Nguyễn Phi Thanh - Giọt nước tràn ly !

Chị Hà nói đúng... hơi bồng bột. Hậu quả của việc làm "anh hùng" này ko ai lường trước được. Trước mắt là thầy hiệu trưởng trường VĐ đã tỏ thái độ ko hề đồng ý với việc là đó : " trường đã bồi dưỡng cho học sinh này đại diện trường đi thi HSG TP, vậy mà em này ko những ko có kiến thức về bài, ko làm đúng nhiệm vụ là làm bài,mà còn viết như vậy"
Không biết lớp 12 em ấy sẽ ntn, cứ suy từ vụ của mình ra, ko rầm rộ, mà đã..... như vậy rùi :( :( !
 

kiwi_vn

Active Member
Lớp 12 em ấy sẽ như thế nào ư? có trời mới biết nổi ! Tuy nới bỏ qua nhưng cả GV lẫn hs đó không thể nào vượt qua nổi cái ám ảnh này đâu !
 

lexuscva

Member
Theo tôi nghĩ, thực ra chả có tý nào gọi là "dũng cảm nói lên sự thật " ở đây cả, đơn giản là vì thi đúng phần không biết, lệch tủ, thành ra tức tối mà làm điều xằng bậy vậy thôi.... chẹp
 

banzac

Member
Hôm nay mới được tiếp xúc với đề tài sôi nổi này! Muốn nói gì đó nhưng các bạn nói hết rồi! Muốn trách muốn thương các bạn đều đã công khai ý kiến.
Tôi chỉ xin có vài lời thế này.
Từ bé ai chẳng biết 2 câu
"Ao nhà vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu"
Lớn lên chút nữa là:
"Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con"
Ngôn từ giản dị, trong sáng và cực kỳ gần gụi, dễ hiểu.
Rồi:
"Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Một cô gái Nga
Mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đàn..."

Văn học không có lỗi, nền giáo dục của chúng ta cũng không có lỗi, một đất nước 4000 năm văn hiến làm sao đem ra để mổ xẻ, làm sao dám mang lá quốc kỳ là xương máu của dân tộc để ngợi ca một lời ích kỷ, bồng bột của 1 đứa trẻ.
Đã có "Nam quốc sơn hà", "Hịch tướng sĩ" thì nếu hùng thiêng sẽ có "Bình Ngô Đại cáo", nếu máu xương sẽ có "Văn tế", điều này là tất yếu, và cái điều đáng báo động không phải là chỉ trách nền giáo dục của chúng ta mà phải chỉ trích chính cái tư tưởng mà một số bạn đang ca tụng.
Ai chẳng biết thơ tự do dễ hơn văn tế, nhưng nếu vì thế mà bồng bột viết ra những ý kiến thiển cận đến vậy quả không đáng...
Đừng nói rằng nền giáo dục của chúng ta nói chung và môn văn học của chúng ta nói riêng không cho các bạn cơ hội để tìm thấy cái dở của tác phẩm.
Trong mỗi giờ dạy, đều có những thời gian để nhìn thấy mặt hạn chế của tác phẩm do chủ quan (tác giả) và khách quan (thời thế, lịch sử)... điều này cần phải đầu tư mới biết đươc. Đừng có đổ lỗi cho ai.
Ai đã từng đọc Hoài Thanh, Hoài Chân mới biết được tại sao họ sống mãi và chợt hiểu tại sao Dương Thu Hương lại thân bại danh liệt với tác phẩm "Bên kia bờ ảo vọng", mỗi tư tưởng đều bị công luận phán xét và thời gian là người trả lời công minh nhất.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top