Có nên đưa chứ HÁN NÔM vào trường PT??

kehaimat

New Member
học đi đôi với hành...tỏi~> phải xào phải nấu~> có thực mới vực đc đạo mờ lị, keke

tui thích tiếng Hán Nôm, muốn học mà chả ai dạy, rõ khỉ
ước gì tụi cấp 1 đc học và đọc nhỉ, để tui mượn ké mà xem
khoái nhất là viết chữ Hán Nôm theo lối thư pháp, hè hè
chứ chữ việt mà viết thư pháp xấu òm, giả tạo mà cóc có hồn, hỉ, phải ko các pác
hò hò, hán là của trung quốc, hán nôm cũng là nó, nhưng âm tiết, âm ngữ nhiều hơn, do đc ghép thêm từ, mục đích là gần gũi hơn với văn hóa việt, và gần như đc thuần hóa, biến thành của ng việt~> nó mang tên Hán Nôm, cậu xem từ điển sẽ rõ, hô hô, thế này thì nên đem tiếng Hán Nôm vào trường học thui, cả kiến thức cơ bản còn chưa biết cơ mà
tui tiếc nhất là lúc còn học cấp 3, tui học 11, thì trường dạy tiếng Pháp cho lớp 10, chả nhẽ mong mình ở lại lớp để học tiếng Pháp à, sao mà trường phân biệt thế nhỉ
mà lớp Hóa của tui, có mỗi tui là thích học Văn<dù có 5.8 phết, rõ khổ, chả hiểu nó phê thế nào mà tui mê như tiêm thuốc tê thế này>
 
kehaimat said:
hò hò, hán là của trung quốc, hán nôm cũng là nó, nhưng âm tiết, âm ngữ nhiều hơn, do đc ghép thêm từ, mục đích là gần gũi hơn với văn hóa việt, và gần như đc thuần hóa, biến thành của ng việt~> nó mang tên Hán Nôm, cậu xem từ điển sẽ rõ, hô hô,
Thật đúng là chê người mà chẳng nghĩ đến thân ! Cưng có biết Hán Nôm mà người ta hay nói thực chất ra là hai thứ tiếng khác hẳn nhau không? Hán thì mọi người đều biết cả rồi , còn Nôm là thứ tiếng về mặt chữ viết thì nhìn giống chữ Hán ,chỉ khác là nó được ghép lại từ một chữ Hán và một chữ do nhân dân ta thêm vào . Chính vì thế Nôm được coi là ngôn ngữ của Việt Nam ( cách đọc của nó tương đối giống chữ Quốc ngữ bây giờ ). Chứ chẳng có thứ chữ nào mang cái tên hoành tráng là Hán Nôm đâu cưng ạ! =))
 
Cưng ơi , tất nhiên về mặt hình thể chữ viết thì chữ Quốc ngữ và chữ Nôm khác hẳn nhau rồi . Nếu ai ko biết có thể nhầm giữa chữ Hán và Nôm . Nhưng âm đọc của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ rất gần gũi , chỉ có một vài âm bị đọc chệch đi so với âm ban đầu thôi
 

NguyenvanPhu

New Member
HAN_NOM_VIET

Chào bà con,
Lâu rùi không vào diễn đàn, không ngờ bà con đang cãi nhau về chuyện Hán Nôm với Hán Việt. May quá tôi cũng từng được học qua Hán Nôm hồi Đại Học, nên cũng muốn giải thích cho bà con được biết sơ qua nhé.

Mọi người hình dung như thế này nhé, trước đây, khi xâm lược nước ta ( đặc biệt trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc ) Người Trung Quốc bằng nhiều cách đã cố gắng đồng hóa dân tộc ta, với tham vọng biến nước ta thành một phần lãnh thổ của TQ mãi mãi.
- Phá hủy tất cả các công trình văn hóa, tiêu diệt các thành tựu kiến trúc, nghệ thuật...
- Đưa người Hán ( Trung Quốc ) vào sống chung với người Việt.
- Đưa văn hóa Hán thâm nhập vào ( bằng cả con đg hòa bình và cưỡng bức )
- Đặc biệt là họ đưa chữ Hán vào, bắt dân ta phải học và sử dụng như quốc ngữ.

Có rất nhiều ý kiến tranh cãi rằng liệu trước khi sử dụng chữ Hán, thì người Việt mình đã có hệ thống chữ viết riêng chưa. Nhưng mọi người đều thừa nhận rằng chữ Hán đã trở thành một phần quan trọng trong Văn Hóa Việt ta. Nhưng vấn đề là ta đã không dùng nguyên cả hệ thống chữ viết và hệ thống ngôn ngữ nói của người Hán, mà chỉ dùng hệ thống chữ viết mà thôi. Chính vì vấy sản sinh ra cái gọi là HAN NOM - tức là viết chữ Hán, nhưng đọc Nôm (tiếng Việt )

Thời gian đầu hệ thống chữ Hán được dạy và học như một hệ thống chữ viết chính thức ( official ) cho tầng lớp quan lại và Vua chúa. Nhưng vì bản chất đó là một kiểu ngôn ngữ viết-đọc-dịch. Tức là viết một kiểu, đọc ra âm Việt, sau đó lại dịch ra ngôn ngữ nói ( để những người không có học hiểu )..Vì thế rất bất tiện, và nói chung thường chỉ những người "có học" mới hiểu và nắm bắt được.
Ví dụ:
- Chữ Tôi trong tiếng Hán***đọc là Ủa, nhưng ta đọc là Ngã, và hiểu nghĩa là tôi.
- Chữ Không trong tiếng Hán là *** đọc là Pu', nhưng ta đọc là Bất, và hiểu là Không.

Do đó, sau này ta dùng chữ Hán ( hay nói chính xác ra là các bộ chữ Hán ) để ghép lại ghi âm tiếng Việt. Chẳng hạn chữ Gia ( nghĩa là Nhà ), mình dùng chữ Gia nguyên gốc Hán, ghép với một bộ có âm à để cho ra một chữ mới viết theo kiểu chữ Hán, nhưng ghi âm tiếng Việt.
- ví dụ khác: Chữ QUỐC ( nghĩa là NUOC - nước nhà ) mình dùng nhứng từ nguyên gốc rồi ghép với bộ có đồng âm để tạo thành chữ NUOC, dung trong NUOC NHA.
----> như vậy ta bỏ bớt được một khâu, và chỉ cần người biết chữ đọc lên, người không có học cũng hiểu ngay được ý nghĩa.

Vậy là từ đây chữ NÔM ra đời, ban đầu chỉ là một thứ ngôn ngữ viết dùng cho tầng lớp dân thường, nhưng sau đó lan sang cả tầng lớp quý tộc. Sau này thậm chí còn trở thành hẳn một phong trào viết và sáng tác thơ NOM. ( Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu...)

Mãi đến sau này khi một nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, tên là Alexsan D'Roth ( chắc là tôi viết sai tên ông ý, nhưng đại loại thế :D ) sang nước ta truyền giáo, ông ấy thấy việc truyền giáo bằng ngôn ngữ địa phương, cũng như in ấn tài liệu bằng thứ ngôn ngữ ấy quá ư là bất tiện, nên cố công tìm tòi ra một phương tiện thích hợp hơn. Ông ta đã nghĩ ra cách dùng hệ thống chữ La Tinh ghép lại để ghi âm tiếng NÔm ( hay bi giờ mình gọi là tiếng Việt ý ) Và thế là tiếng Việt hiện đại ra đời, nhưng tất nhiên vẫn phải trải qua một thời kỳ dài nữa để có thể tạm gọi là hoàn thiện như ngày nay. ( Bác Hồ lúc sống toàn viết là "kách Mệnh" chứ đâu phải "cách mạng" như ngày nay )

Song trong hệ thống chữ được phiên âm ra thành tiếng Việt hiện đại, ngoài một số ít ỏi còn sót lại của tiếng Việt cổ ( mà ta hay gọi là từ thuần Việt ) khoảng 90% là những từ gốc Hán ( ví dụ Quốc gia, Thiên hạ...) Và thế là đương nhiên, những từ trong tiếng Việt ngày nay có gốc Hán thì được gọi là HÁN VIỆT. Nhưng cần thiết phải hiểu HÁN VIỆT là một bộ phận của tiếng Việt chứ không phải là một ngôn ngữ độc lập.

Một số VD để hình dung chung nhé:
Tiếng thuần HAN.
"....Hoa hương thấu nhập lung môn lý,
Hướng tại lung nhân tố bất bình..."
Tiếng Việt.
"....Hương hoa bay thấu vào trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình..."
Nhưng ngay trong đoạn dịch ở dưới có các từ như: Tù nhân ( người tù ), bất bình ( không bằng lòng ) là những từ HÁN-VIỆT

----Thế nhé, nếu còn có ai thắc mắc gì thì có thể hỏi thêm tui nhé. Chúc vui
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
@ em Phúc:
Thì em không nhìn trong hồ sơ của anh ý à? Anh ý học khoa Du Lịch ĐH Quốc Gia ra mà... :cool:

@ anh Phú:
Anh giải thích thì rõ và hay lắm rồi, thế theo anh có nên đưa chữ này vào trường PT cho HS học không anh?
 

NguyenvanPhu

New Member

Hà chắc là dạo gần đây ít biết tình hình ở Việt Nam đang rộ lên chuyện cải cách giáo dục nhỉ? Các bác ấy nhồi nhét cho học sinh học đủ thứ, đủ loại ( mà toàn những thứ không thực tế, không chú ý đến tâm sinh lý bọn trẻ thích cái gì, phù hợp với cái gì va có thể tiếp thu được cái gì ) hậu quả là bị quá tải, hs toàn học vẹt để đối phó.
Anh chưa bàn đến chuyện Hán Nôm có tốt hay không, nhưng chắc chắn nếu các bác bên Bộ Giáo Dục mà nghe Hà thì chắc chắn đa số trẻ con VN sẽ chẳng yêu chị Hà nữa đâu...chẹp chẹp :D
 

Pham Vu Ngoc Ha

Active Member
Úi, thê thảm đến thế cơ hả anh?? :D
Nhưng mà nếu có cho học chữ Hán Nôm thì em sẽ cắt bớt mấy thứ đang bị coi là thừa kia đi chứ ;) Mà nếu có học thì lên cấp 3 mới học, và học cơ bản thui... Ai thích đi sâu thì lên ĐH tha hồ mà nghiên cứu.
Mà sao ở VN mình không có kiểu cho HS có thể học những môn gọi là "Tự chọn bắt buộc" nhỉ? Nghĩa là có nhiều môn cho HS chọn, và bắt buộc phải chọn 1 trong những môn đó. VD: Ngoại ngữ ngoài TA ra thì có thể chọn thêm Pháp, Đức, TQ hay Nga chẳng hạn. Ngược lại, đối với những HS học hệ tiếng Pháp thì những ngoại ngữ kia...
 
Em nói thật chớ chị Hà lo hơi xa, chứ học sinh PT trong đầu một đống thứ lổn nhổn :D học thế nào được chữ Hán chữ Nôm mà chị cứ ham, đến những ông già bạc đầu rồi mà còn có khi chưa thuộc hết mặt chữ nữa là :-/ Học mà không thực hành thì nhớ thế lào được? Học chữ Hán thì chả có cái gì gọi là "cơ bản " cả_ chỉ có thể học bằng cách chiết tự thôi và hình như đó là cái chị muốn bỏ :-( Mà học làm sao say mê được nếu không hiểu tinh túy của nó-các tác phẩm của Khổng Tử, Mạnh Tử chứ? :d: :-B Thế mà chính trong đó lại có các tư tưởng sai lầm :9 Còn muốn học để giúp văn ư? Em xin báo cáo là thế chỉ tổ rối thêm thôi vì đến những bài thơ đơn giản vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau cơ mà :-/ :cool: Tóm lại là hỏng! Song em rất ủng hộ ý kiến có thêm nhiều môn học phụ (kể cả chữ Hán nếu là phụ) :p :)
 

fruit NHO

Active Member
gợi ý hay đấy!chị hà ơi!chị có thể chỉ cho bọn em biết ai dạy cái đó hay mà chi phì cũng ko đến nỗi ko?
em sẽ đề nghị đoàn tr` gộp cái nì cùng với CLB văn học của đoàn tr` vào dịp hè...hay đấy!
 

rikku

Active Member
để mở đầu bài này, em là một học sinh đang học tiếng Trung tại Chuyên ngữ. Gia đình em cũng là một gia đình truyền thống với tiếng Trung (Ông, bà là giảng viên tiếng Trung; chú cũng rất giỏi tiếng Trung; đặc biệt ông (đã mất) nguyên là trưởng khoa Trung ĐHNN Hà Nội.

mọi người không hiểu học chữ Nôm là như thế nào thì có lẽ sẽ vẫn còn những ý định kỳ quặc :D (chị Hà nhé!) Vì chữ Nôm là một trong những hệ chữ phức tạp nhất mà loài người thường nghĩ ra.
Chữ Hán rất khó; với chúng ta nói thì dễ hơn nhưng để nhớ nổi hết mặt chữ (thông dụng khoảng 2000 tự; rắc rối vô cùng) thì quả thật impossible. Do mỗi chữ Hán do 1-3,4; có thể là nhiều hơn những bộ chữ ghép lại. Chữ Nôm còn đặc biệt hơn! mỗi chữ Nôm do 2-3 chữ Hán ghép lại; và những từ ghép đó mang một sắc thái ý nghĩa chẳng theo một quy luật nào :D để học được thì đúng là đầu óc có vấn đề. Bà em sau hơn 30 năm giảng dạy tiếng Trung thừa nhận là bà đã học nhưng học xong rồi thì quên hết. Người duy nhất trong cái gia tộc tiếng Trung nhà em biết chữ Nôm là ông em; song biết tới đâu thì em cũng không dám chắc.
Nếu mọi người muốn thưởng thức chữ Nôm; có thể qua Quốc Tử Giám và nhìn. Quả thật em học tiếng Trung không tồi lắm mà khi nhìn vào chữ Nôm cũng mù tịt chẳng hiểu gì cả (cơ sở của chữ Nôm chỉ là chữ Hán mà thôi).
Nếu chị muốn so sánh với các cụ ngày xưa học thì chắc là chị nhầm. :D người ta mất 10 năm đèn sách từ tuổi để chỏm tới 18,20 học được chữ Hán. Trong những người biết chữ Hán thì không nhiều người biết chữ nôm. Đó là trong tình trạng "chỉ cần học chữ" của thời xưa thôi đấy. Còn bây giờ thì .. bó tay! Toán lý hóa chưa đủ mệt hay sao mà còn nôm na rì :D
Chữ nôm xem ra có thể dạy từ bậc đại học; cao học .. gì đó trở lên. Còn đưa chữ nôm về trường phổ thông; trừ phi là học phổ thông thêm dăm năm nữa ..

Nói qua một chút về việc học chữ ngày xưa; các cụ đồ cốc đầu trẻ bắt trẻ học thuộc lòng cuốn tam tự kinh => từ đó biết chữ :D rồi thì đọc sách Thánh hiền (dạy những luân thường đạo lý theo đạo Khổng) ; đọc Luận ngữ (giải thích ý nghĩa các chữ - rất khó, và thâm thúy). Ở trình độ cao hơn nữa thì học làm văn, viết phú .. đọc 5 cuốn sách của đạo khổng.

Tiện thể em thông báo luôn. Bắt đầu từ sang năm; trường em sẽ chính thức có sách giáo khoa cho học sinh tiếng Trung; sách bọn em đang học là thí điểm. Chu văn an liệu có mở thêm khoa Trung không nhỉ!? Ams từ khóa 03.06 cũng đã có lớp Trung rùi; dù rằng với việc học tuần 4 tiết thì lướt vèo vèo, chẳng có thực chất mấy ;.. :-"
 

fruit NHO

Active Member
em thấy thằng bạn em học trung rất vất vả...nó cũng nói nó tự học thêm ở nhà mà 1 năm đã học qua chương trình 2 năm của trung ams...ko biết chuyên ngữ chắc khác!
em cũng nghe nói đến ng trung quốc còn ko nhớ hết mặt chữ!
như vậy rắc rối ghê ha!
 

kiwi_vn

Active Member
Tôi hôm nay đi với 1 thằng du học TQ về đấy! Nó quảng cáo bên đó cái gì cũng rẻ đến kinh hoàng! Cố học đi mà sang đó!
 

rikku

Active Member
anh PHúc học khoa nào. em là một người có rất nhiều "dây mơ rễ má" với trường cảnh sát đó..
Sang TQ hiện là một ý kiến hay; nhất là hợp túi tiền. Tuy nhiên tình hình chính trị kiểu này, không biết mấy năm nữa thế nào ;.. với cả em nghe nhiều anh chị góp ý, tốt nhất vẫn nên để sau đại học mới đi du học..
 

smooth

Member
kiwi_vn said:
Tôi hôm nay đi với 1 thằng du học TQ về đấy! Nó quảng cáo bên đó cái gì cũng rẻ đến kinh hoàng! Cố học đi mà sang đó!
đi học hay đi buôn đây ?? khéo làm thì đi buôn còn tốt hơn đi học :D :D.
học xong về làm cái thằng cu li hay thằng cán bộ bàn giấy thì thà đi buôn còn hơn.
 

kiwi_vn

Active Member
Hic! sao miệt thị nó thế?
To rikku : Anh học Lớp kinh tế & chức vụ! Em quen thân ai trong Học viện này ah?
 
chữ quốc ngữ là dùng hệ thống chữ alphabet ,đánh vần dễ ,học dễ
chữ nôm thì mỗi nghĩa là dùng 1 từ ,1 cách viết ,làm sao mà hoc được khi chỉ riêng các môn học bình thường đã khiến học sinh gần chết rùi
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top