Dạy con theo kiểu "Yêu cho roi cho vọt", bạn nghĩ gì?

t2_wuis_t2

Member
^^ em nghĩ nó chỉ làm cho mọi thứ xa cách nhau hơn thôi, đâu phải cứ dậy như vậy thì con sẽ ngoan hơn??? thực sự, em chẳng muốn nghĩ mình lại xa cách cha mẹ như thế này chỉ vì cái mà họ gọi là : "hạnh phúc".
 

kiwi_vn

Active Member
Hic . Phiến diện quá đi thôi ,các em thử đặt vào lúc đó ở cương vị phụ huynh xem các em có kiềm chế được hay ko ? Đâu phải lúc đó các em có thể dùng lý trí được .
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Người lớn mà không kiềm chế được thì quả là không đáng khâm phục :)
Đây là dạy 1 con người chứ có phải là gì đâu mà nổi cáu là muốn làm gì thì làm mà được hả em?
 
hồi trước bố mẹ em cũng hay đánh em lắm, nhưng xong rồi em lại quên hết, papa và mama lại xức dầu và xoa xoa cho em nữa hix , lúc đó bao nhiêu tức giận bố mẹ đã biến đi đâu hết. Bây giờ bố mẹ cũng không đánh nữa, ( theo mẹ em lí giải thì to đùng rồi đánh phí sức của mẹ mà em không thấy đau ). mẹ chỉ khuyên răn thôi nhưng nhiều lúc nghiêm lắm
 

kiwi_vn

Active Member
To chị Hà : Chị bảo đâu phải cứ là người lớn thì có thể lúc nào cũng kiềm chế được sao ? Hi hi , Bố mẹ ko hoàn hảo đến vậy đâu.
 
Nếu không lầm thì tôi nhớ, cái topic này có từ lâu rồi và tôi cũng đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi đã không đưa ra quan điểm, bởi vì có lẽ hoàn cảnh của tôi không giống với hoàn cảnh của các bạn. Nhớ hồi xưa có đọc được một bài thơ của Hoàng Anh Tú ký dưới bút danh Tiểu Tuyền Thư, đăng ở trên báo Hoa học trò:

Cái roi tre

Bố tôi với cái roi tre
Khi tôi bỏ học, chạy về thăm ông
Nhà tôi người đứng, người trông
Bà ngồi than thở, trời không hết nồm

Ông tôi ốm độ mươi hôm
Rễ tre, rễ mít đã chườm ra sân
Đàn gà vẫn đứng một chân
Con bên thành giếng, con gằn đống rơm
Hoa nhài nở chẳng còn thơm
Ấm trà nguội ngắt, bữa cơm vội vàng...

Ông tôi mê tỉnh ngổn ngang
Cầm tay tôi lại đặt sang tay bà
Tôi nhìn ông muốn khóc òa
Nỗi đau, đâu cứ phải là roi tre?

Chiều nay tôi bỏ học về
Bố tôi quảng cái roi tre lên trời.

Qua bài thơ, tôi chỉ muốn nói rằng, nếu như không có lỗi thì làm sao mà bố mẹ phải nhọc tay tặng lươn. Tôi nghĩ từ rất xa xưa, đã thành truyền thống mất rồi, hình ảnh cái roi mây, roi tre đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi gia đình Việt Nam, mỗi cá nhân như chúng tôi. Nói đến một gia đình gia giáo và nền nếp ta rất dễ bắt gặp hình ảnh chiếc roi mây, roi tre treo cạnh cửa ra vào hoặc cạnh bàn thờ. Tôi biết rằng tôi rất có cảm tình với những nét gia phong như thế.

Cuộc sống hiện tại của tôi rất ít gắn bó với gia đình, không hẳn là do hoàn cảnh mà phần lớn do cá tính thích tự chịu trách nhiệm trước cuộc sống của tôi. Tình cảm của tôi với gia đình rất ít khi được thể hiện trừ trường hợp gia đình gặp một biến cố nào đấy.

Hồi xưa mắc khuyết điểm được bố, hoặc mẹ thưởng cho mấy con lươn. Đến bây mới hiểu rằng ta thật là hạnh phúc bởi vì bố mẹ đã gánh hộ ta khuyết điểm. Nối đau thể xác của ta quá nhỏ nhoi so với nỗi đau tinh thần mà bố mẹ phải chịu đựng. Thưởng ta mấy con lươn, bố mẹ tự lấy muối sát vào lòng mình, nhưng cắn răng, thà mình đánh con mình còn hơn để ra ngoài rồi họ đánh chết con mình.

Đến bây giờ khi đứng trước cuộc đời này, nhất là khi tránh được một sai lầm nào đó ta mới thấy hạnh phúc vì ngày xưa... Và mỗi khi mắc phải sai lầm ta biết rằng bây giờ tự ta phải gánh chịu chứ không có ai chia sẻ được cho ta được nữa. Tự dưng lại thèm thưởng thức món lươn của bố mẹ. Nhưng bố mẹ ta đâu có đủ sức để thưởng cho ta như ngày xưa nữa mà bố mẹ chỉ buồn vì sự bất lực của mình, vì ngày xưa đã không dạy dỗ ta chu đáo. Ta rất sợ nhìn thấy nỗi buồn của bố mẹ...

Tôi không muốn tranh luận, phản bác một ai đó. Tôi chỉ muốn chia sẻ và muốn nói với các bạn rằng: Cái gì đã là văn hóa và truyền thống thì không nên phủ nhận nó một cách đơn giản, mà nên trau dồi và phát triển nó. Tất nhiên cái gì mà nếu lạm dụng nó quá thì cũng có hại. Một lần nữa tôi nói lại rằng: tôi không muốn phân biệt phải trái, ai sai ai đúng cả, Tôi chỉ muốn chia sẻ quan điểm thôi.
 

hot_cat

Member
Bất kì người nào trong chúng ta , khi lớn lên đều lập gia đình, rồi sẽ trở thành những người bố, người mẹ.Như thế cũng có nghĩa là không phải ai cũng có thể trở thành những bậc cha mẹ tốt được. Nhưng chúng ta không thể và không có quyền được chọn cha mẹ cho mình . :)

Mình có một người bác, trước đây học rất giỏi (phải nói là cực giỏi) , nên được bao nhiêu cô gái khâm phục, thầm yêu trộm nhớ ( người ta vẫn nói con gái thích con trai lắm tài mà :p ). Bây giờ, khi đã trở thành bố, bác ấy ép con mình học ghê lắm , ép một cách nặng nề , cốt sao cho "theo được bố mày ngày xưa" (đâu phải ai cố mà đã học giỏi được , với lại còn có những năng khiếu khác nữa thì sao :| ) mà quên đi phần tình cảm tâm lí :( . Mỗi lần gặp mình, con của bác ấy thường dành hàng giờ để than thở , trách móc, thậm chí phẫn nộ : ước gì trước đây bố mình không giỏi đến thế, chỉ là một người bình thường thôi :9 :-( X( thì tốt biết mấy . :-S

Khi đang trong tâm trạng yêu, bạn có bao giờ - dù chỉ một thoáng- suy nghĩ rằng người bạn trai ( bạn gái) của mình , lúc này đang là một darling ngọt ngào, với những cử chỉ chăm sóc , chiều chuộng ân cần , người biết cách ...kiss sao cho sweet như trong phim Hàn Quốc kia :>> , về sau có thể trở thành một ngưồi bố , người mẹ , thậm chí chỉ cần đúng với ý nghĩa đích thực của từ đó ;)
Không có gì để đảm bảo- khi lớn lên rồi , trước mắt cô, cậu ấy không chỉ có một con người ngọt ngào để chăm sóc , mà lúc này là một sự chăm sóc thật sự - một đứa bé biết ăn , biết khóc, biết đòi hỏi ? :> Và khi tất cả gánh nặng cuộc sống đang đè nặng lên đôi vai mình ? Mong rằng sẽ không ai phải thương cho đứa con của mình - có một người mẹ tham ăn hơn cả nuôi con - chỉ vì ngày trước , ta từng mến "một núm đồng tiền duyên ơi là duyên " :D
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top