Rotundin là một chất được chiết xuất từ củ bình vôi có tên khoa học là Stephania Rotundin Menisperma. Đây là một loại thảo dược mọc hoang ở vùng núi phía Bắc. Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành để xác định tác dụng và khả năng dung nạp của rotundin so với thuốc giảm đau có nguồn gốc từ hóa học. Cho tới nay, nguyên liệu rotundin vẫn cho thấy tác dụng dược tính dù ở liều thấp vẫn có khả năng giảm đau tương đương với một liều morphin.
Sản xuất nguyên liệu rotundin tại Việt Nam như thế nào?
Ở Việt Nam, củ bình vôi đang được thu hái chủ yếu từ nguồn mọc hoang dại, nguồn nguyên liệu này khá khó tìm. Bình vôi chỉ phát triển chủ yếu vào tháng 8-10, thu hoạch cây trồng sau 2-3 năm, thời gian càng lâu năng suất càng cao. Trồng bằng hạt có năng suất cao hơn trồng từ mầm củ. Năng suất trung bình 1 tấn củ khô/ 1 ha (Đỗ Tất Lợi,1991). Như vậy là để có được Bình vôi cho năng suất cao ta phải mất khá nhiều thời gian, và hơn thế nữa, không phải lúc nào cũng có thể tìm được nguồn nguyên liệu này.
Ở Việt Nam, họ Tiết dê có 18 chi, trong đó chi Stephania Lour gồm 20 loài. Tổng số loài có tên gọi bình vôi và được sử dụng làm thuốc là 12 loài. Các loài có những đặc điểm chung và mỗi loài có đặc điểm riêng. Do tính đa dạng về loài, rộng khắp về phân bố, phong phú về hình thái…nên số lượng alcaloid và hàm lượng của chúng rất khác nhau. Đây chính là khó khăn cho việc tiêu chuẩn hóa nguyên liệu và khai thác sử dụng chúng cho quá trình chiết xuất một số hoạt chất có tác dụng sinh học. Sơ bộ xác định được một số loài có thể làm nguyên liệu chiết xuất rotundin (L.tetrahydropalmatin): St.brachyandra Diels; St.sinica Diels; St.glabra (Roxb) Miers; St.kwang siensis H.S.lo; St. kwinanensis H.S.Lo.et M.yang; St.tetranda; St.Moore
Trên cơ sở phân tích, lựa chọn được loại nguyên liệu có hàm lượng Rotundin cao, có sản lượng lớn để đưa vào nghiên cứu sản xuất nhằm mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng mong muốn, đảm bảo an toàn sức khỏe, giảm chi phí trong quá trình sản xuất. Nếu không chuẩn hóa được nguồn nguyên liệu thì qui trình sản xuất khó ổn định, chất lượng sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu hoặc mức độ tổn thất trong các quá trình sản xuất sẽ gia tăng. Chính vì thế, nghiên cứu tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào là mắt xích quan trọng đầu tiên trong qui trình công nghệ sản xuất của nhà cung cấp nguyên liệu dược Rotundin.
Một số nghiên cứu đã chứng minh các điều kiện công nghệ vô cùng quan trọng trong quá trình tinh chế Rotundin. Ví dụ như: Tinh chế Rotundin từ 27-32% lên 98% bằng phương pháp dung môi hữu cơ. Cần kiểm soát các điều kiện pH, nhiệt độ, các tạp chất, dung môi thích hợp để hàm lượng Rotundin đạt yêu cầu dược điển 98% (Theo Viện NC&PT CN sinh học – ĐH Cần Thơ). Nhiệt độ chỉ lên gia nhiệt nhẹ, nếu nhiệt độ cao hoạt chất sẽ bị thủy phân, làm giảm hiệu suât tinh chế. Điều này dẫn đến phải nghiên cứu xác định các điều kiện tối ưu cho hiệu quả sản xuất tốt nhất, mang lại hiệu suât tinh chế cao.
Trong công nghệ sản xuât và tinh chế Rotundin, mấu chốt nhất là xác định được các điều kiện công nghệ của quá trình tinh chế như nhiệt độ, pH, tốc độ khuấy, tỉ lệ dung môi hòa tan… vì tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất bao gồm hiệu suất cũng như chất lượng của dịch chiết. Chưa có các số liệu cụ thể chứng minh là ở điều kiện nào thì thu được hàm lượng Rotundin cao nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Do vậy, trong đề tài này, phần nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình sản xuất cần phải được nghiên cứu đầy đủ.
Hiện nay, các chế phẩm từ tinh chất Rotundin thường được bổ sung vào thực phẩm để tạo ra các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị an thần, mất ngủ dưới các dạng viên nang, siro, ống tiêm. Để làm được điều này cần phải xây dựng các công thức sao cho hàm lượng Rotundin trong sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cần thiết của con người. Mặt khác, sản phẩm phải được xác định tính an toàn trong các thử nghiệm độc tính cấp trên chuột hoặc trên thỏ. Tính chức năng của sản phẩm sẽ được chứng minh qua các thử nghiệm xác định khả năng bất hoạt của chuột sau thời gian sử dụng sản phẩm Rotundin của nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm chức năng .
Sản xuất nguyên liệu rotundin tại Việt Nam như thế nào?
Ở Việt Nam, củ bình vôi đang được thu hái chủ yếu từ nguồn mọc hoang dại, nguồn nguyên liệu này khá khó tìm. Bình vôi chỉ phát triển chủ yếu vào tháng 8-10, thu hoạch cây trồng sau 2-3 năm, thời gian càng lâu năng suất càng cao. Trồng bằng hạt có năng suất cao hơn trồng từ mầm củ. Năng suất trung bình 1 tấn củ khô/ 1 ha (Đỗ Tất Lợi,1991). Như vậy là để có được Bình vôi cho năng suất cao ta phải mất khá nhiều thời gian, và hơn thế nữa, không phải lúc nào cũng có thể tìm được nguồn nguyên liệu này.
Ở Việt Nam, họ Tiết dê có 18 chi, trong đó chi Stephania Lour gồm 20 loài. Tổng số loài có tên gọi bình vôi và được sử dụng làm thuốc là 12 loài. Các loài có những đặc điểm chung và mỗi loài có đặc điểm riêng. Do tính đa dạng về loài, rộng khắp về phân bố, phong phú về hình thái…nên số lượng alcaloid và hàm lượng của chúng rất khác nhau. Đây chính là khó khăn cho việc tiêu chuẩn hóa nguyên liệu và khai thác sử dụng chúng cho quá trình chiết xuất một số hoạt chất có tác dụng sinh học. Sơ bộ xác định được một số loài có thể làm nguyên liệu chiết xuất rotundin (L.tetrahydropalmatin): St.brachyandra Diels; St.sinica Diels; St.glabra (Roxb) Miers; St.kwang siensis H.S.lo; St. kwinanensis H.S.Lo.et M.yang; St.tetranda; St.Moore
Trên cơ sở phân tích, lựa chọn được loại nguyên liệu có hàm lượng Rotundin cao, có sản lượng lớn để đưa vào nghiên cứu sản xuất nhằm mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng mong muốn, đảm bảo an toàn sức khỏe, giảm chi phí trong quá trình sản xuất. Nếu không chuẩn hóa được nguồn nguyên liệu thì qui trình sản xuất khó ổn định, chất lượng sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu hoặc mức độ tổn thất trong các quá trình sản xuất sẽ gia tăng. Chính vì thế, nghiên cứu tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào là mắt xích quan trọng đầu tiên trong qui trình công nghệ sản xuất của nhà cung cấp nguyên liệu dược Rotundin.
Một số nghiên cứu đã chứng minh các điều kiện công nghệ vô cùng quan trọng trong quá trình tinh chế Rotundin. Ví dụ như: Tinh chế Rotundin từ 27-32% lên 98% bằng phương pháp dung môi hữu cơ. Cần kiểm soát các điều kiện pH, nhiệt độ, các tạp chất, dung môi thích hợp để hàm lượng Rotundin đạt yêu cầu dược điển 98% (Theo Viện NC&PT CN sinh học – ĐH Cần Thơ). Nhiệt độ chỉ lên gia nhiệt nhẹ, nếu nhiệt độ cao hoạt chất sẽ bị thủy phân, làm giảm hiệu suât tinh chế. Điều này dẫn đến phải nghiên cứu xác định các điều kiện tối ưu cho hiệu quả sản xuất tốt nhất, mang lại hiệu suât tinh chế cao.
Trong công nghệ sản xuât và tinh chế Rotundin, mấu chốt nhất là xác định được các điều kiện công nghệ của quá trình tinh chế như nhiệt độ, pH, tốc độ khuấy, tỉ lệ dung môi hòa tan… vì tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất bao gồm hiệu suất cũng như chất lượng của dịch chiết. Chưa có các số liệu cụ thể chứng minh là ở điều kiện nào thì thu được hàm lượng Rotundin cao nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Do vậy, trong đề tài này, phần nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho quá trình sản xuất cần phải được nghiên cứu đầy đủ.
Hiện nay, các chế phẩm từ tinh chất Rotundin thường được bổ sung vào thực phẩm để tạo ra các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị an thần, mất ngủ dưới các dạng viên nang, siro, ống tiêm. Để làm được điều này cần phải xây dựng các công thức sao cho hàm lượng Rotundin trong sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cần thiết của con người. Mặt khác, sản phẩm phải được xác định tính an toàn trong các thử nghiệm độc tính cấp trên chuột hoặc trên thỏ. Tính chức năng của sản phẩm sẽ được chứng minh qua các thử nghiệm xác định khả năng bất hoạt của chuột sau thời gian sử dụng sản phẩm Rotundin của nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm chức năng .
Last edited: