Nguyễn Phi Thanh - Giọt nước tràn ly !

ark

Active Member
lexuscva said:
Bài Văn của con Nguyễn Phi Thanh này là bài văn thối nát nhất mà tôi từng đọc... toàn viết xằng bậy và láo toét
Một bài văn tế hay và xúc động như thế mà mở mồm ra nói là "không thấy rung động", đúng là loại vô cảm, vậy mà cũng đòi thi học sinh giỏi Văn....
Có một ý kiến mà tui đọc được trong báo, thấy rất hay, tricsh dẫn cho các bác xem : "...Không ai cấm các bạn chê một tác phẩm mà các bạn không thích, chỉ có điều, liệu bạn có đủ sức để chỉ ra cái dở của nó hay không.... "
Thế mà nó tưởng hay lắm, phóng viên báo nào chụp ảnh cũng nhăn răng ra cười...
Riêng môn Văn , tôi thấy cái chương trình, cái cách chúng ta dạy và học Văn , những bài kiểm tra lấy điểm ở lớp mới thật sự là "thối nát" :) chắc chỉ trừ những lớp chuyên Văn ra :-?
Cái khái niệm "học sinh giỏi" bây h nó cũng tương đối lắm, giá trị đảo lộn hết cả, chẳng biết đường nào mà lần.
Cái ý kiến kia thì quá chuẩn , chúng ta có thể chỉ ra cái hay vì đã có những người đi trước , đã làm ra cái "khuôn" , và chúng ta chỉ được giáo dục để thành "những người thợ khéo tay, làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho" <-NamCao->, chứ từ trước đến h đã có mấy ai dám chỉ ra cái dở , mà những bài văn chỉ ra cái dở có đến được tay công chúng ko =)). Tất cả những gì chúng ta được dạy trên lớp là "cái hay" cái đẹp" của 1 số tp nhất định , chứ ko được dạy cách để cảm thụ, cách thể hiện cảm xúc của mình của mình trước tp vh, hay con mắt, quan điểm của mình trước 1 sự kiện xã hội, chẳng hạn như bài văn làm chấn động nền GD nước nhà này.

PS : ko nhăn răng ra cười thì khóc à =)) hay là ăn năn hối cải =))
 
Nói thật, em cũng hơi bất bình với kiểu nói cùn của bà Thanh này, nhưng cũng có cái đúng của nó, nhớ lại hồi lớp 5 mình học văn giỏi thế, thick' học văn thế, sang lớp 6 làm văn theo ý mình nghĩ thì cô cho điểm 5, làm theo nguyên văn cô đọc 8 luôn - ức chế không chịu được, cô này dạy đến hết lớp 9-coi như cảm hứng văn chương cạn kiệt luôn, bây h nghe đến môn văn lại ớn cả người .
 
Anh chẳng có cảm xúc gì với vấn đề này cả. Cái tính dân mình là biết rồi, thấy người ta nói cũng nói hăng như ai, cuối cùng đâu lại vào đấy. Vụ này cũng thế mà thôi, cho nên nếu việc thảo luận, tỏ thái độ mà có ích thì hẵng làm, không thì coi nó như tin rao vặt đọc xong rồi quên đi, thảo luận để làm gì?
 

kiban

Member
ark said:
Riêng môn Văn , tôi thấy cái chương trình, cái cách chúng ta dạy và học Văn , những bài kiểm tra lấy điểm ở lớp mới thật sự là "thối nát" :) chắc chỉ trừ những lớp chuyên Văn ra :-?
Cái khái niệm "học sinh giỏi" bây h nó cũng tương đối lắm, giá trị đảo lộn hết cả, chẳng biết đường nào mà lần.
Cái ý kiến kia thì quá chuẩn , chúng ta có thể chỉ ra cái hay vì đã có những người đi trước , đã làm ra cái "khuôn" , và chúng ta chỉ được giáo dục để thành "những người thợ khéo tay, làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho" <-NamCao->, chứ từ trước đến h đã có mấy ai dám chỉ ra cái dở , mà những bài văn chỉ ra cái dở có đến được tay công chúng ko =)). Tất cả những gì chúng ta được dạy trên lớp là "cái hay" cái đẹp" của 1 số tp nhất định , chứ ko được dạy cách để cảm thụ, cách thể hiện cảm xúc của mình của mình trước tp vh, hay con mắt, quan điểm của mình trước 1 sự kiện xã hội, chẳng hạn như bài văn làm chấn động nền GD nước nhà này.

PS : ko nhăn răng ra cười thì khóc à =)) hay là ăn năn hối cải =))
Mình là học sinh lớp toán nhưng mình chả thích ý kiến bạn này tí tẹo nào cả. Mình không hiểu bạn thích thể loại văn học nào ???

Về văn học thì mình cũng ko giỏi lắm mà không muốn nói là kém nữa nhưng mình nghĩ là chúng ta đi học ai cũng nói là tôi muốn học cái hay cái mới nhưng đến khi được học thì ....., về bài văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc này theo ý kiến của mình thì đây là bài văn tế hay nhất và gần như là hình mẫu của thể loại văn tế , thực sự thì cho đến tuổi này có lẽ chúng ta chưa cảm nhận hết nhưng biết đâu có rất nhiều người đã , đang và sẽ cám ơn những người dạy bài này và người đã viết nên tác phẩm tuyệt vời này đã thay họ nói những lời chất chứa tới người thân đã khuất.....
 

unni_x

Active Member
Văn chương thì cũng tùy người mới cảm nhận được thui :) Có người thấy hay thì bảo hay, NPT không thấy hay thì nói không thấy hay, quyền tự do ngôn luận, có tức cũng chẳng làm được gì :D
Không xét về cách NPT đã viết, tuổi trẻ, bồng bột, nhất là lúc cao hứng, viết xong thì nộp luôn chứ có giở lại bài để xem đâu mà sửa chữa :)
Bỏ qua nhìu thứ, Un thích cá tính của bạn này, dám nghĩ, dám làm, ngông cuồng 1 chút thì đã sao, chúng ta đã ai dám làm thế chưa :)
 

ngothutra

Member
unni_x said:
Văn chương thì cũng tùy người mới cảm nhận được thui :) Có người thấy hay thì bảo hay, NPT không thấy hay thì nói không thấy hay, quyền tự do ngôn luận, có tức cũng chẳng làm được gì :D
Không xét về cách NPT đã viết, tuổi trẻ, bồng bột, nhất là lúc cao hứng, viết xong thì nộp luôn chứ có giở lại bài để xem đâu mà sửa chữa :)
Bỏ qua nhìu thứ, Un thích cá tính của bạn này, dám nghĩ, dám làm, ngông cuồng 1 chút thì đã sao, chúng ta đã ai dám làm thế chưa :)
Ngông cuồng một chút thì đúng là không sao cả. Nhưng hành động ngông theo kiểu ném bùn vào Bộ GD thì còn chấp nhận được chứ hành động phủ nhận lịch sử cha ông thì không chấp nhận được :cool:
 

lexuscva

Member
chứ từ trước đến h đã có mấy ai dám chỉ ra cái dở , mà những bài văn chỉ ra cái dở có đến được tay công chúng ko . Tất cả những gì chúng ta được dạy trên lớp là "cái hay" cái đẹp" của 1 số tp nhất định , chứ ko được dạy cách để cảm thụ, cách thể hiện cảm xúc của mình của mình trước tp vh, hay con mắt, quan điểm của mình trước 1 sự kiện xã hội, chẳng hạn như bài văn làm chấn động nền GD nước nhà này.
thằng ARRk bị đui mà không nhìn thấy tao trích dẫn đoạn này
""...Không ai cấm các bạn chê một tác phẩm mà các bạn không thích, chỉ có điều, liệu bạn có đủ sức để chỉ ra cái dở của nó hay không.... "
Không chỉ được ra nó dở ở chỗ nào thì đừng mở mồm ra mà chê bai này nọ, thích hay không thích chỉ là cảm nhận của mỗi người, nó chả có nghĩa lí gì ở đây cạ
Hay như bạn Phi Thanh bạn nói là "trong 10 người thì có 9 người không thích Văn têtees... "như thế là áp đặt, thử hỏi bạn ý dựa vào đâu mà nói như vậy, hay bạn ý làm bài khảo sát quy mô toàn quốc??? Đúng là ếch ngồi đáy giếng...

Hơn nữa muổn hiểu được một tác phẩm văn học thì cần phải đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác giả, mới thấu hiểu đươc...

PS : ko nhăn răng ra cười thì khóc à hay là ăn năn hối cải
Cái loại như mày thì có biết liêm xỉ là cái gì đâu, tao không thèm chấp loại này

Ngông cuồng một chút thì đúng là không sao cả. Nhưng hành động ngông theo kiểu ném bùn vào Bộ GD thì còn chấp nhận được chứ hành động phủ nhận lịch sử cha ông thì không chấp nhận được
Bạn này nói hay lăm... Cá tính gì quay lưng lại với lịch sử nước nhà, phỉ báng quá khứ, thì cái cá tính này cũng đáng phỉ nhổ vào, dẫm đạp lên....


Không hiểu sao có người lại tỏ ra "khâm phục" bạn PT vì "dám nói lên sự thật", báo HHT cũng tỏ ý khen này, bó tay toàn tâp...
Không cảm nhận được tác phẩm thì bảo nó không hay, không hiểu được tác phẩm thì chê nó dở, thùng rỗng mà kêu to....Buồn thay cho giáo viên dạy Văn nào có đứa học sinh như thế này...

to lenca: nhìn ở khía cạnh nào thì bài văn này cũng là nỗi sỉ nhục
 

ark

Active Member
kiban said:
Mình là học sinh lớp toán nhưng mình chả thích ý kiến bạn này tí tẹo nào cả. Mình không hiểu bạn thích thể loại văn học nào ???

Về văn học thì mình cũng ko giỏi lắm mà không muốn nói là kém nữa nhưng mình nghĩ là chúng ta đi học ai cũng nói là tôi muốn học cái hay cái mới nhưng đến khi được học thì ....., về bài văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc này theo ý kiến của mình thì đây là bài văn tế hay nhất và gần như là hình mẫu của thể loại văn tế , thực sự thì cho đến tuổi này có lẽ chúng ta chưa cảm nhận hết nhưng biết đâu có rất nhiều người đã , đang và sẽ cám ơn những người dạy bài này và người đã viết nên tác phẩm tuyệt vời này đã thay họ nói những lời chất chứa tới người thân đã khuất.....
Em lớp Anh anh ạ, em thik cái "thể loại" được đút vào quyển Văn học tập 2 , được nhồi nhét 1 cách tạm bợ mỗi khi thi HK xong :)
@lexus : có mắt ông đui thì có , trích thì cũng fải trích cho hết chứ
"cảm nhận của mỗi người chẳng có nghĩa lý gì ở đây" =)) suy nghĩ của 1 học sinh được đào tạo bởi nền GD VN. Nếu là giáo dục thực chất thì cảm nhận của mỗi người mới là fần quan trọng nhất trong 1 bài văn :9
"Sỉ nhục" thì quá đúng, sỉ nhục của nền giáo dục nước nhà , fỉ báng vào fương fáp dạy và học Văn
 

unni_x

Active Member
ngothutra said:
Ngông cuồng một chút thì đúng là không sao cả. Nhưng hành động ngông theo kiểu ném bùn vào Bộ GD thì còn chấp nhận được chứ hành động phủ nhận lịch sử cha ông thì không chấp nhận được :cool:
Un bảo là " bỏ qua nhìu thứ" mà :) , tức là nếu không xét đến lời nói phủ nhận lịch sử đó thì un khâm phục bạn này ;-) nhưng vì bạn ý đã nói lời đó nên sự khâm phục cũng không còn tồn tại ;-) hình như mình nói ngắn quá nên mọi người không hỉu :(
 

kiwi_vn

Active Member
Việc của NPT thì chỉ đáng chê trách nhiều hơn đáng khen ! Tại sao trong những giờ học trên lớp hs này lại không đứng lên khẳng định lập trường của mình mà lại chờ vào 1 kỳ thi HSG? Thật khó hiểu? Lẽ nào 1 người sinh ra và tồn tại trong hòa bình như NPT mà có thể viết rằng chúng em sống trong hòa bình , chúng emn không quan tâm đến quá khứ? Làm sao có thể biện minh cho 1 người con của dân tộc VN?
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
em Phúc said:
Việc của NPT thì chỉ đáng chê trách nhiều hơn đáng khen ! Tại sao trong những giờ học trên lớp hs này lại không đứng lên khẳng định lập trường của mình mà lại chờ vào 1 kỳ thi HSG? Thật khó hiểu?
Chị nghĩ là đứng trên lớp nói thì có rất nhiều HS nói rồi, nhưng mà để chuyện đó được chú ý hơn, và vang rộng hơn thì chỉ có cách này... :)
Chị chỉ không đồng ý với em ý về câu nhận xét là "không thương xót.." thôi, chứ còn những cái khác em ý viết đều đúng cả mà... Đáng khen là em này dám nói ra điều mà ai cũng biết từ bao nhiêu năm nay mà ít ai dám thổ lộ...
(có lẽ là em ý nói thẳng quá thành ra làm nhiều người phật lòng)
 

kiwi_vn

Active Member
Hôm nào em sẽ cop cho chị bài viết của hs này ! Lúc đó chị sẽ thấy nhiều điểm không đồng tình thôi mà !
 

lexuscva

Member
@lexus : có mắt ông đui thì có , trích thì cũng fải trích cho hết chứ
"cảm nhận của mỗi người chẳng có nghĩa lý gì ở đây" suy nghĩ của 1 học sinh được đào tạo bởi nền GD VN.
nói ngu thế, đã gọi là trích dẫn lại còn "trích cho hết" =)) =)) =))
cái tôi nói ở đây là cảm nhận của ông thích hay không thích thì đưng mang ra đây mà phô vì đấy không phải là cảm nhận của tất cả mọi người, nó chỉ là suy nghĩ nông cạn một số cá nhân, đừng mang ra áp đặt cho số đông :9

Nếu là giáo dục thực chất thì cảm nhận của mỗi người mới là fần quan trọng nhất trong 1 bài văn
"Sỉ nhục" thì quá đúng, sỉ nhục của nền giáo dục nước nhà , fỉ báng vào fương fáp dạy và học Văn
nói ngu như.... =))sao ông không trách cái đầu ngu dốt và thiển cận của ông, không hiểu được hết cái hay của nó thì đổ lỗi cho giáo dục, thế sao vẫn cái nền giáo dục đấy mà bao nhiều người người ta vẫn thấy hay, vẫn rung động, vẫn tự hào....
Tặng ông mấy chữ "Tiên trách kỷ hậu trách nhân"
về xem lại mình đi nhé, xem lại đầu óc đi, đã đủ sức hiểu chưa, chứ đừng đổ tội cho giáo duc...

nói nhỏ: ông ark bức xúc với giáo dục Việt Nam thế thì ra nước ngoài mà học
ngồi đấy mà chửi làm gì, hô hô ( loại thằng này nếu ra nước ngoài thì sớm muộn cũng quay lưng lại chửi Tổ Quốc thôi :| :| Buồn cho một thế hệ )
 

lexuscva

Member
Hôm nào em sẽ cop cho chị bài viết của hs này ! Lúc đó chị sẽ thấy nhiều điểm không đồng tình thôi mà !
bao giờ posst lên đi, nhiều người chưa đọc, nghe loáng thoáng cũng vào đây rồi phát biểu, đọc rồi sẽ thấy hối hận về nhưng điều mình nói thôi :)
 
Em cũng không đồng ý với việc NPT đưa mấy cái lí do cùn ra để biện minh cho việc mình không làm được bài thi này. Tuy nhiên, em cũng không đồng ý với anh về việc anh bảo:
kiwi_vn said:
Tại sao trong những giờ học trên lớp hs này lại không đứng lên khẳng định lập trường của mình mà lại chờ vào 1 kỳ thi HSG? Thật khó hiểu?
Cái kiểu dạy văn của nước mình em thấy buồn cười lắm, bài văn nào dù hay đến mấy cũng sẽ có 1 cái gì đó hạn chế, và đối với mỗi người thì họ nhận thấy cái hạn chế đó khác nhau, em chưa từng thấy giáo viên nào dám chê những bài văn trong sách, hay là nói thái độ của mình như cảm thấy chỗ này có lẽ không hợp lí, bản thân giáo viên cũng không nói thì làm sao học sinh dám nói. Mà học sinh làm ji` có quyền cãi giáo viên. Nếu anh bảo là tại sao không đứng lên khẳng định lập trường của mình, nói thật là em đố anh đấy, có học sinh nào dám đứng lên, có lẽ đứng lên và nói thì cũng sẽ có những xì căng đan y hệt như thế này, không biết chừng còn bị cảnh cáo toàn trường ý chứ .
 

KaIgEnN

Member
Thế mọi người đã đọc bài phỏng vấn cô giáo dạy văn N.T.L của her chưa?

Trích 1 vài đoạn này:

Là một học sinh được cử đi thi học sinh giỏi văn, vậy mà em Thanh đã không học bài. Nói cho đúng là học tủ nên đã “lệch tủ” khi vào phòng thi. Song Thanh lại coi như em không cần biết, không cần hiểu, không xúc cảm trước một tác phẩm có giá trị.
Cho dù không có xúc cảm thì trách nhiệm của một học sinh sau khi học bài là phải nhận thức được đó là cái gì. Tôi cho rằng lúc đó Phi Thanh suy nghĩ không được bình thường khi nói rằng em không cần biết về quá khứ vì chúng em đang sống trong thời bình.

Vừa thông cảm phần nào cho Phi Thanh, nhưng tôi cũng đã rất giận. Ngay sau đó, trước cả lớp tôi đã phân tích cho Phi Thanh biết em sai ở chỗ nào. Phi Thanh có nhận với tôi là không học bài, nếu như đề ra hỏi đến văn học lãng mạn thì em sẽ “tung hoành” hơn.

- Sau buổi đó Phi Thanh đã nói gì với chị?

- Phi Thanh có xin lỗi tôi. Học sinh cũng cho tôi biết, Phi Thanh nói với các bạn rằng, em không hề có ý gì là nói cô cả, mà chỉ định góp ý cho chương trình thôi.

Hôm ở trên lớp, tôi cũng phân tích cho Phi Thanh rằng, nếu như em thật sự thẳng thắn thì trước khi viết những điều trên, em phải viết rằng: “Em xin lỗi thày cô vì trước khi đi thi em đã không học lại bài này”. Sau đó em muốn đổ lỗi cho cái gì thì đổ. Như thế mới là đúng và biết cách sống. Đồng ý lỗi tại chương trình, lỗi tại ra đề thi, nhưng lỗi em không học bài nằm ở dòng nào?

...Tôi rất đau đớn vì người ta sẽ nghĩ tôi dạy học sinh thế nào mà để học sinh nói: "Em không cần biết, em không hề thương xót khi đọc bài văn tế", một trái tim vô cảm, lạnh lùng, tàn nhẫn được đẩy tới tận cùng...

... Căn bệnh chung của học sinh là luôn luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan mà không nhìn nhận lại chính mình. Nếu không cẩn thận, những người lớn sẽ vô tình khuyến khích con trẻ điều đó. Lẽ ra, chúng ta phải dạy con cái mình sống cho đúng. Trước một thất bại, điều đầu tiên phải tìm hiểu mình sai sót ở chỗ nào. Một khi không tự nhận ra được phần sai của mình thì tất cả lý do khách quan phía sau đó không còn có giá trị nữa. Không nên trút tất cả lỗi vào một cái gì đó để biện minh cho việc mình không học bài....
...Đừng ai nghĩ chúng tôi hiện nay lên lớp và dạy bằng cách áp đặt. Chúng tôi cũng thích dạy theo phương pháp gợi mở cho học sinh và đang cố dung hoà để làm sao vừa truyền đạt được kiến thức cho học sinh, đồng thời gợi mở để các em phát biểu ý kiến. ...
Có lẽ ko cần nói thêm gì nhiều nữa, phải ko? Riêng K, thấy thật nực cười khi có ai khen NPT can đảm, đó chỉ là lý sự cùn của 1 trái tim vô cảm mà thôi. Ko thể mượn lý do khách quan là nền giáo dục nước nhà chưa tốt, cách dạy văn của nước ta còn quá gượng ép, để bao biện cho việc mình ko học bài, để bao biện cho 1 trái tim quay lưng lại với truyền thống, với những hy sinh mất mát của cha ông. KB rất thích câu này của cô giáo NTL: "...Lẽ ra, chúng ta phải dạy con cái mình sống cho đúng. Trước một thất bại, điều đầu tiên phải tìm hiểu mình sai sót ở chỗ nào. Một khi không tự nhận ra được phần sai của mình thì tất cả lý do khách quan phía sau đó không còn có giá trị nữa..."
 
nhưng anh không nên phủ nhận những gi` chị Thanh nói chứ, dù sao, nó cũng là 1 vẫn đề nổi cộm trong việc dạy và học, nếu không có vụ này, liệu các nhà giáo dục có thực sự nhận ra là họ đang dạy con cái mình như thế nào .
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
em Phúc said:
Hôm nào em sẽ cop cho chị bài viết của hs này ! Lúc đó chị sẽ thấy nhiều điểm không đồng tình thôi mà !
Chị đọc rồi mà em. Trong forum mình có rồi mà (hình như là Nhật Anh đã post)...

Chị vừa tìm được link rồi đây:
http://www.chuvanan.org/tuoihoctro/forum/showpost.php?p=74805&postcount=2

Chị đồng ý với em Trang.
Nói chung là vụ này cũng chẳng hẳn là khen được, cũng không hẳn là chê được... Tùy mình nhìn từ phương diện nào...
Nếu nhìn khách quan ra thì vừa là dáng khen, vừa là đáng trách... Nên rốt cuộc, người nào đứng về phía nào cũng có cái lý của người đó, nên không thể người ở vế này không chấp nhận người ở vế kia được... :)
 

kiwi_vn

Active Member
Đây là nhận xét của ngành CAND :

Dư luận đang ồn ào một cách không đáng có sự việc, một cô bé học lớp 11 đi thi học sinh giỏi văn, không bình gì về bài "Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc" và nói không muốn làm bài này vì không hay, không hiểu... Đáng tiếc là chuyện nhỏ ấy lại được những người ưa đưa tin giật gân tô vẽ thêm để suy luận ra nhiều điều chẳng hay ho gì.



Họ khen em dũng cảm. Có thể, song đó là thứ dũng cảm quá tầm. Thực ra, nên coi sự ứng xử của em thời điểm ở phòng thi như là cách các em học sinh thường hay ứng xử kiểu ra đề thi “khép” của các thầy cô. Tin rằng, nếu ra đề thi theo hướng “mở”, em Thanh sẽ làm tốt.

Có nên đưa em ra báo chí để minh chứng cho một điều gì? Thử hỏi, dù ngành Giáo dục - Đào tạo có nhiều hạn chế gì đi nữa, từ sách giáo khoa đến học thêm, đề thi, lịch học... song người ta sẽ nghĩ sao khi có một lớp trẻ đang vươn lên mạnh mẽ từ chính nền giáo dục ấy, hàng loạt giải thưởng quốc tế về tin học, toán, vật lý... đã được trao cho họ, kể cả nhiều lĩnh vực khác, vậy họ cắp sách dưới mái trường nào?

Có thể dùng 1.001 cách đóng góp cho ngành Giáo dục - Đào tạo, song quyết không phải là lối chơi trội bất bình thường mà báo chí đã nói về cô bé ấy.

Em Thanh có nói rằng "Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ". Quả đó là nhận thức hết sức hồn nhiên, vô tư của tuổi mới lớn, Thanh ạ. Văn học hay bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào khác đều có yếu tố lịch sử, đều gắn với lịch sử. Qua lịch sử, em sẽ hiểu được những chi tiết đời sống được đề cập đến trong bài văn - tôi nói hiểu chứ chưa nói đến rung động hay không rung động - và đồng thời, qua bài văn em sẽ hiểu thêm về lịch sử. Chẳng nhẽ 11 năm học trong nhà trường không giúp em hiểu được, cảm nhận được đời sống cũng như tinh thần của những thế hệ đi trước?
BÌNH GIANG

Tôi cho đây là chuyện lạ, lạ ở chỗ chúng ta đã lơi lỏng việc giáo dục, đến mức để ai đó “cổ suý” một cô bé lớp 11 đi thi lại dám lớn tiếng “nhắc nhở” một nền văn học cách mạng trong hơn nửa thế kỷ là ít có cái mới và không thích học, không quan tâm đến những bài văn mô tả sự hy sinh anh hùng của những bậc tiền bối!

Thật đáng tiếc, khi hiện tượng mà có nhiều người cho là lạ này diễn ra đúng vào lúc thế giới tổ chức trọng thể chiến thắng phát xít và tỏ lòng tri ân với người đã quá cố cho sự nghiệp cao cả, khi Việt Nam vừa tưng bừng lễ hội 30 năm giải phóng miền Nam, ghi công ơn to lớn của biết bao anh hùng, liệt sỹ và hôm nay lại sắp đến kỷ niệm lần thứ 115 Ngày sinh Bác Hồ.

Thử nghĩ xem, dấu hiệu ấy đã xuất hiện ở những địa hạt gì?

Trong âm nhạc, gần đây nhiều người, đa số là lớp trẻ, suốt ngày chỉ đắm mình vào loại nhạc não tình thấp kém. Họ chê những Hoàng Vân, Hồ Bắc... và họ cũng chỉ yêu thứ âm nhạc ru ngủ của một vài nhạc sỹ nào đó, có thể cũng có tài, song đã không đủ sự gan dạ để đứng vào hàng ngũ cách mạng và cố tình quên mất rằng khi giặc đến nhà, liệu anh có thể ngồi đó mà ê a triết lý đôi lời phản chiến hay ngâm ngợi vẻ đẹp của những thu vàng, hạ trắng được không?

Trong hoạt động xã hội, sự thờ ơ với trách nhiệm công dân của bộ phận không ít các ca sỹ trốn thuế, sự sa đọa của một số gương mặt trẻ xuất hiện trong các "động lắc" hay những kiểu phạm pháp ngày càng táo tợn, hành động thô bạo, cay cú trong một vài hoạt động thi đấu thể thao... là biểu hiện loại này.

Đối với tuổi mới lớn, hãy đừng biến các em thành những “anh hùng”. Nên như bố mẹ em, rất cần thương yêu, vị tha và uốn nắn cho măng “mọc thẳng”
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top