách nhiệm quan trọng như vậy thì đương nhiên cơ quan chức năng phải làm rõ xem việc gặp gỡ ấy nhằm mục đích gì."

Đó là một hướng quan trọng đang được điều tra, đấu tranh làm rõ. Bởi quy luật thông thường cho thấy để được quản lý số tiền lớn như vậy và việc nhiều công trình lớn do PMU 18 làm chủ đầu tư có biểu hiện chất lượng kém, bị “rút ruột” như thế thường thì tội phạm phải có quan hệ nhằm tranh thủ sự ủng hộ, tạo thuận lợi cho hành vi vi phạm của chúng.

Nhưng có những việc rất cụ thể, ví dụ như một số cá nhân, tổ chức sử dụng xe ô tô công mượn từ Bùi Tiến Dũng mà CQĐT đã xác nhận rằng đó là hành vi đưa và nhận hối lộ thì sao?

Đó là việc phải làm. Hiện đã phát hiện 34 chiếc xe ô tô mà Bùi Tiến Dũng cho mượn. Nhưng trong việc này, với từng trường hợp mượn cụ thể thì còn phải chờ CQĐT làm rõ xem cụ thể mượn thế nào, vì mục đích gì, có vi phạm pháp luật hay không.

Quan điểm chỉ đạo là phát hiện đến đâu, thì nhanh chóng xử lý đến đó.

Cảm ơn ông!
 

kiwi_vn

Active Member
Thế giới đang theo dõi nên Việt Nam chủ trương làm chặt để có thể lấy lại niềm tin cho nhân dân & các nhà đầu tư nước ngoài .
 

Grenouille_vert

Moderator
Đối chất giữa các quan chức trong “bữa tiệc chạy án”

Ngày hôm nay, báo Người Lao động đưa tin Tôn Anh Dũng, tự Dũng “Huế”, đã thừa nhận có tổ chức một bữa ăn trưa ở khách sạn Melia trên đường Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Dũng bị bắt ngay khi vừa từ Thái Lan đặt chân về đến Hà Nội.


Khám xét tại nơI làm việc của Tôn Anh Dũng ở Cty CP BĐS Sông Đà.
Thông tin trên báo Người Lao Động cho biết, Cơ quan Điều tra đã xác định được danh tánh của 3 quan chức cao cấp còn lại ngoài ông Cao Ngọc Oánh. Đó là ông Đoàn Mạnh Giao - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (ông Lâm là anh ruột ông Nguyễn Văn Tùng, cán bộ Ban Tổ chức Trung ương- người vừa bị triệu tập do có dấu hiệu “môi giới hối lộ”- chạy tội cho Bùi Tiến Dũng); ông Nguyễn Hiếu Vinh, Vụ phó Vụ 1 (Vụ Chống tham nhũng) thuộc Văn phòng Chính phủ (ông Vinh nguyên là phó cục trưởng Cục CSKT - nay là Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ). Sau khi có danh tính các cán bộ có mặt tại bữa ăn này, cơ quan chức năng đã yêu cầu các cá nhân liên quan giải trình.

Đáng lưu ý, trong khi giải trình, vị bộ trưởng và Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh đã đưa ra một số thông tin không trùng khớp với nhau: Chẳng hạn, ai là người chủ động gọi điện mời người kia đến ăn cơm trưa tại khách sạn Melia; ai đến trước..., người nọ thì bảo người kia. Để làm rõ thông tin này, cuối tuần qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và một số cơ quan chức năng đã tiến hành cuộc đối chất giữa hai nhân vật. Dự kiến trong tuần tới, cơ quan chức năng sẽ có kết luận chính thức về vụ việc này.

Cũng về vấn đề có hay không "bữa tiệc chạy án", Báo Thanh Niên cho biết: Để làm rõ sự liên quan của 3 quan chức cao cấp có mặt tại bữa cơm của đối tượng chạy án Tôn Anh Dũng đặt tại một khách sạn 5 sao ở Hà Nội (diễn ra 5 ngày trước khi Bùi Tiến Dũng bị bắt), mới đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã tiến hành cuộc đối chất giữa các ông: Đoàn Mạnh Giao - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP); Nguyễn Văn Lâm - Phó chủ nhiệm VPCP và thiếu tướng Cao Ngọc Oánh - Thủ trưởng cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Cũng theo Thanh Niên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã tổ chức cuộc đối chất giữa 3 quan chức nói trên nhằm mục đích tìm ra sự thật. Đáng chú ý, tại cuộc đối chất này, Bộ trưởng Đoàn Mạnh Giao đã xác nhận một thông tin khá quan trọng là ông có quen biết Tôn Anh Dũng (Dũng "Huế"). Ông Giao cho rằng, là đại biểu Quốc hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong một số lần vào địa phương họp hành hoặc tiếp xúc với cử tri, ông Giao đã gặp Dũng "Huế" rồi quen biết. Ông Giao còn thấy Dũng "Huế" xuất hiện ở những nơi các quan chức trong tỉnh thường tổ chức gặp mặt.

Về việc có mặt tại bữa cơm ở khách sạn 5 sao nói trên, ông Giao cho biết, trưa hôm đó, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chủ nhiệm VPCP có sang phòng làm việc mời ông đi dùng cơm trưa, nói "là do ông Cao Ngọc Oánh mời". Ông Giao cho biết thêm, vì nghe nói có ông Oánh trong bữa cơm này nên ông Giao cũng nói là nên rủ thêm ông Nguyễn Hiếu Vinh (Vụ phó Vụ Chống tham nhũng VPCP) đi cùng vì ông Vinh trước đây vốn là Phó cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C15) thời ông Oánh làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng Cục C15. Tại bữa cơm, các quan chức có mặt đều khẳng định họ không hề bàn bạc, trao đổi gì về việc chạy án cho Bùi Tiến Dũng và không ai đưa tiền cho ai.

Trong phần trình bày của mình, ông Lâm xác nhận lời của ông Giao và cho rằng "ông Cao Ngọc Oánh là người mời cơm". Nhưng tại cuộc đối chất, thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vẫn khẳng định (như giải trình trước đó của mình) rằng: bữa cơm ở khách sạn Melia diễn ra trước hôm bắt Bùi Tiến Dũng chừng 4-5 ngày. Hôm đó, ông đang ở cơ quan thì nhận được điện thoại của Dũng "Huế" (là người đồng hương có mối quan hệ quen biết với ông Oánh) nói rằng: "Anh Giao, anh Lâm mời anh ra khách sạn Melia ăn trưa". Ra tới nơi, ông Oánh thấy những người dự bữa cơm đều là quen biết (có cả Dũng "Huế"). Ông Oánh khẳng định đó là bữa cơm trưa bình thường. Trong khi ăn, mọi người trao đổi những câu chuyện bình thường về công việc, không có ai nói gì về chuyện chạy án và không ai đưa tiền cho ai. Đến cuối bữa thì có ai đó nói: "Nghe nói vụ đánh bạc liên quan đến PMU 18 cũng phức tạp lắm?". Ông Oánh trả lời: "Vụ việc đang trong quá trình điều tra, nhiều vấn đề phức tạp lắm" rồi ra về.

Như vậy, qua cuộc đối chất vẫn chưa thể khẳng định ai là người mời bữa cơm hôm đó: ông Oánh, ông Lâm hay ông Giao ? Chỉ có một vấn đề, Dũng "Huế" chính là kẻ đứng ra tổ chức, bằng thủ đoạn "nhân danh ông này mời cơm ông kia". Tuy nhiên, nếu nói về mối quan hệ với Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến trước đây thì trong số 3 quan chức nói trên, ông Lâm là người biết rõ nhất. Vì em dâu của ông Lâm lại làm kế toán ở PMU 18, và anh vợ của ông Lâm (là ông Nguyễn Việt Bắc - bị can trong vụ đánh bạc cùng Bùi Tiến Dũng) trước kia lại là thư ký của Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến.

Một nguồn tin cho hay, tại Trại tạm giam T16 của Bộ Công an, Dũng "Huế" vừa khai ra một số bí mật rất quan trọng liên quan đến đường dây chạy án. Do vậy, việc nhận diện sự thật trong các điều trần của 3 quan chức cấp cao nói trên sẽ được sáng tỏ từ lời khai mới nhất của Dũng "Huế".

Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, hiện nay, ngoài những trường hợp đã tham dự bữa cơm nói trên, còn xuất hiện thêm một loạt thông tin khác, nghi ngờ (kể cả một số có đơn tố cáo) ngay chính trong Ban Chuyên án cũng có một số cán bộ đã có khả năng bị Bùi Tiến Dũng “bắn” bằng tiền. Dù đang rất thiếu người nhưng một số cán bộ điều tra đã phải rút khỏi chuyên án để làm rõ họ có nhận tiền chạy án của Bùi Tiến Dũng hay không? Bộ Công an cũng sẽ đưa một số điều tra viên lão luyện thuộc Cơ quan An ninh Điều tra của bộ vào để làm rõ những cán bộ điều tra nào liên quan đến vụ chạy án.

Tương tự, một số cán bộ ở Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A), thuộc VKSND Tối cao cũng sẽ bị điều tra vì có thông tin họ cũng liên quan đến đường dây chạy án vụ PMU18. Trong đó có Vụ trưởng Vụ 1A Nguyễn Duy Hồng, do tham dự một bữa ăn có sự tham gia của Nguyễn Mậu Thôn. Được biết, bữa ăn này diễn ra chiều tối 4-1, tại nhà hàng Phố Núi, trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, trước khi các đối tượng ở PMU18 bị bắt.

(Tổng hợp Thanh Niên, Người Lao Động)

(Source: Vietnamnet)

Hic, khủng khiếp!
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top