^____^ Topic thể hiện ý tưởng kinh doanh của những ai muốn trở thành doanh nhân *:*

vichia

Active Member
Con người ta khôn lắm. Ai cũng khôn cả. Đồng tình với Deathknight. Chắc chắn sẽ không có ý tưởng nào được đưa lên đây đâu. :)
 

smooth

Member
TrungVB said:
VÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT:đó chính thương hiệu đó là con dao 2 lưỡi có thể giúp bạn loại bỏ kẻ cạnh tranh nhưng cũng có thể quay lại khiến bạn bị tiêu diệt......
Hihi, hay quá nhỉ, em TrungVB giải thích thêm vì sao thương hiệu lại là con dao hai lưỡi di :D
 

trungvb

Moderator
smooth said:
Hihi, hay quá nhỉ, em TrungVB giải thích thêm vì sao thương hiệu lại là con dao hai lưỡi di :D
ah` ah` y anh muon giai thich' ro~ hay cho VD va^y de e con` biet :D

chao` mu*ng` da^y la` bai` post thu* 22 va` lan` doc thu*' 112 cua? topic nay`,,,,,bizz bizz..>:D< >:D<
 

gipypy_9x

Member
* Tớ thấy ý kiến của bạn Trung cũng hay nhưng theo tớ bên cạnh việc tìm bạn hàng thân thiết thì quảng cáo tiếp thi. , marketting cũng quan trọng ko kém . Vi` bạn hàng chỉ là `những mối giao dịc lớn sẽ giúp chúng ta tăng lợi nhuân , bán hàng với số lượng lớn . Còn đã thành lập công ty thi`cũng nên chú trọng . đến người tiêu dùng ` <=> phải là mặt hàng tốt , chất lượng ổn định + giá thành không quá cắt cổ . Đấy em thấy tâm líchung của khách hàng Việt là như thế ===> Các công ty hiện nay ít giữ được chất như thế lâu vì 1 tình trạng chung là tham ô nhận hối lộ nhiều quá ==> sẽ có 1 số nhân viên ko đủ tiêu chuẩn vẫn nghiễm nhiên có việc làm => việc làm sẽ ko mang lại hiệu quả cao , đôi khi lại khiến công việc thêm sa sút . Để tránh tình trạng này người quản lí phải thật sát sao với nhân viên , chạt chẽ trong việc tuyển thêm nhân lực + tài quan sát tình hình xã hội , phải hợp đủ trong người mang vị trí lãnh đạo Bên cạnh đó để hấp dẫn người mua thì mặt hàng phải thạt đẹp . mỗi mặt hàng tùy theo lượng người tiêu dùng .VD : đồ 4teen phải dễ thương 1 chút , nhìn cá tính + giá vừa phải . Tiêu chí đó có thể áp dụng cho nhiều loại mặt hàng .
Còn đồ cho người đững tuổi thì nên chú trọng về màu sắc + chất lượng phải tốt tại gừng càng già càng cay mà cay ma` , người ta sẽ chú trọng đến mặt hàng của mình hơn .

* Trên là 1 vài ý kiến của em trong việc điều hành công ty nếu có jì `sai mọi người cùng cho ý kiến nhé
 

tuankazzan

Member
Trước tiên chúc Mừng Trâu vì topic này đã hoạt động trở lại nghen!~_~
1:Ừ thế thì Trâu bàn vào thực tế xem ở VN thì chúng ta sẽ làm được những gì?Tận dụng được từ đâu?Tuấn nghĩ rằng lớp vẫn còn là quá sớm để trở thành doanh nhân đối với nhiều người trong môi trường của chúng ta,cho nên thay vì bắt đầu vắt óc tính đường đi nước bước vào nghề thì Tuấn thấy tốt nhất là cứ chơi cái đã ~_~ cho đầu óc nó thảnh thơi,ngoài ra đọc thêm các loại sách kinh doanh để có một định hình nhất định về thương trường mà mình sắp lao vào thì sẽ tốt hơn,muốn bắt đầu kinh doanh thì cứ để lên lớp 11 lớp 12 rồi hãy tính đúng ko?Tât nhiên đấy là đối với đa số thôi chứ thực ra có một người vẫn máu làm từ ngay năm lớp 10,nhưng Tuấn nghĩ việc đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập và mình còn phải hy sinh nhiều thú vui khác nữa.Hay là Trâu đi kinh doanh tam và xu như Tuấn đi ^_^ lời lắm đó he he he!!!
@Smooth:Một cấu slogan nổi tiếng của dân business như vậy mà anh ko biết à.Đơn giản ý mà.đại khái ý của nó là đã làm doanh nhân thì phải đặt chữ tín lên hàng đầu,coi đó như là tôn chỉ kinh doanh của mình.Vậy thôi!$_$
 

trungvb

Moderator
Thương hiệu tạo ra 37% giá trị huy động vốn​
</IMG>
Đó là khẳng định của ông Martin Roll, một chiến lược gia với 15 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược thương hiệu cho các công ty trong danh sách Fortune 500.

Ông là người đầu tiên đưa ra cách tiếp cận mới cho vấn đề làm thương hiệu tại châu Á. Đó là phương thức cho phép các công ty quy mô nhỏ, công ty trẻ, công ty trong tiến trình chuyển đổi, chuyên nghiệp hóa gia tăng lợi nhuận bằng việc xây dựng thương hiệu.

Nhân dịp ông đến Việt Nam chủ trì cuộc hội thảo “Chiến lược thương hiệu châu Á-Hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam” do CBA Branding Workshop tổ chức tại TP.HCM và Hà Nội trong những ngày đầu tháng 3 sắp tới, báo giới có cuộc trao đổi với ông chung quanh vấn đề này.

Hỏi: Trong cuốn sách Chiến lược thương hiệu châu Á, ông đã khai phá một hướng đi cực kỳ thực tiễn quá trình phát triển và quản lý thương hiệu. Ông có thể cho biết những khó khăn chính trong xây dựng thương hiệu hiện nay là gì?

Ông Martin Roll: Xây dựng thương hiệu phải là vấn đề được đặt ra trên bàn giám đốc của mỗi doanh nghiệp (DN) với một sự cam kết chắc chắn. Nó liên quan đến sự phân phối đầy đủ và hợp lý những nguồn lực về tài chính, quản trị và marketing.

Xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiến lược thương hiệu và chiến lược tổng thể của toàn công ty. Có thể tóm lại một trong ba điều là:

1.Thương hiệu là quy tắc bắt buộc của ban giám đốc.

2.Xây dựng thương hiệu phải được coi như một khoản đầu tư chiến lược chứ không phải là khoản chi phí.

3. Xây dựng thương hiệu là một quá trình liên quan đến tất cả các bộ phận chức năng và đối tác. Nó không chỉ là các chiến dịch quảng cáo khuyến mãi.

Hỏi: Ý kiến của ông về sự đóng góp của thương hiệu đối với hiệu quả và sự phát triển kinh doanh?

Ông Martin Roll: Thương hiệu củng cố giá trị cổ đông. Nó có thể trở thành vật xúc tác cho khả năng lãnh đạo, cho phép chia sẻ tầm nhìn cho toàn công ty và nó có thể giúp cân bằng hiệu quả giữa ngắn hạn và dài hạn.

Để xây dựng thương hiệu hình tượng, nhà lãnh đạo DN phải là người tạo ra xu thế và nắm bắt được linh hồn của thương hiệu. Và họ cũng phải là người dẫn dắt thương hiệu đó.

Hỏi: Theo ông, làm cách nào để đánh giá giá trị của thương hiệu?

Ông Martin Roll: Giá trị thương hiệu là sự đánh giá kết hợp của sức mạnh thương hiệu và bao gồm ba thành tố: nhận biết thương hiệu, ưa thích thương hiệu và tài chính. Rất nhiều thành tố liên quan đến thương hiệu, nhưng khách hàng là thành tố quan trọng nhất trong đánh giá giá trị thương hiệu, vì họ chính là người quyết định sự thành công hay thất bại của DN.

Nó nói lên sự thật rằng sự trung thành của khách hàng và sự chấp nhận mua giá cao hơn là yếu tố để thúc đẩy giá trị cho cổ đông. 37% giá trị huy động vốn trên thị trường là do thương hiệu.
 

trungvb

Moderator
Chuyên nghiệp hóa đội ngũ quản trị thương hiệu​
</IMG>
Có những công ty sẵn sàng bỏ ra 2.000 – 3.000 USD và mất cả năm trời nhưng vẫn không tìm được một nhà quản trị thương hiệu đúng tầm. Vị trí này đang là khoảng trống lớn trên thị trường nhân lực.

Những năm gần đây, trong cơ cấu tổ chức nhân sự của nhiều doanh nghiệp xuất hiện những chức danh mới như Giám đốc thương hiệu, Đại diện thương hiệu hay Chuyên viên quản trị thương hiệu… Nhưng trên thực tế, những người nắm giữ chức danh này thường kiêm nhiệm, làm việc theo kinh nghiệm hoặc thiếu tính hệ thống trong chuyên môn.

Dễ hiểu khi chuyên ngành về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu mới chỉ được bổ sung vào hệ thống đào tạo của Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Trong khi đó, một đội ngũ quản trị thương hiệu chuyên nghiệp, có trình độ cao đang là khoảng trống lớn trên thị trường nhân lực.

Thống kê cho thấy mức lương cho lực lượng này trong doanh nghiệp phổ biến từ 500 – 1.500 USD/tháng. Thậm chí có những công ty sẵn sàng bỏ ra 2.000 – 3.000 USD/tháng để sở hữu một nhà quản trị thương hiệu giỏi. Nhưng, có những công ty mất cả năm trời mà không tìm được nhà quản trị thương hiệu đúng tầm.

Tại các công ty tư vấn nguồn nhân lực, trung bình mỗi tuần có từ 2-3 yêu cầu tuyển nhân sự ở vị trí này nhưng khả năng đáp ứng lại rất hạn chế.

Tăng cường công tác đào tạo được xem là một hướng đi hiệu quả để khắc phục hạn chế trên.

Theo kết quả khảo sát mới đây của tổ công tác chuyên môn, Bộ Thương mại, gần 45% doanh nghiệp được hỏi cho rằng đào tạo đội ngũ quản trị thương hiệu là một trong những nhu cầu bức thiết nhất của họ hiện nay, chỉ đứng sau nhóm nhu cầu đào tạo về quản lý chất lượng, quản lý tài chính và xử lý các nguồn thông tin thương mại. Những doanh nghiệp này cũng đặt ra yêu cầu về một chương trình đào tạo chuyên sâu, mang tính thực tế cao và gói gọn trong một thời lượng hợp lý.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thịnh, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị thương hiệu, cho rằng, yêu cầu của phần lớn doanh nghiệp hiện nay không phải là những định nghĩa hay khả năng định hình những gì mà thương hiệu mang lại. Cái họ cần là những bài học kinh nghiệm, những kỹ năng để biến những hiểu biết sẵn có, biến những nguồn vốn mà họ đang tiếp xúc hằng ngày trở nên hiện thực và hiệu quả hơn. Nói cách khác, đó là tính chuyên nghiệp và khoa học trong công tác xây dựng và quản trị thương hiệu. Đó cũng là tiêu chí mà khóa đào tạo “Nhà quản trị thương hiệu chuyên nghiệp” do Thames Business School, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Câu lạc bộ Thương hiệu mạnh Việt Nam phối hợp tổ chức vào tháng 2 tới.

Nói về khóa đào tạo trên, TS Nguyễn Quốc Thịnh cho biết: “Tôi may mắn được tiếp xúc với khá nhiều người phụ trách phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp. Họ là những người có những quan điểm và cách làm khác nhau. Nếu tập hợp được những con người của thực tế này lại, cùng trao đổi sẽ có những đúc kết thú vị và giá trị. Và chương trình đào tạo của chúng tôi sẽ tạo được cơ hội này”.

Ngoài ra, theo TS Thịnh, chương trình đào tạo “Nhà quản trị thương hiệu chuyên nghiệp” sẽ được thiết kế với phương pháp đào tạo hiện đại, gắn liền với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp thông qua sự phối hợp của các nhà quản trị thương hiệu, những Giám đốc Marketing hàng đầu Việt Nam hiện nay. Tính học thuật sẽ sinh động và phát huy hiệu quả bởi bản thân câu chuyện, yêu cầu thực tế mà các học viên mang lại. Đây cũng là một cơ sở quan trọng để các nhà tổ chức tin tưởng vào sự thành công của khóa đào tạo sắp tới.

Chương trình “Nhà quản trị thương hiệu chuyên nghiệp” sẽ tập trung vào 12 vấn đề chính cùng hàng trăm ý tưởng, vấn đề bất ngờ từ phía các học viên; trong đó có thể là một câu hỏi: “Tại sao bạn lại không thể chủ động với thương hiệu của mình mà lại phải cần đến dịch vụ tư vấn?”.
 

gipypy_9x

Member
hehehe , ở lớp tớ có tiêu biều là bạn Long này , bạn ý lúc nào cũng đầu óc kinh doanh và rất thực tế ;) hy vọng hè này Long sẽ giúp Châu làm ăn gì gì đó đc :D
Hờ hờ mọi người vào topic này nữa đi nhé để xem có giúp gì đc cho nhau không ? ^^ bít đâu lại có ý tưởng và sẽ cùng phát triển nó :D
 

longva0412k

Member
Châu ơi thế hè này , mấy đứa nhóm mình góp vốn lại cùng kinh doanh nhé :d, tui mơ ước từ lâu rồi , nhưng chẳng có ai làm cùng :( chán .Mong hè này có thể thực hiện được mơ ước của mình
 

longva0412k

Member
Top 10 doanh nhân tiêu biểu năm 2005

Tạp chí BusinessWeek của Mỹ vừa công bố danh sách các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu nhất thế giới năm qua. Những sáng kiến và thành công của họ đã để lại dấu ấn trên thị trường quốc tế.

Đứng đầu Top 10 năm 2005 là Steve Jobs, Giám đốc điều hành tập đoàn Apple Computer Inc. (Mỹ), người nổi tiếng với cách nghĩ và cá tính mạo hiểm. Dấu ấn lớn nhất khi ông tái xuất tại Apple với cương vị giám đốc điều hành là làm đảo ngược thị trường âm nhạc thế giới bằng máy nghe nhạc iPod tí hon, biến Apple trở thành đối thủ đáng gờm của các công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm kỹ thuật cao trên thế giới.

Với sản phẩm máy nghe nhạc iPod, Apple đã tạo được bước đột phá, với doanh số bán đạt 10 triệu chiếc trong quý IV/2005 và giá cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi kể từ ngày 1/1/2005, lên 73 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, thị phần máy tính xách tay của hãng dự kiến cũng tăng mạnh trong những năm tới.

Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả là châu Á có tới hai nhân vật lọt vào Top 10 này. Đó là Kim Shin Bae, 51 tuổi, Chủ tịch tập đoàn viễn thông SK Telecom (Hàn Quốc) và Katsuaki Watanabe, 63 tuổi, Chủ tịch tập đoàn chế tạo ôtô Toyota Motor Corp. (Nhật Bản).

Kể từ khi trở thành chủ tịch của công ty viễn thông di động SK Telecom lớn nhất của Hàn Quốc vào tháng 3/2004, ông Kim đã giúp doanh thu của SK Telecom duy trì được đà tăng trưởng hai con số bằng những ý tưởng kinh doanh mới. Riêng trong quý III/2005, doanh thu từ kinh doanh viễn thông di động của SK Telecom đã tăng 27,6%, so với mức 15,5% cùng kỳ năm 2003.

Ông Kim đã khai trương một "cửa hiệu âm nhạc trực tuyến" với 500.000 thuê bao và thành lập một trung tâm dịch vụ truyền hình vệ tinh với 300.000 thuê bao và một cổng Internet không dây nhằm cung cấp dịch vụ phim, trò chơi trực tuyến và xem tin tức theo yêu cầu.

SK Telecom cũng dự định mở rộng hoạt động ra nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ thông qua dự án liên doanh trị giá 440 triệu USD với tập đoàn EarthLink. Một công ty con của SK Telecom đang có kế hoạch mở rộng dịch vụ của hãng tại ba thành phố lớn ở Việt Nam tới các tỉnh còn lại của nước này vào năm 2006.

Ông Katsuaki Watanabe là nhà lãnh đạo tài ba của Toyota. Nổi tiếng là một chuyên gia siêu hạng về cắt giảm chi phí, ông đã giúp công ty tiết kiệm được 10 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2005. Toyota hiện là "đối thủ khó chịu" của các hãng chế tạo ôtô lớn ở Mỹ tại thị trường Bắc Mỹ, được coi là thị trường khó tính nhất thế giới.

Trong khi doanh số bán của Toyota tại thị trường Mỹ tháng 11/05 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, thì doanh số bán của General Motor (GM) và Ford Motor (cùng của Mỹ) lại giảm lần lượt 7,6% và 14,7%. Điều đặc biệt nữa, Toyota là "đại gia" châu Á duy nhất lọt vào danh sách 10 công ty hàng đầu thế giới năm 2005, với doanh thu 172,6 tỷ USD và lợi nhuận 10,9 tỷ USD năm 2004. Chủ tịch Watanabe đang kỳ vọng đưa Toyota vượt qua hãng chế tạo ôtô hàng đầu thế giới GM và sẽ tăng gần 10% sản lượng, lên khoảng 9,06 triệu xe vào năm 2006.

Trong danh sách Top 10 nói trên còn có Alan Mulally - Giám đốc điều hành của Boeing Commercial Airplaness; Terry Semel - Tổng giám đốc Yahoo; A.G. Lafley - Giám đốc điều hành Procter & Gamble (P&G); Jeffrey Immelt - Giám đốc điều hành General Electric; Arthur Levinson - Giám đốc điều hành Genentech; Edward Zander - Chủ tịch Motorola và Ken Thompson - Giám đốc điều hành Wachovia.
 

trungvb

Moderator
Bài học từ những sân chơi lớn
Một buổi thảo luận chiến lược tại Vietnam Marcom - Ảnh: D.C.
TT - Những sân chơi lớn dành cho thanh niên toàn thế giới có còn vắng bóng ứng cử viên VN không?Đã có những nhóm tiên phong thử sức với các “đấu trường đẳng cấp quốc tế”
Những sân chơi như “Ngày sáng tạo VN” - Ngân hàng Thế giới tổ chức, “Quảng cáo dành cho SV thế giới” (Inter AD) - Hiệp hội Quảng cáo quốc tế (IAA) tổ chức... Họ đã học được gì từ những cuộc chơi lớn này?
Chấp nhận thách thức
“Sợ chứ!”, các nhóm không ngại thừa nhận điều này. Thế nhưng “sợ” không có nghĩa là bỏ cuộc. Quan trọng là dám đón nhận những thách thức và gian nan khi bước vào sân chơi toàn cầu. Việt Khoa, Công Danh, Xuân Chi (SV năm 4 Đại học Kiến trúc TP.HCM) và Vân Thảo (SV năm 4 ĐH Ngoại thương - cơ sở 2 TP.HCM) đã đến với “Dự án nâng cao ý thức, kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường cho lứa tuổi 8-13 khu vực TP.HCM” với tâm trạng như vậy.
Trước khi trở thành đồng đội, mỗi thành viên đều “lận lưng” những thành tích không tệ, với nhiều giải thưởng lớn nhỏ trong nước. Họ gặp nhau cùng bàn bạc ý tưởng và “chiến đấu” trong một tháng để kịp hạn chót nộp dự thi cho Ngân hàng Thế giới, bốn bạn như đánh vật với những núi thông tin về tài nguyên đất, nước, rừng, môi trường... cho trẻ em.
Người lo sáng tạo, người lo nội dung, người lo PR, người xin tài trợ đều làm việc như... điên. Viết thư cho trang web Ecokids (chương trình của tổ chức phi chính phủ Canada) chuyên tổ chức các trò chơi cho trẻ về môi trường, nhóm nhận được hồi âm: sẵn lòng tài trợ phần game show nếu dự án được giải. Vậy là có người giúp sức. Chứng tỏ dự án của nhóm cũng đâu có tệ!
Công Danh, Vân Thảo còn có chân trong nhóm Vietnamdragon - nhóm SV thực hiện dự án “Phát triển thị phần của Yahoo cho tuổi teen (tuổi mới lớn)” dự thi Quảng cáo dành cho SV thế giới lần 9. Nhóm tập hợp tám SV đã qua lớp quảng cáo của Vietnam Marcom của nhiều trường ĐH như Kinh tế, Kiến trúc, Ngoại thương... (thầy Trần Hoàng, giám đốc Vietnam Marcom, hướng dẫn) “đọ sức” với nhiều SV quảng cáo “xịn” của các học viện quảng cáo lớn trên thế giới.
Cả nhóm cùng suy nghĩ: “Trước khi tung ra những gói dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh, tuổi teen phải được thử các tiện ích miễn phí”. “Rồng VN” thiết kế mô hình dự án linh hoạt, có thể áp dụng tại thị trường VN với các dịch vụ học hành, giải trí cho thanh thiếu niên cũng như tại một số nước trên thế giới.
“Nghiên cứu thị trường, lập chiến lược, sáng tạo... mệt ghê lắm và không hiểu sao tám người lại có thể làm việc gấp hai, ba lần sức lực bản thân, nhưng sân chơi lớn buộc người ta phải nghiêm túc và cật lực đến như vậy”, Hồng Phát cho biết.
Thất bại là mẹ thành công!
Hai dự án có kết quả cùng lúc. Thất bại! Tiếc nhất là dự án được giải nhất cuộc thi Quảng cáo dành cho SV thế giới lần 9 có ý tưởng không khác mấy nhóm Rồng VN; cũng xây dựng một thế giới vui học cho tuổi teen, nhưng “sứ mạng” kinh doanh rõ ràng hơn, chú trọng phần giải trí, còn Rồng VN “vì cộng đồng quá nhiều” và cũng hơi tham lam trong ý tưởng.
“Vì tụi mình nghĩ nếu có thể kêu gọi đầu tư từ bên ngoài xây dựng các dịch vụ miễn phí cho cộng đồng, tại sao lại không cố gắng?”, Vân Thảo bộc bạch. Thành viên Phan Phúc Cường, SV năm 3 ĐH Kinh tế TP.HCM, không giấu được tự hào: “Tụi mình đã làm hết mình, như một công việc được trả lương thật sự”.
Để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của lứa tuổi mới lớn VN, tám người chia nhau đi thực tế tại Vũng Tàu, Nha Trang, miền Trung..., bới tung trên mạng tìm thông tin về các đối thủ cạnh tranh của Yahoo như MSN, các phương tiện giải trí: tivi, trò chơi điện tử...
Ngoài những kỷ niệm ngọt ngào các thành viên trải qua bên nhau, các bạn gặt hái rất nhiều bài học về kỹ năng làm việc nhóm. Nhưng trên hết, họ đã thật sự trải nghiệm để biết một chiến dịch quảng cáo thực thụ là như thế nào, cách viết dự án ra sao, cách truyền thông tiếp thị để thuyết phục người lớn tài trợ cho dự án. Không hề tự ái hay ám ảnh bệnh thành tích khi tất cả đều đồng tình với sự thất bại: “Thất bại tại một sân chơi lớn dạy mình còn nhiều hơn thành công”. Thất bại nhưng kinh nghiệm chuyên môn mà mỗi bạn có được chính là bảo chứng tốt đối với tất cả các nhà tuyển dụng.
Trưởng nhóm dự án “Yahoo - xây dựng thế giới vui học cho teen” Nguyễn Đức Lâm tự hào: “Thất bại cho tụi mình nhiều lắm. Điều lớn nhất là sự tự tin. Là người trẻ, chúng ta phải dám bước qua những giới hạn của bản thân, dám nghĩ lớn, dám làm việc lớn”.
 

trungvb

Moderator
Làm ăn ở VN: ''Know How'' hay Know Who?
Câu chuyện bắt đầu trong một buổi chuyện phiếm giữa tôi và một anh bạn thương gia đến từ Thái Lan. Trong cuộc trò chuyện, anh bạn cười và nói “sau hơn một năm làm việc, tôi đã rút ra một bài học: ở VN khi làm kinh doanh ta phải làm ngược một vài thứ”.
Nghĩ rằng anh bạn đang muốn tìm hiểu thêm về “văn hóa kinh doanh”, tôi trả lời:
- Ừ, anh nói đúng, ở đây có nhiều cái hơi khác so với các nước khác. Nhưng anh thấy cái ngược nào nổi bật?
- Các bạn chỉ đảo có một chữ mà khiến cả quy trình kinh doanh đảo ngược.
- Chữ gì vậy?
- Chữ W từ cuối được đảo lên đầu khiến cho "know who" (biết ai) mới là tiên quyết và quan trọng chứ không phải "know how" (biết cách làm) như ở nhiều nước mà tôi từng làm.
Câu trả lời của anh bạn thoạt tiên khiến tôi thấy vui vui nhưng nghĩ lại cảm thấy có điểm gì đó "gợn gợn" trong lòng nên tôi tiếp:
- Vậy ý kiến của anh về chuyện này thế nào, nó tốt hay xấu?
Câu trả lời cũng thật khôn khéo:
- Tôi thì cho rằng chúng ta nên để mọi thứ ở đúng trật tự của nó.
"Know how", đừng "know who"
Đây chính là điều mà tôi đã rút ra được sau cuộc nói chuyện với anh bạn ngoại quốc. Và cho dù tôi đã phải chịu nhiều thử thách và khó khăn, thậm chí thất bại nhưng tôi vẫn cho rằng "know how" mới là kế sách lâu dài và đúng đắn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một vài biện giải xin chia sẻ cùng các bạn.
- "Know who" ở đây ám chỉ các mối quan hệ cá nhân giữa người kinh doanh mà cụ thể hơn là người bán hoặc mua với người có thẩm quyền quyết định của bên đối tác mua hoặc bán.
Đa phần các nhà kinh doanh của chúng ta dường như hiển nhiên công nhận mối quan hệ này tốt hay xấu có tính chất quyết định tới thành bại.
Chúng ta cho rằng nếu "thân quen" được với sếp của đối tác thì về cơ bản là đã thành công, lúc này thì mọi trở ngại về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, thậm chí cả giá cả cũng chỉ là chuyện "nhỏ". Tham nhũng, hối lộ, vô trách nhiệm một phần cũng khởi nguồn từ cách đặt vấn đề như thế.
- "Know how" ở đây không hàm nghĩa là "bí quyết công nghệ" (thường được viết là know-how) mà là phương pháp, là quy trình kinh doanh, nói ngắn gọn chính là các bài bản chuyên nghiệp mà một doanh nghiệp áp dụng để kinh doanh có hiệu quả trên nền khách hàng tiềm năng mà họ đã chọn.
Trong kinh doanh, nó có nghĩa là doanh nghiệp phải hiểu được sản phẩm của mình trong mối tương quan với các sản phẩm cạnh tranh. Hiểu được đối tượng khách hàng của mình. Hiểu được cách thức tiếp cận, thuyết phục, phục vụ khách hàng cũng như cách để giữ khách hàng. Cách thức giữ gìn uy tín và bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình...
Vậy là "know how" đương nhiên bao hàm cả "know who" và nó phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Thực tế ở trong và ngoài nước đều cho thấy những công ty thành công và có truyền thống đều đặt bài bản và đạo đức kinh doanh lên hàng đầu. Họ thường không bao giờ thỏa hiệp nếu sự thỏa hiệp đó có thể "bôi bẩn" hình ảnh của doanh nghiệp mình.
Những vấn đề của "Know who"
Trong điều kiện hiện tại ở nước ta, việc đặt trọng tâm vào "know who", tập trung thời gian và tiền bạc cho một hoặc một số nhân vật quan trọng của đối tác, tuy có thể giúp chúng ta thành công nhanh chóng và dễ dàng hơn nhưng nó tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn và dài hạn như:
- Cá nhân đó có thể có vấn đề : bị thuyên chuyển, bị thải hồi, về hưu, dính dáng vào các vụ xì-căng-đan... Lúc đó, toàn bộ những nỗ lực trước kia của chúng ta coi như hết hiệu lực.
- Trở ngại từ những cá nhân hoặc phe nhóm khác trong tổ chức của đối tác. Trong hầu hết các tổ chức luôn có những phe phái cạnh tranh với nhau, và dù cạnh tranh lành mạnh hay không thì phe đối lập cũng khó có thể cảm tình với những người quá thân thiết với đối thủ của họ.
- Khi xuất hiện các vấn đề hoặc rủi ro (như về chất lượng, dịch vụ, giao hàng...) thì sẽ rất khó giải quyết. Doanh nghiệp của chúng ta sẽ khó lòng nhận được sự cảm thông của mọi cá nhân hoặc các bộ phận từ phía đối tác. Thêm nữa, uy tín của doanh nghiệp có thể bị tổn thất nghiêm trọng, phá sản cũng không phải là không thể xảy ra.
- Rất dễ gặp rủi ro về pháp lý khi không minh bạch hóa được các hoạt động giữa hai bên.
- Như một hệ quả, những công ty dùng quan hệ cá nhân làm vũ khí chính thì không mở rộng và ổn định được thị trường cho chính mình. Các doanh nghiệp này thường bị lệ thuộc vào một hoặc hai khách hàng "ruột", chính xác hơn là lệ thuộc vào người có quyền quyết định trong sơ đồ tổ chức của khách hàng. Khi người này có vấn đề thì công ty cũng gặp vấn đề theo.
- Cuối cùng, chính những người lãnh đạo, quản lý mà dễ dàng bị đối tác rủ rê, lôi kéo, hối lộ hoặc thao túng thì cũng không phải là người đáng tin cậy, đặc biệt là trong các quan hệ lâu dài.
Tôi không hề có ý định hạ thấp vai trò của "know who" nhưng có lẽ điều này cũng đáng để cho nhiều doanh nghiệp của chúng ta bỏ chút thời gian ra tự hỏi và tìm ra những câu trả lời cho chính mình trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
 

trungvb

Moderator
TÀI LIỆU VỀ DOANH NHÂN VIỆT,,,

Ông Lý Quý Trung, giám đốc điều hành hệ thống nhượng quyền Phở 24 và hệ thống nhà hàng Nam An:
Lợi thế công ty gia đình
Giám đốc điều hành hệ thống nhượng quyền Phở 24 và hệ thống nhà hàng Nam An Lý Quý Trung cởi mở nói về gia đình mình dù có những biến cố nhưng vẫn là chiếc nôi ấm giúp anh thành đạt trên chặng đường lập nghiệp.
* Nhìn bề ngoài nhiều người cho rằng cuộc sống, công việc của anh rất suôn sẻ, thực tế có đúng không?
- Thật ra cũng không phải mọi chuyện đều như vậy. Khi học lớp 12, chuẩn bị thi đại học là lúc ba mẹ của tôi chia tay nhau. Điều này tất nhiên làm xáo trộn tinh thần trong thời kỳ học luyện thi. Và tôi đã rớt kỳ thi đại học năm 1985.
Sau đó, tôi xin vào chân phục vụ bàn ở khách sạn Đệ Nhất (TP.HCM). Ở đó, tôi cũng trải qua đủ loại công việc. Khi vào ca là lau nhà, vệ sinh toilet, sắp xếp bàn ghế... rồi mới thay đồ vào chạy bàn. Được vài tháng, lại chuyển sang làm trực tổng đài, rồi làm lễ tân đêm, lễ tân ngày.
* Có những ngày gian nan như vậy, nhưng giờ anh đã là người có học vị cao, còn giảng dạy ở đại học quốc tế?
- Khi ấy tôi đã có ước ao được học đến cùng, nên khi công việc ở khách sạn ổn định tôi thu xếp vừa đi làm vừa đi học lại và đã vào đại học mở. Gặp những bạn thân đã đậu đại học trước, tôi thường nói đùa: “Mình chạy đường vòng cũng tới à. Ngựa chạy đường dài mới biết ngựa hay!”.
Đến năm 1990, tôi đã là một trong những sinh viên VN đầu tiên sau 1975 đi du học tự túc ở Úc. Ở đây, tôi đã tốt nghiệp đại học, sau đó học tiếp lấy thạc sĩ ngành quản trị du lịch.
* Vậy có khi anh có duyên học ở nước ngoài hơn?
- Đúng ra là do đã rút kinh nghiệm từ thất bại thi đại học ở VN. Biến cố gia đình chỉ là một phần, cái chính là mình học không có phương pháp. Đến lúc ra ngoài mới nghiệm ra phương pháp học mới là quan trọng chứ không phải là thời gian mình bỏ ra.
Sau này tôi cũng ứng dụng điều này vào trong công việc, dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về phương pháp, chiến thuật, thay vì suốt ngày hì hục giải quyết sự vụ.
* Phương pháp đó đã giúp anh gặt hái được thành công trong thời gian qua?
- Cũng không hẳn vậy. Năm 1995, tôi về nước và đi xin việc. Tôi vượt qua cuộc phỏng vấn tuyển dụng và được tiếp nhận vào vị trí phó tổng giám đốc liên doanh sản xuất kinh doanh ngành thực phẩm Tecaworld.
Cũng trong thời gian này, tôi kinh doanh thêm quán bar nhạc jazz vào ban đêm. Nhưng không tính toán hết được những vấn đề phát sinh nên công việc kinh doanh bar đã lỗ lã kéo dài. Bao nhiêu tiền lương phó tổng giám đốc liên doanh đều phải đổ vào để trả nợ cho quán bar.
Vài tháng sau quán bar rơi vào diện quỹ hoạch giải toả, tôi nhận được ít tiền đền bù và kết thúc “doanh nghiệp” triền miên thua lỗ của mình, nhưng nợ nần thì vẫn phải tiếp tục trả thêm nhiều tháng sau mới hết.
* Và anh lại có thêm một lần để làm đầy kho kinh nghiệm của mình?
- Có thêm nhiều chứ. Thứ nhất là mình đã bỏ ra chi phí quá cao. Ngủ quên trong sự hào nhoáng khi thấy khách đến đông, mà không quan tâm hiệu quả thực tế thu được trên mỗi đầu khách.
Thứ hai là ứng dụng cứng nhắc kiến thức được học, mà thiếu sự uyển chuyển thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh, đã không giữ được nhân viên giỏi và không tạo động lực khuyến khích nhân viên đóng góp. Thứ ba là không tranh thủ được sự ủng hộ của gia đình, người thân...
* Còn với hệ thống Nam An và Phở 24 anh có nhận được sự ủng hộ của gia đình?
- Khác với bar, khách hàng của Nam An hay Phở 24 là thành phần lành mạnh, nên tôi được ủng hộ của cả gia đình. Đúng ra đây là công ty của cả nhà, 4 anh em tụi này và mẹ đều là cổ đông. Mỗi thành viên lại có thế mạnh riêng để hình thành nên một “đội hình” mạnh.
Tôi làm phần quản trị, mẹ đào tạo đầu bếp, em rể và em gái thì lo về thiết kế, trang trí... Vấn đề liên quan đến lĩnh vực của người nào thì người đó có quyền quyết định cuối cùng. Yếu tố làm nên thành công là phân công trách nhiệm rõ ràng.
* Tuy nhiên, đôi khi do những yếu tố, tình cảm, nể nang... dẫn đến cản trở công việc điều hành đối với các công ty gia đình?
- Tôi chưa nói ra một thế mạnh khác là gia đình chúng tôi rất đoàn kết. Cũng phải cân đối chứ! Gia đình nhiều quá có thể làm mất tính chuyên nghiệp, nhưng chuyên nghiệp có thể lại làm mất tình cảm. Khéo thì gia đình là thế mạnh, không khéo thì gia đình lại là khuyết điểm.
Cuộc họp bàn bạc công việc chúng tôi cũng làm rất nhẹ nhàng. Thường là những buổi ăn sáng, ăn tối. Cách trình bày của mỗi người cũng từ tốn, tối kỵ chuyện đập bàn, nói nặng nói nhẹ. Mọi người đều phải xuất phát từ suy nghĩ vì cái quan trọng nhất - đó là đoàn kết, hoà thuận trong gia đình. Không vì bất cứ cái gì mà làm đổ vỡ hết!
* Đó là điều khó giữ được trong gia đình đông con, có cả dâu, rể, lại chung đụng đến chuyện tiền bạc?
-Có lẽ đó cũng là cái phúc của tụi này. Cha mẹ tôi khi ly dị cũng đối xử với nhau rất cao thượng, như những người bạn rất đẹp. Mọi người, cả anh em dâu rể cũng đều nhận thức điều này. Lại có cái chung là quan niệm làm ăn cũng phải hưởng thụ, sinh hoạt rất là nghệ sĩ. Ai cũng thích du lịch, chơi thể thao, đàn hát, vẽ tranh... Rất nghiêm túc, chuyên nghiệp trong kinh doanh, nhưng cũng dành nhiều thời gian để chơi. Nên mọi thành viên trong gia đình, kể cả mẹ cũng rất trẻ.
* Anh coi trọng chuyện tình nghĩa trong gia đình như vậy, còn quan hệ với đối tác làm ăn bên ngoài anh quan niệm thế nào?
- Tôi cho rằng dù có lợi mà không có tình thì cũng không chọn để hợp tác. Đối tác để franchise phở chẳng hạn, có tiền chỉ là yếu tố cuối cùng, mà trước hết phải là người tốt, có tình nghĩa...
Tôi quan niệm có đạo đức trong kinh doanh. Có thể thắng hoặc thua (nghĩ đến điều này đã là sân si rồi), nhưng thắng bằng tà đạo hay chính đạo? Nếu anh không đạo đức, không công bằng cũng sẽ không giữ được nhân viên. Mình không đàng hoàng thì nhân viên sẽ biết mình không thể tiến xa được, khách hàng lâu ngày cũng sẽ biết mà bỏ đi.
* Nhiều người cho rằng quan hệ như vậy đôi khi phải nhận phần thua thiệt về mình?
- Tôi ví dụ chuyện chiếm dụng vốn. Khoa học quản trị cho rằng trả tiền càng chậm càng tốt. Nhưng xem đường dài, anh chiếm dụng thì tín nhiệm đối tác đối với anh sẽ dần mất đi. Ở đây không nói cái nào đúng, cái nào sai, mà mình chọn cái nào.
Anh chọn cái mà được nhân viên tôn trọng, bạn hàng quý mến thì cuối cùng mọi việc sẽ tốt lên. Hay tôi ra kinh doanh sau, nhưng không copy Phở 2000, hoặc theo cách nhà hàng Ngon. Bắt chước thì dễ, nhưng đó là cách làm không được ngẩng cao đầu.
 

smooth

Member
tuankazzan said:
Trước tiên chúc Mừng Trâu vì topic này đã hoạt động trở lại nghen!~_~
1:Ừ thế thì Trâu bàn vào thực tế xem ở VN thì chúng ta sẽ làm được những gì?Tận dụng được từ đâu?Tuấn nghĩ rằng lớp vẫn còn là quá sớm để trở thành doanh nhân đối với nhiều người trong môi trường của chúng ta,cho nên thay vì bắt đầu vắt óc tính đường đi nước bước vào nghề thì Tuấn thấy tốt nhất là cứ chơi cái đã ~_~ cho đầu óc nó thảnh thơi,ngoài ra đọc thêm các loại sách kinh doanh để có một định hình nhất định về thương trường mà mình sắp lao vào thì sẽ tốt hơn,muốn bắt đầu kinh doanh thì cứ để lên lớp 11 lớp 12 rồi hãy tính đúng ko?Tât nhiên đấy là đối với đa số thôi chứ thực ra có một người vẫn máu làm từ ngay năm lớp 10,nhưng Tuấn nghĩ việc đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập và mình còn phải hy sinh nhiều thú vui khác nữa.Hay là Trâu đi kinh doanh tam và xu như Tuấn đi ^_^ lời lắm đó he he he!!!
hihi, lớp 10 mà bàn vào thực tế xem ở VN chúng ta làm được những gì thì chắc là đang ngồi học địa lý kinh tế VN hả em :)) Các bác lãnh đạo đang còn bù đâu lên mà vẫn chưa rõ VN sẽ làm được những gì đây :p

@Châu: vẫn ko chịu nêu ý tưởng của em là gì à ?? Ko nêu thì làm sao mọi người biết gì mà giúp ? Anh thấy lớp 10 mà thích thì cũng có thể "kinh doanh" 1 cái gì đó rồi, vd như tổ chức bán hoa nhân ngày 8-3 này này, hoặc người nhà có cửa hàng thì có thể xin tham gia làm cùng ở cửa hàng. Anh nghĩ cách đấy học được nhiều kinh nghiệm thực tế. VD khi em bán hoa em sẽ phải biết tìm nguồn hoa ở đâu, giá mua hoa thế nào thì vừa, hoa thế nào thì khách sẽ mua, giá bán làm sao để vừa có khách mua mà vừa hòa được vốn :D Câu gì của Tuấn kazzan anh cũng chỉ hiểu lơ mơ thôi :)) nhưng có câu này cho bussiness chắc em thích: Buy low - sell high - pay late - collect early =)) Hồi trước cấp 3 cũng thích thử buôn bán 1 cái gì đấy lắm, nhưng mà chưa làm được, mải chơi quá :( À quên, có mua bán :)) nhưng mà là hàng hóa đặc biệt :p Khi nào có thời gian sẽ giới thiệu thêm về loại hàng hóa đặc biệt đấy, có thể lại còn đang là mốt bây giờ :p
 

tuankazzan

Member
Ơ hờ mod có tinh thần trách nhiệm cao quá tự del bài trùng của mình ^_^
Thế anh đã đọc "Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới" chưa?Quyển đó hay lắm nhưng mà tuổi em đọc thì chưa phù hợp!
 

Tra cứu điểm thi

Phần mềm mới

Quảng cáo

11223344550983550000
Top