Gốc rễ của khủng bố? Biện pháp giải quyết?

DarkTemplar

Member
Còn về đồng chí Hùng đưa ra thảo luận là tốt chứ...Nếu có ai đó bị "một chiều, tự mình cho điểm mình" thì coi như bổ sung góc nhìn cho nhau...Rút cục thì bọn em cũng có cho điểm Hùng được đâu...
Sao đến thời đại này mà vẫn còn "mũ ni che tai", "đề tài ai người đấy làm" được ạ....
 

BATDAN

Member
Không hiểu là chuyện bình thường, vì nhà các em đâu có phải mất mát gì. Có khi lợi to là khác. Cuộc sống cần phải nhìn từ những số đông trong xã hội. Cuộc sống, suy nghĩ, lo âu của họ không tìm được trong báo chí, sách vở.
 

BATDAN

Member
DarkTemplar said:
Quan bác ơi, từ thuở xa xưa, Tây Tạng đã bao giờ có một cuộc kháng chiến ra hồn chưa ạ...
Theo quan bác nói thì ví dụ như khi Pháp đánh mình, vua Nguyễn nói "không nên đổ máu vô lý, vô ích"...thế là xong ạ...
(em ít hiểu biết về triết học lắm, mong bác chỉ dạy thêm)
Lý luận của mỗi chúng ta, nó ngắn như "5 ông mù tả voi". Những cái ta biết, mới chỉ là một nửa sự thực. Có bàn thêm cũng bằng thừa. Cụ tổ họ Trương đằng mẹ anh (cụ Trương Thọ Nam) đã làm nhiều bức tượng ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), trong đó có bức tượng đồng Phật ngàn tay, ngàn mắt (1656). Muốn hiểu hết, hãy tu luyện có ngàn tai, ngàn tay và ngàn mắt, rồi ta nói chuyện triết học. Mà cần phải khá toán nữa. Anh là dân toán CVA 1975 đây.

Còn tại sao mũ ni che tai:
- Trong cuộc sống, một đã biết phải biết ngọn ngành, kiểm tra bằng ngàn tay ngàn mắt như Phật vậy.
- Hoặc là mũ ni che tai không biết cái gì cả, chứ biết nửa chừng chỉ hại dân lành.

:-/ Ờ, bữa nào có thời gian dảnh, anh làm một topic về gia phả nhà họ Trương & An Phong, Phúc Kiến ở HN xưa, và về cái chùa Bút Tháp nhỉ. Mẹ anh, bà Trương Thị Thuận, từ bé cho đến khi mất ở nhà bố chứ không về làm dâu, nên anh cũng chỉ biết có dòng nhà họ Trương (p. Bát Đàn...) và họ ngoại của mẹ là dòng An Phong & Phúc Kiến (Phố Lãn Ông), chứ dòng họ bố thì chỉ "biết quê hương qua mỗi lần khai lý lịch", chứ đã bao giờ đặt chân tới.
 

BATDAN

Member
sau đây là một bản trích trong vnexpress, sau này sẽ bàn sau.
Links: http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/08/3B9BEC0C/
Thứ năm, 1/8/2002, 12:32 (GMT+7)
Bí ẩn của pho tượng Phật chùa Bút Tháp[vnexpress]



Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.

Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17.

Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).

Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn (dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay) có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau:

1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.



Các thế tay của tượng Quan Âm.

Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian.

2. Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".



Chú thích về bố cục của pho tượng.

3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn

kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.

4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.

5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi: Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý-Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.

Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.

Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ,Khoa Học & Đời Sống
 
Rất cảm ơn anh Bát Đàn (xin gọi là anh mặc dù anh đáng tuổi cha chú) vì đã đưa ra những ý kiến trên.

Nhưng cái em vẫn thắc mắc là, cho dù mình có hiểu đi nữa mà người ta không hiểu (khủng bố) người ta không chịu dùng mũ nỉ che tai mà vẫn muốn gây hại cho người khác thì phải xử lí thế nào.

Liệu trường hợp này có giống với cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng không? Đành rằng chết là hết là thành cát bụi nhưng cuộc sống cũng đáng được trân trọng phải không ạ? Cái em muốn bàn luận là làm sao bảo vệ cuộc sống của chúng ta, bảo vệ cái thuộc về chúng ta mà người khác muốn lây đi mất (cũng có thể những người đi khủng bố nghĩ rằng những cái vốn dĩ thuộc về người ta lại thuộc về kẻ khác nên sinh ra tiêu cực).

Vậy xin hỏi anh thêm chút căn nguyên có thể tùy người nhận xét nhưng giải quyết thế nào cho tốt nhất ạ?
 

DarkTemplar

Member
Bổ sung một ý vui vui cho đồng chí Hùng..cho bài nó thêm màu mè..
----------------------
"Rút củi đáy nồi"
Tôn Tử dạy muốn lấy vật nóng khỏi nồi nước sôi thì trước hết phải rút bớt củi cho nồi đỡ nóng.
Áp dụng đối với một chính phủ thì tiềm lực kinh tế, tinh thần của nhân dân chính là củi. Đã là củi thì không thể không phá hoại mà khủng bố chính là một trong những biện pháp hiệu quả.
Nói vui vui thế chứ cũng chưa tìm hiểu ngày xưa cụ Tôn Tử đã khủng bố những ai rồi..:D
 

BATDAN

Member
Tuần qua bận quá, không vào forum tán gẫu được.
@Appassionata: Phương pháp giải quyết chống khủng bố ?
>:) Anh trả lời, chú đừng giật mình nhé: không có, vì nguyên nhân là ở chính con người và sự tồn tại xác thịt của họ. Mỗi cách giải quyết chỉ là tương đối, tạm thời. Có lần anh đã kể cái thuyết „tham sân si“ và nguồn gốc của sự tranh dành trong kinh Phật. Trong kinh thánh cũng có sự giải thích tương tự, khó hiểu hơn :“ con người sinh ra đã là tội lỗi“, mấy người sùng đạo nhiều khi còn thắc mắc là đứa trẻ mới sinh ra đã làm gì đâu mà có tội. Điều đơn giản là khi sinh ra là xác thịt, phải ăn thì mới lớn, phải làm thì mới sinh nở, mà ăn và 'làm' thì biết khoái, mà đã biết khoái thì phải loại nhau để ôm về mình. Thuyết tham sân si là vậy. Chỉ khi con người không ở dạng xác thịt (? ), xự xung đột tự động sẽ hết!

=)) Giải pháp tương đối, tạm thời: Luật chơi tưởng là rõ ràng, thực ra mỗi bên cãi theo cái lợi của mình, kể cả vu khống nhau. Cái giữ thăng bằng lâu dài nhất là thủ, chứ vũ lực chỉ giải quyết tạm thời ngắn, trước khi tạo ra sự mâu thuẫn khác. Thế giới này không phải là thế giới đại đồng, tìm cách xây dựng là quàng cái ách lên kẻ khác. Irak và Iran là hai kẻ đối địch kìm nhau, biết tẩy nhau. Dù có cho Saddam Hussein là gì đi nữa, về lâu dài không „hóc“ như Iran và sự cuồng tín của nó. Hạ Hussein trong những năm vừa qua chả khác gì giúp Iran hạ được 1 kẻ thù, lôi thêm được đồng minh.

:(( Chuyện "khủng bố" dĩ nhiên là có mượn tôn giáo để bịp và biện luận cho thế cờ. Rơi vào cái thế đả kích tôn giáo thì chỉ lợi cho kẻ mượn đề tài tôn giáo. Vấn đề này rất phức tạp và rộng, phải để lúc khác mới có thời gian bàn được.
 

BATDAN

Member
DarkTemplar said:
Quan bác ơi, từ thuở xa xưa, Tây Tạng đã bao giờ có một cuộc kháng chiến ra hồn chưa ạ...
Tuy khác ý, nhưng anh vẫn có cảm tình với những cái nông nổi thành thực của chú. Chỉ đáng tiếc, cuộc sống nó hay chớ trêu ngược lại cái mình tin. Chú có vẻ thích được khen làm anh hùng tài ba hơn là người tầm thường. Cũng dễ thông cảm thôi. Nguyễn Du, sau khi nặn óc ra các ly kỳ của chuyện Kiều rồi cũng phải kết lại:

Có Tài mà...
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần.
...
Chữ Tầm kia mới bằng ba chữ Tài.


:(( Nhà kia bà mẹ già có hai đứa con trai, mỗi đứa theo một đường một chủ, chả đứa nào chịu đứa nào. Các thủ lãnh thấy vậy, cho mỗi đứa mượn con dao. Cãi lộn, thằng em trẻ khỏe hơn đâm gục thằng anh, tự hào mình tài ba lắm. Miệng đời còn lưu lại: "mẹ có hai người con, kẻ ngã gục, kẻ điên khùng..."
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top