Dạy con theo kiểu "Yêu cho roi cho vọt", bạn nghĩ gì?

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Bài này, từ hồi chưa có forum CVA, mình đã post lên forum của Ams rồi, nhưng vì qua đọc mấy bài của các thành viên về "kỷ niệm hồi bé" thì mình xin paste lại và đưa bài này ra thảo luận...


Mình biết là ở Việt Nam, kiểu dạy này khá phổ biến... Vì vậy, mình muốn hỏi ý kiến của các bạn trong forum một chút:

Theo mình nghĩ, có thể kiểu dạy này "nhanh gọn nhẹ" (nghĩa là hiệu quả thấy nhanh), nhưng về lâu dài thì sẽ hại cho tâm lý của trẻ con.

Mình sẽ không bao giờ dạy con kiểu đó, vì làm như thế, trẻ con sẽ bị mất tự tin, lại mặc cảm...
Ngoài ra, trẻ con bị đánh sẽ dễ trở thành "trơ" hoặc "chai" và có lẽ chúng sẽ có xu hướng nghĩ là "mọi thứ chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực là nhanh/tốt nhất".

Mình nghĩ, tốt nhất là luôn nói chuyện với chúng và phân tích/giải thích cho chúng những cái chúng làm sai cũng như nhưng điều không hay trong xã hội.
Không đánh con ở đây không có nghĩa là không nghiêm khắc, ngược lại, phải rất nghiêm khắc, nhưng rất nhẹ nhàng, không nên nổi cáu...

Thêm nữa, N.Hà nghĩ, trẻ con ngoan hay hư suy cho cùng cũng là do dạy dỗ.., lúc đẻ ra, ai chẳng như ai? Trong lúc lớn lên, trẻ con chỉ nhìn theo gương từ Bố Mẹ và môi trường mà phát triển tính cách thôi.
Con cái tính giống Bố Mẹ --> đó phần lớn là do bắt chiếc chứ không thể hoàn toàn đổ lỗi cho "gene" được...

Còn các bạn nghĩ gì? Các bạn có hưởng ứng kiểu dạy này không? Các bạn có định/đang áp dụng không? Tại sao??
 

unni_x

Active Member
Bố mẹ em dạy con như thế, em rất nhớ cái ngày em còn bé, mẹ em hay dùng đũa cả để đánh chị em đang khóc sưng húp, đến khi chị ý lớn lên, lớp 9, chị ý hay đi chơi, mỗi lần phát hiện ra, bố em dùng tất cả những thứ có thể đánh để đánh chị ý, từ dép, quạt, đến cả bát đũa trong gia đình, thậm chí không đánh trong nhà mà lôi ra ngoài đường để đánh :) Và rồi em cũng bị như thế....1 giai đoạn khủng hoảng tâm lý thật sự vào năm lớp 9....
Em không trách bố mẹ, bố mẹ vẫn là bố mẹ, không có những trận đòn như thế có lẽ chị em em đã không thành người như thế này :)
Nhưng nó làm em xa cách bố, em biết em quý bố, nhưng đúng là không gì xóa được kí ức về những trận đòn, đến bây giờ em không dám gần bố, em sợ, và em nhiều khi thấy ghen tị khi thấy tình cảm quý mến giữa bạn bè mình với bố của họ...đó là điều em không có được...ngày càng tự cô lập mình khỏi gia đình, em luôn sống vui vẻ với bạn bè của mình, nhưng khi về nhà, em cô lập chính mình...ngay cả mẹ, không bao giờ có thời gian để nghe em tâm sự những chuyện của tuổi mới lớn :)
Vì vậy, không bao giờ em muốn dạy con mình theo cách của bố mẹ đã làm với em, cảm ơn bố mẹ đã giúp em nhận ra điều này :)
 

BlackDragon

Active Member
Xưa kia, ở thời kì phong kiến, quyền lực tập trung hoàn toàn trong tay vua. Vì vậy, muốn cai trị được dân chúng, nhà vua luôn phải có "đối sách" phù hợp.
Nếu vị vua muốn được lòng dân, sẽ có nhiều biện pháp để lấy lòng như giảm tô thuế, cấp ruộng đất, phong quan tước,..v..v.. Những vị vua như thế này luôn được dân chúng yêu quý, tự nguyện nghe theo và làm theo. Tuy vậy, cũng không thiếu những kẻ lợi dụng để mưu lợi riêng hay thực hiện dã tâm của mình.
Nếu một vị vua độc đoán, ông ta sẽ dùng vũ lực để cai trị dân chúng. Bất cứ ai không nghe sẽ nghiêm trị, bất cứ sự chống đối nào sẽ phải trả giá. Dân chúng vì sợ mà sẽ nghe theo, nhưng trong lòng lại không phục, mang nỗi ấm ức. Như vậy không sớm thì muộn tất sẽ có bạo loạn, cách mạng chỉ là việc sớm chiều.
Muốn cai trị một đất nước thật không dễ, nuôi dạy con hợp lý cũng khó khăn chẳng kém. "Rắn" quá không được, "mềm" quá cũng chẳng xong. Đây vẫn là bài toán khó dành cho những bậc cha mẹ mà khi ta chưa ở địa vị của họ, có lẽ sẽ không thể hiểu được :)
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
em Phong said:
Đây vẫn là bài toán khó dành cho những bậc cha mẹ mà khi ta chưa ở địa vị của họ, có lẽ sẽ không thể hiểu được :)
Em nói cũng đúng, nhưng dù sao, ở địa vị là con, nếu bị/được dạy dỗ như vậy thì mình cũng hiểu được phần nào và thấm thía chứ...
Khi em bị/được dạy kiểu đó, em suy nghĩ thế nào, và em tự nhủ với mình ra sao, em muốn sau này thế nào, có lẽ cũng hình thành trong đầu em dần dần rồi... Chị nghĩ là những cái suy nghĩ đó không thay đổi nhiều lắm khi em cũng trở thành Cha Mẹ đâu...

Tất nhiên mình luôn cám ơn và tôn trọng Bố Mẹ đã dạy mình nên người, dù là bằng cách dạy nào.
Nhưng mình thấy rằng dạy con bằng cách giải thích nhẹ nhàng và nghiêm khắc thì vẫn hiệu quả, mà lại tạo cho con sự gần gũi với Bố Mẹ hơn... (như em Hằng cũng đã nhận xét như thế, mình hoàn toàn đồng tình).

Mình thấy bên Tây, phần lớn người ta dạy con theo cách giải thích nhẹ nhàng thôi (cùng lắm là lấy tay phết 1 cái vào mông), thế mà bọn Tây đâu vẫn vào đấy, vẫn quy củ, vẫn tự giác, mà trong người đầy tự tin, tự trọng.

So sánh 2 đứa trẻ 1 Châu Âu (mình lấy ví dụ điển hình là Chấu Âu), 1 Chấu Á thì thấy sự khác biệt rõ rệt:
Trẻ con Chấu Âu có tinh thần rắn chắc hơn rất nhiều, làm gì cũng từ tốn, sự tự tin đúng là toát ra từ trong người nó, mặc dù tâm hồn nó thì lại rất hồn nhiên... Và 1 cái rất hay nữa là chúng rất thật thà và dám nhìn vào lỗi của mình, nó làm sai nó sẵn sàng nhận lỗi...
Trẻ con Châu Á thì rụt rè, trong nhà thì có thể nghịch lắm, nhưng hễ phải tiếp xúc ra bên ngoài thì cứ rúm ró lại, hay bị cuống, hay ngượng, tự ti, không tin vào khả năng của mình, nhưng lại hay khôn lỏi, khôn vặt,... Và khi có lỗi thì thường chối ngoắt hoặc giấu biệt...
"Lạ" là với những đứa trẻ Chấu Á sinh ra và lớn lên ở Chấu Âu, được dạy dỗ không theo kiểu "roi vọt" thì những "tính cách" kia mất đi, chúng đầy tự tin, và nhiều khi còn nhanh nhạy, khôn ngoan hơn cả trẻ con Chấu Âu...

Mình lấy ví dụ trên kia từ những quan sát của mình qua nhiều năm sống ở 2 nơi cho mọi người tham khảo thêm...
 

ngothutra

Member
Thêm nữa, N.Hà nghĩ, trẻ con ngoan hay hư suy cho cùng cũng là do dạy dỗ.., lúc đẻ ra, ai chẳng như ai? Trong lúc lớn lên, trẻ con chỉ nhìn theo gương từ Bố Mẹ và môi trường mà phát triển tính cách thôi.
Con cái tính giống Bố Mẹ --> đó phần lớn là do bắt chiếc chứ không thể hoàn toàn đổ lỗi cho "gene" được...
Ngày xưa trong Tam Tự Kinh có: "Nhân chi sơ, tính bản thiện"
Muốn dạy dỗ thì trước hết mình phải làm gương đã. Nếu cha mẹ nói dối thì làm sao bắt con cái không được nói dối được. Hình thức đánh đòn chỉ là sự thể hiện sự bất lực của lời nói mà thôi, khi mà cha mẹ không biết làm gì nữa.
 

present

New Member
Phương pháp này là truyền thống lâu năm, hay là phương pháp gia truyền cũng được. Tuy nhiên cần có đôi điều chú ý.
A. Để đánh con cũng cần theo một số nguyên tắc thì mới bảo đảm tính giáo dục:
1. Đánh đúng chỗ: đánh vào phần mềm (chỗ để ngồi ý) để tránh gây ra chấn thương.
2. Sử dụng đúng dụng cụ: roi. Không dùng dụng cụ khác để tránh tổn thương về mặt suy nghĩ.
3. Đánh đúng tư thế và vị trí: nằm sấp xuống giường ở trong nhà; không đuổi theo để đánh hay đánh ở ngoài tránh không để người khác biết sẽ không gây xấu hổ...
4. Đánh đúng người đúng tội. Khi xử tội nào thì đánh về tội đó, và tội thì phải bắt tận tay day tận mắt làm cho người đó phải tâm phục khẩu phục mới xử. Làm thế thì trẻ con mới phục và thấy sự công minh và công bằng của người lớn.
Chú ý: có một số trường hợp hơi khác một chút thì có hướng dẫn thi hành riêng. Như: khi thò tay vào mân lúc dọn cơm và chưa có mọi người thì tất yếu là phải đánh ngay vào tay....
B. Khi xét sử phải:
1. Càng đúng càng tốt. Không được vin theo câu: muốn nói ngoa làm cha mà nói là sai đấy.
2. Phải có sự phân tích cho trẻ hiểu. Chỉ như thế thì mới thay đổi nhận thức và làm trẻ trưởng thành.
3. Phải có sự khoan hồng. Đây cũng là chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước đấy.
* Trên đây là một số ý về vấn đề khi sử dụng PP "dạy con bằng roi".
 

kiwi_vn

Active Member
Lấy vợ sinh con là chuyện em chưa nghĩ đến , còn nếu lấy thì em sẽ dạy con bằng sự nhân từ , triết lý nhân sinh , khoẻ re , đỡ mất sức đánh nó.
 

rikku

Active Member
Thực sự em có một người cha & một người mẹ tốt, cho dù ^^ sẽ quân sự nếu ko nghe lời ^^ ^^
hồi bé thì ko bít rì, lên cấp II bắt đầu ương, pa ma nói rì cũng cãi. cãi là bị đánh ^^ nhưng bây giờ lớn rùi, nhận thấy cha mẹ nói toàn những điều đúng, tốt cho mình và cũng vì lo lắng cho mình thôi. roi vọt ^^ trừ phi là chưa gì đã đụng tới, tức là lạm dụng quá đáng ^^ thì sẽ phản tác dụng là cái chắc, ít nhất là làm cho con cái mất đi sự tôn trọng cha mẹ, rằng họ hơn con cái chỉ ở chỗ họ có quyền được đánh ^^
 
em không bao h nói chuyện với bố mẹ về bất cứ một chuyện gì trong tâm tư của mình, bởi em biết là bố mẹ em không thích những chuyện đó, và nếu nói ra thì hậu quả sẽ là : 1 cái tát ( có khi nhiều hơn ), vài tháng cấm túc, tra tấn lỗ tai. Em chẳng dám trách bố mẹ, có khi bố mẹ sai nhưng mình là con, mình không có quyền nói bố mẹ sai. Em nhớ là hồi lớp 3, em đã cãi lại 1 câu và hậu quả là bị đánh = 1 cái cán chổi vào cánh tay đến khi cái cản chổi nó gần như bung hết.
không biết mọi người thế nào chứ em thì em lúc nào cũng thấy mình xa lạ đối với chính gia đình mình .
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Nghe nhiều em nói mà mình não hết cả lòng... :(
Bố Mẹ hay áp đảo con cái bằng mỗi điều này.
Khi Bố Mẹ không tự nhận khuyết điểm và đối xử sai với con cái thì cũng không thể nào dạy nó 1 cách thật tốt được. Có thế cũng "tốt", nhưng phải trả giá bằng sự xa cách và thiếu tin tưởng của con cái với Bố Mẹ (nhiều lý do khác mình đã nói ở trên).

Tất nhiên trong việc dạy dỗ phải có thưởng có phạt, nhưng mà phạt kiểu gì cho vừa phải và đúng thì con mới nể phục, chứ cứ phạt oan nó thì nó sẽ không tôn trọng nữa. Có lẽ là nó chẳng bao giờ nói ra, nhưng trong thâm tâm thì sẽ thế. Và khi đủ lớn thì có thể nó sẽ thể hiện ra mặt.
Phạt thì có nhiều kiểu phạt, nhưng nhiều người "thích" phạt đánh vì đấy là kiểu nhanh nhất và có hiệu quả cũng nhanh nhất. Còn liệu hiệu quả này có bền nhất không thì lại là 1 câu hỏi khác... :)
 

kiwi_vn

Active Member
Sự quan tâm của bố mẹ đối với học tập của mình chính là đi họp phụ huynh nếu có giấy báo , cuối năm kiểm tra giấy khen , bằng khen , giấy chứng nhận tham gia các kỳ thi của thằng con , từ 12 năm nay vẫn không đổi khác.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Tự nhiên hôm qua nhìn thấy 1 đứa trẻ đang chạy bị ngã, mình nghĩ ra 1 điều này, thấy kể cũng lạ và nghịch lý...

Nói chung ở VN, khi Bố Mẹ thấy con mình chạy và bị ngã thì thường hốt hoảng bế và đỡ nó dậy, hỏi han có đau không, rồi xoa rồi thổi, có vẻ xót xa lắm... Thế là đứa con được thể mếu máo...
Trong khi đó, vẫn là những "nhân vật" này, nếu đứa con có làm cái gì sai thì Bố Mẹ lại sẵn sàng đánh nó không thương tiếc... :)

Nhưng mà còn may là vẫn có người dạy con kiểu này:
Khi nó chạy nghịch mà bị ngã thì chỉ mỉm cười bảo nó tự đứng dậy, nhưng vẫn để ý xem nó có bị chấn thương nặng quá không, thấy không làm sao thì thôi (tất nhiên là nó không biết là mình vẫn quan tâm).
Còn khi nó có lỗi thì dạy bảo, giải thích cặn kẽ, phân tích có lý, có biện pháp phạt thích hợp chứ không kiểu "cứ thế mà.. phang"... :)
 

fruit NHO

Active Member
lâu lắm rùi ko bị đánh bằng roi
nhìu lắm cũng chỉ vài cái tát
nhưng mà bị tra tấn lỗ tai nhìu wá rùi
vẫn đang bị cấm túc !
 

kiwi_vn

Active Member
Bao giờ cũng vậy thôi , lớn lên mình học được 1 điều quan trọng , trước khi đối xử với ai, nhận xét về ai hãy đặt mình vào vị trí của họ.
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
em Huyền said:
có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ!
Em nói đúng, nhưng liệu đến lúc đấy thì có hơi muộn quá không hả em? :(
Và nhiều lúc cũng không cần phải trải qua cái gì thì mới hiểu cái đấy... :)


@ em Phúc:
trước khi đối xử với ai, nhận xét về ai hãy đặt mình vào vị trí của họ
Em nói thì hay và đúng lắm, nhưng mà trong thực tế thì chị thấy hầu như em chẳng làm thế gì cả... :-<
 

kiwi_vn

Active Member
Ý ! Chị đâu có thể biết em rõ đến vậy đâu? " Chị thấy thực tế em chẳng bao giờ làm vậy " , không phải là " chẳng bao giờ " mà "đã có " và hiên em đang tiếp tục để như vậy , phải có quá trình chứ , mọi việc đâu có thể 1 lúc là xong?
 

present

New Member
Mình thực sự thì cũng không ủng hộ cách giáo dục này lắm. Tuy nhiên, đôi khi mình có sử dụng và nó đem đến kết quả là bọn cháu mình nghe lời mình nhưng bình thường thì chúng vẫn chơi vui vẻ chứ không sợ như là sợ ba bị.
Có thể nói là, chỉ có mình đôi khi đã đánh bọn trẻ.
Theo mình, dịu dàng và nhẹ nhàng trước, roi vọt chỉ là biện pháp bần cùng mà thôi. Tuy nhiên, khi dùng roi vọt thì vẫn phải nói cho chúng hiểu là tại sao. Chúng phải hiểu là chúng sẽ bị phạt (đôi khi không phải là roi) khi chúng làm sai và không biết nghe lời nói đúng của người lớn.
 

kiwi_vn

Active Member
Thì dạy theo phương pháp cách mạng mà anh ! kết hợp giữa đấu tranh chính trị và bạo lực cách mạng.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top