Để hiểu rõ hơn lịch sử Việt Nam hiện đại

BATDAN

Member
Xưa có chàng thanh niên vô công rồi nghề, cố đứng mãi đầu cổng để nói được 1 câu - từ khi tôi mặc cái áo mới đến giờ chưa nhìn thấy con lợn của bác nó chạy qua. Nay có mấy chú ruồi vo ve trong 4rum, chỉ để nói được 1 câu - từ khi nhặng qua tư bản, dành thời gian cả ngày chửi bọn tư bản.

Biết là VN khí ẩm, gió nồng nên ruồi muỗi nó vo ve nhiều. Ai khó chịu thì lấy vỉ mà đập, tôi nhờ Phật luyện quen rồi không thừa hơi làm cái việc đó :ph34r: da muỗi cắn không thủng, mũ ni bảy tầng (%) ha.
 

BATDAN

Member
Lâu lâu mới có thời gian một tý. Anh tìm cách bổ sung dần những cái viết quá tắt vì thời gian eo hẹp.
#6
...Anh chỉ bảo em là có thói quen nghe, để tai (thời gian và kinh nghiệm sẽ kiểm chứng) ...
Lý do đơn giản là cái nội dung được đưa ra bàn trong cái diễn đàn đấy có tính viết về cá nhân hoặc bè phái rất nặng, đáng cho ta phải đặt nhiều giả thuyết về nguồn gốc, mục đích, chứ sự việc nhiều khi ta đã biết hoặc có nhiều nguồn khác để đánh giá. Khi đã đả động đến cá nhân, một sự việc cần phải lôi cả tâm lý học vào để xem xét, tỷ lệ vì cá nhân của sự việc chiếm bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu còn lại để suy xét tiếp.
 

BATDAN

Member
Bàn về tâm lý.

:)| Thời trẻ, anh cũng chẳng thích thú gì mấy cái lịch sử học như con vẹt, chẳng đúng thực tế tý nào. Bạn anh thì lại học sử. Lần ngồi trong phòng chơi, mà toàn là con gái nên anh chẳng để ý lắm mọi người bàn chuyện gì. Khi trên đường về nhà anh, bạn anh hỏi:
- Ban nãy là tiêu biểu của đề tài phụ nữ. Anh có biết khi nào một phụ nữ bình phẩm khen 1 người lên không? - Lắc.
- Anh có biết khi nào thì chê không - Anh trả lời: "Chịu, ai mà biết chuyện con gái".

(~~) Bạn gái cho anh một bài về tâm lý học, cơ sở của giáo trình lịch sử ở Đức. (Ngoài lề -> có loại giáo sư trùm, ngoài việc dạy trong trường, phụ trách và cố vấn cho Mielke - tức Stassi - và phụ trách các phòng lưu trữ tài liệu khét tiếng thời đấy.):
- Khi cô Đông khen cô Đoài trước mặt mọi người xinh, vì cô Đông biết cô Đoài kém mình. Khen Đoài tức là gián tiếp bảo mình là hoa hậu. :-@ :-@ :-@
- Cô Tấm chê một điểm (ít khi dám chê cả) nào đấy của Cám, vì Tấm trội hơn Cám, chê cái đấy của Cám là gián tiếp bảo mình sạch nước cản. :-B :-B >:) - Câu chuyện nhỏ trong phòng, mở ra xã hội là cả đề tài lịch sử.

Nói tóm lại, có những khi một hiện tượng lịch sử cũng quan trọng đáng để ý đấy, nhưng có những lúc mượn đấy để che đi một cái quan trọng nào đấy. Đoài hay Cám có xinh hay lọ lem hay không chỉ là phụ, mà là Đông xinh đẹp hay Tấm đã rửa tay cho sạch mới là cái để lại.

Tương tự, con nhặng kêu to cũng chỉ nhằm mục đích lấp đi rằng - óc đậu phụ.
 
Các nhân vật cải cách của châu Á



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Tạp chí World Business tháng 5/2007 đã dành một số đặc biệt về cải cách kinh tế tại Á Châu trong đó nói đến Thủ tướng Việt Nam.

Trong số 20 nhân vật World Business cho rằng có đầu óc cải cách ở Á châu, ông Nguyễn Tấn Dũng được xếp hàng thứ năm (xem link vào bài tiếng Anh ở bên phải).

Danh sách của tờ báo chủ yếu nói đến chính trị gia, như Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người được xếp đầu, hay cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đứng thứ bảy.

Tuy vậy, cũng có những nhà kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc thúc đẩy cải cách và tăng trưởng kinh tế ở Á châu.

Đó là nhà kinh tế học Muhammad Yunus, Bangladesh, xếp thứ sáu. Ông là lập ngân hàng cho người nghèo và được giải thưởng Nobel Hòa Bình 2006.

Thủ tướng Việt Nam
Về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, World Business nhận xét: “Ông là nhà lãnh đạo cộng sản đầu tiên sinh sau Cách mạng tháng 8, 1945 và là vị Thủ tướng trẻ nhất của Việt nam,"

"Cũng giống như ông Phan Văn Khải, vị thủ tướng tiền nhiệm của mình, ông là một nhà cải cách, cấp tiến. Ông được bầu vào chức vụ thủ tướng để tiếp tục thực hiện chính sách cải cách kinh tế và giúp Việt nam gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.”

Theo World Business, ông Dũng là một nhân vật kỹ trị (technocrat) và được học về kinh tế.

Được chỉ định làm một trong năm phó thủ tướng 1997 và một năm sau đó, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Trung Ương, và với chức vụ này ông đã thúc đẩy việc cải cách tiền tệ và qua đó tạo một nền tảng ổn định cho hệ thống tài chính của Việt nam.

Sau khi được chỉ định vào chức vụ Thủ tướng, ông đã đặt ra hai ưu tiên hàng đầu, đó là chống tham nhũng và giúp kinh tế Việt nam phát triển một cách ổn định.

Tờ Tạp chí này nhận định: "Ông Dũng cũng đang tiếp tục phát huy đường lối cởi mở và tự do kinh tế của những người tiền nhiệm" (nguyên văn tiếng Anh: He is firmly committed to carrying on the legacy of his recent predecessors - that of further openness and economic freedom).

Điều này đã "giúp Việt nam chuyển từ một quốc gia cộng sản tới một đất nước thiên về kinh tế thị trường, và qua đó, giúp Việt nam trở thành một thành viên năng động trên diễn đàn quốc tế."


Ông Dũng đã gặp Đức Giáo Hoàng tại Vatican

World Business cũng ghi lại rằng, một trong những chuyến công du đầu tiên với tư cách là Thủ tướng, ông Dũng đã gặp Đức Giáo Hoàng tại Vatican vào tháng Giêng 2007. Ông là vị lãnh đạo Việt nam đầu tiên thực hiện một chuyến viếng thăm nhu vậy.

Tuy vậy, cũng theo tờ tạp chí này, ông không phải là người duy nhất trong chính phủ có đường lối cải cách.

Chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết cũng là một người có đầu óc cải cách và cấp tiến.

Còn về nhân vật cao cấp nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam là TBT Nông Đức Mạnh, World Business viết ông "cũng muốn theo đường lối cải cách với ý muốn giải tư các tài sản nhà nước mạnh mẽ" (nguyên văn tiếng Anh: another keen moderniser with a strong preference for privatising state-owned assets.)
Tự do hóa kinh tế

Theo World Business, nhờ việc tự do hóa kinh tế, nền kinh tế ở Á châu ngày càng tăng trưởng và có chỗ đứng rất quan trong trên nền kinh tế thế giới.

Hàng triệu người ở châu lục này, đặc biệt là tại Ấn Độ và Trung Quốc, đã thoát cảnh nghèo đói nhờ vào nền kinh tế thị trường tự do.

Mặc dầu, tờ tạp chí này nhấn mạnh rằng, vẫn còn lâu, vẫn còn dài Á châu mới có thể đuổi kịp được các nước phát triển phương Tây, cán cân quyền lực của nền kinh tế thế giới đang thay đổi.

Khi nêu danh sách 20 nhân vật có đầu óc cải cách ở Á Châu, World Business nhận định rằng, họ là một trong số những người có thể giúp châu Á tiếp tục phát triển, tiếp tục tiến về tương lai.

Tuy vậy, World Business cũng thừa nhận rằng danh sách 20 nhân vật cải cách này có thể gây tranh cãi, vì rất ít trong số những người này có thể được chọn vào danh sách những nhà cải cách theo cách nhìn ở phương Tây.

Họ chỉ được xếp vào danh sách này dựa trên những đóng góp của họ trong việc biến đổi môi trường kinh tế và quản lý ngay tại đất nước của họ.

World Business cũng không nêu ra vấn đề dân chủ hay quan điểm chính trị và hệ thống điều hành nhà nước ở các nước được nhắc đến.
 
Theo World Business, ông Dũng là một nhân vật kỹ trị (technocrat) và được học về kinh tế.

Đọc câu này, nếu ai hiểu biết sẽ vừa thấy buồn cười, vừa thấy đau lòng cho đất nước.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top