Báo động nơi học đường

Grenouille_vert

Moderator
Và đây nữa:

Cậu bé 16 tuổi thiệt mạng vì tranh giành bạn gái 15 tuổi

Ngày 12/4, Công an quận 3, TP HCM, đã bắt Lê Trọng Bình (16 tuổi, phường 1) về hành vi giết người. Hung thủ và nạn nhân có hiềm khích với nhau vì cùng tranh giành một bạn gái 15 tuổi.

Theo lời khai ban đầu, chiều 11/4, Nguyễn Tuấn Thanh (16 tuổi) rủ một người bạn chặn đường, đánh "tình địch" là Bình. Sau đó một tiếng, hai người tiếp tục đi tìm Bình để hành hung. Lần này, Bình rút dao đâm vào người Thanh.

Vết thương quá nặng, Thanh tử vong. Kết quả xác minh cho thấy, Bình và nạn nhân cùng muốn có được tình cảm của cô bạn gái.

(Theo Người Lao Động)
 
Bê bối trong việc thi học sinh giỏi lớp 12 năm 2005

7 học sinh giỏi bị hủy bài thi, vì sao?

Một vụ xì căng đan lại nổ ra trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm 2005: có tới bảy học sinh trong cùng một đội tuyển dù có bài làm rất tốt, xứng đáng nhận những giải cao nhất nhưng tất cả chỉ được... 0 điểm.

Không những thế, sau khi kết quả kỳ thi này được công bố cả tuần, dù đã xác định được nguyên nhân nhưng các cơ quan quản lý giáo dục có liên quan vẫn chưa có câu trả lời chính thức về vụ việc này...

Từ “giải nhất” đến... 0 điểm!


Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia (HSGQG) năm 2005, tỉnh Thái Bình có 88 học sinh (HS) trong 11 đội tuyển dự thi đủ cả 11 môn. Tất cả HS dự thi HSGQG của tỉnh đều là HS Trường THPT chuyên Thái Bình. Có 47 HS đoạt giải gồm ba giải nhất, 10 giải nhì, 13 giải ba và 21 giải khuyến khích - một kết quả rất khả quan so với các địa phương trong khu vực.

Trong đó, ngược lại với số giải tương đối ở các môn thi khác, đội tuyển tin học của tỉnh chỉ có duy nhất một giải ba. Bảy HS còn lại trong đội tuyển đều có kết quả thi là... 0 điểm. Kết quả này hoàn toàn ngược lại với những “thông tin hành lang” trước đó cho rằng đội tuyển HSG môn tin học của Thái Bình có một kết quả cực kỳ rực rỡ: cả tám thành viên đều đoạt giải với bảy giải nhất và một giải ba.

Ngay khi được chính thức công bố, điểm số này đã làm không ít người có liên quan choáng váng, bất ngờ. Thậm chí có HS sau khi vừa biết thông tin đã cho rằng đây là một sự nhầm lẫn, oan ức và đề nghị các thành viên trong đội tuyển HSG tin học Thái Bình lên tiếng đòi lại danh dự.

Sự thật thì sao? Không có sự nhầm lẫn nào cả. Bảy thí sinh này đã bị hủy kết quả thi vì vi phạm qui chế - theo một nguồn tin chính thức từ Cục Khảo thí - kiểm định chất lượng giáo dục (KT&KĐCLGD - Bộ GD-ĐT). Bảy bài thi này giống hệt nhau đến từng chi tiết, kể cả những chi tiết sai, những lỗi sơ suất... Hội đồng chấm thi đã xem xét kỹ lưỡng và đi đến quyết định xử lý theo qui chế: hủy kết quả. Còn lại một HS duy nhất trong đội tuyển đã không tham dự vào “bài thi tập thể” được nhận giải ba.

Lỗi của học sinh?

Trao đổi với phóng viên chiều 14/4, TS Nguyễn An Ninh, cục trưởng Cục KT&KĐCLGD, cho biết cục đã thông báo sự việc và yêu cầu Sở GD-ĐT Thái Bình xem xét sự việc và có biện pháp xử lý.

Trong khi đó, ông Mạc Kim Tôn - giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình, hiện tham gia đoàn công tác của Quốc hội giám sát tại Bắc Ninh và Hưng Yên (ông Tôn là đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) - cho biết ông đã đi công tác từ đầu tuần, chưa nhận được ý kiến chỉ đạo chính thức của bộ, bản thân ông cũng chỉ mới nắm sơ sơ vụ việc. Vì vậy, tuy đã sau hơn một tuần kể từ khi kết quả thi HSGQG được chính thức công bố, Sở GD-ĐT Thái Bình vẫn chưa đưa vụ việc ra xem xét, đánh giá, do vậy chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân dẫn đến sự việc cũng như biện pháp xử lý.

Tuy nhiên, ông Tôn nhận định: “Đây có lẽ hoàn toàn là lỗi của các em HS. Có thể do các em đã trao đổi bài với nhau”. Lý do, theo ông Tôn, là cán bộ coi thi được hoán đổi 100% từ các tỉnh khác đến. Trong kỳ thi HSGQG năm 2005, cán bộ coi thi ở Thái Bình là giáo viên đến từ Quảng Nam và Hà Tây. Vì vậy “không thể có chuyện cán bộ, giáo viên của Thái Bình can thiệp vào việc làm bài của HS, chỉ do các em tự vi phạm...” (?).

Đây không phải là lần đầu tiên kết quả trong kỳ thi HSGQG có trường hợp phải hủy vì gian lận tập thể. Thậm chí ngay trong kỳ thi năm nay, cũng có một vài trường hợp ở các địa phương khác bị xử lý kỷ luật vì có gian lận như đánh dấu bài… Phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm khắc với những gian lận như Cục KT&KĐCLGD đã xử lý với đội tuyển tin học Thái Bình là hoàn toàn đúng.

Nhưng đã đủ chưa? Nếu theo lý luận “chỉ do HS tự phát, trao đổi bài dẫn đến vi phạm”, vậy trách nhiệm của các cán bộ coi thi ở đâu khi có tới 7/8 thí sinh trong phòng thi trao đổi, chép bài của nhau? Hơn nữa, trong một kỳ thi quốc gia chọn HSG xảy ra những vụ việc gian lận tập thể và tiếp tục tái diễn, liệu có thể coi là thường tình? Chỉ xử lý bằng cách hủy kết quả thi của HS đã đủ sức răn đe những hành vi gian lận như thế chưa?

Cuối cùng, xin trích dẫn ra đây ý kiến của nick “DanBD” trên diễn đàn của mạng giáo dục edunet: “Đến lúc chúng ta cần đánh giá lại việc thi HSG: có thực chất hay không? Nhiều HS sau này lên đại học, nhìn lại quãng đường phổ thông đã nhận xét thẳng: giá trị ảo! Mỗi năm đậu hàng nghìn HSGQG, thế nhưng trong số đó có bao nhiêu người giỏi thật sự? Còn chuyện lấy thành tích thì ở đâu cũng có! Để đạt kết quả, người ta bỏ ra hàng đống tiền mời GS dạy cho trúng đề. Thi HSG bây giờ không còn là chuyện thi đấu sòng phẳng nữa!”.

Theo Thanh Hà

Tuổi Trẻ
 

Grenouille_vert

Moderator
Và còn tệ hơn, hãy xem học sinh cư xử với thầy cô giáo như thế nào!

Thầy giáo bị học sinh cũ đánh hội đồng

Vào khoảng 21h30 ngày 13/4, thầy giáo Lê Viết Hà - giáo viên, Bí thư Đoàn trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) - đã bị một nhóm thanh niên, trong đó có học sinh cũ của trường là Huỳnh Quang Triều đánh hội đồng.

Theo các nhân chứng, nhóm thanh niên trên kẹp cổ thầy Hà, quật xuống đất, đấm đá túi bụi vào đầu... Rất may, một số giáo viên trong trường có mặt đã giải cứu kịp thời. Nguyên trước đây Huỳnh Quang Triều bị Hội đồng sư phạm nhà trường kỷ luật cho nghỉ học 1 năm nên Triều thường hăm dọa trả thù. Hậu quả là thầy Hà, một thành viên Hội đồng sư phạm, đã bị đánh.

(Theo Thanh Niên)
 

Grenouille_vert

Moderator
Thái Bình: 2/7 HS bị hủy bài thi là con lãnh đạo tỉnh

Trong khi dư luận còn chưa hết sững sờ về vụ bảy HS trong đội tuyển của tỉnh Thái Bình tham dự kỳ thi HS giỏi quốc gia bị hủy kết quả vì gian lận, chúng tôi tiếp tục nhận được thông tin: trong số bảy HS này có hai “nhân vật quan trọng” là con trai của hai vị lãnh đạo cao nhất của tỉnh Thái Bình.

Xác minh của Tuổi Trẻ cho thấy đó là B.T.K. - HS lớp 12 Trường chuyên Thái Bình, con trai ông Bùi Tiến Dũng, bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch HĐND tỉnh; và N.K.T. - HS lớp 11 Trường THPT chuyên Thái Bình, con trai ông Nguyễn Duy Việt, phó bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.

Cho đến ngày 16-4, vụ việc gian lận dẫn đến bảy HS trong đội tuyển tin học của tỉnh Thái Bình tham dự kỳ thi HS giỏi quốc gia năm học 2005 - 2006 bị xử lý kỷ luật hủy kết quả thi chưa được cơ quan quản lý giáo dục các cấp tại Thái Bình xem xét và có biện pháp xử lý những người có trách nhiệm liên quan.

T.Hà (Nguồn: Tuổi Trẻ)

Bó tay, con lãnh đạo tỉnh thì đã sao?
 

Grenouille_vert

Moderator
Báo động về việc ngược đãi học sinh


Giữa tháng 3/2006, em Cao Thanh Tùng, lớp 8A2, Trường THCS Hàm Cường (Bình Thuận) bị thầy Nguyễn Ngọc Trường đánh đập đến mức tay phải bị phù nề.

La, mắng, chửi, sỉ nhục, thậm chí đánh hoặc trừng phạt học sinh bằng nhiều cách quái dị..., tất cả từng xảy ra trong môi trường giáo dục của chúng ta. Môi trường giáo dục đang báo động về sự ngược đãi học sinh.

Hiện tượng trừng phạt học sinh đã xảy ra liên tục trong nhiều trường học trên toàn quốc. Người ta chưa thể quên việc một giáo viên bắt học sinh liếm ghế tại Trường THCS Liên Hoa (Hà Tĩnh); hay cô giáo bắt 3 học sinh tụt quần và đánh cho chừa ở Vị Thanh (Cần Thơ), đến việc học sinh bị phơi nắng rồi tự vả vào mặt nhau tại TPHCM.

“Dù có những vướng mắc, bực dọc thế nào đi nữa, làm thầy cô giáo mà nóng giận, mất bình tĩnh nảy sinh việc đánh, mắng, phạt học sinh không theo một kỷ luật nào cả là điều khó tha thứ được”. Phát biểu tại hội thảo “Không dùng hình phạt đối với trẻ- sử dụng những biện pháp thay thế” do Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển (SCS) tổ chức, cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Định Của, (Q.3 - TPHCM), đã nêu rõ quan điểm của mình khi được hỏi về trường hợp của một thầy giáo phạt học sinh tiểu học hít đất, chạy vòng quanh sân và học sinh phải vào trạm y tế tại Trường Tiểu học Kim Đồng, Q. Gò Vấp - TPHCM.

24,5% giáo viên đánh học sinh

Con số này đã làm mọi người hết sức kinh ngạc và lo ngại. Tuy nhiên, thực tế này đã diễn ra tại 4 tỉnh được khảo sát: Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Gia Lai và Tiền Giang. Tại TPHCM, nhiều giáo viên cũng thừa nhận việc dùng hình phạt đối với học sinh.

Bà Nguyễn Thị Hoa Mai, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng: “Nếu một hình phạt nhẹ nhàng nào đó có thể sửa được lỗi của học sinh thì cũng vẫn cần có hình phạt. Tuy nhiên, trước khi dùng hình phạt đối với học sinh, giáo viên phải chỉ ra được những lỗi mà học sinh mắc phải”.

Thầy Nguyễn Văn Tri, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Trường Toản, Q.10 - TPHCM, nói: “Giáo dục không thể không có việc phạt học sinh. Tuy nhiên, hình thức phạt thì nên xem xét. Tôi hoàn toàn phản đối việc đánh học sinh, sỉ nhục hay hạ thấp nhân phẩm học sinh”.

Học sinh bị đánh dễ ức chế về tâm lý

Trong 100 trường hợp học sinh bị cô giáo, thầy giáo quát, mắng, chửi, sỉ nhục thậm chí đánh thì có đến 80,5% học sinh “nhớ đời” và bị ức chế về tâm lý. Ông Trần Ban Hùng, cán bộ Chương trình dự án Bảo vệ trẻ em thuộc Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển, đưa ra một con số đau lòng: 28,9% thấy oan ức, 7,4% thì căm giận, 0,7% muốn trả thù, 30% thấy xấu hổ, mặc cảm và 15% thì khiếp hãi.

Theo bà Lương Thị Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em TPHCM, người giáo viên cần phải biết việc phạt học sinh là biện pháp cuối cùng. Nhưng biện pháp cuối cùng này cũng cần phải cân nhắc kỹ; và tuyệt đối không được làm tổn thương đến tinh thần, thể chất của trẻ.

Theo Mỹ Dung
(Người Lao Động)
(Nguồn: www.dantri.com.vn)
 
Sang Singapore 'học' thác loạn

Những năm gần đây du học nước ngoài đã trở thành "cơn sốt" của các cậu ấm, cô chiêu. Thì "đồ ngoại bao giờ chẳng tốt hơn đồ nội", một tấm bằng tốt nghiệp ở nước ngoài hẳn là sẽ thuyết phục hơn nhiều một tấm bằng tốt nghiệp ở một trường đại học dù là danh giá nhưng ở trong nước.

Khu phố Boat Quay & Clarke Quay là nơi dân du học sành điệu Việt thích mò đến nhất. Đây là trung tâm KTV (một dạng karaoke có tiếp viên) do một vài người chủ là người Việt điều hành, trong đó có một bà chủ người Sài Gòn gốc, vốn trước đây là gái mại dâm cao cấp, sau cặp với một người Singapore theo kiểu "đôi bên cùng có lợi", người quản lý gái điều hành và "nàng" lên đời từ đó.

Ngày nghỉ cuối tuần, đi ngoài cửa đã có thể nghe thấy những bài hát Việt vọng ra từ trong các quán karaoke, nghĩa là khách ở đây chiếm một lượng lớn là "người nhà mình".

Ở bên trong các phòng hát biến tướng cũng như ở Việt Nam, họ biến thành động lắc, thành động ma túy, mại dâm và cứ như thế suốt đêm đến sáng khi đã không còn một xu ghẻ dính túi, ngất ngưởng trong men rượu tài mà và thuốc lắc, họ dìu nhau gọi taxi về.

Sáng ra đến lớp với những đôi mắt thâm cuồng, cơ thể mệt mỏi vì suốt đêm lắc lư, thầy giáo lại toàn là người Ấn Độ, Indonesia, thành ra học sinh mà tiếng Anh chưa đạt đến "trình 3 thằng Tây cãi nhau biết thằng nào đúng, thằng nào sai" thì chỉ có nước ngủ gật trước thứ tiếng Anh - Ấn, Anh - In.

Chi phí tối thiểu một tháng của một du học sinh tại đây không dưới 800 đô, đấy là chưa kể tiền học và các loại phí phát sinh phí ăn chơi. Thế nên, mò vào Boat Quay & Clarke chỉ toàn cậu ấm cô chiêu.

Một chuyện vẫn là vẫn đề nóng hổi trong đề tài ăn chơi của dân du học sành điệu ở Singapore, ấy là chuyện một thiếu gia tên H. nhà ở TP HCM được gia đình "ốp" sang Sing chỉ để học tiếng Anh tại trường S., nhưng tuần nào chàng cũng phải mò về vì nhớ người yêu và mỗi lần như thế không quên "gặt" của phụ mẫu vài nghìn đô.

Đến lần thứ 4, gia đình H. chấp nhận cho cả cô bồ cùng "đi du học" cho yên tâm và không quên lận lưng cho cậu ấm hơn 10.000 USD chi phí sinh hoạt đủ hết khóa học 3 tháng cùng "bản hợp đồng" một chiếc BMV 325i khi thấy H. lấy được chứng chỉ tiếng Anh.

Mẹ H. cũng như rất nhiều người phụ nữ trên thế giới này, đều có đức thương con. Bà nghĩ, xa gia đình là một nỗi khổ lớn vì thế 10.000 USD đâu có thấm gì.

Trung bình một năm học ở đây, mỗi du học sinh dạng tự túc được gia đình chu cấp tối thiểu 150 triệu đồng, đấy là với những người chỉ biết ăn và học.

Theo điều tra của một tờ tạp chí tại Sing cho thấy, du học sinh người Việt Nam dùng điện thoại thuộc hàng "xịn" nhất trong số các du học sinh nước ngoài đến Sing học tập

Tại khu phố mại dâm Geylang, điều đặc biệt là có rất nhiều cô gái Việt hành nghề, vì thế khách hàng quen thuộc của các cô là một số du học sinh Việt Nam lắm tiền nhiều tật. Họ đưa nhau về nhà thuê để hoạt động mại dâm và thậm chí tổ chức lắc tại gia, có gái nhảy sexy với những dàn âm thanh vi tính, khi mà họ đã hết tiền chơi với ở các hộp đêm.

Thông thường, 4-5 học sinh thuê một căn hộ trong chung cư cao cấp (1.000-2.000 USD/tháng) sống chung, ở nhà ai cũng thuộc hàng "công tử", "tiểu thư" thế nên rửa bát ư? Đừng hòng. Giặt quần áo ư? Còn khuya. Tất cả cứ chất đống đấy, bát đĩa bẩn cả tháng trời mốc meo, bốc mùi xếp cao như núi, quần áo quay vòng độ 2-3 lần rồi "alê hấp", ai thích thì cho.

Việc sống chung tất yếu dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn thế nên thỉnh thoảng lại có những tour du lịch "đột xuất" về TP HCM để "giải quyết hậu quả" vì ở Sing bị pháp luật nghiêm cấm. Học hành chỉ là cái cớ. Có học sinh còn lợi dụng việc du học để buôn "hàng trắng"

Trong số các đối tượng sử dụng thuốc lắc bị bắt ở các động lắc tại Hà Nội mới đây, người ta thấy một vài gương mặt từng đi du học tại Sing.

(Theo An Ninh Thế Giới)
 

Vampire

Member
“Nữ sinh tầm gửi”

TTCT - Khoảng 4-5 năm trở lại đây, hiện tượng nữ sinh viên “tầm gửi” ở Hà Nội được nhắc đến ngày càng nhiều. Hầu như trường đại học nào cũng có những nữ sinh viên như vậy. T., một nữ sinh viên, ngay từ năm 1 Trường ĐH KH đã phải đi làm oshin cho một chủ hộ giàu có ở Kim Liên. Gần một năm học trôi đi, bạn bè trong lớp chỉ biết T. phải làm oshin theo ca để mỗi tháng kiếm 300.000-400.000 đồng mua sách vở, đóng học phí... Ai cũng thương nhưng chẳng thể giúp được gì. Đùng một cái có tin cô bị bà chủ đánh ghen, vì bà ta phát hiện cô cặp bồ với anh chồng gần 40 tuổi của mình.

Trong khi đó, T. cũng đã có người yêu là sinh viên học cùng trường. Nhưng họ chỉ có tình yêu và cảnh nghèo thôi nên cũng chẳng giúp gì được nhau. Anh chồng rất sợ vợ, còn khai rằng hai bên đã lén lút quan hệ được gần 1 năm, đã từng làm T. có thai, phải lén lút xuống Hải Phòng nạo hút. Anh ta cũng đã chi thêm cho T. khá nhiều tiền bao hằng tháng chứ không chỉ khoản tiền công giúp việc nhà. Tại sao T. cặp bồ với anh ta là một câu hỏi ngây thơ mà cũng rất khó lý giải.

T. không cần tiền để theo trai đến vũ trường, cô cũng không cần nhu cầu đến quán bar, đi hát karaoke, không cần nhiều quần áo đẹp... và lại càng không cần nhu cầu “có đàn ông”, nhưng cuộc đời nó thường cuốn theo chiều gió. Sau vụ đó T. và chàng người yêu sinh viên cũng chia tay. T. cũng không đi làm oshin nữa, gần đây tôi dò la được biết cô lại đang cặp bồ với một gã đàn ông khác.

Nhưng kinh khủng hơn là trường hợp một nữ sinh cặp bồ với ông già đã bằng tuổi ông nội mình! Mới bước vào năm 2 Trường ĐH KT, M. đã bám được một “ông nội” vào tuổi “thất thập cổ lai hi” ở phố Bà Triệu. Cô “săn” được lão nhờ một lần ngồi nghỉ chân ở hồ Thiền Quang sau cả buổi cắp hồ sơ đi xin làm thêm khắp địa chỉ quen mà không đâu nhận. Lão già hay ra hồ ngồi hóng “gió non”, cứ thấy đàn bà con gái đi qua là vẫy.
Thấy cô ủ rũ, có vẻ “đói tiền”, lão ngồi ghế đá bên cạnh bắt thóp, sau khi trâng trâng ngắm vuốt một hồi liền đánh tiếng sang làm quen. Ban đầu M. cũng nghĩ cô chỉ là bậc con cháu của lão, chuyện trò đối đáp cũng thường tình, nhưng rồi rủ rỉ suốt một buổi, lão tán thế nào mà cô chấp nhận nửa con nuôi nửa vợ hờ của “bố già”. Lão kể: “Tao sống có một mình, nhà cửa thênh thang mà chỉ có mấy con chim làm bạn.

Vợ chồng tao ly thân đã hơn chục năm nay rồi. Mấy đứa con tao cũng toàn đồ thất đức, đứa nào cũng trốn nuôi tao nhưng có mảnh đất trên Phú Thượng chúng nó cứ nhăm nhe về gạ tao ký giấy bán để chia tiền. Chúng nó chưa kịp trở tay tao đã bán dúi bán dụi, đem tiền gửi vào ngân hàng lấy lãi, gần 2 tỉ tao ăn đến già chưa chắc đã hết.
Tao thấy mày cũng ngoan lắm, nếu mày túng thiếu thì về mà ở với tao, chủ yếu mày chăm sóc tao, lo chôn cất nếu tao chết, cứ về hẳn nhà tao mà ở, đồ đạc ở đấy tha hồ mà dùng”. M. như đứa ăn mày mò được mật mã kho gạo, nghĩ bụng “kể cả làm vợ lão cũng có sao, lão già khọm rồi còn quờ quạng được gì nữa”, rồi chuyển hẳn sách vở đến nhà lão ở. Ở với nhau rồi mới thực tin bố già giàu thật, có nhiều tiền thật.

Trong mơ hồ M. đã ước làm sao được giàu như lão! Cô ở với lão cũng chẳng phải làm lụng gì. Cơm nước, lau nhà, đổ rác đã có chị oshin làm theo ca. Thi thoảng “bố già” bắt phải đấm lưng, tẩm quất. Một đêm lòng buồn bực, chẳng hiểu nổi hứng thế nào bố già “xơi tái” cô. Bố già hỉ hê cho là cô đã bị vào tròng, nhưng M. cũng hỉ hê nghĩ chính lão đã mắc bẫy mình.

Một hôm cô nghĩ ra kế giục lão ra phường làm giấy đăng ký kết hôn, không cần phải cưới cheo, để chính thức được thừa kế tài sản khi lão chết hoặc cần thì ly dị ngay cũng chiếm được nửa tài sản. Nhưng lão cũng cáo, bảo “tao ngần này tuổi, râu bạc như lông mà còn ra đấy làm giấy cưới vợ người ta bảo tao điên hả”. Cô đành chuyển cách yêu chiều lão để moi được nhiều tiền chi tiêu các khoản: đóng học phí, sắm áo quần, uốn tóc, sơn sửa móng tay, tắm trắng, một chút gửi về cho mẹ và còn nuôi cả giai nữa...
Thế nên cuộc đời bi kịch lại càng nảy sinh bi kịch. Có chút nhan sắc, M. lại cặp bồ với một gã đàn ông hơn cô 12 tuổi, chuyên buôn lậu hàng điện tử từ Lạng Sơn về Hà Nội. Cứ tối đến lão lại thấy cô son phấn rồi tha thướt ra khỏi nhà. M. dối rằng “em đi học thêm ngoại ngữ”. Mấy lần lão ra cửa sổ ngó xuống đều thấy một gã trai ngoài 30 tuổi đứng đợi M.. Đêm nào cũng bị lão đay nghiến, xỉ vả M. cũng tính chuồn, nhưng lại nghĩ so với bố già này, gã bạn trai cô mới quen chỉ là tép riu lại ki bo nên cô cứ bám.
Cũng thân “tầm gửi” nhưng nhiều nữ sinh còn chịu nhục hơn cả nô hầu thời xưa. Một nữ sinh tên L., học năm 2 Trường ĐH NT, cặp bồ với một gã trung niên ngoài 30 tuổi, làm chủ ba cửa hiệu kinh doanh điện thoại di động cũ, mặc dù chưa vợ nhưng anh ta nói thẳng với cô rằng anh ta không có ý nghĩ lấy cô làm vợ.

Cứ mỗi lần L. ỏn ẻn xin tiền, gã lại lôi tổ sư, cha mẹ cô ra chửi. Lần nào vào ký túc xá đón cô, thấy một số sinh viên trai trẻ thập thò đến phòng tặng hoa gửi quà, hắn cũng lôi L. đến một quán bar tra nã như điều tra viên hỏi cung tội phạm, nhưng L. vẫn không trốn chạy được vì cô còn nợ tiền gã, phải trả lại thì gã mới cho “phóng sinh”.

Nữ sinh viên T.Tr., thì “ký sinh” vào một gã trung niên đã có vợ và hai con sống tận Hải Phòng, hiện đang làm kiến trúc sư tại Hà Nội. Khi tán tỉnh cô, gã sắm cho cô rất nhiều đồ quí, đắt tiền: nhẫn vàng, bóp, váy, kem, son, túi, xắc, vòng cổ, hoa tai, áo choàng lông..., nhưng chỉ yêu nhau được vài tháng, sau khi đã xơi tái “một tòa thiên nhiên” thì gã tỉnh queo lột lại tất cả vật dụng mà gã tặng cô rồi “chuyển nhượng” cho tay bạn, đương khi T.Tr. đang nóng tiền đóng học phí vì không đóng thì nhà trường cho nghỉ thi.
Đến lượt gã này bẻ hoa vặt nhụy chán lại “chuyển nhượng” tiếp cho một gã bạn buôn xe máy ở Bà Triệu mà T.Tr. cũng đành phải buông xuôi dòng đời vì đối với cô đó là cách duy nhất để sinh tồn!

“Nữ sinh viên bây giờ thực dụng lắm. Muốn quen thì phải có cái gì cho mấy em. Muốn yêu thì phải có quà đặc biệt. Yêu suông chẳng được đâu” - H., 29 tuổi, nhân viên của một công ty thuê trụ sở trên tòa nhà xanh HITC, nói. H. đã có vợ thế nhưng vẫn săn được một nữ sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Cô biết H. đã có vợ nhưng vẫn yêu vì H. thoáng tay cung cấp cho cô nhiều thứ đúng lúc.

Cô công khai với cả phòng ký túc xá: “Anh H. chỉ là bồ tao thôi, anh đã có vợ”. Thi thoảng H. cũng ra vẻ nhân văn, bảo: “Anh thật có lỗi với em. Anh ăn nằm với em như vậy mà lại không thể lấy em được, không biết rồi đây em ra sao?”. Cô thản nhiên: “Anh thương em anh cứ cho em thêm tiền chi tiêu là được”.


(còn tiếp)
 

Vampire

Member
Hiện tượng sinh viên “tầm gửi” khiến tôi giật thót hơn khi được biết hiện ở Hà Nội còn xuất hiện cả những “đường dây môi giới cặp bồ sinh viên”, “đường dây tầm gửi”, hay phải nói đúng hơn sinh viên “tầm gửi” đang ngày càng chuyên nghiệp hơn... Nói môi giới cho tiện gọi, thực tế thì không phải bỏ ra khoản phí nào, được thực hiện giữa các nhóm bạn, mối quen, huynh đệ với nhau.


Theo cách đó, cùng một lúc tôi nhận được lời giúp đỡ từ hai người bạn khi họ tiết lộ hiện trong danh bạ điện thoại của họ có cả tá sinh viên Trường Múa, Trường Sân khấu điện ảnh, Trường cao đẳng Nghệ thuật quân đội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Luật Hà Nội... có nhu cầu “ký gửi”, “miễn là ông tỏ ra chịu chơi, quần áo, xe cộ, ví tiền, điện thoại... trông mốt, phong lưu một tí, nhưng quan trọng hơn là phải chịu chi một tí”. Một người bạn khác hứa hẹn sẽ dẫn đường mở lối nếu tôi có nhu cầu nuôi “tầm gửi” vì hiện anh ta đang nai lưng nuôi tới 4-5 “con” (tức nữ sinh tầm gửi, cách gọi của anh ta).


Thật éo le khi xã hội ngày càng xuất hiện những biến động tâm lý mới. Những năm đầu thập niên 1990, ám ảnh nhất của sinh viên chúng tôi khi bước chân vào giảng đường đại học là cảnh những nữ sinh viên tự tử vì tình - hình ảnh dễ bắt gặp và day dứt là nữ sinh treo cổ lên móc trần, uống thuốc độc, nhảy hồ... khi bị người yêu ngoại tình, ruồng bỏ, “chạy bụng”...


Những nữ sinh đó đã sống si tình, coi tình yêu là tặng phẩm thiêng liêng, không chấp nhận giả dối và phản bội. Nay thì có nhiều nữ sinh sẵn sàng bán rẻ phẩm tiết, tình yêu non tơ của mình để nuôi thân, bất cần “đối tác” trao tình gửi phận là ai, chỉ cần anh ta, ông ta chi trả nhiều tiền.


Trong con mắt nhiều người, giảng đường đại học là nơi thật lý tưởng, nhưng phía sau các giảng đường lại tồn tại một tiểu xã hội vô cùng đa dạng thì không phải ai cũng biết được. Hầu như trong mùa khai giảng năm nào Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng mời một số cán bộ quản lý an ninh trật tự xã hội ở Hà Nội vào nói chuyện chuyên đề cho tân sinh viên, như một cách để nhắc nhở và giáo dục các tân sinh viên chuẩn bị hành trang tinh thần, phẩm chất cần thiết đặng có thể đi suốt 4-5 năm đại học.
Mỗi lần nói chuyện, họ lại không thể không dẫn ra những trường hợp sinh viên cặp bồ với người già, sinh viên “tầm gửi” và những kết cục đau thương để giáo huấn lứa sinh viên mới đừng mắc phải vết xe đổ. Nhưng kỳ thực cuộc đời chẳng biết đâu mà lần...
TẢN SƠN



www.tuoitre.com.vn
 

unni_x

Active Member
_Chuyện tranh giành bạn gái rùi dẫn đến cái chết : là hành động và suy nghĩ ngu ngốc nhất của kẻ vô học :-S 1 phần do cách giáo dục của gia đình, do môi trường sống và do nhận thức của chính cậu bé đó :)
_Chuyện thày cô giáo đánh học sinh : là hành động và suy nghĩ ngu ngốc nhất của kẻ có học :)) là do quan niệm cổ hủ cố hữu "yêu cho roi cho vọt" gì đấy của các cụ, hay thêm cái lịch sử phong kiến nhìu tàn tích để lại :)
Dù gì em cũng phản đối chuyện học sinh cấp 1 đi học mà bị thày cô phang thẳng tay khi viết chữ xấu hay làm chuyện gì sai :-S đánh học trò ko phải là cách dạy bảo tốt :)
_ Chuyện học hành thác loạn ở Sing thì em thấy bài viết này hơi tiêu cực quá, chuyện thác loạn thì ở đâu chẳng có, đâu cứ gì ở Sing nếu như thành phần học sinh đó chỉ muốn chơi, ko muốn học? Bài viết quá thiếu khách quan, cái kiểu như " đập thì bố đập cho chúng mày chết luôn" - trích dẫn lời 1 du học sinh ở Sing mà em đọc được :)
_ Chuyện nữ sinh tầm gửi thì em chỉ muốn nói 1 câu : ai ngu thì người đấy chết :-S
Túm lại mí chuyện này ở đâu chẳng có, thời nào chẳng thế, cứ gì là hiện tại với ở nước mình đâu?
 

Ice_Fire

Member
*1 học sinh lớp 6 đâm 3 bạn bị thương : Chuyện bình thường , ở ngay Hà Nội còn có vụ học sinh lớp 7 mang bơm kim tiêm đến lớp chọc chảy máu 27 bạn cơ ^__^
*Giết nhau vì bé gái 15 tuổi : Thiếu chút nữa thì mình cũng thế này :)) ... mà chắc là làm nạn nhân thôi ^__^
*Thầy cô giáo và học sinh đánh nhau : Thời buổi này số học sinh thực sự tôn trọng giáo viên chỉ đếm trên đầu móng tay ...
*Singapore : Chuyện nài có thật , mình đã được nghe , quen biết với nhiều thành phần như thế :> nhưng chỉ là số ít so với số lượng lớn du học sinh sang Sing ... riêng trường Đại học quốc gia Singapore đã có 4/10 du học sinh người Việt Nam
*Nữ sinh tầm gửi : toàn bọn nhà quê thiếu tiền , lên Hà Nội học được đúng 1 năm đầu ngoan ngoãn , rồi lại bị cuốn theo dòng chảy đô thị ( oài hôm nay nói văn học chế ^_^ ) ...
 

Red Devil

Member
Grenouille_vert said:
Và đây nữa:
Cậu bé 16 tuổi thiệt mạng vì tranh giành bạn gái 15 tuổi
Ngày 12/4, Công an quận 3, TP HCM, đã bắt Lê Trọng Bình (16 tuổi, phường 1) về hành vi giết người. Hung thủ và nạn nhân có hiềm khích với nhau vì cùng tranh giành một bạn gái 15 tuổi.
Theo lời khai ban đầu, chiều 11/4, Nguyễn Tuấn Thanh (16 tuổi) rủ một người bạn chặn đường, đánh "tình địch" là Bình. Sau đó một tiếng, hai người tiếp tục đi tìm Bình để hành hung. Lần này, Bình rút dao đâm vào người Thanh.
Vết thương quá nặng, Thanh tử vong. Kết quả xác minh cho thấy, Bình và nạn nhân cùng muốn có được tình cảm của cô bạn gái.
(Theo Người Lao Động)
Ý hay ,ý hay, hôm nào làm thử phát. Nhưng kể ra hai thằng này ngu thật................tranh giành nhau một con bé vì thứ tình cảm vẩn vơ vơ vẩn. Khi nào phải yêu thật như mình đây này thì may ra mới đi đâm nhau giành bạn gái..................>:) >:) >:) >:) >:) >:) >:)
 

Ice_Fire

Member
Red Devil said:
Ý hay ,ý hay, hôm nào làm thử phát. Nhưng kể ra hai thằng này ngu thật................tranh giành nhau một con bé vì thứ tình cảm vẩn vơ vơ vẩn. Khi nào phải yêu thật như mình đây này thì may ra mới đi đâm nhau giành bạn gái..................>:) >:) >:) >:) >:) >:) >:)
Như là cái hồi nào lên tầng 3 căng tin ngó sang nhà E ngắm em nào D3 đó nhỉ ^_^ :>
 
Red Devil said:
Ý hay ,ý hay, hôm nào làm thử phát. Nhưng kể ra hai thằng này ngu thật................tranh giành nhau một con bé vì thứ tình cảm vẩn vơ vơ vẩn. Khi nào phải yêu thật như mình đây này thì may ra mới đi đâm nhau giành bạn gái..................>:) >:) >:) >:) >:) >:) >:)


Chết cười =)) =)) =)) =)) =)) =)) Thế thì em RD cũng chẳng thông minh hơn 2 thằng ngu kia như em nói đâu :))
 

kidinftu

New Member
[B said:
Grenouille_vert][/b]
Và đây nữa:
Cậu bé 16 tuổi thiệt mạng vì tranh giành bạn gái 15 tuổi
Ngày 12/4, Công an quận 3, TP HCM, đã bắt Lê Trọng Bình (16 tuổi, phường 1) về hành vi giết người. Hung thủ và nạn nhân có hiềm khích với nhau vì cùng tranh giành một bạn gái 15 tuổi.
Theo lời khai ban đầu, chiều 11/4, Nguyễn Tuấn Thanh (16 tuổi) rủ một người bạn chặn đường, đánh "tình địch" là Bình. Sau đó một tiếng, hai người tiếp tục đi tìm Bình để hành hung. Lần này, Bình rút dao đâm vào người Thanh.
Vết thương quá nặng, Thanh tử vong. Kết quả xác minh cho thấy, Bình và nạn nhân cùng muốn có được tình cảm của cô bạn gái.
(Theo Người Lao Động)
Red Devil said:
Ý hay ,ý hay, hôm nào làm thử phát. Nhưng kể ra hai thằng này ngu thật................tranh giành nhau một con bé vì thứ tình cảm vẩn vơ vơ vẩn. Khi nào phải yêu thật như mình đây này thì may ra mới đi đâm nhau giành bạn gái..................>:) >:) >:) >:) >:) >:) >:)
sao bạn lại thấy điều này là hay ... không hỉu bạn nghĩ thế nào... như tôi đây thấy đánh nhau là chạy ...
mum + dad nuôi lớn đến như thế này rồi ... lỡ có chuyện gì thì khổ mọi người ra ...
 
kidinftu said:
sao bạn lại thấy điều này là hay ... không hỉu bạn nghĩ thế nào... như tôi đây thấy đánh nhau là chạy ...
mum + dad nuôi lớn đến như thế này rồi ... lỡ có chuyện gì thì khổ mọi người ra ...
Tránh thôi anh, nghe chạy... cư như vận động viên điền kinh ý :D Nhưng có trường hợp ko chạy được, người thân bị đánh mà chạy thì ... hết nói :D
 
"Đấu thầu" vào lớp 1
09:26' 26/05/2006 (GMT+7)
Dư luận thị xã Kon Tum mấy ngày qua lên cơn sốt trước sáng kiến kỳ quặc của lãnh đạo Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Để đối phó với áp lực nhập học trái tuyến, Hiệu trưởng nhà trường cho phát hành "phiếu đăng ký ủng hộ" rồi nhận học sinh từ trên xuống dưới, căn cứ mức độ "cam kết" đóng góp của phụ huynh!

Tự nguyện bắt buộc


Một trong hai phiếu "trúng thầu"
có mức ủng hộ 1 triệu đồng
Phiên "đấu giá" kịch tính diễn ra ngày 3.5. Có 71/78 "hồ sơ dự thầu" trụ lại tới giờ chót. Con số này chắc chắn làm nảy sinh tình huống kẻ khóc người cười, bởi căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1, niên khóa 2006 - 2007, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong chỉ còn 46 chỗ.

Kết quả, có 2 hồ sơ "thượng hạng" với cam kết đóng góp 1 triệu đồng/trường hợp. Kế đó là 42 hồ sơ từ 400.000 đồng - 700.000 đồng. 19 hồ sơ "đồng hạng" 300.000 đồng đành bước vào vòng "đấu loại", nhằm chọn 2 suất cuối cùng dựa vào các tiêu chuẩn quy định tại thông báo không số ngày 25.4: "Ưu tiên hồ sơ ủng hộ quỹ khuyến học cao và chỉ xét những hồ sơ đã đăng ký trực tiếp với hiệu trưởng nhà trường trước ngày 1.4.2006.

Nếu hồ sơ ủng hộ quỹ khuyến học bằng nhau, sẽ ưu tiên theo thứ tự: Hồ sơ có anh chị đang học từ lớp 1 đến lớp 4 tại trường Lê Hồng Phong; hồ sơ có cha, mẹ đang công tác tại các cơ quan lân cận nhà trường; hồ sơ thuộc phường Quang Trung, nhưng không thuộc địa bàn tuyển sinh...". Rất... minh bạch!

Trả lời báo chí, Hiệu trưởng Trần Văn Huynh khẳng định, đây là hình thức xã hội hoá tự nguyện. Tuy nhiên, thật khó chia sẻ với ông Huynh khi "tác giả" mẫu in sẵn "phiếu đăng ký ủng hộ Quỹ Khuyến học - khen thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2005-2006" lại là trường Lê Hồng Phong, chứ không phải ai khác.

Chúng tôi có trong tay một bản "văn mẫu" như vậy: "Tôi tên C.Đ.L, tự nguyện đăng ký và sẽ ủng hộ quỹ khuyến học nhà trường để khen thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2005-2006 với số tiền 1.000.000 đồng nếu con tôi được nhận vào lớp 1, năm học 2006-2007".

Thực ra, dù "trúng" hay "trượt thầu", không ai có thể vô tư cả cười với cách tuyển chọn vô tiền khoáng hậu của lãnh đạo Lê Hồng Phong.

Phụ huynh H - nhà ở đường Lê Đình Chinh, người "bỏ thầu" 550.000 đồng - nói: "Con được nhận vào học, nhưng tôi vẫn thấy như mình bị xúc phạm. Chỉ vì muốn cháu học bán trú mà phải "lụy đò".

Xã hội hoá tuỳ tiện

Đề cập tới tình thế bất khả kháng và tính chất hợp pháp của chủ trương "quyên góp tự nguyện", ông Trần Văn Huynh phân bua: "Chúng tôi đã nhận được sự đồng ý từ đại hội phụ huynh học sinh. Nghị quyết đại hội được UBND phường Quang Trung phê duyệt hẳn hoi". Đúng là có văn bản nghị quyết đại hội phụ huynh học sinh lập ngày 11.9.2005.

Phê duyệt của UBND phường Quang Trung cũng có (Phó Chủ tịch Huỳnh Công Đê ký). Tuy nhiên, việc tuyển sinh qua hầu bao của cha mẹ học sinh thì ông Huynh... nhớ nhầm. Nghị quyết không bao hàm nội dung nào như vậy.

Cũng theo ông Huynh, khoản tiền phụ huynh học sinh "tự nguyện đóng góp", ngoài việc chi dùng khi khen thưởng, tổng kết, còn được trích nộp một phần cho quỹ khuyến học của phường. Thế nhưng, tiếp xúc với chúng tôi ngày 18.5, Chủ tịch UBND phường Quang Trung Nguyễn Văn Hải thẳng thừng bác bỏ: "Phường không hề chủ trương cho Trường Tiểu học Lê Hồng Phong thu tiền ủng hộ quỹ khuyến học bằng hình thức nói trên". Ông Hải thông báo sẽ làm việc với Ban giám hiệu nhà trường, Hội Khuyến học, Hội đồng giáo dục địa phương để nghe báo cáo và quyết định phương án chấn chỉnh dứt điểm".

Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Kon Tum Nguyễn Bình Dân cũng phản ứng: "Chúng tôi nghiêm cấm các trường - đặc biệt ở bậc tiểu học, lâu nay vốn luôn quá tải - dính líu tới chuyện tiền nong dù bất kỳ hình thức nào.

Riêng dư luận về trường Lê Hồng Phong, phòng sẽ sớm kiểm tra, chấn chỉnh. Căn cứ mức độ sai phạm, các đối tượng liên quan sẽ được xử lý thích đáng".

Đức Nhân - Đức Nhuận (Lao Động)

Theo vnn
 
Hàng trăm sinh viên tụ tập phản đối vụ chuốc rượu nữ sinh

Đêm 20/6, hàng trăm sinh viên Trung tâm giáo dục Quốc phòng 2 (Xuân Hoà - Vĩnh Phúc) tụ tập trước sân trường, gây sức ép đòi Ban giám hiệu phải "trả lại" 3 nữ sinh cùng khoá. Trước đó, họ nhận được tin báo có 3 nữ sinh bị một số giáo viên trong trường đưa đi "tiếp khách".

Có mặt tại trung tâm giáo dục Quốc phòng 2, lúc 10 giờ sáng 21/6, phóng viên VnExpress ghi nhận sự căng thẳng trong không khí tại trường này. Sinh viên tụ tập thành từng nhóm dù đang giờ lên lớp.

Hoa một trong 3 nữ sinh kể, khoảng 6 giờ tối 20/6, thày Hùng, giáo viên trong trường đến rủ đi "ăn cơm tối" với thày và một vài người bạn. Cùng với 2 nữ sinh khác, Hoa "được" thày Hùng và thày Dư đưa lên ôtô đến quán cá giữa cánh đồng vắng. Tại đây, 3 nữ sinh này đã bị các thày ép tiếp rượu. "Không chỉ phải tiếp rượu, các thày còn chuốc ép bọn em phải uống dù cả 3 đứa không ai biết uống rượu", Hoa bức xúc.

Sau đó, một nữ sinh đã lén ra ngoài gọi điện về cho các sinh viên ở trường "cầu cứu".

Nhận được tin báo, hàng trăm học viên của Trung tâm Giáo dục quốc phòng 2 đã tụ tập trước cửa ban giám hiệu đòi lãnh đạo trung tâm có biện pháp "giải cứu" cho 3 nữ sinh.

Trước sức ép của sinh viên, hơn 23 giờ, thày Hùng mới đưa các nữ sinh về trung tâm trong trạng thái say mèm.

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Văn Nghệ, Phó giám đốc Trung tâm, thừa nhận, việc một số cán bộ trung tâm đưa học sinh đi uống rượu khuya mới về là có thật. Lãnh đạo trung tâm đang xác minh động cơ của việc này. Tuy nhiên, ông khẳng định, các giáo viên trên đã vi phạm một số quy định của nhà trường như: cấm uống rượu, cấm về sau 10 giờ và phải báo cáo khi ra ngoài.

"Chúng tôi đang họp ban lãnh đạo trung tâm để đánh giá và có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng đối với những cán bộ vi phạm", ông Nghệ cho hay.

* Tên một số nhân vật đã được thay đổi

Anh Đức
 
Kỷ luật thầy giáo cưỡng hiếp học trò
14:49' 20/06/2006 (GMT+7)

Trong vòng 2 tháng, cô nữ sinh trường THPT Kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng - Cần Thơ 2 lần bị thầy tổ trưởng tổ văn lạm dụng tình dục. Sự thật chỉ vỡ lở khi cô có ý định quyên sinh. Ông Bình đã bị khai trừ Đảng. Hiện công an huyện Cờ Đỏ đang điều tra vụ việc.

Ngày 27/11/2005, với lý do kỷ niệm 20 năm ngày đi dạy học, ông Lê Thái Bình đến nhà xin phép cha mẹ T. cho em đến vườn du lịch Thủy Tiên để ăn uống, vui chơi cùng các bạn cùng lớp do ông chiêu đãi. Đến nơi, ông Bình dụ T. vào một căn phòng có dọn sẵn thức ăn mà không có một bạn học nào, rồi bảo: “Em cứ ngồi đây uống nước chờ các bạn!”. Một lúc sau, T. vào nhà vệ sinh, trở ra thì thấy trên màn hình tivi có chiếu phim đồi trụy. Sợ quá, T. mở cửa định chạy ra ngoài nhưng ông Thái Bình đã cài khóa và dùng vũ lực cưỡng hiếp T. Sau đó, bắt T. uống một viên thuốc màu trắng, nhỏ, nói với cô là thuốc ngừa thai.

Sau lần đó, ông Bình gửi cho T. nhiều tin nhắn với nội dung tục tĩu và cho biết đã quay phim, chụp ảnh cảnh T. khỏa thân, buộc T. phải đến gặp ông, tiếp tục cho ông quan hệ tình dục.

Theo tường trình của T, ông Bình vừa dụ dỗ, vừa đe dọa, nếu không thực hiện theo yêu cầu của ông thì những hình ảnh xấu xa của T. sẽ được đưa lên mạng, chuyển tới cho bạn bè, người thân và T. cũng như gia đình mất hết danh dự.

Trong tâm trạng hoảng loạn, đau khổ và uất ức, T. không còn tâm trí nào nghĩ đến chuyện học hành, thi cử. Ngày 18/1/2006, T. đã lén gia đình đến vườn du lịch Thủy Tiên để gặp ông lần thứ hai, vì ông hứa: “Chỉ gặp lần này nữa thôi, sẽ giao toàn bộ những hình ảnh đã chụp cho T., mãi mãi không quấy rầy, trả tự do cho T.”.

Nhưng rồi T. lại rơi vào bẫy ông thầy vô đạo đức, cô tiếp tục bị cưỡng hiếp, bị ép uống thuốc ngừa thai và chỉ được nhận vài tấm ảnh photocopy. Sau đó, ông Thái Bình giở chiêu bài cũ là tiếp tục nhắn tin hăm dọa cho photo 100 tấm ảnh khỏa thân của T. gởi cho nhiều người để ép buộc T. vào ngày 28/5/2006 phải đến vườn du lịch Thủy Tiên gặp ông...

Theo cô Lê Kim Hiếu, giáo viên Anh văn của Trường THPT Kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng, chiều thứ sáu 26/5/2006, sau khi nhà trường làm lễ tổng kết năm học 2005-2006 thì T. tìm đến phòng giáo viên xin gặp và đưa cho cô chiếc điện thoại di động, bản tường trình, cùng 2 quyển nhật ký của em.

Sau khi trò chuyện với T., xem kỹ những “vật chứng” em đưa, cô Hiếu tìm Bí thư Đoàn trường trình bày lại sự việc và mang toàn bộ “vật chứng” đến nhà thầy Nguyễn Văn Điền, Phó Bí thư Chi bộ của trường để báo cáo.

Ngày 27/5/2006, lãnh đạo Trường THPT Kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng đã có cuộc họp bất thường thống nhất phương án mời gia đình em T. đến thông báo sự việc, động viên gia đình phối hợp với nhà trường chăm sóc sức khỏe, giúp T. ổn định tâm lý, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Qua kiểm tra của nhà trường và cơ quan C.A về những lượt điện thoại và tin nhắn trong máy của T. thì chỉ trong 1 tuần (từ 27/5 đến 3/6/2006), ông Thái Bình đã 8 lần gọi điện và 30 lần gởi tin nhắn cho T. Nội dung tin nhắn là dụ dỗ, đe dọa để T. tiếp tục gặp ông. Khi T. không trả lời tin nhắn, điện thoại, ông Thái Bình càng lồng lộn, tức tối, tiếp tục có những lời lẽ đe dọa và xúc phạm T. nặng nề hơn.

Trong bản tường trình và bản tự kiểm ngày 8/6/2006 gửi cho Ban Giám hiệu nhà trường, ông Bình thừa nhận: “Vì không làm chủ được bản thân và do hoàn cảnh đẩy đưa nên tôi có quan hệ thiếu lành mạnh, vượt quá quan hệ thầy trò bình thường với T. Cuối tháng 4, thấy T. ít nói chuyện, không chịu đi chơi, tôi rất buồn và giận nên nghĩ ra chuyện ghép hình, với mục đích nhằm chọc tức, đe dọa để T. sợ mà nói chuyện lại với tôi bình thường...”.

Thầy Điền, Phó Bí thư chi bộ nhà trường cho biết thêm: “Trong thời gian ông Bình làm công tác coi thi ở Hội đồng thi thuộc Trường THPT Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh), nhà trường đã phân công một đồng nghiệp theo dõi chặt chẽ hành vi của ông để ngăn ngừa chuyện ông Bình làm hại em T. Qua đó, đã phát hiện ông Bình đã photo rất nhiều ảnh khỏa thân của T. bỏ sẵn vào phong bì, dán tem, nhưng chưa ghi địa chỉ người nhận”.

Hội nghị chi bộ Trường THPT Kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng bỏ phiếu thống nhất hình thức kỷ luật khai trừ Đảng với ông Bình. UBND xã và Đảng ủy xã Thới Hưng cũng có văn bản kiến nghị Sở GD&ĐT TP Cần Thơ loại trừ ông Lê Thái Bình ra khỏi đội ngũ nhà giáo. Đồng thời, công an xã đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến công an huyện để tiếp tục điều tra.

(Theo báo Cần Thơ)
 

unni_x

Active Member
kinh khủng :(( đọc xong sợ chết người :(( cái loại này chỉ bị khai trừ khỏi Đảng thui à :-S tử hình luôn ý X(
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top