Môn Hy Lạp học!Tại sao ko????

http://www.pantheon.org/articles/l/lamia.html

http://www.loggia.com/myth/lamia.html

Vào google kiếm thì đâu có ít :|

Em nghĩ Hy Lạp cũng là 1 cái nôi văn hóa. Vì văn hóa Hy Lạp ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa La Mã. Có tác giả còn nói Hy Lạp và La Mã là 1 nền văn hóa nối tiếp chỉ thay đổi về phương thức cai trị. Như thế cũng có thể nói văn hóa La Mã phát triển hơn văn hóa Hy Lạp về mặt chính trị. Đế chế La Mã trải dài trên vùng địa Trung Hải và quần đảo Anh trong 1 thời gian dài nên anh hưởng của nó là cực mạnh. VD điển hình nhất Attila the Hun sử dụng đội quân của ông ta bằng các binh khí, chiến thuật của La Mã ( Do lính của Hun từng chiến đấu dưới sự chỉ huy của La Mã như 1 phần của sự cống nạp qui phục nhưng do sự bất bình đẳng và đối sử thậm tệ người Hun nổi lên ) để chống lại quân đội La Mã.
 

DarkTemplar

Member
Nhưng tôn giáo đa thần của Hy Lạp và La Mã không tồn tại được trước ảnh hưởng của đạo Thiên chúa..Nếu thế nói Hy Lạp là cái nôi liệu có quá chênh lệch so với cái nôi khác là Ấn Độ không?
 
Điều này thì đúng là khó so sánh thật, nhưng đúng ra mà nói đế chế La Mã sử dụng đạo thiên chúa như 1 công cụ cai trị và áp đặt hơn là 1 cản trở. (minh chứng rõ ràng nhất là dan Celts hầu hết cải đạo).
Dưới đây là bản đồ Rome thời cực thịnh:

Hơn nữa sự giao thoa của các nền văn hóa là rất khó nắm bắt. Khó có thể nói nền văn hóa nào lớn hơn nền văn hóa nào cả. Chỉ có thể nói trong 1 thời điểm nhất định thì nền văn hóa nào đạt nhiều thành tựu hơn thôi.
 

tuankazzan

Member
Đúng thế,vì bản thân mỗi nền văn hóa đều có những đặc trưng riêng và cũng có thời kì đỉnh cao,thời kì suy tàn.3 cái nôi văn hóa của thế giới là Hy Lạp,Ai Cập và Trung Quốc.Có thể nói là 3 nền văn hóa này có ảnh hưởng rất lớn đến các nền văn hóa khác trên thế giới.Ví như nền văn hóa Hy Lạp được La Mã học tập và phát triển thành văn hóa La Mã cổ đại,được coi là nền văn hóa tiên tiến nhất thời trung cổ trên thế giới.Văn hóa Hy Lạp cũng có một số ảnh hưởng nhất định đến văn hóa Gothic,Byzantine...và nền dân chủ Hy Lạp là tiền đề và hình mẫu cho nền dân chủ trên thế giới hiện nay như Các Mác đã từng nhận định và đúc kết.
 

tuankazzan

Member
Còn văn hóa Ai Cập thì ảnh hưởng đến nền văn hóa các nước Bắc Phi,Trung Á và ngay cả La Mã.Theo ý kiến của em thì thực ra văn hóa Ai Cập ko có ảnh hưởng đến nền văn hóa các nứoc khác được nhiều như vàn hóa Trung Quốc và Hy Lạp vì bản thân văn hóa Ai Cập khi phát triển đã không mang tính khái quát cao.Cuối cùng là văn hóa Trung Quốc thì khỏi nói rồi vì gần như nứoc nào ở Chau Á cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi văn hóa TQ.
 

tuankazzan

Member
Đặc trưng của văn hóa Hy Lạp-La Mã là tính triết học,ảnh hưởng mạnh mẽ của các vị thần và sự chặt chẽ và dân chủ(so với thời đó) của hệ thống chính trị.Có đúng ko nhỉ??Người Ai Cập thì đặc biệt chú trọng đến tư duy trừu tượng,ngừoi Ấn Độ thì có lối suy nghĩ sâu sắc và mang tính triền miên,họ chú trọng sức mạnh thiêng liêng từ trong sâu thẳm con người.........
 
Anh chẳng quan tâm đến Ai cập hoặc lịch sử cổ đại nên không kết luận được Ai Cập có đáng được gọi là cái nôi văn hóa không hay chỉ là 1 nền văn minh rực rỡ thủa ban đầu của nhân loại thôi. Có điều chắc chắn Carthage không đáng được coi là 1 nền văn hóa đáng chú ý vì thời gian tồn tại quá ngắn lại tập trung vào các cuộc giao tranh với Rome. Bản đồ thành Carthage:



Tiếng Phoenician thì Carthage nghĩa là thành phố mới. Thành Carthage nay thuộc địa phận của Tunisia. Nói chung Carthage chỉ có Hannibal Barca là đáng chú ý. (Thành lập năm 814 trước công nguyên và bị kết liễu bởi Scipio Aemilianus sau cuộc chiến Punic lần thứ 3, năm 146 BC)

Byzantine là đế quốc La Mã phía tây, tuy sụp đổ sau Rome nhưng về bản chất thì cũng vẫn là La Mã. Sở dĩ gọi là Byzantine vì phiên âm theo tiếng Hy Lạp thì Constantinople là Byzantium.

Nói chung lịch sử cổ đại phức tạp mà cũng chẳng thú vị lắm tại sách vở mỗi người 1 phách. Nhưng nếu học về Hy Lạp thì không được bỏ qua cuốn Peloponnesia War .Ở khoa hy lạp học trường anh, kì đầu tiên phải học cuốn này. Đây là 1 tác phẩm kinh điển để nghiên cứu về Hy Lạp cổ.

Nền văn hóa Ba tư thì chả nhỏ tí nào cả. Chỉ là vì ở VN ít sách vở liên quan đến vùng trung cận đông thôi. Hơn nữa lịch sử vùng này bị chia cắt liên tục bởi chiến tranh nên khó theo dõi. Đế chế Ba Tư:

 

DarkTemplar

Member
@Tuankazzan: Anh nghĩ làm việc khoa học nên đi từ cơ sở..Cậu không đưa ra định nghĩa thì không thể nói "Cái gì là cái gì" và "Có bao nhiêu cái" được. Mọi người cũng phải dựa vào cái định nghĩa cậu đưa ra mới đánh giá được cậu đúng hay sai và thảo luận với cậu.
 

tuankazzan

Member
Dạ vâng vâng em cũng biết là hiểu biết của em còn có hạn mà cho nên em mới đưa ra tất cả những kiến thức mà em có thể nhơ được về Hy Lạp cho mọi người còn bổ xung và dạy bảo em!Mong mọi người chỉ giáo,kiến thức của em còn ít nên hơi bị lộn xộn...
 
Chán nản không dưng có 1 vị nhảy vào spam bài.
Nhiều người thích Hy Lạp vì những câu chuyện thần thoại của nó. Nhưng chính vì những câu chuyện thần thoại này cũng làm nguời ta khó đưa ra những kết luận xác thực về nền văn minh này. Về lịch sử Hy Lạp có học giả chia như sau:

Aegean Civilization (before 1600 BC)
Mycenaean Greece (ca. 1600–1200 BC)
Greek Dark Ages (ca. 1200–800 BC)
Ancient Greece (776–323 BC)
Hellenistic Greece (323 BC–146 BC)
Roman Greece (146–330 AD)
Byzantine Empire (330–1453 AD)
Ottoman Greece (1453–1832)
Modern Greece (after 1832)


Trên thực tế, trong 1 thời gian dài, Hy Lạp gồm nhiều thành bang độc lập. Sự độc lập này dẫn đến sự phát triển vượt bậc của 1 số thành bang điển hình như Athen, Corinth, Sparta. Hệ quả tất yếu là nội chiến để tranh dành ảnh hưởng. Nhưng cũng thời điểm người Hy Lạp thống nhất để chiến đấu chống lại kẻ thù. Chiến thắng chói lọi nhất theo ý kiến của mình là Marathon:

Phía Hy Lạp

Chỉ huy là Miltiades, Callimachus.
quân số gần 10 000
thiệt hại 192

Phía Ba Tư

chỉ huy là Darius đệ nhất, Artaphernes.
không quá 20,000 (theo sử gia Herodotus là 26000)
thiệt hại 6400.

Đây là 1 trong những trận đánh kinh điển của nhân loại dựa trên hiểu biết về vũ khí, địa lợi, sự dũng cảm, sự quyết đoán và chiến thuật vững vàng.

Bối cảnh trận chiến



Thực chiến

 
Không phải là phát minh ra mà là có 1 câu chuyện thế này:

Sau khi thắng trận người ta cắt cử 1 người đàn ông đưa tin thắng trận về Athen. Do quá phấn khích người đàn ông này chạy 1 mạch từ chiến trường về Athen và chết do kiệt sức. Quãng đường ông ta chạy khoảng 47km(mình k nhớ rõ). Để kỉ niệm chiến thắng oai hùng này và tưởng niệm nguời đàn ông kia, dân Athen quyết định đưa môn chạy đường trường vào Olympic lấy tên là Marathon. Đại ý là thế.
 

Tinkerbell

Member
@ Mọi người: quyển "Những cuộc đời song hành - Đời các nhân vật kiệt xuất Hy Lạp - La Mã" đã được phát hành rồi đấy ạ.
Ai thích đọc bản soft thì offline cho tớ, tớ sẽ gửi cho vài đoạn - mọi người có thêm tài liệu mà tranh luận tiếp.. :D
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top