Cười tí nào!

Dạo này forum mình căng thẳng quá. Hy vọng mấy truyện cười này sẽ giúp mọi người giải tỏa đôi chút.

Truyện cười này có hơi nhạy cảm. Xin lỗi nếu bạn thấy khó chịu khi đọc chuyện này.

Sưu tầm từ www.24h.com.vn

Thần đồng
Bé Tý năm nay 6 tuổi học trường tiểu học lớp 5. Học được một tuần thì bé Tý không chịu làm bài vở nữa. Cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Teo, ngồi cạnh bé Tý, trả lời rằng do chương trình học quá thấp so với trình độ của Tý.
Mấy hôm sau, bé Tý xin cô cho lên học bậc trung học. Cô giáo dẫn bé Tý lên văn phòng ông hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện. Ông hiệu trưởng bán tín bán nghi, bàn với cô giáo là ông sẽ hỏi bé Tý một số câu hỏi về khoa học còn cô giáo sẽ hỏi Tý về kiến thức tổng quát, nếu bé Tý trả lời đúng ông sẽ cho bé nhảy lớp.
- Hiệu trưởng: 25 lần 25 là bao nhiêu?
- Bé Tý: Dạ là 625
- Hiệu trưởng: Công thức tính diện tích vòng tròn?
- Bé Tý: Dạ là bình phương bán kính nhân Pi
- Hiệu trưởng: Nước bốc thành hơi khi nào?
- Bé Tý: Dạ khi nước sôi ở 100 độ C
....
Sau 1 tiếng "tra tấn", câu nào bé Tý cũng đáp đúng hết, ông hiệu trưởng rất hài lòng về kiến thức khoa học của bé và giao cho cô giáo hỏi về kiến thức tổng quát :
- Cô giáo: Con gì càng lớn càng nhỏ?
Ông hiệu trưởng hết hồn nhưng bé Tý trả lời ngay: "Dạ là con cua nó có càng lớn và càng nhỏ".
- Cô giáo: Cái gì trong quần em có mà cô không có?
Ông hiệu trưởng xanh cả mặt.
- Bé Tý: Dạ là 2 cái túi quần
- Cô giáo: Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất?
Ông hiệu trưởng run lên.
- Bé Tý: Dạ ở Phi Châu
- Cô giáo: Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô?
Ông hiệu trưởng chết điếng người.
- Bé Tý: Dạ là cái đầu gối
- Cô giáo: Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt ?
Ông hiệu trưởng hóc mồm ra.
- Bé Tý: Dạ là cái lưỡi
- Cô giáo: Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?
Ông hiệu trưởng ra dấu không cho bé Tý trả lời nhưng bé Tý đáp ngay: "Dạ, là cái giường ngủ a".
- Cô giáo : Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng ra?
Ông hiệu trưởng không dám nhìn cô giáo
- Bé Tý: Dạ là dầu sơn móng tay
- Cô giáo: Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?
Ông hiệu trưởng gần xỉu.
- Bé Tý: Dạ là cây kem ạ
Ông hiệu trưởng đổ mồ hôi hột ra dấu bảo cô giáo đừng hỏi nữa và nói với bé Tý: Thày cho con lên thẳng đại học bởi vì con là thần đồng. Nãy giờ thày không trả lời đúng 1 câu nào hết !!
 
Quảng cáo thời hiện đại

Nhận đơn đặt hàng quảng cáo sản phẩm Viagra, công ty Z. dự định tiếp thị qua một tờ báo điện tử nhưng chưa biết chọn lựa hình thức nào cho phù hợp. Ban giám đốc quyết định tổ chức một cuộc thi giữa các chuyên gia trong nội bộ.
Người thứ nhất đưa ra ý kiến: "Thay vì đặt banner top trên trang điện tử, hãy chọn việc in chữ lên trán Tom Hanks. Anh ta hói, lại có người hâm mộ khắp nơi, tác dụng sẽ lớn".
Người thứ nhì phản bác: "Không, hãy chọn Pamela Anderson với bộ ngực vĩ đại thay cho hình thức banner trung tâm. Chắc chắn các quý ông sẽ bị hút hồn".
Cuối cùng, ban giám đốc đã thông qua đề nghị của người cuối cùng, chọn Tarzan làm nhân vật chính cho đoạn quảng cáo.
"Đó là hình thức gì vậy?", giám đốc marketing hỏi. "Pop-up", người trúng giải trả lời.
 
Thần cũng hiểu lầm
Hai vợ chồng cùng 60 tuổi, kỷ niệm 40 năm ngày cưới. Một vị thần hiện ra cho mỗi người một điều ước. Bà vợ xin trước, bà suy nghĩ một giây: "Ước gì tôi được một chuyến du ngoạn trên chiếc thuyền tình Queen Mary".
Poop, thần hóa phép, bà thấy mình ngồi đong đưa trên chiếc du thuyền thật xịn. Thấy vợ đã biến mất, ông mắt lim dim rồi ra điều ước.
- Ước gì tôi có một bà vợ trẻ hơn tôi 30 tuổi.
Poop, thần hóa phép, ông chồng hóa thành cụ già 90 tuổi.

Muốn nghe mỗi ngày

Sau khi ly dị, người chồng vẫn điện thoại cho vợ hàng ngày. Sau một thời gian, bà vợ không đủ kiên nhẫn mới quát lên.
- Này, ông đừng gọi cho tôi nữa có được không? Tôi đã nói hàng trăm lần là chúng ta đã ly dị rồi cơ mà!
- Tôi biết thế nhưng vẫn muốn được nghe lại điều đó mỗi ngày.

Ước gì...

Trong phòng đợi của bác sĩ thú y, một anh chàng thấy một cô gái xinh đẹp cứ ôm con chó nhỏ vào lòng và hôn lên tai nó. Chàng trai thả lời trêu ghẹo: "Ước gì, anh biến thành chú cún xinh xắn nằm ngoan ngoãn trong vòng tay ấm áp của em".
Bác sĩ thú y đang lúi húi làm việc giãy nảy lên:
- Ấy chết! Đừng ước trở thành nó. Cô ta mang con cún đến thiến đấy.

Sợ gần chết

Sau trận đấu quyền anh, HLV an ủi cậu học trò vừa thua cuộc của mình: “Hôm nay, cậu đã chơi tốt và tỏ rõ khả năng chịu đòn của mình - điều mà không phải võ sĩ nào cũng làm được".
Cậu học trò càng uất ức: “Nhưng cuối cùng em lại bị thua tuyệt đối”.
HLV an ủi: “Cậu không nên buồn như vậy. Dù sao thì ở hiệp 3 cậu cũng làm cho đối phương sợ hết hồn”.
- ???
- Vì anh ta tưởng đã đấm chết cậu.
 
Say
Một chiếc xe chao đảo lướt trên đường. Viên cảnh sát giao thông ra hiệu cho xe dừng lại rồi lè nhè hỏi: "Ông uống rồi hả?".
- Không một giọt!
- Thế thì thở vào đây - viên cảnh sát chìa ống thử cồn ra...
Không có phản ứng. Thày đội nghĩ thầm: "Mình nhầm hay dung dịch thử bị hỏng?". Sau đó, tự mình thổi vào ống nghiệm và lẩm bẩm:
- Không, vẫn tốt... Có lẽ xe hắn chao đảo là do mặt đường

Bỏ về nhà ngoại

Một anh chồng thường xuyên về nhà trong tình trạng say mèm. Vợ nói thế nào cũng không được. Tối hôm đó, vì không nhịn được sự tức giận, cô hăm dọa chồng.
- Anh mà còn say xỉn như thế, tối nay em sẽ bỏ về với mẹ đấy.
- Em về cũng chẳng gặp được mẹ đâu. Bố vừa gọi điện cho anh biết rằng mẹ đã giận bố và bỏ về bên nhà bà ngoại rồi.

Oai nhất

Hai cậu học sinh tiểu học cho rằng chỉ có bố mình là người oai nhất. An hết lời: "Bố tớ là thuyền trưởng. Tất cả mọi người trên tàu đều phải nghe lời bố tớ chỉ huy. Bố tớ là người oai nhất".
Sơn cũng không chịu thua:
- Chẳng ghê gớm gì nếu so với bố tớ. Những người phải nghe lời bố tớ còn nhiều gấp vạn thế cơ. Từ cục trưởng, bộ trưởng, thứ trưởng tới giám đốc, hễ bố tớ bảo ngồi là lập tức phải ngồi, bảo cúi xuống là lập tức phải cúi, bảo quay sang bên nào là quay sang bên đó, cứ làm răm rắp ấy chứ.
- Thế bố cậu làm gì vậy?
- Bố mình làm thợ cắt tóc.
 
Tiếu lâm thời số hóa
Tại cửa hàng bán máy vi tính, một ông khách bước vào tiệm vi tính nói với cô bán hàng: "Cô à, tôi thấy phần mềm của cô không tương thích với cấu hình phần cứng của tôi".
"Khi vừa cài đặt phần mềm của cô vào ổ đĩa cứng của tôi thì sự cố đã xảy ra. Bộ xử lý trung ương của tôi đột nhiên yếu hẳn đi rồi lịm luôn và không làm sao để nó hoạt động trở lại được. Tôi nghĩ cô có sẵn mầm bệnh nội trú âm thầm", ông khách xả ra một tràng.
- Ấy chết, anh đừng nói vậy. Phần mềm của em tốt lắm, bảo đảm sạch sẽ bởi bọn em dọn dẹp và vệ sinh định kỳ mà. Ai dùng cũng hài lòng hết.
- Không đâu cô, thực sự là có vấn đề.
- Thế thì lúc cài đặt, anh đã kích hoạt đúng mức chưa? Anh có điều chỉnh cổng vào cho cân đối không?
- Có chứ! Tôi đã làm đầy đủ các thao tác theo trình tự bài bản hẳn hoi.
- Anh có thể cho em xem công cụ của anh được không?
Anh chàng vội đưa máy vi tính lên. Cô bán hàng săm soi một hồi rồi nói:
- Em thấy công cụ phần cứng của anh đã cũ nát và yếu lắm rồi. Ngoài ra nó còn bị biến dạng về mặt vật lý nữa. Thế hệ của anh thế này thì không xử lý được phần mềm đời mới như của chúng em là đúng rồi. Phải nâng cấp thôi anh ạ! Anh có muốn sử dụng thêm loại công cụ tiện ích bổ sung không?
- Thế nó có phục hồi và tăng cường chức năng cho tôi không?
- Có chứ anh. Nó giúp tái hồi bộ vi xử lý, tăng kích thước bộ mạch chính và làm tăng tốc xung nhịp của anh nữa ạ!
- Được rồi, cô bán cho tôi cái đó ngay đi.
- Anh đặt phần cứng lên đây ngay để em truyền vào nhé. Tiếc là bây giờ băng thông của em quá hẹp nên anh chịu khó dẫn truyền chậm chạp từng ít một, từng ít một thôi nhé. Đừng tham mà tiếp thu nhanh nhé, kẻo làm chúng em nghẽn mạch và hại đường truyền.
 
Gấp mấy lần?


Trong giờ học sinh lý người, một nữ sinh mất trật tự nhiều lần. Ông giáo đã nhắc nhở nhưng không được, tức quá bèn quát: "Này em kia, tôi sẽ đuổi ra
khỏi lớp nếu em không trả lời được câu hỏi sau đây".
- Bộ phận nào trong cơ thể người lúc bé nhất và lúc to nhất có thể tích gấp bảy lần?"
Cô học trò suy nghĩ rồi đỏ mặt ấp úng không trả lời, chỉ cười "hi hi hi..."
Ông giáo: "Sao không trả lời đi còn cười gì?"
Cô học trò lại cười tiếp: "hi hi hi ..."
Ông giáo nổi giận lớn tiếng: "Đủ rồi! Trước khi ra khỏi lớp, em nghe câu trả lời đây. Đó là phổi, khi ta hít vào và thở ra thể tích chênh nhau gấp bảy lần. Còn cái "hi hi hi..." của cô chỉ có ba lần thôi"!


Lời tự thú của quả phụ


Một quý bà đi viếng mộ chồng chạy xe quá tốc độ bị cảnh sát giao thông đuổi theo, ép vào một bìa rừng ở ngoại ô. Thấy bà ta tuy đã có tuổi nhưng vẫn còn xin đẹp nõn nà, tay cảnh sát bèn gạ gẫm đổi khoản tiền phạt thành một cuộc vui vẻ trong bụi cây.
Sau một thoáng nhìn đánh giá ngoại hình chàng cảnh sát, quý bà gật đầu đồng ý. Khi hai người xong cuộc đổi chác và chàng cảnh sát đứng lên sửa lại sắc phục, kẻ phạm tội lên tiếng:
- Anh ơi! Trước khi bị anh bắt vì chạy xe quá tốc độ, em đã vượt đèn đỏ 3 lần, chạy ngược đường một chiều, vượt xe khi lên dốc, cản đường của xe cứu thương, cứu hoả... Em xin được nộp phạt luôn cho tất cả những vi phạm đó!
Chàng cảnh sát nói với giọng đầy chia sẻ: "Chồng chị chết thảm quá".
Một góa phụ than thở với bạn.
- Bây giờ chồng tôi đã mất, tôi cũng chẳng muốn sống nữa. Tôi sẽ đi theo anh ấy thôi.
- Tôi xin chị, chị hãy để cho anh ấy được thanh thản thêm một thời gian nữa.


Không can thiệp


Trong phiên tòa xét xử vụ cướp của giết người, quan tòa hỏi nhân chứng là con rể của nạn nhân: "Thế tức là anh có nhìn thấy bọn cướp bóp cổ bà mẹ vợ của anh à?".
- Thưa tòa, nhìn thấy ạ.
- Vì sao anh không xông tới giúp?
- "Tôi cũng định vào trợ giúp nhưng thấy bọn cướp tự giải quyết được nên tôi quyết định không can thiệp nữa", nhân chứng thản nhiên đáp
 
Bằng chứng hùng hồn

Cặp vợ chồng già không con sống với nhau trong điều kiện rất thiếu thốn về vật chất. Một hôm, cụ ông bảo cụ bà: "Tôi nghĩ đã đến lúc phải lên quận xin trợ cấp tuổi già".
Cụ bà băn khoăn:
- Nhưng ông không có giấy tờ chứng minh tuổi tác, làm sao xin được?
Cụ ông quả quyết:
- Bà yên tâm, tôi có cách rồi
Sáng hôm sau, cụ ông lần lên quận để rồi chiều mang về cái chi phiếu đầu tiên.
Cụ bà hỏi:
- Làm cách nào mà ông chứng minh được vậy?
- Thì tôi cởi hết cúc áo ra , chỉ cho họ thấy bộ lông ngực bạc trắng của mình.
Cụ bà thở dài:
- Vậy sao sẵn đó mà ông không cởi cả quần ra để xin trợ cấp tàn phế luôn thể.


Lo xa


Sau khi khám bệnh cho người cha, bác sĩ bảo với cậu con trai: "Bố cậu bị ung thư giai đoạn cuối rồi, có lẽ chỉ còn sống được khoảng 3 tháng nữa".
Trên đường về, người cha bảo con ghé vào quán rượu gần nhà để uống vài chén. Trong quán rượu, ông ta thông báo với tất cả mọi người rằng mình sắp chết vì bệnh AIDS.
Thấy vậy, người con thắc mắc: "Bố bị ung thư cơ mà, tại sao lại nhận mình bị căn bệnh thế kỷ đó?".
"Vì bố không muốn bất cứ kẻ nào léng phéng với mẹ con sau khi bố qua đời", người cha rỉ vào tai đứa con yêu.


Chờ gì?


Hai vợ chồng nọ đi theo một đoàn khách du lịch thăm bảo tàng Luis. Ở đây, ông chồng cứ đi qua đi lại trước bức tượng cô gái khoả thân với chỉ độc mỗi chiếc lá nho trên mình.
Thấy chồng không chịu đi mà đôi mắt dán tịt vào bức tượng, cô vợ gắt:
- Anh chờ đợi gì thế? Chờ mùa thu à!?


Tỷ lệ


Trong quán nhậu, thực khách chất vấn anh bồi bàn: "Có thật là thịt thỏ không đây? Sao tôi ăn thấy dai nhách vậy?". Anh bồi bàn thú thực: "Dạo này thịt thỏ khan hiếm quá đi mà khách lại thích thành thử chúng tôi có trộn thêm... thịt... trâu vào".
- Trộn theo tỷ lệ nào?
- Dạ thưa mỗi thứ một nửa ông ạ!
- Nghĩa là nửa ký thịt thỏ trộn với nửa ký thịt trâu hả?
- Dạ không... chúng tôi trộn nửa... con thỏ với nửa con trâu ạ!


Chuyện tối qua


Em đến bên anh nhẹ nhàng trong một buổi tối êm dịu như đêm qua, và những gì xảy ra trên giường của anh còn đọng lại trong anh những cảm giác khó tả. Em chợt đến từ một nơi hư vô nào đó, không hề e ngại, không hề báo trước.
Em nằm trên người anh, em làm tan biến cảm giác băng giá trong anh. Em cắn anh, không hề tội lỗi, em làm cho anh phát điên. Cuối cùng anh chìm vào trong giấc ngủ.
Sáng nay, khi anh tỉnh dậy thì em đã đi rồi. Anh tìm em nhưng không thấy dấu vết chỉ có những bức tường chứng kiến chuyện đôi ta đêm hôm qua. Cơ thể anh vẫn còn in dấu vết của em. Đêm nay, anh sẽ thức chờ em. Ngay khi em đến anh sẽ vồ lấy em, anh sẽ không để em ra. Anh sẽ giữ chặt em trong lòng bàn tay anh để em mãi mãi không biến mất. Anh sẽ giết chết em - những con muỗi đáng ghét nhất trần đời.
Đây là câu chuyện được trích từ nhật ký của một anh sinh viên chuyên văn thường xuyên bị muỗi cắn.


Bấm chuông


Một goá phụ chán cảnh sống thui thủi một mình. Bà quyết định đăng báo tuyển chồng với 3 điều kiện: anh ta phải dịu dàng, không bỏ rơi bà và đặc biệt phải là người mạnh mẽ trên giường.
Hôm sau, nghe tiếng chuông reo, bà ra mở cửa và thấy một người đàn ông vạm vỡ nhưng bị què chân, cụt tay đang ngồi trên chiếc xe lăn.
"Sẽ không có ai đáp ứng tốt mọi yêu cầu của bà như tôi", người đàn ông tự tin. "Tôi không có tay nên chẳng thể đánh bà. Tôi cũng chẳng có chân nên không thể rời xa bà được".
"Tuyệt lắm! thế còn khả năng trên giường", goá phụ hoài nghi.
"Thế bà nghĩ tôi bấm chuông cửa bằng cái gì", người đàn ông vặn lạ
 

kiwi_vn

Active Member
Chuyện hài nhất : Hôm qua lúc bắn súng ngắn , 4 đứa bắn cùng 1 lúc , đạn thật , bắn vào 4 bia , mỗi đứa được bắn 3 viên . Lúc mình bắn xong vào kiểm tra bia thì : " Báo cáo trung tá , sao bia của em trúng 5 viên " -> Thằng nào biếu em 2 viên -> tính điểm kiểu gì -. Tính có lợi cho người bắn nhất -> 10 , 10 ,8 . He he he
 

trungvb

Moderator
Tuyệt đối đúng Hai vợ chồng nhà nọ cãi nhau, anh chồng bảo:

[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Cô phải nhớ bất cứ lúc nào người đàn ông nghĩ cũng tuyệt đối đúng, họ phán đoán không sai, còn đàn bà thì ngược lại.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]- Vâng, anh chọn em là tuyệt đối, nhưng lấy anh làm chồng thì ngược lại.[/FONT]
 

longva0412k

Member
Đây là một số truyện cười mình sưu tầm được


Đỉnh cao về đối đáp
Hai vợ chồng cùng ngành xuất bản sách. Đêm tân hôn của họ thật thơ mộng. Họ nói với nhau đủ chuyện từ chuyện yêu đương gia đình, bè bạn, nghề nghiệp.
Anh chồng ôm vợ âu yếm rồi đọc thơ:
Sách mới cho nên phải đắt tiền
Chị vợ cùng nghề, nghe chồng đọc liền ứng khẩu đọc tiếp luôn:
Hôm nay xuất bản lần đầu tiên
Anh chồng ghì chặt vợ vào lòng mình đọc luôn câu thứ ba:
Anh còn tái bản nhiều lần nữa
Chị vợ sung sướng đọc câu thơ trong tiếng thở:
Em để cho anh giữ bản quyền
Vài năm sau:
Cô vợ đọc:
Sách đã cũ rồi phải không anh
Sao nay em thấy anh đọc nhanh
Không còn đọc kỹ như trước nữa
Để sách mơ thêm giấc mộng lành
Anh chồng ngâm:
Sách mới người ta thấy phát thèm
Sách mình cũ rích, chữ lem nhem
Gáy thì lỏng lẻo, bìa lem luốc
Đọc tới đọc lui, truyện cũ mèm
Cô vợ thanh minh:
Sách cũ nhưng mà chuyện nó hay
Đọc hoài vẫn thấy được bay bay
Đọc xong kiểu này, rồi kiểu khác
Nếu mà khám phá sẽ thấy hay
Anh chồng lầu bầu:
Đọc tới đọc lui mấy năm rồi
Cái bìa sao giống giấy gói xôi
Nội dung từng chữ thuộc như cháo
Nhìn vào hiệu sách, nuốt không trôi
Thằng hàng xóm hắng giọng sang:
Sách cũ nhưng mà tui chưa xem
Nhìn anh đọc miết thấy cũng thèm
Cũng tính hôm nào qua đọc lén
Liệu có trang nào anh chưa xem?
Còn xanh
Bác sĩ trong bệnh viện tâm thần đi ra sân thì thấy rất nhiều bệnh nhân đang trèo ở trên cây. Bác sĩ hỏi:
- Các anh làm gì ở trên đó thế?
Các bệnh nhân đồng thanh nói:
- Có cái này hay lắm, bác sĩ trèo lên đây thì biết.
Bác sĩ tò mò cũng trèo thử lên cây. Các bệnh nhân reo lên sung sướng và nói:
- Thôi bây giờ chúng ta tiếp tục chơi trò "chín" đi.
Thế là bệnh nhân đầu tiên nói : "Tao chín rồi, tao rụng đây" , và hắn buông hai tay ra rơi xuống đất đánh "bộp" một cái, mỉm cười thú vị.
Bệnh nhân tiếp theo cũng nói: "chín rồi", và buông tay rơi xuống đất.
Đến lượt bác sĩ, ông ta sợ quá kêu:
-Tôi chưa chín, tôi vẫn còn xanh nên không rụng được.
Thế là các bệnh nhân nói: "Thằng này còn xanh, phải ném thì nó mới rụng" và thi nhau cầm đá ném cho bác sĩ đau quá buông tay ra rơi xuống đất thì mới thôi.


Điên vì đàn bà
Vị giám đốc nhà thương điên dẫn một quan khách tham quan. Chỉ một người nằm trên giường hai tay ôm chặt một con búp bê vào lòng, vị giám đốc giải thích:
- Trước đây ông này yêu một người đàn bà, nhưng bị bà ta bỏ rơi và lấy chồng khác nên y phát điên và cứ tưởng con búp bê là người yêu mình.
Đến một phòng khác, thấy một người điên bị xiềng xích hai tay, đang vùng vẫy bổ đầu vào tường tự tử.
Vị giám đốc lắc đầu nói:
- Còn đây là anh chồng đã lấy bà ta.

Tài xế cừ
Đang trong cuộc sát hạch lấy bằng lái, nữ thí sinh đâm thẳng chiếc xe vào một gốc cây. Phủi những mảnh kính vỡ trên người xuống, thanh tra giao thông thản nhiên bảo cô gái:
- Bây giờ đến phần thi tiếp theo, cô hãy dừng xe mà không cần đến vật cản phía trước!
oOo
Vợ lảo đảo bước vào nhà, rên rỉ:
- Anh ơi, thật khủng khiếp. Một chiếc xe tải đồ sộ đã đâm thẳng vào xe của em, làm nó bẹp rúm ró rồi!
- Ôi! Không sao, em còn lành lặn là tốt. Thế em có kịp dạy cho hắn một bài học về tốc độ không?
- Không kịp... Hắn để xe ở đấy và chuồn đi từ trước khi xe đâm nhau cơ.
oOo
Một chàng trai khoe với bạn:
- Mình mới mua một chiếc mô tô ba trăm phân khối và dự tính đi một chuyến khắp thế giới xem sao. Cậu có đi với tớ không?
- Tớ không đi đâu.
- Sao lại không? Thú vị lắm đấy!
- Vì tớ còn ngại, không biết đi du lịch ở thế giới bên này hay thế giới bên kia?
Thật thà
"Tại sao em đi học muộn, bỏ một tiết?", thày giáo hỏi. Học trò trả lời: "Thưa thày, sáng hôm nay em muốn đi câu, nhưng rồi ba em không cho phép ạ!".
- Thày chắc là ba em đã giải thích cho em hiểu tại sao em phải đi học, mà không phải đi câu cá chứ?
- Có ạ. Ba em nói rằng mồi ít không đủ cho hai người câu ạ!
oOo
Cô giáo hỏi học trò:
- Tháng nào em cũng đứng chót lớp, tại sao em không chịu ganh đua với bạn bè?
- Thưa cô, cô vẫn dạy em là phải nhường nhịn bạn bè mà!
Cô: !?!?
Bài diễn văn hay chết người
Trong một vụ đắm tàu, 10 người đàn ông và một cô gái bám vào sợi dây ròng xuống từ một chiếc máy bay trực thăng cứu hộ. Tổ lái thông báo, một người phải buông tay, nếu không sợi dây sẽ đứt và tất cả sẽ chết.
Ai sẽ là vật tế thần đây?
Cuối cùng, cô gái kể cho cánh đàn ông nghe một câu chuyện thật cảm động về sự hy sinh. Cô kết luận rằng mình sẵn sàng hiến dâng cuộc sống để cứu họ, rồi hô to:
- Hy sinh cao đẹp là bất tử!
Cô gái chưa dứt lời, cả đám đàn ông đều... vỗ tay!
Phản bội
Vợ và chồng đi nghỉ ở hai nhà nghỉ khác nhau. Một thời gian sau đó bị lương tâm cắn rứt, họ tự thú trước mặt nhau. Anh chồng nói:
- Em yêu, anh phản bội em vẻn vẹn có hai lần. Lần đầu với một cô diễn viên, còn lần thứ hai với cô ghi tốc ký.
- Anh yêu, em cũng chỉ phản bội anh có hai lần. Lần đầu là với dàn nhạc nhà thờ, lần thứ hai là với một đội bóng.
oOo
Một ông chồng vốn tế nhị và nể vợ, nghe nói vợ có chuyện mèo mỡ, vẫn định bụng khi nào có dịp sẽ nhắc nhẹ cho vợ biết.
Một hôm, gặp vợ đang ngồi ăn ốc ở chợ, ông ta rất lịch sự đến gần mẹt ốc rỉ tai vợ:
- Em cứ yên chí ăn ốc đi, còn vỏ, anh sẽ đổ cho.

Dị ứng
Bốn người đàn bà đang chơi bài Bridge và tán gẫu. Một người nói: "Ông xã em mới từ Paris trở về. Anh ấy đã mua cho em hàng đống nước hoa".
Hãy tưởng tượng mà xem, những hai bốn chai, mỗi chai chứa đến 170ml với giá 50 đô la mỗi ml, thật là một món quà tuyệt hảo. Nhưng em lại không dùng được vì em chợt phát hiện ra rằng em bị dị ứng với nước hoa!
Một người đàn bà khác bảo:
- Chứng bệnh dị ứng thật là khủng khiếp. Ông xã em đã mua cho em một chiếc áo choàng bằng lông chồn. Em không thể mặc được chiếc áo đó vì em dị ứng với lông chồn đấy!
Người đàn bà thứ ba cất giọng oang oang nói:
- Thì em cũng vậy đấy. Ông xã em đã mua cho em chiếc vòng nạm kim cương đẹp này, nhưng em đâu có đeo được vì em dị ứng với kim cương!
Người đàn bà thứ tư đứng bên cạnh nôn thốc tháo tất cả những gì đã ăn trong bữa trưa vào giữa chiếc bàn mọi người đang chơi. Các bà hỏi: Gớm quá chừng đi, cái gì bỗng dưng lại làm cho chị phát mửa lên vậy?
Người đàn bà ấy bảo: Chỉ vì em dị ứng với những người phét lác!

Phát biểu
Giám đốc xí nghiệp may phát biểu trong hội nghị tổng kết: "Các chị em cố gắng nâng cao tay nghề để sản phẩm xuất khẩu của ta luôn ổn định. Cứ như hiện nay, nhìn vào biểu đồ sản xuất rất mất cân đối: mặt hàng áo luôn đi lên, còn quần lúc nào cũng... tụt xuống! Mà đã tụt thì... lòi ra nhiều thứ rắc rối lắm!".
o0o
Sau buổi tham quan ở viện bảo tàng lịch sử, cô giáo hỏi cả lớp:
- Này, các em có nhận xét gì về tư tưởng chủ đạo mà toàn bộ bảo tàng thể hiện trong cách trưng bày của mình không?
Cu Tí nhanh nhảu giơ tay phát biểu:
- Thưa cô, tất cả đều nói lên một chủ đề được nhấn mạnh và lặp đi lặp lại là "không được sờ vào hiện vật" ạ!
Chuyện học hành
Đang dò xem kết quả điểm thi hết môn học “tại chức” của mình, người cha chợt reo lên “Ồ! Qua rồi”. Đứa con đang học lớp 2 đứng cạnh bên hỏi:
- Ba ơi! Ba được mấy điểm mà thấy ba mừng quá vậy?
- Ờ, 5 điểm con à!
- Nhưng mấy điểm là cao nhứt?
- Là 10 điểm.
- Vậy mà cũng mừng! Sao hôm qua con được 8 điểm môn toán mà ba lại rầy?!
- !!!
o0o
Trên đường đi học, Vova thường ngồi chung xe bus với Natasa. Một hôm, Vova lấy hết dũng cảm dúi cho Natasa một mẩu giấy, trên đấy viết:
"Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ".
Một lúc sau Natasa chuyển lại mẩu giấy cũ, Vova vui mừng mở ra xem, trên giấy viết:
"Tớ không thể mở nổi cửa sổ!"
oOo
Hai thí sinh ngồi trước cổng trường chờ xem kết quả.
- Bố tớ bảo nếu tớ thi đậu sẽ thưởng cho tớ chiếc xe đạp điện để đi học cho đỡ mệt...
- Còn bố tớ lại bảo nếu tớ thi rớt sẽ mua cho tớ chiếc “Quây An-pha”...
- Trời ơi! Sao đã quá vậy?
- À... để chạy xe ôm kiếm cơm ấy mà...
- !!!

Bụt chùa nhà không thiêng
Một thiếu phụ đang làm cơm trong bếp. Có tiếng gõ cửa. Bà bỏ dở việc bếp núc chạy ra. Một người đàn ông gật đầu chào lễ phép rồi hỏi:
- Thưa bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu gợi hay không?
Bị hỏi một câu quá bất ngờ, người đàn bà sững sờ trong giây lát. Khi đã bình tĩnh trở lại bà liền đóng sập cửa lại không thèm trả lời. Chiều hôm sau lại có tiếng gõ cửa. Vẫn người đàn ông hôm trước, vẫn câu hỏi cũ. Thiếu phụ lại trả lời bằng thái độ lặng thinh. Câu chuyện đó diễn ra suốt một tuần lễ liền. Người đàn bà không chịu nổi nữa bèn kể đầu đuôi với chồng để tìm cách đối phó. Người chồng hôm sau bèn nấp sau cánh cửa khi nghe tiếng gõ cửa. Người vợ mở cửa:
- Chào bà, bà có nghĩ rằng bà có một thân hình rất đẹp và khêu gợi hay không?
Yên chí có chồng đứng sau cánh cửa, người đàn bà trả lời mạnh bạo:
- Đúng, như vậy thì có sao không?
- Thưa, nếu vậy xin bà nói giùm với ông nhà là hãy xài đồ nhà chứ đừng sang ve vãn vợ tôi nữa.



To be continue...
 

longva0412k

Member
nữa nè cả nhà ơi


Dạy con
Ông bố thấy cậu con trai có hai cuốn vở mới liền hỏi: "Con lấy tiền đâu mà mua?".
Cậu con trai trả lời:
- Đi qua phòng giáo vụ nhà trường, thấy một chồng vở để trên bàn, không có ai, tiện tay con cầm hai cuốn về dùng.
Ông bố nổi cáu, quát tháo ầm ĩ với vẻ rất tức giận:
- Làm vậy con còn mặt mũi nào nữa cơ chứ. Ai dạy con đi ăn cắp... hử? Nếu con cần vở thì bảo bố chứ. Để mai bố mang ở xí nghiệp về cho con hai bịch, tha hồ mà dùng!!!
Chuyện lớp học
Các lớp học lịch sử thường làm cho bọn trẻ buồn ngủ và do đó, cũng không mấy khó hiểu khi chúng tỏ ra vui mừng vì được biết hôm nay có thể về sớm. Bà giáo tuyên bố: "Bất cứ em nào trả lời được câu hỏi của tôi, có thể ra khỏi lớp trước khi chuông reo"
Thật là tuyệt vời, Dick nghĩ như vậy vì nó biết rằng mình rất thông minh và có thể trả lời bà ấy vanh vách như một cuốn bách khoa toàn thư.
"Nào, bắt đầu. Ai đã nói: đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc?"
"J.F. Kennedy thưa cô !" - một cô gái đầu bàn đã kịp giơ tay và dĩ nhiên cô nàng có thể ung dung ra về.
"Tốt lắm Allen, câu tiếp theo đây: Ai đã nói Tôi có một giấc mơ...?"
"Ô", thêm một cô nàng khác đã cướp lời trước, "Martin Luther King".
Cáu lắm, Dick buột miệng "Khi nào thì cái lũ ấy mới câm cái mồm thối tha của chúng nhỉ?"
Bà giáo sửng sốt và thét lớn "Ai đã nói câu ấy?"
"Bill Clinton thưa cô" - Dick mừng rỡ - "Bây giờ em có thể về được rồi phải không ạ?"
Kiếm tiền
Hai bà nói chuyện với nhau: Con gái chị học piano chắc tốn kém nhỉ, nhưng bây giờ cháu đã có thể kiếm được tiền rồi à?
- Vâng, ngay dưới nhà tôi có ông giáo sư. Khi nào muốn nghỉ ngơi hay tập trung làm việc, ông ấy lại đưa cho nó 5 đô la. Thu nhập một ngày của cháu cũng khá đấy.
Hai chiếc va-li
Một người xách hai va-li to tướng đến gặp một ông chủ gánh xiếc để xin việc làm. Ông chủ hỏi:
- Anh biết làm trò gì?
Anh ta mở một va-li, lấy ra những viên đá rất to, ném lên không trung rồi đưa đầu ra hứng. Ông chủ gật gù:
- Được đấy. Thế còn chiếc va-li kia, anh đựng gì vậy?
- Thuốc giảm đau ạ!
Con số cụ thể
- Ở đây có bao nhiêu dân?
- Dưới 1.000.
- Cụ thể hơn chút nữa?
- 11 người.
Thay đổi nhiều quá!
Một bà góa giàu có mời họa sĩ đến nhờ vẽ bức chân dung người chồng quá cố của bà ta.
- Được ạ - họa sĩ nói - Bà có ảnh ông ấy không?
- Không! Vì thế tôi mới nhờ anh vẽ chân dung chứ.
- Nhưng thưa bà, bà muốn tôi vẽ thế nào?
- Vẽ thế nào tùy anh! Đó là nghề của anh cơ mà... Còn tôi, tôi chỉ có thể nói với anh rằng mắt ông ấy màu nâu, tóc đen, ông ấy có bộ ria nhỏ và lúc nào ông ấy cũng mỉm cười!
Anh họa sĩ tự nhủ không nên từ chối người đàn bà tốt bụng này và nói cho cùng, anh chẳng có lý do gì để bỏ lỡ một đơn đặt hàng như vậy.
Một tháng sau, anh đem bức tranh bọc kín đến. Anh ta cởi dây buộc, gỡ giấy bọc rồi đặt tranh lên trên lò sưởi. Bà góa lùi lại một chút rồi kêu khóc thảm thiết:
- Trời ơi! Mới có mấy năm mà ông ấy thay đổi nhiều quá!
Mật mã đêm tân hôn
Hai ông bà nọ có ba cô con gái... Những cô gái mới ngây thơ trong trắng làm sao... Hai ông bà chả bao giờ muốn xa họ, luôn tìm cách chở che, đùm bọc. Vì thế, dù đã hơn hai mươi tuổi, các cô vẫn còn trong trắng ngây thơ. Nhưng rồi, thời gian trôi qua, ba cô cũng lấy chồng...
Hai ông bà rất tò mò không biết con gái mình sẽ thế nào vào đêm động phòng đầu tiên. Vì thế khi các cô con gái đi hưởng tuần trăng mật, hai ông bà dặn dò: "Bố mẹ muốn biết chuyện gì xảy ra với con vào đêm đầu tiên, và liệu các con có thấy hài lòng không. Hãy viết thư về cho bố mẹ, nhưng đừng làm chồng con tò mò. Hãy viết một chữ mật mã nào đó và gửi về cho bố mẹ tả về kinh nghiệm của con...".
Thế là cô con cả đi tuần trăng mật... Cô gửi lá thư về chỉ với hai chữ "STAR CRUISE". Hai ông bà mở tờ báo quảng cáo ra, và thấy trong đó có quảng cáo về con tàu du lịch Star Cruise với khẩu hiệu: To, Lớn, Mạnh Mẽ, Tốc Độ và Thân ái. Hai ông bà hài lòng lắm.
Đến là thư của cô kế... Hai ông bà mở ra và thấy trong đó có vỏ của NESCAFE. Nhìn vào tờ báo quảng cáo, hai ông bà thở phào hạnh phúc. Trong đó có ghi: NESCAFE - tận hưởng đến từng giọt cuối cùng".
Đến cô út, hai người nhận được lá thư với chữ "Hãng hàng không CATHAY PACIFIC". Bà mẹ mở tờ báo ra xem và lăn đùng ra ngất xỉu. Ông bố vội chạy tới xem và choáng váng. Khẩu hiệu của hãng Hàng không Cathay Pacific là "bảy ngày một tuần, ba lần một ngày - không nghỉ".
Sex là gì?
Một cậu bé trở về nhà sau buổi đi học đầu tiên và nói với mẹ: "Mẹ ơi, sex là gì?".
Người mẹ nghĩ rằng đã đến lúc con mình cần phải có kiến thức sơ đẳng đó liền vận dụng tất cả những kiến thức khoa học và kinh nghiệm để giảng giải cho cậu bé về vấn đề nhạy cảm này.
Khi kết thúc, cậu bé lôi ra tờ sơ yếu lý lịch vừa mang về từ trường và nói: "Vâng, thế nhưng làm sao con ghi hết được tất cả những thứ đó vào cái ô nhỏ xíu này?".
Đoán tên
Ba bà dắt ba đứa con vào gặp một vị bác sĩ tâm lý. Bác sĩ hỏi bà thứ nhất: "Cháu bé tên gì vậy, thưa bà". Dạ cháu tên là Mỹ Kim.
Bác sĩ reo lên: Vậy tôi nghĩ bà rất là ham tiền, đầu óc bà lúc nào cũng lởn vởn đồng đôla nên bà đặt tên cháu bé là Mỹ Kim.
Quay qua bà thứ hai, bác sĩ hỏi: Còn cháu tên gì vậy bà?
- Dạ cháu tên Đường!
Bác sĩ hớn hở: Vậy tôi nghĩ bà chắc thèm ăn đồ ngọt, lúc nào bà cũng tơ tưởng tới những nồi chè, những ly kem...
Đột nhiên bà thứ ba đứng dậy nói:
- Đoán như thế mà cũng đoán. Rồi bà quay sang thằng con: Mình về thôi Cu!



Trúng độc đắc
Một anh chàng chạy hộc tốc về nhà, đóng sầm cửa lại và hét lên với vợ: "Em ơi, đóng gói đồ đạc đi thôi. Anh mới trúng sổ xố".
Người vợ thốt lên: "Ồ vậy à? Tuyệt quá. Em thật là sung sướng. Em sẽ chuẩn bị đồ đạc đi biển hay lên núi hả anh?".
Người chồng nói: "Anh chẳng cần biết. Chỉ cần em cuốn xéo khỏi đây".


Sự thật phũ phàng
Một cặp vợ chồng già đang thưởng thức bữa ăn sang trọng tại một nhà hàng để kỷ niệm lễ cưới lần thứ 70. Ông chồng vươn người về phía vợ và nhẹ nhàng nói: "Em yêu, có một điều anh cần hỏi em".
"Từ lâu anh đã băn khoăn rằng thằng con thứ 10 của mình không giống như các anh chị của nó. Bây giờ anh muốn khẳng định với em là 70 năm qua là khoảng thời gian tuyệt vời nhất anh từng có. Câu trả lời của em sẽ không thể nào làm nó tan biến. Nhưng anh vẫn cần phải biết, thằng bé có một người cha khác phải không?".
Người vợ gục đầu xuống, không dám nhìn thẳng vào mắt chồng, bà luống cuống trong giây lát rồi thú nhận: "Vâng, đúng vậy".
Ông chồng sững sờ, điều mà vợ ông thú nhận vẫn làm ông choáng váng cho dù đã dự tính trước. Nước mắt rưng rưng trên khoé mắt, ông run rẩy hỏi: "Ai? Ai là cha thằng bé?".
Người đàn bà lại gục đầu xuống, bà không thể thốt ra điều gì cho đến khi thu hết can đảm để nói ra sự thật với chồng. "Đó là anh".
Thuốc giảm đau đẻ
Một phụ nữ đang vật lộn trong cơn trở dạ. Người chồng luống cuống không biết làm thế nào. Ông bác sĩ liền mách một loại thuốc mới có thể giúp chuyển 1/4 cơn đau sang người cha. Anh chồng thương vợ liền quyết định mua thử.
Chị vợ uống thuốc, sau mấy phút anh chồng vẫn chẳng thấy gì.
Anh nói: "Em đúng là trẻ con. Anh chẳng cảm thấy gì cả. Hãy uống viên nữa, anh có thể chịu được". Người vợ uống viên thứ hai. Anh chồng vẫn không sao. Anh ta bảo vợ uống tiếp viên nữa. Vẫn chẳng có gì thay đổi. Đến giờ, cô vợ đã bớt 3/4 cơn đau. Cô chỉ còn đau một ít trong khi người chồng vẫn chẳng cảm thấy gì. Tin rằng phụ nữ chỉ là những kẻ mít ướt, chồng nói: "Hãy uống nốt viên nữa. Nó chẳng làm anh sao cả. Hãy để anh gánh cả cơn đau". Cô vợ làm theo và giờ thì cả hai cùng cảm thấy thoải mái.
Vài tiếng sau, người vợ sinh được một bé trai kháu khỉnh. Hôm sau, khi đưa con trở về nhà, họ thấy một người đưa thư nằm chết ngay
Chiếc xe lật
Một cậu bé vô tình làm đổ cái xe chở ngô. Người hàng xóm nghe thấy tiếng động liền bảo: "Này, Willis, không sao đâu. Sang đây ăn cơm với bác rồi lát nữa bác lật lại xe cho".
"Bác thật là tốt", Willis trả lời. "Nhưng mà cháu sợ bố cháu không thích".
"Vớ vẩn, sang đây", người hàng xóm cào cuột. "Thôi được", cậu bé nhận lời, "nhưng mà thể nào bố cháu cũng ghét".
Sau bữa cơm thân mật, Willis cám ơn người hàng xóm tốt bụng và nói: "Cháu cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều rồi. Nhưng mà cháu biết bố cháu sẽ bực lắm".
"Đồ ngốc", người hàng xóm mỉm cười. "Thế bố cháu đang ở đâu?"
"Dưới cái xe".
Bí mật trong tủ quần áo
Cậu bé Johnny hớn hở đón mẹ vừa đi vắng một tuần trở về. "Mẹ biết không? Hôm qua khi con đang chơi trong tủ quần áo ở phòng ngủ của bố mẹ, con thấy bố đi vào phòng cùng với người phụ nữ ở nhà bên. Họ cởi quần áo, leo lên giường, bố trèo lên người bà ta..."
Người mẹ vội vàng giơ tay lên ngăn cậu bé lại và nói: "Không cần kể thêm từ nào nữa. Hãy chờ đến khi bố về nhà và mẹ muốn con kể chính xác những gì con vừa nói với mẹ".
Ông bố về nhà, bà vợ liền tuyên bố sẽ bỏ ông ta. "Nhưng tại sao?", ông chồng ngạc nhiên hỏi.
"Kể đi Jonny. Hãy cho bố biết những gì con đã nói với mẹ".
"Được rồi", Jonny nói. "Con đang chơi trong tủ quần áo thì bố lên gác cùng người phụ nữ ở nhà bên. Hai người cởi quần áo, leo lên giường, bố trèo lên người bà ta và họ làm đúng những gì mẹ làm, với chú Bob, khi bố đi vắng hè vừa rồi".

To be continue...
 
Thơ nhập khẩu
Ba Tê chậm rãi thả xe dọc phố nướng. Chẳng cần nhìn lịch hắn cũng biết hôm nay là chiều thứ bảy. Khói bốc mù mịt thế kia...! Gần cuối đường mà hắn cũng chưa tấp vào quán nào.
Chẳng phải thiếu tiền, phong bì nhuận bút đang trình trịch trong túi. Ba Tê chỉ cần một người bạn. Những chiến hữu thường trực của hắn chiều nay có độ riêng cả!
Phản xạ của một chiến binh dày dạn rất chính xác. Thoáng nghe văng vẳng, Ba Tê quay phắt đầu hướng về quán nhậu và... không kịp quay đi khi thấy Xúc Xích, người bạn hắn ít muốn gặp. Cuối cùng, lương tâm không cho phép tự đày đọa lâu hơn nữa, hắn nuốt nước bọt bước vào! Dẫu sao cũng còn cái phong bì “ngoại khoản” bảo kê.
Xúc Xích sính làm thơ từ khi thất nghiệp. Như mọi nhà thơ, hắn luôn thai nghén một tác phẩm lớn. Như mọi tác phẩm... thơ hắn cũng khó hiểu! Thật ra Xúc Xích chẳng cần ai hiểu, ngoại trừ mấy tay biên tập. Thật khốn khổ, bọn họ cũng u mê nốt! Cũng may trên đời này vẫn có người am hiểu cả hắn lẫn thơ. Nhờ đó những đứa con tinh thần và... thân tình của họ cứ lũ lượt chào đời.
Được cái Xúc Xích chưa thành danh. Bằng không, nội cái khoản học thuộc lòng tên những tác phẩm của hắn, bọn trẻ đã phải xúc cám! À không... xúc cảm đến phát khóc! Nỗi lo lớn nhất của Xúc Xích hiện nay là phát tán hết những tập thơ. Muốn vậy chí ít cũng phải đăng báo được một hai bài để lấy tiếng. Do đó, hắn hết sức vui mừng khi tóm được Ba Tê.
Sau khi khởi động, Ba Tê rút thuốc ra châm. Xúc Xích rút tập thơ mới tự phát hành ra trịnh trọng ký tặng. Nhìn Ba Tê lần từng trang suy ngẫm, Xúc Xích rưng rưng:
- Cậu nghĩ sao?
Thấy hắn có vẻ hoang mang hơn... mình, Ba Tê trấn an:
- Hay lắm! Hiện đại vượt qua hiện thực! Có nhiều mới lạ. Mới không... lạ! Lạ lại không... mới! Đan xen với nhau...
Lời bình của những tay chuyên nghiệp không biết có giá bao nhiêu, nhưng của Ba Tê, lập tức mang về... 300%! Nhìn hắn nốc thưởng, Xúc Xích bùi ngùi:
- Giá như cậu là biên tập...!
Hơi men khiến Ba Tê đồng cảm:
- Đừng buồn! Ở nước ta, bọn họ là thế đấy! Luôn trù dập thiên tài - một ý nghĩ lóe lên - Hay cậu... xuất khẩu đi! Dịch sang tiếng Anh rồi gửi cho các nhà xuất bản nước ngoài. Biết đâu...?
Xúc Xích ấp úng:
- Nhưng tớ không biết tiếng Anh... có thể chuyển tải... Hay là cậu...?
Đương nhiên tiếng Anh có thể chuyển tải. Nhưng khổ nỗi Ba Tê và Xúc Xích lại không thể! Tuy nhiên, chẳng có việc gì khó đối với những người... say cả! Suy nghĩ khoảng hai... ly, Ba Tê đã giải quyết được ngay:
- Vậy mình... nhập khẩu! Người Việt mình sính thứ này lắm. Cậu không thấy bây giờ toàn nhạc “nhái” sao?
- Thơ tớ tự sáng tác, sao nhập được?!
- Đồng ý! Nhưng nếu cứ ký Xúc Xích, bảo đảm chẳng ma nào đăng đâu! Phải có mác ngoại, họa chăng...
- Ý cậu là thơ của tớ nhưng lấy tên tác giả nước ngoài chứ gì?
- Giỏi lắm! Nhưng nhớ đừng ghi trích từ Internet. Họ hỏi nguồn là điếc đấy!
- Nhưng lấy đâu ra bản gốc photo để nộp?
Ba Tê chợt ngớ ra. Nhưng là phóng viên thể thao lâu năm, không có bất ngờ nào làm hắn ngọng được:
- Thế cậu biết tiếng Thổ Nhĩ Kỳ không?
- Ngoài Azit Nexin, tớ chẳng biết một chữ nào khác. Chả lẽ cậu...?
Ba Tê khẽ lắc đầu thương hại. Tội nghiệp! Tưởng gì chứ về mặt này kiến thức của hắn hơn Xúc Xích cả một cái... tên!
- Hì hì! Một ít thôi! Cậu cứ gửi bài, bên dưới ghi Hakaan... à mà thôi! Sukur Hakaan, nhà thơ hiện đại Thổ Nhĩ Kỳ đi! Bảo đảm đăng ngay. Hàng ngoại mà!
Xúc Xích tròn xoe mắt khâm phục:
- Cậu giỏi thật! Gã này là ai thế?
- Cần quái gì biết. Nhưng hắn chẳng biết tên mình được mượn để làm thơ đâu...
Sáng kiến quả thật không tệ! Lần đầu tiên Ba Tê mới “bảo toàn vốn” sau khi nhậu với hắn...
Đang bắt tay từ biệt, Xúc Xích bỗng nấc cụt:
- Nhưng... còn... bản gốc?
Nhìn khuôn mặt tối... như thơ của hắn, Ba Tê ngán ngẩm sang số:
- Cứ phang đại ra. Tớ, cậu và họ... có ai biết đâu mà sợ!
 
Kê khai tài sản
Tất nhiên hội của tôi cũng không nằm ngoài phong trào toàn dân kê khai tài sản. Khẩu hiệu là: “Bất hợp pháp - tịch thu, gian dối - vào tù”.
Trong những đêm đối diện với chính mình, tôi quyết định thà bị tịch thu còn hơn là phải ăn cơm tù và thế là số tài sản âm nhạc của tôi chỉ còn đúng một bài. Trước đó tôi đã rất khó khăn khi thú nhận năm bài hát mới nhất của tôi thật ra là nhạc Công gô với lời của tôi, ba bài hát nằm trong top ten năm ngoái là tôi đặt lại lời từ nhạc Marôc, còn hai bài tình ca nổi tiếng của tôi thì một bài tôi lắp ghép giai điệu từ chín bài hát thời tiền chiến và bài còn lại đơn giản hơn, tôi chỉ chép ngược các nốt nhạc của một bản tình ca nổi tiếng của Pháp.
Tôi cầm bản kê khai tài sản của mình với chỉ một bài hát, đã được sáng tác cách đây rất lâu từ đơn đặt hàng của một xí nghiệp sản xuất nước mắm, bước vào phòng ông phụ trách công tác kê khai. Cái tài sản nhỏ nhoi còn lại của tôi cũng không được ông ấy tin tưởng:
- Anh hãy đi kiếm cái ông giám đốc đã đặt hàng bài hát này và xin chữ ký xác nhận.
Không thể không thực hiện cái yêu cầu quá hợp lý này, tôi phóng xe đến xí nghiệp nước mắm mà bây giờ đã trở thành xí nghiệp sản xuất xì dầu xuất khẩu. Hỏi ông giám đốc mà ngày trước tôi thường gọi tắt là “ông nước mắm” thì mới biết bây giờ đã là tổng giám đốc liên hiệp các xí nghiệp nước chấm. Tôi xin được số điện thoại và nhận được một cuộc hẹn tại nhà riêng ông ấy.
Đó là một căn nhà cấp bốn, “ông nước mắm” nhận ra tôi ngay. Chúng tôi mở đầu câu chuyện bằng chính phong trào kê khai tài sản. Ông nước mắm than thở:
- Bỗng nhiên tài sản bao nhiêu năm ki cóp giờ chỉ còn lại mỗi cái nhà nhỏ xíu này. Hai cái biệt thự, ba cái nông trại... đều được sung vào công quỹ.
Tôi ngạc nhiên:
- Không có cái nào mua được bằng tiền trúng số hay tiền bán heo của bà nhà à?
Ông ta rầu rĩ:
- Có một cái biệt thự khai do cha mẹ vợ để lại nhưng người ta lại chứng minh được rằng gia đình cha mẹ vợ hồi ấy phải đi vay tiền xóa đói giảm nghèo.
Tình cảnh chúng tôi thật giống nhau, tôi bá vai “ông nước mắm” ra chiều chia sẻ:
- Ông cũng không thê thảm bằng tôi đâu. Dù sao ông còn có cái nhà chắc chắn còn tôi đây...
Nói đến đây tôi sực nhớ đến bài hát cần được xác nhận, bèn đổi giọng:
- Dạ thưa anh, xin anh xác nhận giùm đây là bài hát do chính em sáng tác bởi anh đặt hàng hồi ấy.
Ông nước mắm nhìn tôi một hồi rồi thong thả lục túi lấy chiếc kính. Chăm chú đọc tờ giấy tôi đưa một hồi ông ta tháo kính ra, gõ tay xuống bàn vẻ quan trọng:
- Chà, không biết hồi đó còn chứng từ gì lưu lại nữa không?
Còn thế nữa, tôi hạ giọng:
- Chỉ cần chữ ký của anh là đủ rồi, anh giúp đỡ cho...
Ông ta gật gù nhưng vẫn nhìn tôi chờ đợi. Tôi chợt hiểu:
- Nhưng thưa ông, nghệ sĩ chúng tôi không xài tiền, ông không thấy tài sản được kiểm kê của chúng tôi toàn là các bài hát đó sao?
Ông ta thản nhiên:
- Tôi hiểu rồi, nhưng tay tôi vốn bị tật, chưa có phong bì thì nó chưa thể hoạt động được.
Tôi chạy nhanh ra ngoài mua một cái bì thư và bỏ vào đó bài hát tôi vừa đặt lời từ nhạc Xuđăng hôm qua, sau khi đã nộp bản kê khai. Nhìn thấy cái bì thư dày cộm, cánh tay phải của ông nước mắm bông giật giật rồi hoa lên một vòng rất đẹp mắt trước khi đáp xuống tờ giấy


Phản tác dụng
Sau khi bán được mấy công đất, tôi quyết định đầu tư sản xuất một thứ gì đấy vì ngồi ăn không của núi cũng không còn.
Tất nhiên mặt hàng được chọn cần phải rất mới, tính tôi vốn vậy, chỉ thích làm những thứ chưa ai làm. Sau một thời gian suy ngẫm, sáng kiến đã lóe lên trong một bữa điểm tâm. Trong khi chờ đợi chủ quán múc tô bún bò cho mình, tôi đã tự hỏi: tại sao có mì ăn liền, phở ăn liền và cháo ăn liền mà lại không có bún bò ăn liền?
Thế là tôi lao ngay vào tổ chức sản xuất sản phẩm ăn liền còn chưa ai nghĩ ra đó. Mọi việc không khó lắm. Dựa vào những thức ăn liền có sẵn khác và dựa vào khoản tiền rất lớn có được nhờ bán mấy công đất, tôi đã hoàn thành dây chuyền sản xuất bún bò ăn liền khá hiện đại. Tất nhiên vẫn còn nhiều chuyện quan trọng khác cần làm. Tay giám đốc mà tôi thuê được với giá rất cao, trước đây là giám đốc một hãng phở ăn liền, bảo:
- Trong thời gian đợi những gói bún bò đầu tiên ra đời, ông nên làm một phim quảng cáo truyền hình về sản phẩm mới mẻ này.
Tôi đồng ý và cùng với anh ta đến Công ty quảng cáo Mười Voi. Sau khi ghi lại ý kiến của chúng tôi, Công ty Mười Voi hẹn một tuần sau sẽ đưa chúng tôi một số kịch bản để lựa chọn. Đúng hẹn, chúng tôi được ông giám đốc công ty cho xem ba kịch bản. Kịch bản thứ nhất là cảnh một sinh viên đi học xa trở về nhà, vừa vào đến cửa anh ta đã hét lên: “Mẹ ơi, bún bò”. Trong khi bà mẹ còn đang bối rối thì ông bố đã xuất hiện với gói bún ăn liền trên tay, rồi cả nhà sung sướng nhìn người đi xa về xì xụp tô bún nóng hổi với lời bình kết thúc: “Mặn mà như vòng tay âu yếm”.
- Cổ điển quá - tay giám đốc của tôi chê.
Tôi cũng nghĩ thế và xem tiếp kịch bản thứ hai, về một đôi vợ chồng mới cưới đang đi hưởng tuần trăng mật ở rừng rậm Amazôn. Trong cảnh huyền bí của rừng già, chàng trai bỗng nhiên buồn man mác. Cô vợ trẻ đến gần thỏ thẻ: “Anh nhớ nhà?”, rồi mỉm cười lôi từ balô ra một gói bún bò ăn liền. Kết thúc là cận cảnh khuôn mặt sung sướng của chàng trai với lời bình: “Hương vị quê hương”.
Tôi rất thích kịch bản này, nhất là cảnh tô bún bò giữa rừng rậm, nhưng khi nghe ông giám đốc Công ty Mười Voi bảo rằng chi phí sẽ khá cao vì cần phải đưa cả đoàn làm phim sang Nam Mỹ thì tôi đành phải bỏ qua ý tưởng hay ho này. Ngay cả dùng cảnh rừng xứ ta để “thế vai” Amazôn cũng không được vì bây giờ nước mình kiếm đâu ra rừng già!
Kịch bản thứ ba nói về cảnh đội tuyển bóng đá quốc gia chuẩn bị cho trận tranh cúp vàng tại vòng chung kết Giải bóng đá châu Á. Đối thủ của chúng ta là đội tuyển chủ nhà Hàn Quốc. Trước giờ xung trận, nhìn vẻ mặt lo lắng của các tuyển thủ, vị trưởng đoàn cao giọng: ”Chúng ta sẽ là một Hy Lạp của châu Á! Chúng ta sẽ chiến thắng!”. Tiếp đó là khuôn mặt rạng rỡ của các tuyển thủ khi nhìn thấy trên bàn ăn những tô bún bò ăn liền bốc khói. Kết thúc là khung cảnh nâng cúp vàng chiến thắng với lời bình: “Sức mạnh từ quê nhà”.
Chúng tôi đồng ý ngay với kịch bản tuyệt vời này và giao luôn cho Công ty Mười Voi lo từ A - Z với lời dặn cẩn thận: “Tốn bao nhiêu tiền các anh cũng phải mời bằng được các tuyển thủ quốc gia tham gia đoạn phim này”.
Ngày sản phẩm chúng tôi tung ra lần đầu tiên cũng là ngày đoạn phim quảng cáo bắt đầu được phát trên tivi. Tôi sung sướng xem đoạn phim đã ngốn hết một phần ba số tiền bán đất của mình và mơ về một cơn sốt bún bò ăn liền...
***​
Một tháng sau, tôi đang buồn rầu đứng nhìn đống bún ăn liền tồn kho cao như núi thì tay giám đốc của tôi, sau nhiều ngày đi tìm hiểu vì sao dân tình lại tẩy chay bún bò của mình, trở về với khuôn mặt đau khổ:
- Thưa ông, người ta bảo chưa bao giờ thấy một quảng cáo nào vô lý đến vậy. Làm sao đội tuyển xứ mình có dịp tranh cúp vàng được khi vẫn còn mấy đôi giày vàng bán độ...
 
Vì sao phim của chị không hay
Nghe dư luận ì xèo, Xúc Xích tôi cũng nổi máu “tò” nên mới “mò” tới rạp. Nói thật, chị đừng buồn! Xem xong, tôi cũng nhất trí với ngài đạo diễn chuyên trị… “gái”: Phim quả thật không hay!
Trời ạ! Xem phim mà chả thấy cơ thể mình… động đậy, à… xúc động gì cả! Nó quá thiếu éo le, bi đát… Không tình ba tư, hư… sọ não, bão lệ rơi hay ung thư mù mắt, lạng lách đua xe, máu me cấp cứu, tự tử ngang xương… gì cả! Hỏi như thế làm sao moi tiền của thiên hạ được?
Từ sai lầm trên, dẫn đến không gian của phim nó buồn tẻ quá! Cái làng quê, cánh đồng, ngôi chùa… Làm sao hoành tráng bằng nơi phồn hoa đô hội, khách sạn, vũ trường… Vả lại các nhân vật lại vô cùng thiếu “gợi cảm”!
Thưa nữ đạo diễn!
Theo tôi, bộ phim đó không hợp “khẩu vị” của nhiều người lắm! Vẫn biết chị chuẩn bị rất công phu, chế biến cầu kỳ. Nhưng khổ nổi bữa ăn lại toàn “chay” mà người ăn đang thèm “mặn” làm sao mà “sướng” được! Tóm lại, lần sau chị cứ việc táng thêm món chó, heo… vào, bảo đảm thiên hạ ngấu nghiến ngay! Chứ đâu nghiền ngẫm như bây giờ.
Nhưng thôi dẫu sao cũng đã lỡ! Vì doanh thu, à không, tương lai của nền điện ảnh! Qua tham khảo kinh nghiệm của những phim “đình đám”, tôi ý kiến này, chị nghe theo còn có cớ kiếm ra bạc tỷ, chứ nếu không e rằng phải cất đi tỷ bạc như chơi!
Về mặt quảng cáo. Nói thật, cứ giới thiệu rất “giật gân” vào! Không ăn nhập với nội dung cũng chả sao! Chẳng hạn “Ngôi chùa kia ẩn chứa bí mật gì?… Vì sao chàng công tử hào hoa không bị… AIDS?… Cô gái đa tình ngừa thai bằng bài thuốc dân gian gì?… Tất cả sẽ được nổ tung màn ảnh trong bộ phim tình cảm đầm đìa, lâm ly bi tráng, hình sự xã hội, hành động liên miên…!”. À, còn điều này nữa! Chị nhớ tổ chức cuộc thi vẽ áp phích cho phim. Với tiêu chí “Rất mát mẻ nhưng vô cùng… nóng bỏng”! Chỉ có thế mới còn hi vọng!… Ở thời buổi “không láo lếu bất thành danh” này, thiên hạ chả cần trách nhiệm với xã hội. Hơi sức nào chị thổn thức với lương tâm!
TB: Lần sau làm phim, chị cứ theo công thức “Khung cảnh nội thất, lất phất nội y, cực kỳ… nội tạng!” rồi sử dụng thêm các “hiệu ứng nhà… tắm” vào là hốt bạc ngay! Đừng trăn trở làm gì cho nhọc xác!

Đời tỷ phú
Khi tôi nhận được giấy báo nhập học từ trường Y, bố tôi bảo: “Bố đã gọi điện cho chú Ba, bạn cũ của bố, con lên thành phố cứ đến nhà chú mà ở. Con sẽ học được nhiều điều từ chú Ba, chú ấy là một tỷ phú nhưng sống rất bình dân”.
[SIZE=+0]Cảm giác sẽ được trọ trong nhà của một tỷ phú làm tôi cứ bồn chồn, đến thành phố là tôi gọi xe ôm thẳng tới cái địa chỉ mà bố đã ghi cẩn thận trong giấy. Bố tôi nói quá đúng, chú Ba đúng là một tỷ phú bình dân.[/SIZE]
[SIZE=+0]Với quần soọc và áo thun ba lỗ, chú vừa bưng cà phê cho khách vừa toét miệng cười với tôi. Căn nhà không rộng lắm của chú được tận dụng tầng dưới để bán cà phê và tầng trên để ở. Được cái là nó khá dài nên tôi được bố trí một phòng nho nhỏ ở đằng sau.[/SIZE]
[SIZE=+0]Không cần đợi lâu, tôi được tận mắt chứng kiến ngay bữa ăn trưa của nhà tỷ phú, rất đơn giản nếu không muốn gọi là đạm bạc. Như vậy, bài học đầu tiên tôi có được là không nên rút tiền từ ngân hàng để đi chợ mua thức ăn.[/SIZE]
[SIZE=+0]Hai vợ chồng chú Ba chỉ có một đứa con trai đang học cấp II, buổi sáng chú Ba bán cà phê, thím Ba bán bún bò. Ngay buổi chiều đầu tiên ấy, chú Ba hỏi tôi: “Mày có nhậu được không?”. Tôi đáp: “Dạ, có nhưng cháu chỉ uống được một ít”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Chiều hôm ấy chú Ba gọi thêm ông bạn hàng xóm và mua về nửa lít rượu đế với ít khô cá đuối. Bữa nhậu vui vẻ này dạy cho tôi bài học thứ hai: “Những người xài tiền chùa mới nhậu sang, còn những tỷ phú chân chính như chú Ba thì chủ yếu là xài rượu đế”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Những ngày sau đó, khi trò chuyện với tôi, chú Ba thường kể về gương các nhà tỷ phú. Ví dụ như một tỷ phú bên Mỹ đi xe hơi cũ đáng ra đã nằm ở bãi rác; một ông khác thì thường ăn sáng bằng bánh mì không nhân. Một tỷ phú Anh đi xem bóng đá trốn vé; một ông ở Pháp chỉ uống rượu vang hạng bét. Càng ngày tôi càng sáng ra, thế thì tỷ phú bên mình lấy cá đuối làm mồi nhậu là sang lắm rồi.[/SIZE]
[SIZE=+0]Nhiều lúc tôi muốn hỏi chú Ba gửi tiền trong nước hay ở ngân hàng Thụy Sĩ. Tuy nhiên nếu tôi có tiền tỷ như chú Ba thì tôi sẽ không lúi húi bưng bê cà phê cho khách, dạ dạ luôn miệng và tôi càng không để cho vợ mình phải bán bún bò vất vả thế. Tất nhiên nghĩ như tôi thì không thể thành tỷ phú được. Tôi nhẩm tính, nếu mình ra trường có việc làm ngay với thu nhập 3 triệu một tháng thì nếu không ăn không tiêu, chắc chắn chừng 30 năm thôi mình đã có cả tỷ đồng![/SIZE]
[SIZE=+0]Nhưng việc chú Ba không chịu mua máy vi tính cho thằng Tí là tôi phản đối khá gay gắt. Tôi đưa ra hàng loạt cái lợi với đầy đủ những lời giải thích rất khoa học nhưng chú Ba vẫn tỷnh bơ: “Cái máy tính đến 5 triệu đồng, cần gì thì cứ ra ngoài tiệm Internet mỗi giờ có ba ngàn”. Tôi lại được một bài học nữa từ nhà tỷ phú: không nên đầu tư một số tiền lớn vào một việc mà khả năng thu hồi vốn rất mù mờ.[/SIZE]
[SIZE=+0]Một thời gian sau, thím Ba ốm liên tục, không bán bún bò buổi sáng được. Một mình chú Ba vừa bán cà phê vừa chăm sóc cho thím rất vất vả. Tôi bàn với chú: “Sao chú không cho người ta thuê mặt bằng, đỡ phải vất vả?”. Chú Ba đáp: “Mặt bằng nhà chú cho thuê mỗi tháng chỉ được hơn 1 triệu, làm sao đủ chi tiêu cho gia đình”. Có nghĩa là lãi tiền gửi ngân hàng chú Ba không bao giờ rút ra mà để dành cho thằng Tí sau này. Thật là một người cha biết lo xa.[/SIZE]
[SIZE=+0]Một hôm chú đưa thím Ba đi bệnh viện về có vẻ rất lo âu. Tôi hỏi: “Bệnh tình của thím thế nào hả chú?”. Chú buồn rầu: “Bệnh thím không khó chữa, chỉ tốn nhiều tiền”. Tôi nhìn chú thay cho câu hỏi, chú nói: “20 triệu” rồi nhìn ra cửa, vẻ thân thờ.[/SIZE]
[SIZE=+0]Tôi nghĩ 20 triệu thì có thấm vào đâu so với tiền tỷ của chú. Chỉ có thế mà chú lo lắng quả là quá đáng, tôi càu nhàu: “Chú lên ngân hàng rút đại vài chục triệu mà lo cho thím”. Chú Ba nhìn tôi ngạc nhiên: “Tiền ở đâu trong ngân hàng mà rút?”. Tôi cười: “Chú giấu cháu làm gì, bố cháu bảo chú là tỷ phú mà”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Chú Ba chợt hiểu ra và nhếch mép cười: “Ừ, chú là tỷ phú thật, căn nhà của chú không biết từ đâu mà người ta định giá là hơn tỷ bạc, cả dãy phố này đều là tỷ phú hết. Mà tỷ phú kiểu này thì cái thành phố này có hơn một nửa là tỷ phú. Trong đó cái loại tỷ phú không có tiền chữa bệnh như chú thì nhiều vô kể”.[/SIZE]

Giá cả
Ngay sau lễ cưới, chúng tôi cùng đi đến quyết định: đứa con đầu lòng phải là con gái! Chuyện này quá dễ, những thằng bạn đã có đầy đủ cả con trai lẫn gái sẵn sàng tư vấn cho tôi làm thế nào để chắc chắn có được một bé gái. Vấn đề là con gái tôi sẽ như thế nào kia!

Vợ tôi bảo: “Nó sẽ là diễn viên điện ảnh, thực hiện giấc mơ chưa thành của mẹ nó”. Mẹ vợ tôi góp ý: “Nó phải là ca sĩ ngôi sao, chẳng có nghề gì nhiều tiền bằng”. Bố vợ tôi lại nghĩ khác: “Bố muốn cháu ngoại mình là người dẫn chương trình, nghề đấy mới oách, suốt ngày xuất hiện trên tivi”. Định hướng cho một đứa con gái yêu còn chưa xuất hiện thật không dễ chút nào, tôi cần có thời gian...
Dịp may rồi cũng đến, tôi tình cờ đọc được một mẩu quảng cáo trong mục rao vặt của tạp chí Người Đẹp Tương Lai: “Bạn muốn sinh con là người mẫu? Bạn muốn quyết định số đo ba vòng của con gái yêu sắp sinh? Hãy đến với chúng tôi”. Tôi hét vang lên như vừa thắng độ bóng đá: “Vô!”, và ngay lập tức tập hợp cả bộ chỉ huy nhà vợ lại: “Cháu gái sẽ thành người mẫu và sau đó chuyện làm diễn viên, ca sĩ ngôi sao hay người dẫn chương trình chỉ là chuyện dễ ợt”.
Một mình tôi đến cái địa chỉ có mẩu quảng cáo hấp dẫn trên. Tấm bảng bên cổng của ngôi nhà có khu vườn rộng này tạo cho tôi cảm giác an tâm: “Trung tâm sinh học ứng dụng”. Đích thân giám đốc trung tâm tiếp tôi, ông ta bắt đầu câu chuyện khá lạ:
- Anh có nhìn thấy cây chuối ở góc kia không? Chúng tôi đã làm cho trái chuối to gấp đôi so với bình thường. Còn cây ớt phía kia, anh có thể trèo lên để hái trái được đấy.
 
Vì sao phim của chị không hay
Nghe dư luận ì xèo, Xúc Xích tôi cũng nổi máu “tò” nên mới “mò” tới rạp. Nói thật, chị đừng buồn! Xem xong, tôi cũng nhất trí với ngài đạo diễn chuyên trị… “gái”: Phim quả thật không hay!
Trời ạ! Xem phim mà chả thấy cơ thể mình… động đậy, à… xúc động gì cả! Nó quá thiếu éo le, bi đát… Không tình ba tư, hư… sọ não, bão lệ rơi hay ung thư mù mắt, lạng lách đua xe, máu me cấp cứu, tự tử ngang xương… gì cả! Hỏi như thế làm sao moi tiền của thiên hạ được?
Từ sai lầm trên, dẫn đến không gian của phim nó buồn tẻ quá! Cái làng quê, cánh đồng, ngôi chùa… Làm sao hoành tráng bằng nơi phồn hoa đô hội, khách sạn, vũ trường… Vả lại các nhân vật lại vô cùng thiếu “gợi cảm”!
Thưa nữ đạo diễn!
Theo tôi, bộ phim đó không hợp “khẩu vị” của nhiều người lắm! Vẫn biết chị chuẩn bị rất công phu, chế biến cầu kỳ. Nhưng khổ nổi bữa ăn lại toàn “chay” mà người ăn đang thèm “mặn” làm sao mà “sướng” được! Tóm lại, lần sau chị cứ việc táng thêm món chó, heo… vào, bảo đảm thiên hạ ngấu nghiến ngay! Chứ đâu nghiền ngẫm như bây giờ.
Nhưng thôi dẫu sao cũng đã lỡ! Vì doanh thu, à không, tương lai của nền điện ảnh! Qua tham khảo kinh nghiệm của những phim “đình đám”, tôi ý kiến này, chị nghe theo còn có cớ kiếm ra bạc tỷ, chứ nếu không e rằng phải cất đi tỷ bạc như chơi!
Về mặt quảng cáo. Nói thật, cứ giới thiệu rất “giật gân” vào! Không ăn nhập với nội dung cũng chả sao! Chẳng hạn “Ngôi chùa kia ẩn chứa bí mật gì?… Vì sao chàng công tử hào hoa không bị… AIDS?… Cô gái đa tình ngừa thai bằng bài thuốc dân gian gì?… Tất cả sẽ được nổ tung màn ảnh trong bộ phim tình cảm đầm đìa, lâm ly bi tráng, hình sự xã hội, hành động liên miên…!”. À, còn điều này nữa! Chị nhớ tổ chức cuộc thi vẽ áp phích cho phim. Với tiêu chí “Rất mát mẻ nhưng vô cùng… nóng bỏng”! Chỉ có thế mới còn hi vọng!… Ở thời buổi “không láo lếu bất thành danh” này, thiên hạ chả cần trách nhiệm với xã hội. Hơi sức nào chị thổn thức với lương tâm!
TB: Lần sau làm phim, chị cứ theo công thức “Khung cảnh nội thất, lất phất nội y, cực kỳ… nội tạng!” rồi sử dụng thêm các “hiệu ứng nhà… tắm” vào là hốt bạc ngay! Đừng trăn trở làm gì cho nhọc xác!

Đời tỷ phú
Khi tôi nhận được giấy báo nhập học từ trường Y, bố tôi bảo: “Bố đã gọi điện cho chú Ba, bạn cũ của bố, con lên thành phố cứ đến nhà chú mà ở. Con sẽ học được nhiều điều từ chú Ba, chú ấy là một tỷ phú nhưng sống rất bình dân”.
[SIZE=+0]Cảm giác sẽ được trọ trong nhà của một tỷ phú làm tôi cứ bồn chồn, đến thành phố là tôi gọi xe ôm thẳng tới cái địa chỉ mà bố đã ghi cẩn thận trong giấy. Bố tôi nói quá đúng, chú Ba đúng là một tỷ phú bình dân.[/SIZE]
[SIZE=+0]Với quần soọc và áo thun ba lỗ, chú vừa bưng cà phê cho khách vừa toét miệng cười với tôi. Căn nhà không rộng lắm của chú được tận dụng tầng dưới để bán cà phê và tầng trên để ở. Được cái là nó khá dài nên tôi được bố trí một phòng nho nhỏ ở đằng sau.[/SIZE]
[SIZE=+0]Không cần đợi lâu, tôi được tận mắt chứng kiến ngay bữa ăn trưa của nhà tỷ phú, rất đơn giản nếu không muốn gọi là đạm bạc. Như vậy, bài học đầu tiên tôi có được là không nên rút tiền từ ngân hàng để đi chợ mua thức ăn.[/SIZE]
[SIZE=+0]Hai vợ chồng chú Ba chỉ có một đứa con trai đang học cấp II, buổi sáng chú Ba bán cà phê, thím Ba bán bún bò. Ngay buổi chiều đầu tiên ấy, chú Ba hỏi tôi: “Mày có nhậu được không?”. Tôi đáp: “Dạ, có nhưng cháu chỉ uống được một ít”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Chiều hôm ấy chú Ba gọi thêm ông bạn hàng xóm và mua về nửa lít rượu đế với ít khô cá đuối. Bữa nhậu vui vẻ này dạy cho tôi bài học thứ hai: “Những người xài tiền chùa mới nhậu sang, còn những tỷ phú chân chính như chú Ba thì chủ yếu là xài rượu đế”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Những ngày sau đó, khi trò chuyện với tôi, chú Ba thường kể về gương các nhà tỷ phú. Ví dụ như một tỷ phú bên Mỹ đi xe hơi cũ đáng ra đã nằm ở bãi rác; một ông khác thì thường ăn sáng bằng bánh mì không nhân. Một tỷ phú Anh đi xem bóng đá trốn vé; một ông ở Pháp chỉ uống rượu vang hạng bét. Càng ngày tôi càng sáng ra, thế thì tỷ phú bên mình lấy cá đuối làm mồi nhậu là sang lắm rồi.[/SIZE]
[SIZE=+0]Nhiều lúc tôi muốn hỏi chú Ba gửi tiền trong nước hay ở ngân hàng Thụy Sĩ. Tuy nhiên nếu tôi có tiền tỷ như chú Ba thì tôi sẽ không lúi húi bưng bê cà phê cho khách, dạ dạ luôn miệng và tôi càng không để cho vợ mình phải bán bún bò vất vả thế. Tất nhiên nghĩ như tôi thì không thể thành tỷ phú được. Tôi nhẩm tính, nếu mình ra trường có việc làm ngay với thu nhập 3 triệu một tháng thì nếu không ăn không tiêu, chắc chắn chừng 30 năm thôi mình đã có cả tỷ đồng![/SIZE]
[SIZE=+0]Nhưng việc chú Ba không chịu mua máy vi tính cho thằng Tí là tôi phản đối khá gay gắt. Tôi đưa ra hàng loạt cái lợi với đầy đủ những lời giải thích rất khoa học nhưng chú Ba vẫn tỷnh bơ: “Cái máy tính đến 5 triệu đồng, cần gì thì cứ ra ngoài tiệm Internet mỗi giờ có ba ngàn”. Tôi lại được một bài học nữa từ nhà tỷ phú: không nên đầu tư một số tiền lớn vào một việc mà khả năng thu hồi vốn rất mù mờ.[/SIZE]
[SIZE=+0]Một thời gian sau, thím Ba ốm liên tục, không bán bún bò buổi sáng được. Một mình chú Ba vừa bán cà phê vừa chăm sóc cho thím rất vất vả. Tôi bàn với chú: “Sao chú không cho người ta thuê mặt bằng, đỡ phải vất vả?”. Chú Ba đáp: “Mặt bằng nhà chú cho thuê mỗi tháng chỉ được hơn 1 triệu, làm sao đủ chi tiêu cho gia đình”. Có nghĩa là lãi tiền gửi ngân hàng chú Ba không bao giờ rút ra mà để dành cho thằng Tí sau này. Thật là một người cha biết lo xa.[/SIZE]
[SIZE=+0]Một hôm chú đưa thím Ba đi bệnh viện về có vẻ rất lo âu. Tôi hỏi: “Bệnh tình của thím thế nào hả chú?”. Chú buồn rầu: “Bệnh thím không khó chữa, chỉ tốn nhiều tiền”. Tôi nhìn chú thay cho câu hỏi, chú nói: “20 triệu” rồi nhìn ra cửa, vẻ thân thờ.[/SIZE]
[SIZE=+0]Tôi nghĩ 20 triệu thì có thấm vào đâu so với tiền tỷ của chú. Chỉ có thế mà chú lo lắng quả là quá đáng, tôi càu nhàu: “Chú lên ngân hàng rút đại vài chục triệu mà lo cho thím”. Chú Ba nhìn tôi ngạc nhiên: “Tiền ở đâu trong ngân hàng mà rút?”. Tôi cười: “Chú giấu cháu làm gì, bố cháu bảo chú là tỷ phú mà”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Chú Ba chợt hiểu ra và nhếch mép cười: “Ừ, chú là tỷ phú thật, căn nhà của chú không biết từ đâu mà người ta định giá là hơn tỷ bạc, cả dãy phố này đều là tỷ phú hết. Mà tỷ phú kiểu này thì cái thành phố này có hơn một nửa là tỷ phú. Trong đó cái loại tỷ phú không có tiền chữa bệnh như chú thì nhiều vô kể”.[/SIZE]

Giá cả
Ngay sau lễ cưới, chúng tôi cùng đi đến quyết định: đứa con đầu lòng phải là con gái! Chuyện này quá dễ, những thằng bạn đã có đầy đủ cả con trai lẫn gái sẵn sàng tư vấn cho tôi làm thế nào để chắc chắn có được một bé gái. Vấn đề là con gái tôi sẽ như thế nào kia!

Vợ tôi bảo: “Nó sẽ là diễn viên điện ảnh, thực hiện giấc mơ chưa thành của mẹ nó”. Mẹ vợ tôi góp ý: “Nó phải là ca sĩ ngôi sao, chẳng có nghề gì nhiều tiền bằng”. Bố vợ tôi lại nghĩ khác: “Bố muốn cháu ngoại mình là người dẫn chương trình, nghề đấy mới oách, suốt ngày xuất hiện trên tivi”. Định hướng cho một đứa con gái yêu còn chưa xuất hiện thật không dễ chút nào, tôi cần có thời gian...
Dịp may rồi cũng đến, tôi tình cờ đọc được một mẩu quảng cáo trong mục rao vặt của tạp chí Người Đẹp Tương Lai: “Bạn muốn sinh con là người mẫu? Bạn muốn quyết định số đo ba vòng của con gái yêu sắp sinh? Hãy đến với chúng tôi”. Tôi hét vang lên như vừa thắng độ bóng đá: “Vô!”, và ngay lập tức tập hợp cả bộ chỉ huy nhà vợ lại: “Cháu gái sẽ thành người mẫu và sau đó chuyện làm diễn viên, ca sĩ ngôi sao hay người dẫn chương trình chỉ là chuyện dễ ợt”.
Một mình tôi đến cái địa chỉ có mẩu quảng cáo hấp dẫn trên. Tấm bảng bên cổng của ngôi nhà có khu vườn rộng này tạo cho tôi cảm giác an tâm: “Trung tâm sinh học ứng dụng”. Đích thân giám đốc trung tâm tiếp tôi, ông ta bắt đầu câu chuyện khá lạ:
- Anh có nhìn thấy cây chuối ở góc kia không? Chúng tôi đã làm cho trái chuối to gấp đôi so với bình thường. Còn cây ớt phía kia, anh có thể trèo lên để hái trái được đấy.
 
Vì sao phim của chị không hay
Nghe dư luận ì xèo, Xúc Xích tôi cũng nổi máu “tò” nên mới “mò” tới rạp. Nói thật, chị đừng buồn! Xem xong, tôi cũng nhất trí với ngài đạo diễn chuyên trị… “gái”: Phim quả thật không hay!
Trời ạ! Xem phim mà chả thấy cơ thể mình… động đậy, à… xúc động gì cả! Nó quá thiếu éo le, bi đát… Không tình ba tư, hư… sọ não, bão lệ rơi hay ung thư mù mắt, lạng lách đua xe, máu me cấp cứu, tự tử ngang xương… gì cả! Hỏi như thế làm sao moi tiền của thiên hạ được?
Từ sai lầm trên, dẫn đến không gian của phim nó buồn tẻ quá! Cái làng quê, cánh đồng, ngôi chùa… Làm sao hoành tráng bằng nơi phồn hoa đô hội, khách sạn, vũ trường… Vả lại các nhân vật lại vô cùng thiếu “gợi cảm”!
Thưa nữ đạo diễn!
Theo tôi, bộ phim đó không hợp “khẩu vị” của nhiều người lắm! Vẫn biết chị chuẩn bị rất công phu, chế biến cầu kỳ. Nhưng khổ nổi bữa ăn lại toàn “chay” mà người ăn đang thèm “mặn” làm sao mà “sướng” được! Tóm lại, lần sau chị cứ việc táng thêm món chó, heo… vào, bảo đảm thiên hạ ngấu nghiến ngay! Chứ đâu nghiền ngẫm như bây giờ.
Nhưng thôi dẫu sao cũng đã lỡ! Vì doanh thu, à không, tương lai của nền điện ảnh! Qua tham khảo kinh nghiệm của những phim “đình đám”, tôi ý kiến này, chị nghe theo còn có cớ kiếm ra bạc tỷ, chứ nếu không e rằng phải cất đi tỷ bạc như chơi!
Về mặt quảng cáo. Nói thật, cứ giới thiệu rất “giật gân” vào! Không ăn nhập với nội dung cũng chả sao! Chẳng hạn “Ngôi chùa kia ẩn chứa bí mật gì?… Vì sao chàng công tử hào hoa không bị… AIDS?… Cô gái đa tình ngừa thai bằng bài thuốc dân gian gì?… Tất cả sẽ được nổ tung màn ảnh trong bộ phim tình cảm đầm đìa, lâm ly bi tráng, hình sự xã hội, hành động liên miên…!”. À, còn điều này nữa! Chị nhớ tổ chức cuộc thi vẽ áp phích cho phim. Với tiêu chí “Rất mát mẻ nhưng vô cùng… nóng bỏng”! Chỉ có thế mới còn hi vọng!… Ở thời buổi “không láo lếu bất thành danh” này, thiên hạ chả cần trách nhiệm với xã hội. Hơi sức nào chị thổn thức với lương tâm!
TB: Lần sau làm phim, chị cứ theo công thức “Khung cảnh nội thất, lất phất nội y, cực kỳ… nội tạng!” rồi sử dụng thêm các “hiệu ứng nhà… tắm” vào là hốt bạc ngay! Đừng trăn trở làm gì cho nhọc xác!

Đời tỷ phú
Khi tôi nhận được giấy báo nhập học từ trường Y, bố tôi bảo: “Bố đã gọi điện cho chú Ba, bạn cũ của bố, con lên thành phố cứ đến nhà chú mà ở. Con sẽ học được nhiều điều từ chú Ba, chú ấy là một tỷ phú nhưng sống rất bình dân”.
[SIZE=+0]Cảm giác sẽ được trọ trong nhà của một tỷ phú làm tôi cứ bồn chồn, đến thành phố là tôi gọi xe ôm thẳng tới cái địa chỉ mà bố đã ghi cẩn thận trong giấy. Bố tôi nói quá đúng, chú Ba đúng là một tỷ phú bình dân.[/SIZE]
[SIZE=+0]Với quần soọc và áo thun ba lỗ, chú vừa bưng cà phê cho khách vừa toét miệng cười với tôi. Căn nhà không rộng lắm của chú được tận dụng tầng dưới để bán cà phê và tầng trên để ở. Được cái là nó khá dài nên tôi được bố trí một phòng nho nhỏ ở đằng sau.[/SIZE]
[SIZE=+0]Không cần đợi lâu, tôi được tận mắt chứng kiến ngay bữa ăn trưa của nhà tỷ phú, rất đơn giản nếu không muốn gọi là đạm bạc. Như vậy, bài học đầu tiên tôi có được là không nên rút tiền từ ngân hàng để đi chợ mua thức ăn.[/SIZE]
[SIZE=+0]Hai vợ chồng chú Ba chỉ có một đứa con trai đang học cấp II, buổi sáng chú Ba bán cà phê, thím Ba bán bún bò. Ngay buổi chiều đầu tiên ấy, chú Ba hỏi tôi: “Mày có nhậu được không?”. Tôi đáp: “Dạ, có nhưng cháu chỉ uống được một ít”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Chiều hôm ấy chú Ba gọi thêm ông bạn hàng xóm và mua về nửa lít rượu đế với ít khô cá đuối. Bữa nhậu vui vẻ này dạy cho tôi bài học thứ hai: “Những người xài tiền chùa mới nhậu sang, còn những tỷ phú chân chính như chú Ba thì chủ yếu là xài rượu đế”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Những ngày sau đó, khi trò chuyện với tôi, chú Ba thường kể về gương các nhà tỷ phú. Ví dụ như một tỷ phú bên Mỹ đi xe hơi cũ đáng ra đã nằm ở bãi rác; một ông khác thì thường ăn sáng bằng bánh mì không nhân. Một tỷ phú Anh đi xem bóng đá trốn vé; một ông ở Pháp chỉ uống rượu vang hạng bét. Càng ngày tôi càng sáng ra, thế thì tỷ phú bên mình lấy cá đuối làm mồi nhậu là sang lắm rồi.[/SIZE]
[SIZE=+0]Nhiều lúc tôi muốn hỏi chú Ba gửi tiền trong nước hay ở ngân hàng Thụy Sĩ. Tuy nhiên nếu tôi có tiền tỷ như chú Ba thì tôi sẽ không lúi húi bưng bê cà phê cho khách, dạ dạ luôn miệng và tôi càng không để cho vợ mình phải bán bún bò vất vả thế. Tất nhiên nghĩ như tôi thì không thể thành tỷ phú được. Tôi nhẩm tính, nếu mình ra trường có việc làm ngay với thu nhập 3 triệu một tháng thì nếu không ăn không tiêu, chắc chắn chừng 30 năm thôi mình đã có cả tỷ đồng![/SIZE]
[SIZE=+0]Nhưng việc chú Ba không chịu mua máy vi tính cho thằng Tí là tôi phản đối khá gay gắt. Tôi đưa ra hàng loạt cái lợi với đầy đủ những lời giải thích rất khoa học nhưng chú Ba vẫn tỷnh bơ: “Cái máy tính đến 5 triệu đồng, cần gì thì cứ ra ngoài tiệm Internet mỗi giờ có ba ngàn”. Tôi lại được một bài học nữa từ nhà tỷ phú: không nên đầu tư một số tiền lớn vào một việc mà khả năng thu hồi vốn rất mù mờ.[/SIZE]
[SIZE=+0]Một thời gian sau, thím Ba ốm liên tục, không bán bún bò buổi sáng được. Một mình chú Ba vừa bán cà phê vừa chăm sóc cho thím rất vất vả. Tôi bàn với chú: “Sao chú không cho người ta thuê mặt bằng, đỡ phải vất vả?”. Chú Ba đáp: “Mặt bằng nhà chú cho thuê mỗi tháng chỉ được hơn 1 triệu, làm sao đủ chi tiêu cho gia đình”. Có nghĩa là lãi tiền gửi ngân hàng chú Ba không bao giờ rút ra mà để dành cho thằng Tí sau này. Thật là một người cha biết lo xa.[/SIZE]
[SIZE=+0]Một hôm chú đưa thím Ba đi bệnh viện về có vẻ rất lo âu. Tôi hỏi: “Bệnh tình của thím thế nào hả chú?”. Chú buồn rầu: “Bệnh thím không khó chữa, chỉ tốn nhiều tiền”. Tôi nhìn chú thay cho câu hỏi, chú nói: “20 triệu” rồi nhìn ra cửa, vẻ thân thờ.[/SIZE]
[SIZE=+0]Tôi nghĩ 20 triệu thì có thấm vào đâu so với tiền tỷ của chú. Chỉ có thế mà chú lo lắng quả là quá đáng, tôi càu nhàu: “Chú lên ngân hàng rút đại vài chục triệu mà lo cho thím”. Chú Ba nhìn tôi ngạc nhiên: “Tiền ở đâu trong ngân hàng mà rút?”. Tôi cười: “Chú giấu cháu làm gì, bố cháu bảo chú là tỷ phú mà”.[/SIZE]
[SIZE=+0]Chú Ba chợt hiểu ra và nhếch mép cười: “Ừ, chú là tỷ phú thật, căn nhà của chú không biết từ đâu mà người ta định giá là hơn tỷ bạc, cả dãy phố này đều là tỷ phú hết. Mà tỷ phú kiểu này thì cái thành phố này có hơn một nửa là tỷ phú. Trong đó cái loại tỷ phú không có tiền chữa bệnh như chú thì nhiều vô kể”.[/SIZE]

Giá cả
Ngay sau lễ cưới, chúng tôi cùng đi đến quyết định: đứa con đầu lòng phải là con gái! Chuyện này quá dễ, những thằng bạn đã có đầy đủ cả con trai lẫn gái sẵn sàng tư vấn cho tôi làm thế nào để chắc chắn có được một bé gái. Vấn đề là con gái tôi sẽ như thế nào kia!

Vợ tôi bảo: “Nó sẽ là diễn viên điện ảnh, thực hiện giấc mơ chưa thành của mẹ nó”. Mẹ vợ tôi góp ý: “Nó phải là ca sĩ ngôi sao, chẳng có nghề gì nhiều tiền bằng”. Bố vợ tôi lại nghĩ khác: “Bố muốn cháu ngoại mình là người dẫn chương trình, nghề đấy mới oách, suốt ngày xuất hiện trên tivi”. Định hướng cho một đứa con gái yêu còn chưa xuất hiện thật không dễ chút nào, tôi cần có thời gian...
Dịp may rồi cũng đến, tôi tình cờ đọc được một mẩu quảng cáo trong mục rao vặt của tạp chí Người Đẹp Tương Lai: “Bạn muốn sinh con là người mẫu? Bạn muốn quyết định số đo ba vòng của con gái yêu sắp sinh? Hãy đến với chúng tôi”. Tôi hét vang lên như vừa thắng độ bóng đá: “Vô!”, và ngay lập tức tập hợp cả bộ chỉ huy nhà vợ lại: “Cháu gái sẽ thành người mẫu và sau đó chuyện làm diễn viên, ca sĩ ngôi sao hay người dẫn chương trình chỉ là chuyện dễ ợt”.
Một mình tôi đến cái địa chỉ có mẩu quảng cáo hấp dẫn trên. Tấm bảng bên cổng của ngôi nhà có khu vườn rộng này tạo cho tôi cảm giác an tâm: “Trung tâm sinh học ứng dụng”. Đích thân giám đốc trung tâm tiếp tôi, ông ta bắt đầu câu chuyện khá lạ:
- Anh có nhìn thấy cây chuối ở góc kia không? Chúng tôi đã làm cho trái chuối to gấp đôi so với bình thường. Còn cây ớt phía kia, anh có thể trèo lên để hái trái được đấy.
 
Trung tâm giải tỏa
Tôi biết trong thành phố có một trung tâm giải tỏa ức chế qua những trang quảng cáo trên báo. Nhưng đến lúc được nghe một thằng bạn đã từng đến đó nhiều lần kể lại thì tôi cảm thấy mình cần phải đến đó một lần.

Cứ theo như lời kể thì giá cả ở đó cũng không đắt lắm mà hiệu quả lại rất rõ rệt. Chỉ cần bỏ ra một khoản tương đương với số tiền hai lần đi hớt tóc thanh nữ là ta có thể thoải mái sỉ vả, chửi rủa, dạy dỗ, đay nghiến, yêu thương và... đánh đập bất kỳ người nào ta muốn, chỉ cần ngoài tiền ra phải đem theo một tấm hình của đối tượng và với các kỹ thuật hiện đại, trong mươi phút trung tâm sẽ tạo ra một hình nhân cao su với khuôn mặt của người mà ta cần làm việc.
Thằng bạn tôi đã từng bí mật dùng điện thoại di động chụp ảnh giám đốc công ty rồi vào đó mỗi tháng hai lần chỉ để đấm vào cái mặt thằng người bằng cao su có khuôn mặt của ông giám đốc mà hắn ghét đến tận xương tủy dù ngày ngày vẫn phải tỏ ra kính trọng, lễ phép.
Hắn còn bảo đa số người ta vào trung tâm để chửi và đấm vào mặt giám đốc. Nếu thế thì thật là bất công, chẳng hiểu sao mọi người lại ghét các giám đốc đến thế, chứ tôi lại thấy đa phần các ngài giám đốc là rất đáng yêu.
Như giám đốc công ty của tôi chẳng hạn, suốt tám tiếng đồng hồ làm việc ông ấy chẳng hề nhắc nhở, la rầy, quát tháo hay dọa nạt một ai. Ông ta ngồi lì trong phòng nghiên cứu vấn đề gì kỹ lưỡng lắm, chỉ có mỗi cô thư ký mới được thường xuyên ra vào. Ngày nào hội bài tiến lên của cơ quan tôi cũng rôm rả, ông biết nhưng chỉ cười bao dung. Đã rất nhiều lần tôi định xin việc nơi khác để khỏi thui chột tài năng và kiếm nhiều tiền hơn nhưng không thể vì làm sao mà xa được ông giám đốc hiền lành và cái hội bài thân thiết.
Trong cơ quan tôi chỉ ghét có mỗi thằng cha phó phòng của tôi bởi vì chẳng hiểu sao thằng cha ấy xấu trai, bất tài, không biết chơi bài tiến lên và ít khi tham gia nhậu nhẹt, thế mà lại kiếm khá nhiều tiền và có một cô vợ thật xinh.
Người đáng ghét thứ hai chính là thằng bạn nhậu của tôi. Ngày nào mà hắn không nhắn tin vào máy rủ đi nhậu là ngày đó hắn ăn không ngon ngủ không yên hay sao ấy. Mà hắn lại nói nhiều, suốt cuộc nhậu chỉ toàn nghe hắn nói, hắn lần lượt khen tất cả các chiến hữu đang ngồi cùng bàn và chê bai, chỉ trích cả cái thế giới còn lại. Hết cả cuộc nhậu chỉ có mỗi một lúc hắn không nói gì, ấy là khi chủ quán ra tính tiền, lúc ấy hắn đang bận vào toilet hay là ra phía ngoài gọi điện thoại cho ai đó.
Ghét hắn lắm nhưng mỗi lần hắn nhắn tin thì tôi không thể không đi, bởi nếu ở nhà thì chắc chắn mình sẽ bị lọt vào danh sách của cái thế giới xấu xa không cùng bàn nhậu với hắn. Thêm nữa ngày nào cũng được nghe hắn khen đâm nghiện còn hơn nghiện nhậu.
Tay hàng xóm còn đáng ghét hơn. Thử hỏi, vợ tôi nào có đẹp đẽ gì. Đến cả người chủ sở hữu như tôi mà còn phát ngán, ấy vậy mà chẳng hiểu vì sao hắn cứ khen lấy khen để, lắm lúc còn khen ngay cả trước mặt tôi. Đã thế, cô vợ của tôi thỉnh thoảng lại trách khéo: “Không bao giờ thấy anh khen em một câu”. Thế có điên không chứ. Không biết bao nhiêu lần tôi muốn đấm vào mặt cái thằng cha trơ trẽn ấy, nhưng khi thấy hắn ta xuất hiện với bàn cờ tướng trên tay, tôi lại phải êm dịu: “À, mời bác vào nhà, ta làm bình trà đặc nhé?”.
Hôm nay là thứ bảy, lại là ngày lãnh lương. Tôi nhắm hướng trung tâm giải tỏa ức chế sau khi đã chuẩn bị mấy tấm hình chu đáo. Tay nhân viên nhận tấm hình từ tay tôi tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng khi thấy ánh mắt cương quyết của tôi, tay này lẳng lặng vào phía trong. Sau chừng 20 phút ngôi chờ với một ly chanh rum khuyến mãi, tôi được ra hiệu vào phòng dành cho mình. Đây rồi, thật là giống, cái khuôn mặt đáng ghét... Tôi lầm bầm rồi hét to lên: “Đồ thiếu ý chí, đồ bất tài, quân ghen tị, đồ hèn yếu, nhu nhược, thứ người ưa nịnh nọt..., đồ lười biếng, đồ... tao ghét cái bản mặt mày”. Dùng hết sức bình sinh, tôi đấm thẳng cánh vào thằng người cao su mang cái bản mặt của chính mình.

Phép thuật
Một con thỏ đến gặp thần rừng để xin được ban cho ít phép thuật. Thần rừng chấp nhận, với điều kiện, thỏ phải thực hiện được ba điều: Thứ nhất là lấy được viên ngọc lưu ly trong miệng rắn, thứ hai là phải đậu vào trường đại học “Bách thú khoa” và thứ ba là phải làm giám đốc một công ty quốc doanh nào đấy.
Đầu tiên, thỏ cho đàn em là nhím mang đến tặng rắn món nhái khô vốn là món khoái khẩu của rắn nhưng đã quá “đát” ba tháng. Rắn bị ngộ độc thực phẩm phải đi bệnh viện. Sau đó, thỏ “bắt tay” với bác sĩ gấu kê cho rắn một loạt toa thuốc ngoại nhập. Giá thuốc cao mà nhà rắn lại nghèo không trả nổi tiền thuốc nên phải đem ngọc đến chỗ thỏ cầm cố.
Sau đó, thỏ đến gặp cáo là trùm tổ chức đường dây thi hộ, bỏ ra một số tiền lớn để cáo làm bằng tốt nghiệp giả, giấy chứng minh nhân dân giả cho mèo rừng thông thái đi thi. Kết quả là thỏ đậu thủ khoa.
Nhờ có ô dù và tấm bằng đại học loại xịn, thỏ xin vào làm ở công ty cổ phần Cổ Cò và được bổ nhiệm làm phó phòng. Về đây thỏ không bỏ qua cơ hội nào để lấy lòng sếp. Từ sinh nhật sếp đến sinh nhật vợ sếp, từ đám cưới con sếp đến mừng thọ mẹ sếp, từ mừng tân gia, mừng năm mới đến mừng xe mới... tất cả đều được thỏ mừng bằng phong bì dầy cui.
Đó là chưa kể mời sếp đi khách sạn nhà hàng và... em út. Không chỉ đánh vào mặt tiền, thỏ còn đánh vào mặt hậu là... vợ sếp. Thỏ thường bảo vợ mình đến rủ vợ sếp đi shop, đi siêu thị, du lịch... Nhờ vậy mà chẳng bao lâu thỏ nhảy từ phó phòng lên trưởng phòng, phó giám đốc rồi... giám đốc!
Sau đó, thỏ đến chỗ thần rừng và kể cho thần nghe mình đã hoàn thành ba điều kiện như thế nào. Nghe xong thần lắc đầu thở dài nói:
- “Phép thuật”của nhà ngươi đã lợi hại hơn ta rồi, làm sao ta có thể dạy ngươi được. Để mai ta tâu với Ngọc Hoàng cho ngươi làm thần ở đây, còn ta “lạc hậu” quá phải về vườn thôi.

Phép thuật
Một con thỏ đến gặp thần rừng để xin được ban cho ít phép thuật. Thần rừng chấp nhận, với điều kiện, thỏ phải thực hiện được ba điều: Thứ nhất là lấy được viên ngọc lưu ly trong miệng rắn, thứ hai là phải đậu vào trường đại học “Bách thú khoa” và thứ ba là phải làm giám đốc một công ty quốc doanh nào đấy.
Đầu tiên, thỏ cho đàn em là nhím mang đến tặng rắn món nhái khô vốn là món khoái khẩu của rắn nhưng đã quá “đát” ba tháng. Rắn bị ngộ độc thực phẩm phải đi bệnh viện. Sau đó, thỏ “bắt tay” với bác sĩ gấu kê cho rắn một loạt toa thuốc ngoại nhập. Giá thuốc cao mà nhà rắn lại nghèo không trả nổi tiền thuốc nên phải đem ngọc đến chỗ thỏ cầm cố.
Sau đó, thỏ đến gặp cáo là trùm tổ chức đường dây thi hộ, bỏ ra một số tiền lớn để cáo làm bằng tốt nghiệp giả, giấy chứng minh nhân dân giả cho mèo rừng thông thái đi thi. Kết quả là thỏ đậu thủ khoa.
Nhờ có ô dù và tấm bằng đại học loại xịn, thỏ xin vào làm ở công ty cổ phần Cổ Cò và được bổ nhiệm làm phó phòng. Về đây thỏ không bỏ qua cơ hội nào để lấy lòng sếp. Từ sinh nhật sếp đến sinh nhật vợ sếp, từ đám cưới con sếp đến mừng thọ mẹ sếp, từ mừng tân gia, mừng năm mới đến mừng xe mới... tất cả đều được thỏ mừng bằng phong bì dầy cui.
Đó là chưa kể mời sếp đi khách sạn nhà hàng và... em út. Không chỉ đánh vào mặt tiền, thỏ còn đánh vào mặt hậu là... vợ sếp. Thỏ thường bảo vợ mình đến rủ vợ sếp đi shop, đi siêu thị, du lịch... Nhờ vậy mà chẳng bao lâu thỏ nhảy từ phó phòng lên trưởng phòng, phó giám đốc rồi... giám đốc!
Sau đó, thỏ đến chỗ thần rừng và kể cho thần nghe mình đã hoàn thành ba điều kiện như thế nào. Nghe xong thần lắc đầu thở dài nói:
- “Phép thuật”của nhà ngươi đã lợi hại hơn ta rồi, làm sao ta có thể dạy ngươi được. Để mai ta tâu với Ngọc Hoàng cho ngươi làm thần ở đây, còn ta “lạc hậu” quá phải về vườn thôi.
 
Máy chữa bệnh
Khi máy chữa bệnh ra đời, rất nhiều người đã vội vàng đọc lời điếu văn cho các hãng sản xuất dược phẩm. Tuy nhiên, hiệp hội các nhà sản xuất thuốc chữa bệnh đã vội vàng nhóm họp và thảo luận ngay biện pháp đối phó. Tất nhiên việc đầu tiên là họ nghiên cứu kỹ lưỡng tính năng hoạt động của cái máy được coi là bước ngoặt của y học thế giới này.
Điều này không khó lắm, bởi thỉnh thoảng nhân loại lại có những phát minh rất vĩ đại từ những ý tưởng khá đơn giản. Máy chữa bệnh được chế tạo từ gợi ý của một... bệnh nhân. Anh này sau khi quá chán ngán vì đã đổ hết tiền của cho việc mua thuốc tây bỗng chợt nghĩ không biết có cách nào hết bệnh mà không cần phải uống thuốc không? Tại sao một số người vẫn có thể lành bệnh nhờ tập yoga, dùng niệu liệu pháp, thôi miên và chữa bệnh qua tivi...?
Các nhà khoa học đã trả lời thắc mắc này một cách xuất sắc bằng việc tìm ra cơ chế “tự chữa bệnh” của con người. Thì ra, tự nhiên đã tính toán hết cho chúng ta nhưng thời gian của sự tiến hóa vẫn chưa đủ để hoàn thiện việc tính toán đó. Trong mỗi con người chúng ta luôn có sẵn một lực lượng có thể tiêu diệt bệnh tật tạm gọi là kháng thể. Sở dĩ lâu nay chúng ta vẫn không tự chữa bệnh được vì chưa có một hệ thống điều khiển lực lượng sẵn có đó.
Vậy là máy chữa bệnh ra đời, đóng vai trò một bộ chỉ huy lực lượng chống trả các loại bệnh tật. Khi hoạt động máy này được gắn vào đầu bệnh nhân và liên lạc với lực lượng kháng thể qua não bộ con người bằng một loại sóng đặc biệt. Khi bạn được chẩn đoán là đau chỗ nào đó trong cơ thể thì máy sẽ “ra lệnh” cho một toán quân tinh nhuệ tiến đến chỗ đau sau khi đã hướng dẫn cách tiêu diệt cơn bệnh...
Trong lúc chờ đợi sự đầu hàng vô điều kiện của các hãng sản xuất tân dược, các nhà khoa học từng bước hoàn thiện cái máy kỳ diệu đó và người ta bắt đầu có thể lạc quan về một nền y học xài chung được cho cả người nghèo lẫn người giàu. Một số người đã cho vợ ra siêu thị sắm đồ thoải mái bằng số tiền tiết kiệm vốn dành để mua thuốc lúc đau yếu. Nhiều tiệm thuốc tây chuyển qua bán đồ nhậu, trường đại học dược lên kế hoạch giải thể và hơn nửa số sinh viên trường y chuyển sang ngành du lịch.
Thế rồi điều bất ngờ đã đến, sau vài tháng hoạt động, tất cả các máy chữa bệnh bỗng nhiên... không chữa được bệnh nữa. Điều gì đã xảy ra? Trong khi các bệnh nhân bắt đầu mất tin tưởng, các bà vợ được lệnh ngừng đi siêu thị, nhiều quán nhậu lại chuyển sang bán thuốc tây thì các nhà khoa học vò đầu bứt tai vì không hiểu lý do gì mà lực lượng kháng thể bỗng nhiên không tuân theo lệnh của máy nữa.
Tất nhiên người bệnh không thể ngồi chờ, họ lại cần đến thuốc và đây đúng là thời điểm tuyệt vời để giá tân dược bay lên tận trời xanh.
Trái với sự ảm đạm ở phòng thí nghiệm là không khí hân hoan tại hiệp hội các nhà sản xuất tân dược. Đòn phản công của họ thật độc đáo và hiệu quả. Hiệu quả thì đã rõ, còn độc đáo ở chỗ nào? Không có gì bí mật và cao siêu cả, họ đã hạ nốc ao máy chữa bệnh bằng chính lực lượng sẵn có và với cách làm... cơ bản của họ bấy lâu nay: dùng các trình dược viên xâm nhập vào lực lượng kháng thể và... trích hoa hồng cho bọn chúng.

Tân cô bé quàng khăn đỏ
Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống bên bìa rừng. Không rõ tên cô bé là gì, chỉ biết người ta thường gọi là cô bé quàng khăn đỏ. Một ngày nọ, mẹ bảo cô đem một ít thức ăn sang nhà bà ngoại. Cô bé vui mừng quàng lên cổ chiếc khăn màu đỏ quen thuộc, xách làn thức ăn và tung tăng lên đường. Đường sang nhà bà ngoại ngang qua một cánh rừng nhỏ có nhiều chim chóc, lắm hoa thơm và đầy những tiệm Internet.
Cô bé rảo bước mà mắt cứ ngước nhìn vào những nơi vui vẻ đó. Ngang qua một hồ nước nhỏ cô gặp một chị cò quen biết. Chị cò co một chân lên cười toe toét hỏi cô đi đâu. Cô bé trả lời rằng mình đến thăm ngoại đang ở một mình bên kia khu rừng. Đợi cô bé đi khuất, chị cò móc điện thoại di động ra gọi cho lão sói. Nghe được thông tin quý giá, lão ta thưởng nóng cho chị cò một cục tiền rồi leo lên trực thăng riêng trực chỉ nhà bà ngoại của cô bé quàng khăn đỏ.
Sau khi ăn thịt bà lão tội nghiệp, sói lấy áo quần bà mặc vào. Khi cô bé quàng khăn đỏ bước vào và thấy bà mình lạ hơn trước bèn hỏi:
- Bà ơi, sao tai bà to thế?
- Để bà nghe ngóng được nhiều.
- Bà ơi, sao lưng bà còng thế?
- Do bà hay cúi trước người khác đấy.
Cô bé vẫn còn thắc mắc:
- Sao hôm nay tóc bà đẹp thế?
- Tại vì bà đang chuẩn bị lên... tivi cháu à.
Cô bé chợt nhìn thấy cái điện thoại thật đẹp trên tay bà.
- Bà ơi, sao bỗng nhiên bà giàu thế?
- À, nhờ bà nuôi gà công nghiệp đó.
Cô bé đến gần lão sói hơn và lại hỏi:
- Bà ơi, sao người bà nồng nặc mùi rượu thế?
- À, vì bà vừa làm xong hết nửa lít “nhất dạ cửu giao”.
Cô bé lại hỏi:
- Bà ơi, sao mồm bà to thế?
- À, mồm bà to để bà quát mấy đứa hay cãi lời bà.
Cô bé quàng khăn đỏ ngạc nhiên:
- Sao cháu đọc chuyện cổ tích thấy đến đoạn này thì bà ăn thịt cháu cơ mà?
Lão sói thong thả:
- Xưa rồi, chuyện mới bây giờ phải đến đoạn cháu hỏi sao bụng bà to thế thì bà mới ăn thịt cháu.
- Thế sao bụng bà to thế?
- À, bụng bà phải chứa nhiều thứ lắm, luôn cả cháu nữa đấy.
Nói rồi lão sói vồ lấy cô bé và nuốt một cái ực, nhanh đến nỗi cô không kịp cởi chiếc khăn quàng ra.
Ăn xong cô bé, lão sói khà lên một tiếng khoan khoái và định chuồn nhưng không kịp, tất cả mọi chuyện đã không qua được cặp mắt của gã cáo. Cáo gửi ngay một bản fax đến cho ông thợ săn có kèm theo cả sơ đồ đường dẫn đến chỗ lão sói. Ông thợ săn chạy ngay đến và bắn chết sói. Nghe tiếng rên la trong bụng sói, ông thợ săn bèn lấy dao mổ cái bụng phệ của sói, lôi cả bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ ra.
Thấy vẫn còn nhiều thứ trong bụng sói, ông thợ săn cứ thế lần lượt lôi ra, vừa hô lên như kiểm kê hàng tồn kho: một con thỏ non, ba con heo sữa, sáu con gà mái tơ có dấu kiểm dịch, một xấp vé máy bay, một bao tải hoa hồng, bốn tấm bằng tiến sĩ, một chiếc áo đạo sĩ, một xấp hợp đồng tài trợ, một trái bóng bị xì hết hơi, hai cái còi, tám đôi giày, một vỉ thuốc Viagra và cuối cùng là một cái bằng khen vì công lao bảo vệ cây non trong rừng.
 
Người chồng khốn khổ
Đang ngồi trong phòng tham vấn của tôi là một người đàn ông trạc tuổi 40. Anh ta đến để than phiền vợ mình, nào là lười nhác, nào là hậu đậu, nói nhiều, bê bối... Tôi kiên nhẫn để cho anh ta nói hết. Nói chung, đàn ông nào mà chẳng than phiền về vợ của mình. Người nào không có gì để nói chẳng qua là do anh ta… chưa vợ mà thôi.
Sau khi anh ta nói xong, tôi bắt đầu đặt câu hỏi:
- Bây giờ anh và tôi cùng xem xét tình huống này nhé: tôi biết có một người đàn ông cứ lâu lâu lại phải chịu đựng cảnh trong lúc anh ta vừa mệt mỏi trở về từ công sở, đang mong đợi một bữa cơm chiều nóng hổi thì cô vợ bỏ đi mất khiến anh ta phải lủi thủi ra tiệm ăn. Đã vậy, lâu lâu vợ anh ta lại đón anh ta với một bộ dạng kinh khủng, dơ bẩn, hôi hám. Nếu là anh thì anh sẽ làm thế nào?
Vị khách hàng của tôi nhún vai:
- Làm sao chịu nổi một người vợ như vậy được? Phải cho cô ta một trận thôi.
Tôi tiếp tục:
- Chưa hết, cô vợ đó lại thường xuyên đòi chồng đưa thêm tiền chợ, với lý do là những ông chồng của mấy bà hàng xóm đưa tiền chợ nhiều hơn, dù rằng nhà của cô ta bé tí, còn nhà hàng xóm toàn villa, biệt thự… Điều đáng nói là mỗi ngày cô ta làm thất thoát tiền chợ tới 30% không rõ lý do. Thế nhưng người chồng vẫn vui vẻ, chẳng phàn nàn gì!
Vị khách trố mắt:
- Thằng cha đó điên rồi!
- Thỉnh thoảng cô ta còn biến đâu mất một vài ngày, anh chồng tất tả chạy đi kiếm, năn nỉ gần chết cô ta mới chịu về.
- Làm gì có một người chồng như vậy trên đời!
Khách hàng của tôi buông một câu chắc nịch. Tôi mỉm cười:
- Tôi sẽ đưa anh đi gặp người đó. Không chỉ một, mà hàng trăm, hàng triệu người…
Uy tín của tôi làm cho người khách bắt buộc phải tin. Anh ta thừ người ra:
- Vậy chắc cô ta phải có một cái gì đó thật đặc biệt thu hút… Cô ta có đẹp không?
- Không, nhan sắc bình thường.
- Cô ta phải rất chiều chồng?
- Ngược lại là khác!
Anh ta mất hết kiên nhẫn:
- Vậy bà vợ ấy ắt phải có bí quyết nào đó khiến chồng bà ta không thể bỏ được?
- Đúng! Anh bắt đầu hiểu ra vấn đề rồi. Mấy bà đó là mấy bà vợ “có đăng ký”. Anh chồng nào lỡ ký tên mình vào giấy rồi thì sẽ khó mà sống được nếu thiếu mấy bả…
- Nhưng vậy thì tôi học được gì ở đây?
- Tôi chỉ muốn cho anh thấy một thí dụ hết sức thuyết phục về khả năng thích nghi không giới hạn của con người. Gặp những người này rồi, anh sẽ thấy chuyện của anh và vợ anh chẳng có gì đáng phiền muộn cả.
Tôi viết địa chỉ lên một miếng giấy, dặn anh ta về đến nhà hãy mở ra đọc. Nhưng tôi biết chắc sự tò mò sẽ khiến anh ta mở nó ngay khi vừa bước ra khỏi cửa phòng tham vấn. Anh ta sẽ chẳng khó khăn gì để tìm gặp những người mà tôi đã mô tả ở trên, bởi vì họ có nhiều nhiều lắm, hằng hà sa số ở thành phố này. Còn nếu muốn dễ hơn nữa thì cứ tìm các bà vợ bởi các “ông chồng” có thể khác nhau, nhưng những “bà vợ” mà tôi nghiên cứu nói trên đều có một điểm chung: dù tên các bà có là Sài Gòn, là Thủ Đức, là Gia Định… gì gì đi nữa thì các bà cũng đều có một cái họ chung là “Nước Máy”.

Tình yêu có màu gì?
Tất cả các thứ tồn tại trên cõi đời này đều có màu đặc trưng. Ví dụ hoà bình có màu xanh, chiến thắng được khoác màu đỏ, lòng chung thuỷ có màu tím, sự quý phái mang màu vàng, tuổi học trò có màu trắng, tội ác được tô màu đen, thời gian có màu cà phê phin, sự phản bội phai màu tím tái, thói vô ơn tráng màu bạc, tương lai thì hoặc hồng hoặc xám. Còn tình yêu?
"Tình yêu có màu này nè!", cô bé váy ngắn cũn cỡn vừa nhún nhảy vừa giơ cao tờ 100 đôla. Đấy là một màu rất hiện đại và khá quyến rũ nhưng không chắc chắn lắm, bởi nếu bạn đưa ra chiếc nhẫn nạm hạt kim cương thì màu tình yêu của các cô bé như thế sẽ thay đổi ngay.
"Màu này!", một nàng, thuộc loại chưa có chứng minh thư, không thèm ngẩng đầu lên, chỉ ngay vào... cái màn hình máy tính. Người yêu trên mạng của nàng vừa gửi cho nàng một nụ hôn thắm thiết. Chắc là không hợp lý lắm đâu, bởi đột nhiên điện cúp thì màu tình yêu giống màu tội phạm quá.
"Tình yêu ư? Có màu vàng nhạt đặc trưng của các loại mì ăn liền!", các cặp sinh viên "sống thử" cùng nhất trí như vậy.
"Màu... muối tiêu mới chính là màu đặc trưng của tình yêu!", một cô gái trẻ đẹp vừa nghịch chiếc điện thoại nhỏ như bao diêm, vừa quả quyết.
"Tình yêu có màu gì?", nhà thơ với nhiều tác phẩm đang ăn khách nhăn trán và nghiến răng: " Đỏ rừng rực - lửa mặt trời - ta tan biến - xanh mênh mang - biển mắt em - ta chìm ngập - tím ngăn ngắt - tà áo mỏng - níu chân phiêu bạt - đen mượt mà - suối tóc nào - chảy suốt đời ta". Thế nghĩa là màu gì?
"Toàn nói phét, cái thứ đó làm gì có màu?", một con mọt sách đeo kính trắng vừa lầm bầm vừa lật cuốn sổ tay và đọc: "Nó đây, tình yêu là một thứ không màu, không mùi, không vị. Nó có thể sôi ở nơi giá lạnh nhưng cũng dễ dàng đông cứng ở 36 độ C. Nó không thể tự nhiên biến mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác...". Không thể đồng ý với định nghĩa này được, ngay như thứ rất mơ hồ là tình bạn cũng mang màu trắng đục của rượu đế đấy thôi.
Hay là tình yêu không tồn tại? Có bao giờ bạn nghĩ đến điều này chưa? Thường thì khi không tìm ra câu trả lời, người ta thường lật ngược lại vấn đề như vậy. Nhưng nếu thế thì mọi người tìm đâu ra lý do để kết hôn và ly dị? Hơn nữa, nếu không có cái gọi là tình yêu thì mọi nỗi khổ trên thế gian này đều cụt lủn như con thằn lằn đứt đuôi. Và lúc ấy chẳng lẽ các nhà tình yêu học trên các tờ báo phải quay sang viết truyện cười, còn các nhà thơ lại đi ca ngợi vẻ đẹp của các quán lẩu dê?
Chắc chắn rằng màu tình yêu phải nằm đâu đó trong cái dãy đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Chỉ có điều chúng ta chưa tìm thấy mà thôi. Nhưng cũng như những vấn đề chưa tìm được câu trả lời: Có sự sống ngoài trái đất không, có thuốc trường sinh bất tử không?... Thế nào rồi cũng có ngày chúng ta có câu trả lời về màu của tình yêu. Còn bây giờ, tạm thời mỗi người cứ tự chọn một màu gì đấy cho tình yêu của mình, nhưng nhớ đừng cho ai biết nhé!

Kế hoạch đầu xuân
Tôi đã trải qua một cái tết đầy lo lắng. Chẳng là vào bữa tất niên của công ty, sếp đã gọi riêng tôi ra và phán: "Cậu làm việc rất dở, tại sao đến cuối năm mà quĩ tiền thưởng còn nhiều đến thế trong két? Cậu phải có vài sáng kiến nữa vào đầu năm nếu không thì cái ghế trưởng phòng nghiên cứu thưởng của cậu sẽ có chủ khác đấy!"
Tất nhiên trong đầu tôi cũng đã có vài phương án nhưng thật tình là tôi không được tự tin cho lắm. Bao nhiêu dịp có thể thưởng đều đã qua và đều đã được vận dụng hết như tháng năm thưởng tết Đoan Ngọ, tháng sáu thưởng ngày thiếu nhi, tháng bảy thưởng ngày Ngưu Lang Chức Nữ, tháng tám thưởng Trung thu… rồi thưởng Noel, thưởng tết dương lịch, tết âm lịch...
Tôi đã vận dụng hết kiến thức lịch sử và văn hóa của mình mà vẫn chưa thấy có cơ hội nào để thưởng cho hợp lý vào cái tháng đầu năm này. Bởi thế không lạ gì khi tôi thấy run lên khi sếp gọi tôi vào đúng ngày làm việc đầu năm.
- Việc tôi giao cho cậu thế nào rồi?
- Dạ, em vẫn chưa nghĩ ra ngày nào thật hợp lý cả.
- Chưa nghĩ ra... Cậu đúng là chẳng sốt ruột với những khó khăn của anh em trong công ty. Tôi rất xót xa với hoàn cảnh của nhân viên mình. Cậu xem, người thì thiếu máy hút bụi, người thì chưa có lò vi sóng, người chưa có cả máy notebook wi-fi và điện thoại di động chụp ảnh.
Sếp ngừng lại vì nếu nói nữa e không cầm được nước mắt. Tôi rụt rè:
- Hay là thế này, thưa anh, thay vì nghĩ ra thêm ngày thì mình tăng số tiền thưởng của mỗi dịp lên ạ?
Ngay lập tức sếp trừng mắt:
- Tăng? Thế cậu quên rằng vừa rồi mình thưởng tết cho anh em mỗi người có 20 triệu mà thiên hạ đã la toáng lên rôi à?
- Dạ, đúng là trâu buộc ghét trâu ăn ạ - tôi tiếp theo ngay lời sếp - Dạ thưa thật ra em cũng có nghĩ ra một vài ngày để trình anh xem thử.
- ???
- Dạ, sau khi nghiên cứu kỹ sách lịch sử của bé Út nhà em, em thấy thời điểm này mình có thể thưởng nhân ngày An Tiêm hái quả dưa hấu đầu tiên hoặc nhân ngày công chúa Tiên Dung phát hiện Chử Đồng Tử vùi mình dưới cát ạ.
- Không được, cái đó xưa quá rồi - sếp gạt ngay.
- Dạ thế... ta có thể thưởng nhân kỷ niệm ngày Xuân Diệu viết bài thơ tình đầu tiên được không ạ?
- Thơ với thẩn - sếp càu nhàu - sao cậu không nghĩ ra một ngày kỷ niệm nào đó mang tầm cỡ toàn cầu xem!
Tôi động não hết cỡ để chứng minh là mình xứng đáng với trọng trách:
- Thưa anh, thế thì mình nên thưởng nhân ngày Magellan tìm ra châu Mỹ.
- Anh có chắc là ông ta tìm ra châu Mỹ vào mùa xuân không?
Tôi ấp úng:
- Dạ cũng không chắc lắm ạ, nhưng kinh nghiệm cho thấy những chuyện hay ho thường phát sinh vào... mùa xuân.
Sếp lắc đầu, suy nghĩ một lúc rồi bảo:
- Nếu liên quan đến ngành nghề của công ty mình thì có thể... châm chước chuyện ngày tháng được.
Gợi ý của sếp đúng là đã khơi đúng cái nguồn sáng tạo của tôi. Tôi nói như hét vào tai sếp:
- Đúng, chúng ta sẽ thưởng nhân kỷ niệm ngày Graham Bell phát minh ra cái điện thoại.
Sếp cười rạng rỡ và dang tay ôm chặt lấy tôi để chúc mừng cái ngày đầy ý nghĩa ấy. Riêng tôi thì thầm cầu mong cho ngài Graham Bell đáng kính đã có cái phát minh vĩ đại ấy vào những ngày xuân vui vẻ như thế này.
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top